Điểm Tin Thứ Sáu 19/06/2020
Hình chụp hôm 21/4/2017: hình vệ tinh một đảo ở quần đảo Trường Sa |
Anh Tuấn Phạm
- ASEAN cần đoàn kết ủng hộ Phán quyết Biển Đông (RFA) - Trịnh Lộc Nguyễn - Ngày 12/12/2019, Malaysia đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Sau khi Malaysia gửi đệ trình lên CLCS, gần như tất cả các bên liên quan tới tranh chấp này đều gửi công hàm để nhấn mạnh quan điểm của mình đối với đệ trình của Malaysia. Các nước đã gửi công hàm liên quan tới đệ trình của Malaysia là Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Indonesia. Ngoài Trung Quốc, các nước còn lại có những lập trường tương tự khi viện dẫn phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp tuân thủ theo luật pháp quốc tế
- Tàu tác chiến Mỹ vừa tuần tra ở Biển Đông (RFA) - Tàu tác chiến cận bờ của hải quân Mỹ USS Gabrielle Giffords thực hiện hoạt động tuần tra ở Biển Đông vào ngày 16 tháng 6 năm 2020. Hải quân Mỹ cho hay, tàu USS Gabrielle Giffords đang thực hiện đợt triển khai luân phiên, hoạt động trong khu vực Hạm đội 7 phụ trách nhằm nâng cao khả năng tích hợp với các đối tác và sẵn sàng ứng phó. Tàu USS Gabrielle Giffords đã tới khu vực Nam Biển Đông hôm 12 tháng 5 để hỗ trợ đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tư lệnh Hạm đội 7, Phó Đô đốc Bill Merz, tái khẳng định rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ cho máy bay và tàu thuyền hoạt động trên Biển Đông ở bất kỳ nơi nào và thời điểm nào theo luật pháp quốc tế.
- Cao Đài chân truyền đối đầu với nhóm Cao Đài quốc doanh ở Thánh thất Hiếu Xương (RFA) - Sáng ngày 18-6-2020, một nhóm khoảng 60 người thuộc đạo Cao Đài do nhà nước dựng lên cùng với công an thường phục đến Thánh thất Hiếu Xương (hay còn gọi là Thánh thất Phú Lâm) ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên nhằm giành quyền cai quản nơi này nhưng vấp phải sự phản đối của nhóm Cao Đài chân truyền. Chánh trị sự Nguyễn Hà, một chức sắc Cao Đài chân truyền đến Thánh thất Hiếu Xương để cùng với các đồng đạo bảo vệ nơi thờ phượng vào chiều cùng ngày cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết như sau:"Vào sáng sớm ngày hôm nay phía Cao Đài quốc doanh do nhà nước hỗ trợ đến đây với mục đích mang Huấn lịnh bổ nhiệm của một vị chức sắc Cao Đài quốc doanh về đây để cai quản Thánh thất Hiếu Xương, do đó đồng đạo của Thánh thất Hiếu Xương, thuộc tỉnh Phú Yên cho anh em hay
- VNTB – Hiến pháp về đàn áp báo chí (VNTB) - TS Phạm Đình Bá (VNTB) – Tranh luận về đàn áp báo chí nên nhấn mạnh vào đóng góp của các nhà báo dấn thân để bảo vệ nhân quyền và đòi hỏi những người lạm quyền phải chịu trách nhiệm về các vi phạm quyền lợi của dân. Gần đây, nhà nước đã bắt giam các nhà báo của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam như ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành, và Lê Nguyễn Minh Tuấn với cáo buộc là các nhà báo này có phần nào “… tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (1). Trong thông cáo báo chí về việc này, Hội Nhà Báo Độc Lập nhấn mạnh rằng điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi là “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Bài này tóm lược các bài nghiên cứu gần đây về đàn áp báo chí ở nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu cái nghịch lý trong hành vi trái hiến pháp của nhà nước Việt Nam.
- Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Chu (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Trang Boxit VN ngày 17/6 đăng bài của ông Chu: Ai đang làm suy yếu Đảng. Ông nhận xét rằng Đảng rất sợ mất lòng tin của dân, đang nỗ lực mở rộng dân chủ trong Đảng như là phương thuốc lấy lại lòng tin đó, một trong những phương thuốc ấy là để cho đại hội cấp huyện, quận trực tiếp bầu Bí thư. Thế mà ở Quảng Trị đã xảy ra vụ Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng có những can thiệp thô bạo trong bầu cử. Ông Chu nhận xét: “Ai đang làm suy yếu Đảng? Gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý bị kỷ luật đã làm suy yếu Đảng. Ông Nguyễn Văn Hùng đang làm suy yếu Đảng”.
- Thử bàn về đường lối phát triển kinh tế (BoxitVN) - Trần Thanh Cảnh - Trước hết phải nói rõ: Tôi đã từng là đảng viên cộng sản, kết nạp từ hồi bộ đội trên biên giới phía Bắc kia. Nhưng đã lâu rồi, tôi không đi sinh hoạt, cũng chẳng đóng đảng phí, nên hiện giờ chắc chắn tôi không còn trong danh sách đảng viên. Thế nhưng tôi vẫn quan tâm đến đường lối chính trị của đảng, bởi nó thực sự ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước. Nhân hôm nọ đọc bài tham luận đại hội của một bạn văn, hiện vẫn đang là đảng viên. Nhân hôm nay lại có người đưa cho tập văn kiện, đánh dấu một chỗ cẩn thận và phàn nàn: "Đến giờ phút này họ vẫn u mê lú lẫn thế này thì dân tộc này, đất nước này còn khốn nạn! Bao nhiêu bài học từ quá khứ và ngay hiện tại sờ sờ mà họ vẫn dám ghi vào văn kiện trình đại hội… KINH TẾ NHÀ NƯỚC GIỮ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO… thì hết nói được điều gì thêm nữa!".
- Bộ Nội vụ lên tiếng vụ Phó chủ tịch Thái Bình được bổ nhiệm bất thường (RFA) - Trao đổi với báo chí hôm 18 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết sẽ kiểm tra vụ ‘thăng tiến thần tốc’ của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận. Theo phản ánh của người dân được báo chí trong nước loan tải, ông Nguyễn Khắc Thận được điều chuyển, bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng khi chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định trong quá trình công tác. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, ông Nguyễn Khắc Thận được điều chuyển, bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Viện phó VKSND huyện; Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường Huyện Quỳnh Phụ; Phó chủ tịch rồi Chủ tịch UBND Huyện Quỳnh Phụ, Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ; Giám đốc Sở Nội vụ và đến nay là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình
- Phải đào tạo lại các quan toà (BoxitVN) - Tô Văn Trường - Cử tri cả nước vẫn còn nhớ phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình hứa sẽ cùng tập thể lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao: “Chăm lo xây dựng đội ngũ thẩm phán giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, để nhân danh Nhà nước đưa ra những phán quyết thượng tôn pháp luật, nghiêm minh và công bằng”. Ông Nguyễn Hòa Bình cũng đề nghị: “Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội ủng hộ và tăng cường giám sát hoạt động của Tòa án các cấp”. Có thể coi lời hứa của ông Nguyễn Hòa Bình trước Quốc hội cũng là lời hứa trước nhân dân cả nước bởi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân.
- Quốc hội thảo luận về Luật bảo vệ công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động (sửa đổi) (RFA) - Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cần được điều chỉnh một cách toàn diện hơn, theo đúng quan điểm nêu trong Tờ trình của Chính phủ là “đảm bảo danh dự, nhân phẩm và các quyền tự do cơ bản của người lao động Việt Nam”.
- Quốc hội thảo luận biện pháp xử lý vi phạm hành chính (RFA) - Nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối gay gắt quy định "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ" tại điều 86 theo dự thảo Luật, được coi là biện pháp cưỡng chế để xử lý.
- Điều tra SADECO: công an khởi tố 3 bị can và làm việc với ông Tất Thành Cang (RFA) - Công An thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi tố 3 bị can và làm việc với ông Tất Thành Cang do 4 người này có liên quan đến sai phạm đã để doanh nghiệp tư nhân thôn tính SADECO, một doanh nghiệp tiềm năng của Nhà nước. Báo trong nước dẫn thông tin mới nhất từ cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM và loan tin ngày 17/6. Tin cho biết, 3 người bị khởi tố bị can gồm: Trần Công Thiện - nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận; Huỳnh Phước Long – nguyên thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), nguyên Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM và Đỗ Công Hiệp - nguyên Kế toán trưởng SADECO. 3 người vừa nêu bị khởi tố để điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” do có liên quan đến sai phạm của công ty Tân Thuận để doanh nghiệp tư nhân thôn tính SADECO
- VN: Khởi tố 3 cán bộ, làm việc với ông Tất Thành Cang trong vụ án kinh tế lớn (BBC) - Công an TP HCM khởi tố 3 người và làm việc với ông Tất Thành Cang liên quan đến các sai phạm kinh tế trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Việt Nam: Án oan đã giết chết công dân Lương Hữu Phước (Kỳ 2) (BoxitVN) - Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ - Ông Lương Hữu Phước vô tội. Bản án của HĐXXPT do thẩm phán Lê Hồng Hạnh làm chủ tọa ghi: “Bị cáo (Lương Hữu Phước) thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả, bị cáo đã không tuân thủ quy tắc giao thông, khi điều khiển xe mô tô chuyển hướng xe để sang đường không nhường đường cho xe đi ngược chiều…Vì vậy, kháng cáo kêu oan của bị cáo không được Hội đồng xét xử chấp nhận”. Thật nghịch lý: xác định ông Phước phạm tội trước rồi mới chứng minh
- Vợ Ba Lan buộc xa chồng VN: 'Tôi xem mình là người Việt, xin cho tôi về nhà' (BBC) - Kết hôn với người Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Việt Nam gần 10 năm, Sandra Kosmala, người mẹ trẻ Ba Lan đang mang thai 7 tháng đang cầu cứu Đại sứ quán cho cô về đoàn tụ với chồng và sinh con tại Việt Nam.
- Đề xuất UBND xã được ký thỏa thuận quốc tế là mạo hiểm, vượt qui định pháp luật! (RFA) - Tại phiên thảo luận về ‘Luật Thỏa thuận quốc tế’ của Quốc hội hôm 17/6, nhiều đại biểu lo ngại về đề xuất ‘Ủy ban Nhân dân xã, huyện được ký, thực hiện thỏa thuận quốc tế’. Theo các Đại biểu Quốc hội, năng lực và sự am hiểu trong việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế của Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã, huyện, còn rất hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm. ‘Luật Thỏa thuận quốc tế’ thay thế cho ‘Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế’ có từ năm 2007, được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình Quốc hội từ hôm 22 tháng 5 năm 2020. Theo ông Phạm Bình Minh, việc chủ thể được ký thỏa thuận quốc tế được mở rộng tới cấp xã… là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng mở rộng.
- Các trạm thu phí BOT bắt buộc đến cuối năm nay phải thực hiện thu phí tự động (RFA) - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 18/6 vừa ban hành quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ETC và yêu cầu các trạm BOT đang hoạt động chuyển sang hình thức thu phí tự động không dừng
- ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,1% trong năm nay (RFA) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,1% trong năm nay trong khi các nước khác trong khu vực đều bị mức tăng trưởng âm
- Thủ tướng VN lại nhắc báo chí phải lan tỏa yếu tố tích cực! (RFA) - Phát biểu tại buổi Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 16/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng truyền thông trong nước cần phải góp phần lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch bệnh COVID-19
- 37 cọc gỗ có liên quan trận Bạch Đằng thế kỷ 13? (RFA) - Hôm 18 tháng 6 năm 2020, Viện Khảo cổ học công bố kết quả 37 cọc gỗ tại khu Đầm Dương, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên, Hải Phòng, có khả năng cao là bãi cọc chống quân Nguyên, năm 1288. Báo trong nước đưa tin cùng ngày. Hôm 9 tháng 2 năm 2020, gia đình ông Đào Văn Đến ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng phát hiện 13 cọc gỗ lớn dưới đáy ao và ngày 13 tháng 2, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, các chuyên gia đã tổ chức khảo sát khu vực bãi cọc tại ao nhà ông Đến.
- 150 chuyên gia Trung Quốc đã đến Quảng Ngãi bằng tàu lửa (RFA) - Khoảng 150 chuyên gia Trung Quốc đã đến khu Công nghiệp Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi trên chuyến tàu lửa đầu tiên khởi hành từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến ga Quảng Ngãi. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 18 tháng 6. Theo nguồn tin của tờ Tiền Phong điện tử, bà Phùng Thị Lý Hà, Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay đây là chuyến tàu đầu tiên đưa lao động nước ngoài đến Quảng Ngãi vào chiều 12/6 theo đơn đặt hang của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
- Covid-19: WHO ngừng cho thử nghiệm lâm sàng chất chloroquine (RFI) - Trọng Nghĩa | Thanh Hà - Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) vào hôm qua, 17/06/2020 đã thông báo ngừng việc dùng thuốc chống sốt rét chloroquine và hợp chất phái sinh hydroxychloroquine trong các chương trình thử nghiệm liệu pháp điều trị bệnh Covid-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Quyết định được đưa ra sau khi có thêm kết quả thử nghiệm khác cho thấy là thuốc hydroxychloroquine không mang lại hiệu quả điều trị. Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu trong một cuộc họp báo, chuyên gia Ana Maria Henao-Restrepo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết là bộ phận nghiên cứu thuốc hydroxychloroquine trong chương trình thử nghiệm mang tên Solidarity đã ngừng việc thử nghiệm chất thuốc này.
- Cựu cố vấn Bolton: Ông Trump nhờ Tập Cận Bình giúp để tái đắc cử (BBC) - Chi tiết từ cuốn sách mới của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống có nhiều cáo buộc tai hại.
- Đức tố cáo Nga ra lệnh ám sát ngay tại Berlin (BBC) - Đức cáo buộc Nga ra lệnh giết một người đàn ông trong công viên Berlin tháng Tám năm 2019.
- Thung lũng Galwan: Ấn Độ bác bỏ tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc (BBC) - Ấn Độ bác bỏ tuyên bố về đất của Trung Quốc tại thung lũng sông Galwan, nơi xảy ra cuộc ẩu đả chết người đầu tiên giữa hai nước trong ít nhất 45 năm.
- Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ? (RFI) - Thụy My - Lần đầu tiên từ 45 năm qua đã nổ ra cuộc xung đột đẫm máu khiến 20 lính Ấn thiệt mạng tại vùng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đó là sự kiện được các báo Pháp quan tâm nhất hôm nay 198/06/2020. Một trong những bức ảnh ấn tượng trên Le Monde là hình Tập Cận Bình bị người biểu tình Ấn phẫn nộ đốt cháy.
- Đụng độ biên giới khiến Ấn Độ càng ngả theo các đối thủ của Trung Quốc (RFI) - Thanh Phương - Sau vụ đụng độ khiến hàng chục binh lính thiệt mạng ở khu vực biên giới Ấn-Trung trên dãy Himalaya, Trung Quốc và Ấn Độ hôm qua, 17/06/2020, đã dùng lá bài ngoại giao để cố làm dịu căng thẳng tại khu vực này. Nhưng vụ đụng độ đẩm máu nhất giữa hai nước láng giềng khổng lồ kể từ 45 năm qua sẽ càng đẩy Ấn Độ xích gần lại các đối thủ của Trung Quốc, như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong cuộc điện đàm hôm qua, ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ đã thỏa thuận với nhau là sẽ « làm dịu căng thẳng và duy trì hòa bình tại các vùng biên giới », theo thông cáo của phía Bắc Kinh. Về phần mình, chính phủ Ấn Độ cũng xác nhận là lãnh đạo ngoại giao hai nước đã đồng ý « sẽ không có hành động nào có thể khiến tình hình leo thang » ở vùng Ladakh, nơi xảy ra vụ đụng độ vào đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba vừa qua.
- Quan hệ Mỹ - Trung vẫn căng thẳng sau cuộc gặp giữa lãnh đạo ngoại giao hai nước (RFI) - Thanh Phương - Hôm qua, 17/06/2020, tại Hawai, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gặp ông Dương Khiết Trì, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cuộc họp này đã không đủ để làm dịu căng thẳng cao độ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Theo hãng tin AFP, cuộc hội đàm giữa ông Mike Pompeo và ông Dương Khiết Trì thật ra đã bắt đầu từ tối thứ Ba và đã tiếp diễn hôm qua trong gần 7 tiếng đồng hồ, một dấu hiệu cho thấy hai bên không giải tỏa được các bất đồng. Điều này cũng được thể hiện qua các thông cáo ngắn ngọn được công bố sau cuộc họp. Theo tờ Nhân Dân Nhật Báo, “hai bên đã khẳng định các lập trường của mình và đã quyết định sẽ tiếp tục giữ liên lạc”. Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc xem đây là một cuộc “đối thoại mang tính xây dựng”. Về phần mình, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết ngoại trưởng Pompeo đã nhấn mạnh đến “sự cần thiết của các trao đổi giữa hai quốc gia trong mối quan hệ thương mại, an ninh và ngoại giao”. Ông Pompeo cũng yêu cầu Bắc Kinh phải hoàn toàn minh bạch trong việc phòng chống dịch Covid-19.
- LHCÂ và ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung về Hồng Kông, Bắc Kinh phản đối (RFI) - Trọng Nghĩa - Ngoại trưởng các nước trong nhóm G7 cùng với đại diện cấp cao Liên Hiệp Châu Âu đặc trách đối ngoại vào hôm qua 17/06 đã công bố một bản tuyên bố chung, kêu gọi Trung Quốc xem xét lại luật an ninh quốc gia sẽ áp đặt trên Hồng Kông. Tập hợp 7 cường quốc phát triển bao gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản, nhóm G7 và Liên Hiệp Châu Âu đồng thời bày tỏ mối “quan ngại sâu sắc” về nguy cơ luật về an ninh Hồng Kông sẽ đe dọa các quyền và sự tự do của đặc khu Hồng Kông được nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ” bảo đảm. Trung Quốc đã lập tức phản đối bản tuyên bố chung của ngoại trưởng G7 và Liên Hiệp Châu Âu.
- Covid-19: Chợ Bắc Kinh, mô hình tiêu biểu của khả năng tái phát dịch (RFI) -Anh Vũ - Sau hơn 50 ngày trở hoạt động bình thường, cuộc sống ở thủ đô Bắc Kinh bỗng nhiên lại bị đảo lộn một cách đáng lo ngại vì xuất hiện ổ lây nhiễm virus corona, cũng lại từ một khu chợ đầu mối thực phẩm lớn, như trường hợp chợ hải sản Vũ Hán từng làm bùng lên thảm họa Covid-19 cho Trung Quốc rồi lan ra khắp thế giới. Trong khi ở nhiều nước khác, tiến trình gỡ bỏ phong tỏa đang được thận trọng tiến hành từng bước, trường hợp ổ dịch tái xuất hiện ở chợ Tân Phát Địa chứng minh nguy cơ về làn sóng dịch thứ 2 là có thực và có thể xảy ra ở bất cứ đâu.
- Nga sử dụng "đường hầm" an toàn chống Covid-19 để bảo vệ TT Putin (RFI) - Mai Vân - Tổng thống Nga Vladimir Putin như đã muốn bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ông trước virus corona. Theo truyền thông Nga ngày 16/06/2020, tại điện Kremlin cũng như ở tư dinh, nơi ông cư ngụ phần lớn thời gian, ông Putin đã cho thiết lập một "đường hầm", hay một hành lang, mà tất cả những ai người muốn gặp ông đều phải đi qua, và phải được phun thuốc khử khuẩn
- Virus corona làm thay đổi văn hoá tiêu tiền của người Đức ra sao (BBC) - Cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp Đức lâu nay luôn đề cao "Tiền mặt là vua", nhưng song Covid-19 hiện đang nhanh chóng làm thay đổi quan niệm này.
- Nhà hàng chỉ phục vụ một thực khách thời Covid-19 (BBC) - Đại dịch thúc đẩy đôi vợ chồng Thụy Điển mở nhà hàng phục vụ duy nhất một người, để thực khách có thể hoàn toàn thả hồn vào thiên nhiên.