Matt Mahan

ads header

Breaking News

Điểm Tin Thứ Sáu 27/03/2020

Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ tại thủ đô Washington, trước cuộc biểu quyết về kế hoạch kích thích kinh tế giữa mùa dịch Covid-19 ngày 25/3/2020. REUTERS/Tom Brenner
Điểm Tin Thứ Sáu 27/03/2020
Anh Tuấn Phạm
  • Dự luật kích thích kinh tế 2 nghìn tỷ đô được chuyển sang Hạ viện (VOA) - Dự luật kích thích kinh tế trị giá hai nghìn tỷ USD đã được chuyển sang Hạ viện sau khi được phê chuẩn tại Thượng viện Mỹ
    • Mỹ: Tâm dịch New York có phần giảm, New Orleans tăng (VOA) - New York, nơi có nhiều ca nhiễm và tử vong vì virus corona nhất nước Mỹ, đang có vài chỉ dấu cho thấy mức độ lây lan đang chậm lại, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết, trong lúc cuộc khủng hoảng y tế đang tệ đi tại New Orleans và những nơi khác vì COVID-19.
    • Quân đội Mỹ ngừng di chuyển nhân sự vì corona (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ra lệnh ngưng di chuyển nhân sự và đình chỉ mọi chuyến đi ra nước ngoài của quân đội Mỹ tới 60 ngày nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona trong quân ngũ.
  • VNTB – Lẫm lúa ở miền Tây (VNTB) - Trần Dzạ Dzũng (VNTB) – Lẫm lúa là cái thiếu lâu nay ở nhà nông miền Tây Nam bộ. Nếu có những lẫm lúa cho tử tế, thì có lẽ sẽ không xảy ra chuyện lùm xùm về ‘xuất’ hay ‘tạm dừng xuất’ trong ngành gạo hiện nay trước đại dịch toàn cầu và vấn nạn hạn mặn. Lúa sau khi thu hoạch thì được phơi khô, giê sạch và bảo quản bằng nhiều vật dụng khác nhau như bồ lu, bồ nan, bùng binh, xe rương và cái lẫm hay còn gọi là lẫm lúa. Nhà nào có nhiều lúa để dự trữ thì phải dùng đến cái lẫm. Chữ lẫm (廩) là từ Hán Việt có nghĩa là kho đụn chứa lương thực. Cái lẫm chứa lúa thường chỉ có ở những nhà địa chủ lớn, một vụ thu vô 3-4 muôn lúa (3-4 ngàn giạ) trở lên mà các vật dụng như kể trên không thể chứa hết được.
  • VNTB – Hệ Thống Tồn Trữ Lúa Gạo (VNTB) - FB Ba Kiem Mai - Tôi có ông anh họ bên ngoại (sinh 1947) được học bổng Hoa Kỳ, đậu master toán thống kê và xác suất, về nước làm ở bộ Kinh tế. Anh kể, năm 1974, TS Nguyễn Văn Hảo – Phó Thủ tướng VNCH đặc trách phát triển kinh tế, kiêm Bộ trưởng Bộ Canh nông và Kỹ nghệ, gọi anh lên xem “Đồ án xây dựng Hệ thống kho tồn trữ lúa gạo” (rice preservation system) theo Chương trình tài trợ kế hoạch hậu chiến của Hoa Kỳ. Nhưng ngặt là Chương trình tài trợ đòi VN phải đưa ra được danh sách kỹ sư ngành tồn trữ lương thực (food storage engineer), TS Hảo sai anh rà soát có KS tồn trữ nào đang làm trái nghề ở các bộ, ngành không?
  • Dân quân Biển Trung Quốc hoạt động ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp (RFA) - Ngay cả khi khủng hoảng dịch bệnh do coronavirus gây nên đang hoành hành khắp Châu Á, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định sự hiện diện của họ ở Biển Đông bằng cách bố trí lực lượng dân quân biển quanh các đảo và rạn san hô thuộc Quần đảo Trường Sa. Thực tế này được Đài Á Châu Tự Do phân tích dựa trên dữ liệu theo dõi tàu biển và hình ảnh vệ tinh.
  • Mỹ ngưng phỏng vấn cấp visa tại VN (VOA) - Mỹ hôm 18/3 tuyên bố ngưng phỏng vấn cấp thị thực tại Việt Nam trước tình hình dịch Covid-19 đang căng thẳng. Những ai sẽ bị ảnh hưởng? LS Di trú Khanh Phạm trình bày.
  • Nhật ‘hỗ trợ khẩn’, giúp Việt Nam phòng chống virus Corona (VOA) - Nhật Bản mới trao tặng lô hàng với tổng trị giá khoảng 20 triệu yên (gần 180 nghìn đôla) để giúp thực hiện các xét nghiệm phát hiện nhanh chủng virus Corona mới (COVID-19) ở Việt Nam, vốn cũng đã nằm trong các nước nhận 37 triệu đôla của Mỹ.
  • Người Việt tại Ý ‘sợ’ nhưng ‘tự tin’ giữa tâm dịch Covid-19 (VOA) - Dù rất hoang mang vì đang sinh sống tại nơi có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới ngoài Trung Quốc, cùng với lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt, nhưng người Việt tại Ý vẫn tự tin vào nỗ lực tự cách ly của chính mình và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả của chính phủ.
  • Tung tin giả phong toả toàn TPHCM bị nhà chức trách xử phạt (VOA) - Giới chức trách TPHCM cho biết họ sẽ “xử lý nghiêm” 10 tài khoản trên mạng xã hội “tung tin giả” việc phong toả toàn thành phố trong 14 ngày và kêu gọi người dân theo dõi thông tin trên báo, đài chính thống về phòng chống Covid-19
  • Người Việt ở New York ‘cố gắng giữ bình tĩnh’ giữa đại dịch (VOA) - Người gốc Việt sống ở tiểu bang New York, Hoa Kỳ, ‘nghiêm túc tuân thủ’ chỉ thị của chính quyền là hạn chế di chuyển và tránh tiếp xúc để không làm lây lan bệnh dịch, đồng thời chia sẻ thông tin và động viên nhau giữ bình tĩnh để đi qua đại dịch, VOA được cho biết.
  • VOA 4 giờ 30 sáng (VOA) - Tin tức luôn cập nhật, thời sự quốc tế, và các chuyên mục đặc biệt về Việt Nam và thế giới. Các bài phỏng vấn, tường trình của các phóng viên VOA về các vấn đề liên quan đến Việt Nam và quốc tế.
  • Trung Quốc: Sau virus corona, tới virus hanta gây chết người (VOA) - Một người đàn ông ở Trung Quốc tử vong đầu tuần này khi đang đi xe buýt trở lại tỉnh Sơn Đông để làm việc. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông ta dương tính với virus hanta, khiến giới hữu trách phải tiến hành xét nghiệm thêm 32 người khác trên cùng chuyến xe với nạn nhân, tờ Global Times loan tin.
  • Chloroquine để trị Covid-19 : GS Raoult, thiên tài hay tiên tri giả ? (RFI) - Thụy My - Giáo sư Didier Raoult, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Marseille, người vừa từ chối dự những cuộc họp hội đồng khoa học của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã gợi lên nhiều hy vọng đồng thời với những chỉ trích, với phương pháp xét nghiệm hàng loạt và dùng thuốc trị sốt rét chloroquine để chữa trị cho những bệnh nhân vị nhiễm virus corona.
  • Chloroquine: “Thần dược” trị Covid-19? (RFI) - Minh Anh - Dịch virus corona chủng mới tiếp tục lan rộng trên khắp hành tinh cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng và làm hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh. Hơn 1/3 dân số thế giới phải « tự giam lỏng » trong nhà để kềm hãm đà lây lan dịch bệnh. Trong hành trình tìm kiếm một « thần dược » để trị virus corona mới này, một loại thuốc đang làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt : Sử dụng các loại thuốc có chứa Chloroquine.
  • Trung Quốc biến chiến tranh y tế thành chiến tranh ý thức hệ (RFI) - Trọng Nghĩa - Đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới tiếp tục ngự trị trên trang nhất các báo ra ngày 26/03/2020. Libération và Le Figaro tập trung trên tình hình Pháp, Les Echos quan tâm đến tai họa đang ập xuống nước Mỹ, còn Le Monde và La Croix mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Le Monde lo ngại trước khủng hoảng kinh tế, trong lúc La Croix ghi nhận sự trở lại của “chủ nghĩa can thiệp” Nhà Nước. Ảnh hưởng địa chính trị của dịch cũng được Les Echos nêu bật trong bài “Trung Quốc biến chiến tranh y tế thành chiến tranh ý thức hệ”
  • Khủng hoảng Covid-19 : Kinh tế thế giới sẽ hoang tàn đổ nát ? (RFI) - Thanh Phương - Dịch Covid-19 có nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử hiện đại, thậm chí còn nặng nề hơn cả thời kỳ Đại khủng hoảng (từ cuối thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940). Cú sốc sẽ mạnh như thế nào là tùy thuộc vào phương thuốc của chính phủ, ngân hàng trung ương các nước và các định chế tài chính quốc tế. Ngay trước cuộc họp khẩn cấp của nhóm G20 hôm qua 25/03, các kinh tế gia của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s dự báo là những nền kinh tế của nhóm này sẽ bị một cú sốc chưa từng có trong nửa đầu năm 2020 và có mức tăng trưởng âm trong năm 2020, trước khi phục hồi vào năm 2021.
  • VNTB – Mặt nạ ngoại giao: Trung Quốc cố gắng viết lại câu chuyện virus corona (VNTB) - Anh Khoa dịch - (VNTB) – Trung Quốc đang tự tạo hình ảnh người tốt để đánh lạc hướng những chỉ trích sai lầm ban đầu trong việc xử lý dịch virus corona khi tung ra hàng triệu mặt nạ, các khoản vay lãi suất thấp và đội ngũ chuyên gia y tế giúp đỡ các quốc gia khác. Bắc Kinh đã mang đủ thứ viện trợ chống dịch cho các quốc gia châu Âu đang khốn đốn trong cuộc tấn công ngoại giao. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc cũng đã quyên góp hàng trăm ngàn mặt nạ y tế và bộ dụng cụ xét nghiệm cho Philippines và Pakistan, gửi nhân viên y tế đến Iran và Iraq, và gia hạn khoản vay 500 triệu đô la để giúp Sri Lanka chống dịch bệnh.