Matt Mahan

ads header

Breaking News

Văn Bút Quốc Tế: Một Bản Cáo trạng mới về Tội Ác của CSVN


Quyết Nghị của Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế họp tại Lviv, ‘’thủ đô văn hóa’’nước Ukraine.
Một Bản Cáo trạng mới về Tội Ác của chế độ cộng sản Việt Nam
Được sự bảo trợ của nhiều tổ chức Nhân Quyền và Văn Hóa có uy tín, nhứt là Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, Đại hội Thế giới kỳ thứ 83 của Văn Bút Quốc Tế đã diễn ra tại thành phố Lviv, nước Ukraine, từ ngày 17 đến ngày 24 tháng Chín năm 2017. Mệnh danh ‘’thủ đô Văn hóa’’ của nước Ukraine hậu cộng sản Liên sô, thành phố Lviv đã được UNESCO vinh danh là ‘’thành phố Sáng tạo trong lãnh vực Văn chương của UNESCO. Trung tâm Văn Bút Ukraine đã chọn Chủ đề ‘’Bảo Vệ Sự Thật (Chính Danh) trong thời kỳ Tuyên Truyền (Dối Trá)’’. 75 Trung tâm Văn Bút Quốc Tế đã gởi đại biểu đến tham dự. Hơn 250 người vượt qua mọi sự kiềm tỏa chính trị, quên hết biên cương thành kiến, bất bao dung, để giáp mặt nhau, bắt tay và góp tiếng nói tại Đại hội. Các tác giả thuộc đủ bộ môn văn học và nhiều ngôn ngữ khác nhau, cùng đứng trước những chiếc Ghế Trống và những bức họa chân dung của những văn thi hữu vì nghịch cảnh không thể đến được. Đông đảo phái viên truyền thông báo chí, phát thanh và truyền hình Ukraine và thế giới. Còn có đại diện của các tổ chức quốc tế như UNESCO, OSCE, ICORN (tham dự các buổi họp của Đại hội), nhiều nhà văn tên tuổi và tân khách.
Chúng tôi đã đưa tin trước đây, cuối tháng Năm đầu tháng Sáu 2017, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt thay mặt Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đã tham dự Hội Nghị Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù tại thành phố Lillehammer, nước Na Uy. Các văn hữu quốc tế hằng quan tâm đến số phận giới cầm bút bị các chế độ độc tài, phi dân chủ, đứng hàng đầu là Cộng sản Hà Nội, tiếp tục ngược đãi, đàn áp tàn nhẫn. Ngay sau khi trở về Thụy Sĩ, thi hữu được yêu cầu chuẩn bị đi họp Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế. Trước kỳ hạn qui định, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đã hoàn tất bản dự thảo Quyết Nghị về cái gọi là ‘’Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam’’ (CHXHCNVN), viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Các văn hữu Chủ tịch của ba Trung Tâm Văn Bút Bỉ, Pháp và Québec đã gởi ngay điện thư xác nhận rằng ba Trung Tâm Văn Bút bạn chính thức tán trợ Quyết Nghị của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại. Thi hữu Việt Nam sẽ đích thân trình bày lý do vì sao phải có Quyết Nghị lúc Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù thảo luận về toàn bộ 20 Dự thảo Quyết Nghị trong phiên họp đầu của Đại hội. Cộng sản Hà Nội không còn che giấu được họ là một nhà nước độc tài độc đảng. Bạo quyền phi nghĩa đang duy trì một chế độ kiểm soát khắc nghiệt, tàn bạo lên tất cả các quyền tự do phát biểu quan điểm, quyền tự do hội họp, lập hội và quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Nhiều cuộc bắt giữ độc đoán, hành hung, tra tấn, án tù phi pháp, bất công, rập khuôn công lý thời bạo chúa sô viết Staline. Khủng bố, bao vây, cô lập, đày đọa những người yêu nước thương dân. Bị hành hung, tra tấn, biệt giam, các nạn nhân không nhận tội chỉ vì có can đảm đòi hỏi tôn trọng Dân Quyền, bảo vệ Dân Sinh và môi trường. Và họ cũng đã công khai chỉ trích quốc nạn tham nhũng kinh khiếp. Họ gọi đúng tên băng đảng xã hội chủ nghĩa đen, tập đoàn tư bản đỏ được bao che bởi bộ luật rừng, guồng máy công an và tòa án tay sai mạo danh, lăng nhục công lý. Họ tố cáo viên chức, cán bộ cộng sản lạm quyền cướp nhà chiếm đất dân. Họ còn báo động nguy cơ mất nước, hủy hoại ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Bản Quyết Nghị nêu lên một số trường hợp tù nhân ngôn luận và lương tâm tiêu biểu khiến cho Văn Bút Quốc Tế phải quan tâm và đòi trả tự do vô điều kiện. Như ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Nguyễn Văn Đài, bà Lê Thu Hà,ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Văn Túc và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Văn Bút Quốc Tế không quên những người cầm bút khác đang bị bức hại, gồm có nhiều tác giả nhựt ký điện tử, nhà thơ, nhà báo, luật sư và nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Trong một bảng danh sách tù nhân đính kèm, đang được cập nhựt, gồm có bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bà Trần Thị Nga, ông Ngô Hào, ông Hồ Đức Hòa, ông Đinh Nguyên Kha, ông Nguyễn Hữu Vinh, ông Nguyễn Đình Ngọc, ông Trần Anh Kim, ông Lê Thanh Tùng, v.v.
Ngày 21 tháng Chín 2017, Quyết Nghị về CHXHCNVN được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh chấp thuận trong một phiên họp khoáng đại. Bản văn nhận được tất cả các Phiếu Thuận. Không một Phiếu Trắng, không một Phiếu Chống. Qua bản Quyết Nghị về CHXHCNVN, Văn Bút Quốc Tế nghiêm khắc tố cáo và lên án những hành vi Tội Ác của Cộng Sản Việt Nam.  
Từ Lviv, ‘’thủ đô văn hóa’’ của Ukraine’’ và ‘’thành phố văn chương’’ của UNESCO, Quyết Nghị về CHXHCNVN phơi bày trước công luận thế giới bản chất phi văn hóa, bất lương, vô liêm và cực kỳ hung ác của chế độ Việt cộng. Thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt còn có dịp trao đổi tin tức với Văn Bút Quốc Tế và các văn hữu đại biểu muốn biết thêm về vụ Cộng sản Hà Nội dùng bạo lực bắt cóc ‘’cựu đồng chí cán bộ cao cấp bị thất sủng’’ Trịnh Xuân Thanh giữa Bá Linh. Thi hữu cũng kể  lại các biện pháp trừng phạt tức khắc của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức. Thi hữu Việt Nam nhắc rằng tại quê hương ông, bạo quyền cộng sản đã và đang có những hành vi khủng bố, giữa ban ngày. Chúng bắt cóc, đánh đập người dân vô tội, tại những nơi không xa các tòa đại sứ ngoại quốc. Nạn nhân hầu hết là những người hoạt động bảo vệ nhân quyền. Cộng sản Hà Nội là thủ phạm của những Tội Ác đối với dân tộc Việt Nam, đối với hai dân tộc láng diềng Lào và Cam Bốt, đối với nhân loại hiếu hòa và văn minh. Cho nên, Cộng sản Hà Nội không thể nào được bầu vào chức Tổng Giám Đốc UNESCO. Cần nói thêm rằng trong 13 năm qua, 116 thành phố ở 54 nước trên thế giới đã được UNESCO vinh danh là ‘’thành phố sáng tạo’’ về một trong bảy lãnh vực  ‘Thủ công và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn chương và âm nhạc’’. Chưa có một thành phố’’vĩ đại’’ hay ‘’anh hùng’’nào của chế độ ‘’đỉnh cao trí tuệ’’ Việt cộng Hà Nội được công nhận là hội viên của Mạng Lưới 116 Thành phố Sáng tạo của UNESCO.
Bản Quyết Nghị về CHXHCNVN là tài liệu chính đính kèm những bức thư sẽ gởi cho đại diện ngoại giao các nước thành viên Hội Đồng Hành Pháp UNESCO (gồm có 58 nhà nước) trước khi có cuộc đầu phiếu ngày 9 Tháng Mười 2017 tại Paris. Công cuộc vận động toàn cầu đó được thực hiện trước nhứt bởi chính những người Việt Nam chúng ta, ở trong nước và trên thế giới. Kế tiếp, cùng với các bạn văn, thân hữu, các tổ chức Nhân Quyền, truyền thông báo chí, các chính đảng và các đại biểu Quốc Hội (Âu châu, nhứt là Cộng Hòa Liên Bang Đức). Sau hết, các bộ trưởng Ngoại giao, đại sứ của các chính phủ dân chủ tiến bộ có thiện cảm với cuộc tranh đấu kiên trì của dân tộc Việt Nam để khôi phục Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho một đất nước bất hạnh bị đế quốc cộng sản độc tài tạm chiếm.
Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc tế kỳ này không có Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Thật đáng tiếc vì các văn hữu cũng đã vắng mặt trong kỳ Đại hội Văn Bút Quốc Tế tại Ourense, xứ Galice, nước Tây Ban Nha năm 2016, chưa kể hai Hội Nghị Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù tại thành phố Lillehammer, nước Na Uy năm 2017 và tại Amsterdam, nước Hòa Lan, năm 2015. Tuy nhiên, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt rất vui mừng khi gặp lại nhà báo đầy nhiệt tâm nhiệt tình Tôn Thất Hùng tại Đại hội Lviv, Ukraine, trong phái đoàn Trung tâm Văn Bút Gia Nã Đại (Canada). Hai lần gặp trước, tại Đại hội Văn Bút Quốc Tế Québec, Gia Nã Đại năm 2015 và tại Đại hội Ourense, Galice, Tây Ban Nha năm 2016.
Trong một bản tin kỳ tới, chúng tôi mong có thể đăng thêm tin tức đầy đủ hơn về Đại hội Văn Bút Quốc Tế ở thành phố Lviv nước Ukraine. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đang bận nhiều công tác, trong đó có việc tổ chức Ngày Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù trên thế giới vào tháng Mười Một này.
Dưới đây là toàn văn Quyết Nghị về CHXHCNVN. Bản văn này vốn là Dự thảo viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Bản tiếng Tây Ban Nha đang được Văn Bút Quốc Tế thực hiện. Bản tiếng Việt do văn hữu Hà Tản Viên (Hà Nội) phiên dịch sau khi Quyết Nghị được Hội Đồng Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế chính thức thông qua.
Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Trung tâm Độc lập Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu-Thái Bình Dương. Tài liệu, ấn phẩm và phát hành : Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ .
Genève ngày 26 tháng Mười năm 2017
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
---------------------------------------------------------------------------------------
Quyết Nghị về Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo và đề nghị
với sự tán trợ của các Trung Tâm Văn Bút Bỉ, Pháp và Québec
PEN INTERNATIONAL – VĂN BÚT QUỐC TẾ
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 83 tại thành phố Lviv, nước Ukraine, từ ngày 17 đến ngày 24 tháng Chín năm 2017 :
đồng thanh phê chuẩn Quyết Nghị về CHXHCNVN
Đại biểu các Trung Tâm Văn Bút đã biểu quyết chấp thuận Quyết Nghị gồm có sau đây*
Centre Afrique du Sud, Centre Egyptien, Centre Erytréen, Centre Ethiopien, Centre Gambien, Centre Guinéen, Centre Sierra Leone; Centre Afar, Centre Asie Centrale, Centre Bangladesh, Centre Chinois de Taipei, Centre Coréen, Centre Nord-Coréen en exil, Centre Delhi, Centre des Ecrivains Tibétains à l’étranger, Centre de Hongkong d’expression anglaise, Centre Indépendant Chinois, Centre Japonais, Centre Libanais, Centre de Melbourne, Centre Népalais, Centre Palestinien, Centre Sud de l’Inde, Centre de Sydney; Centre Allemand, Centre Anglais, Centre Allemand des Ecrivains à L’Etranger, Centre Autrichien, Centre Basque, Centre Belge d’expression flamande, Centre Belgique, Centre Biélorusse, Centre Catalan, Centre Croate, Centre Danois, Centre Ecossais, Centre des Ecrivains Iraniens en exil, Centre Espérantiste, Centre Estonien, Centre Finnois, Centre Français, Centre Galicien, Centre Hongrois, Centre Irlandais, Centre Islandais, Centre Kosovar, Centre Kurde, Centre de la Langue d’Oc, Centre Liechtenstein, Centre Lithuanien, Centre Macédonien, Centre Néerlandais, Centre Norvégien, Centre Polonais, Centre Portugais, Centre Roumain, Centre Russe, Centre Saint-Pétersbourg, Centre Serbe, Centre Slovaque, Centre Slovène, Centre Suédois, Centre Suisse Allemand, Centre Suisse Italien et Rheto-romanche, Centre Suisse Romand, Centre Tchèque, Centre de Trieste, Centre Turquie, Centre Ukrainien, Centre Wales Cymru; Centre Américain, Centre Canadien, Centre Cubain, Centre des Etats-Unis, Centre Hondurien, Centre Mexicain, Centre Québécois, Centre de San Miguel de Allende.
Ghi chú : Đính kèm Dự thảo Quyết Nghị, còn có một bản danh sách Tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam, dù chưa đầy đủ nhưng cũng đã cập nhựt hồ sơ của một số nạn nhân được phối kiểm chính xác và được Văn Bút Quốc Tế công nhận.
***************************************************************************
Quyết Nghị về Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
      do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại đề nghị
   với sự tán trợ của các Trung Tâm Văn Bút Bỉ, Pháp và Québec

Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế trong Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 83 tại thành phố Lviv, nước Ukraine, từ  ngày 17 tới ngày 24 tháng Chín năm 2017
Kể từ Đại Hội lần thứ 82 của Văn Bút Quốc Tế cho tới nay, giới cầm bút, nhà báo và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, những người hành xử ôn hòa các quyền tự do phát biểu quan điểm, hội họp và lập hội tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) vẫn tiếp tục bị tội phạm hóa dưới các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia trong Luật Hình sự (1), như các điều 79 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điều 87 (tội phá hoại chính sách đại đoàn kết), điều 88 (tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN), điều 245 (tội gây rối trật tự công cộng) và điều 258 (tội lạm dụng các quyền tự do và dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân). Hình phạt dành cho các tội trạng này nằm trong khoảng bảy năm tù giam cho tới án tử hình. Những sửa đổi mới đây trong Luật Hình sự khiến cho một người có thể bị tù từ một tới năm năm chỉ vì có ý định chỉ trích Nhà nước hoặc đang chuẩn bị tham gia một tổ chức chính trị độc lập bị chính quyền cấm đoán (2).

Những người cầm bút, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các luật sư thường xuyên bị hành hung bởi các nhân viên công lực hoặc các thủ phạm giấu mặt. Họ luôn phải sống trong hoàn cảnh đầy rủi ro : bắt giữ tùy tiện, tống giam lâu dài trước khi xét xử, khó gặp luật sư, xét xử bất công và án tù nặng nề. Khi bị cầm tù trong các trại lao động cưỡng bách, họ bị bọn giám thị, quản giáo và cai tù đối xử độc ác, phi nhân, hoặc tồi tệ, kể cả bị nhốt trong các buồng quá đông tù nhân, mất vệ sinh, thiếu dinh dưỡng và bị tống vào phòng biệt giam, còn gọi là cách ly. Tù nhân đau ốm không được chăm sóc y tế đầy đủ. Khi ra khỏi nhà tù, họ thường phải chịu thêm các án tù tại gia nhiều năm, bị sách nhiễu, quấy rối và có thể bị bắt giam trở lại bất cứ khi nào. Cựu tù nhân thường phải chịu sự hạn chế quyền tự do đi lại bằng các lệnh cấm đoán và tịch thu sổ thông hành hay hộ chiếu. Một số tù nhân đã bị buộc phải đi sống lưu vong. 

Với những bằng chứng đó, Văn Bút Quốc Tế cực lực lên án sự trấn áp không ngừng quyền tự do phát biểu quan điểm và tiếp tục giam nhốt những người cầm bút, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư khi họ hành xử ôn hòa các quyền tự do cơ bản như đã nêu trên. Những người kể tên dưới đây thuộc các trường hợp rất đáng quan tâm:
  1. Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966), nhà thơ, tác giả nhựt ký điện tử, nhà hoạt động trên Liên mạng và doanh nhân. Đồng tác giả của cuốn sách bị cấm Con Đường Việt Nam, ông Thức cũng đã xuất bản nhiều bài thơ và bài báo trên nhiều sổ nhựt ký điện tử khác nhau. Bị bắt vào tháng Năm 2009 và bị kết án 16 năm tù giam kèm 5 năm quản chế vào tháng Một 2010 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN » và « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». Tháng Ba 2016, ông Thức đã tuyệt thực 13 ngày để phản đối các hành xử trái phép của bọn giám thị, quản giáo và cai tù, trong đó bao hàm cả việc cắt xén tùy tiện các quyền của tù nhân. Tháng Năm 2016, ông bị chuyển trại tù tới nơi cách xa gia đình gần 1400 cs. Vào ngày 29 tháng Tám 2012, Nhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc về Sự Giam Cầm Tùy Tiện, Độc Đoán (WGAD) đã đưa ra kết luận ông Thức bị giam cầm tùy tiện, độc đoán (3). Có nguồn tin cho biết thị lực của ông Thức đang bị giảm sút do điều kiện lao lung tồi tệ (4).
  2. Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969), nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư nhân quyền, cựu thành viên của Đoàn Luật Sư Hà Nội, đồng sáng lập Ủy Ban Nhân Quyền và tổ chức Anh Em Dân Chủ (vào năm 2013). Ông Nguyễn Văn Đài đã trợ giúp pháp lý cho nhiều nhà hoạt động vì nhân quyền và các nhóm tôn giáo thiểu số. Vào ngày 16 tháng Mười Hai 2015, ông Nguyễn Văn Đài và cộng sự, cô Lê Thu Hà, đã bị bắt giữ với cáo buộc vào « tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ». Kể từ đó tới nay ông Đài vẫn đang bị giam trước khi xét xử. Ông không được phép gặp luật sư và mới chỉ được gặp người vợ ông hai lần (5). Theo Luật Tố tụng Hình sự của CHXHCNVN, các luật sư sẽ chỉ được phép gặp ông Đài khi cơ quan công an hoàn tất điều tra. Trước đây ông Đài đã phải chịu một án tù bốn năm (2007-2011) cũng vì một tội danh vừa kể. Sau khi ra tù, ông Đài thường xuyên bị quấy nhiễu, hành hung và nhiều lần bị đe dọa tính mạng của bản thân và gia đình. Ví dụ, vào ngày 11 tháng Mười Hai 2015, Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã phải lên án vụ tấn công nhằm vào ông Đài của những kẻ bịt mặt được cho là nhân viên an ninh mặc thường phục chỉ 5 ngày trước khi ông bị bắt(6). Ngày 25 tháng Tư 2017, một văn bản được WGAD chuẩn thuận đã kết luận ông Đài bị giam cầm tùy tiện, độc đoán (7).Sức khỏe của ông đang khiến dư luận lo lắng. Vào tháng Tám 2017, luật sư của ông Nguyễn Văn Đài thông báo ông đang bị cáo buộc thêm vào tội danh thuộc điều 79 Luật Hình sự. Trong khoảng thời gian tháng Bảy và tháng Chín 2017, đã có thêm năm thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và là các cựu tù nhân lương tâm bị bắt giữ, đó là các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Văn Túc. Tất cả đều bị cáo buộc vào điều 79 Luật Hình sự.
  3. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979), bút danh Mẹ Nấm, tác giả nhựt ký điện tử rất nhiệt tâm, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Mạng Lưới Tác giả Nhựt ký điện tử Việt Nam. Bà Quỳnh bị bắt vào ngày 10 tháng Mười 2016, sau đó bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc vào « tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN » vào ngày 29 tháng Sáu 2017. Bản cáo trạng áp đặt cho bà Quỳnh viện dẫn hàng trăm bài viết phổ biến trên Facebook và một tài liệu mà công an bảo là đã tịch thu tại nhà bà, có tựa đề « Stop police killing civilians » (Phải Chấm Dứt Cảnh Sát Giết Dân) với danh sách 31 nạn nhân đã chết trong đồn công an CS Việt Nam. Mẹ Nấm liên tục bị giới chức CS Việt Nam sách nhiễu vì những hoạt động xã hội của bà từ năm 2009; những hành vi sách nhiễu này bao gồm cả việc bị tạm giam, cấm đi lại, hành hung và đe dọa tính mạng bản thân và gia đình (8). Các lá đơn của gia đình và luật sư yêu cầu được vào thăm bà đều bị từ chối. Sức khỏe của bà đang có nhiều vấn đề cần quan tâm. Ngày 14 tháng Mười 2016, Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã ra lời kêu gọi (9) trả tự do cho bà, và WGAD trong một văn bản công bố ngày 25 tháng Tư 2017 đã kết luận bà là người bị giam cầm tùy tiện, độc đoán(10).

Do đó, Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền CHXHCNVN :
  • Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Văn Túc và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng tất cả những người cầm bút khác đang bị bức hại, trong đó có các tác giả nhựt ký điện tử, nhà thơ, nhà báo, luật sư, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, chỉ vì họ hành xử ôn hòa các quyền tự do phát biểu quan điểm ;
  • Chấm dứt lối hành xử thả tù và cưỡng bức họ lưu vong nơi ngoại quốc ;
  • Chấm dứt tất cả mọi hành vi tấn công, hành hung, đe dọa và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến hoặc những người cổ xướng cho tự do phát biểu quan điểm, tự do tín ngưỡng ;
  • Từ bỏ việc tịch thu sổ thông hành hay hộ chiếu của người bất đồng chính kiến, cựu tù nhân và bãi bỏ các lệnh cấm đi ra nước ngoài ;
  • Đảm bảo thực hiện nguyên tắc « đúng thủ tục pháp luật » và quyền xét xử công bằng với các thẩm phán và luật sư độc lập ;
  • Cải thiện điều kiện nhà tù và trại cưỡng bách lao động theo tiêu chuẩn quốc tế về giam giữ, đồng thời đảm bảo cho mọi tù nhân được chăm sóc y tế thích đáng ;
  • Tạo dễ dàng cho gia đình trong các cuộc thăm viếng, trong đó chú trọng có đảm bảo để tù nhân được giam giữ tại những địa điểm gần với gia đình họ, trong một khoảng cách hợp lý ;
  • Cấm mọi hình thức tra tấn và đối xử độc ác, trong đó gồm cả chế độ biệt giam lâu ngày, và phải tiến hành điều tra ngay lập tức và một cách khách quan mọi tố giác về đối xử độc ác và trừng phạt thủ phạm đồng thời đền bù cho nạn nhân ;
  • Rút lại mọi điều luật nhằm tội phạm hóa chính kiến bất đồng và quyền tự do phát biểu quan điểm bằng vỏ bọc mơ hồ của các tội xâm phạm « an ninh quốc gia », trong đó có các điều 79, 87, 88, 245 và 258 Luật Hình sự ;
  • Xóa bỏ mọi biện pháp kiểm duyệt, mọi hình thức theo dõi và giám sát dân chúng toàn xã hội, và chấm dứt mọi cấm đoán trái phép (11) về các quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do báo chí ;
  • Đảm bảo các quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp ôn hòa và lập hội được thực thi đầy đủ, gồm cả quyền được thông tin bằng tất cả mọi phương tiện, trên mạng và ngoài mạng, tuân thủ đúng theo các Điều 19, 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Résolution sur la République Socialiste du Viet Nam
proposée par le Centre PEN Suisse Romand
et soutenue par les Centres PEN Belgique, France et Québec
L’Assemblée des Délégués de PEN International, réunie dans le cadre du 83ème Congrès mondial de Lviv, en Ukraine, du 17 au 24 septembre 2017

Depuis le 82ème Congrès du PEN, des écrivains, des journalistes et des défenseurs des droits de l’homme, qui exercentpacifiquement leur droit à la liberté d'expression, de réunion et d'association dans la République Socialiste du Vietnam (RSV), ont continué à être criminalisé en vertu des lois vaguement définies sur la sécurité nationale dans le Code pénal telles que les articles 79 (activités visant à renverser l’administration populaire), 87 (saper la politique de solidarité nationale), 88 (propagande contre l’Etat RSV), 245 (causer des troubles à l’ordre publique) et 258 (abuser des droits à la liberté et la démocratie pour porter atteinte aux intérêts de l'Etat, les droits et intérêts des personnes). Les peines pour ces crimes vont de sept ans de prison à la peine de mort. Les  récentes modifications au Code pénal permettent aussi d’emprisonner un individu pendant un à cinq ans pour avoir élaboré des critiques à l’égard de l’Etat ou préparé son adhésion à un groupe politique indépendant banni par le gouvernement ;

Les écrivains, les journalistes, les blogueurs et les avocats sont souvent des cibles d’agressions physiques violentes par des autorités ou des assaillants non identifiés. Ils font l’objet des arrestations arbitraires, de mesures de détention provisoire indûment longues, de restrictions quant à l’accès à un avocat, de procès inéquitables et de lourdes peines de prison. Dans les camps de travail forcé, ils sont soumis à des traitements cruels, inhumains ou dégradants, y compris des conditions de prison surpeuplée et insalubre, sous-alimentation et réclusion cellulaire. Les prisonniers malades ne disposent pas d'un accès adéquat aux soins médicaux. Une fois relâchés, ils sont assujettis à de longues périodes de détention probatoire, souffrent des harcèlements et risquent de nouvelles arrestations. Les anciens prisonniers peuvent être soumis à des restrictions de leur droit de circuler librement par interdiction de voyage et confiscation de passeport. Certains ont été contraints à l’exil ;

PEN International condamne fermement la répression implacable contre la liberté d’expression et le maintien en prison de plusieurs écrivains, journalistes, des blogueurs et des avocats, dans le cadre de l’exercice pacifique de leurs droits fondamentaux ci-dessus mentionnés. Parmi beaucoup d’autres cas qui préoccupent :
1.    Tran Huynh Duy Thuc (né en 1966), poète, blogueur, écrivain en ligne et homme d’affaires. Co-auteur de l’ouvrage interdit La Voie du Viet Nam, il a publié des poèmes et des articles sur ses divers blogs en ligne. Arrêté en mai 2009, il a été condamné, en janvier 2010, à 16 ans de prison et à 5 ans de détention probatoire pour «s’être livré à la propagande contre l’Etat RSV et des activités destinées à renverser le pouvoir populaire». En mars 2016, il avait fait la grève de la faim pendant 13 jours pour protester contre la conduite inacceptable des gardiens de prison, dont notamment la restriction arbitraire des droits des prisonniers. En mai 2016, il a été déporté dans un nouveau camp, à quelque 1 400 kilomètres de la ville où vit sa famille. Le 29 août 2012, le Groupe de Travail des Nations Unies sur la Détention Arbitraire a conclu que Tran Huynh Duy Thuc était détenu arbitrairement. Sa vue serait défectueuse par les conditions de son emprisonnement ;
2.    Nguyen Van Dai (né en 1969), journaliste, blogueur et avocat spécialiste des droits de l’homme, ancien membre de l’Association des avocats de Hanoi, co-fondateur de la Commission de promotion et de défense des Droits de l’Homme et de la Fraternité pour la Démocratie (2013). Nguyen Van Dai a apporté son conseil à des défenseurs des droits de l’homme et des minorités religieuses. Le 16 décembre 2015, Nguyen Van Dai et sa collègue Le Thu Ha ont été arrêtés pour «s’être livrés à la propagande contre l’État RSV». Il a été placé en détention provisoire depuis lors. Nguyen Van Dai n'a pas été autorisé à rencontrer son conseiller juridique et n'a pu rencontrer sa femme qu'à deux reprises. Selon le Code vietnamien de procédure pénale, les avocats de Nguyen Van Dai seront autorisés à le rencontrer pour préparer sa défense une fois que l'agence de police aura terminé son enquête. Nguyen Van Dai avait purgé une peine antérieure de 4 ans de prison (2007-2011) pour le même délit. Après sa libération, il a fait l’objet de harcèlement et d’agressions et de menaces sérieuses contre sa vie et sa famille. Par exemple, le 11 décembre 2015, le porte-parole du Haut Commissaire des Nations Unies pour les Droits de l’Homme a condamné une agression contre Nguyen Van Dai cinq jours avant par des hommes masqués présumés être des policiers en civil. Dans un avis adopté le 25 avril 2017, le Groupe de Travail des Nations Unies sur la Détention Arbitraire a conclu que sa détention était arbitraire. Il y a des raisons de craindre pour sa santé. Cinq autres membres de la Fraternité pour la Démocratie et anciens prisonniers d’opinion, Nguyen Bac TruyenNguyen Trung TonPham Van TroiTruong Minh Duc et Nguyen Van Tucont été arrêtés à nouveau en juillet et en septembre 2017. Tous ces accusés, y compris Nguyen Van Dai et Le Thu Ha, seraient jugés pour «Activités visant à renverser l’administration populaire» selon l’article 79 du Code pénal et risquent la peine de mort s’ils sont reconnus coupables.
3.    Nguyen Ngoc Nhu Quynh (née en 1979), nom de plume Me Nâm (Champignon Mère),  blogueuse prolifique, défenseuse des droits de l'homme, cofondatrice du Réseau des Blogueurs vietnamiens. Arrêtée le 10 octobre 2016, elle a ensuite été reconnue coupable d’avoir «conduit une propagande contre la RSV» et condamnée à 10 ans de prison le 29 juin 2017. L'acte d'accusation a porté sur plusieurs centaines de publications sur Facebook ainsi qu'un document intitulé «Arrêtez la Police de Tuer des Civils - SKC qui aurait été trouvé chez elle et qui contenait des informations sur 31 personnes décédées en garde à vue au Viet Nam. Me Nâm a dû faire face à un harcèlement continuel perpétré par les autorités vietnamiennes à la suite de son travail depuis 2009; un tel harcèlement comportait des détentions, des interdictions de voyage, des agressions physiques et des menaces pour sa vie et sa famille. Toutes les demandes d’autorisation de visite formulées par sa famille et ses avocats ont été rejetées. Il y a des raisons de craindre pour sa santé. Le Haut Commissaire des Nations Unies aux Droits de l'Homme a appelé à sa libération le 14 octobre 2016 et le Groupe de Travail des Nations Unies sur la Détention Arbitraire a conclu qu'elle était arbitrairement détenue dans un avis adopté le 25 avril 2017.

L’Assemblée des Délégués de PEN International exhorte donc instamment les autorités vietnamiennes à :         
·        Libérer immédiatement et inconditionnellement Tran Huynh Duy ThucNguyen Van DaiLe Thu HaNguyen Bac Truyen, Nguyen Trung Ton, Pham Van Troi, Truong Minh Duc, Nguyen Van Tuc, Nguyen Ngoc Nhu Quynh et l’ensemble des écrivains, blogueurs, poètes , journalistes, avocats, défenseurs des droits de l’homme persécutés et détenus au seul motif d’avoir exercé, pacifiquement, leur droit à s’exprimer librement ;
·        Mettre fin à la pratique qui consiste à contraindre les prisonniers libérés à s’exiler à l’étranger ;
·        Cesser les agressions, les menaces et toutes formes de harcèlement des personnes qui ont des opinions dissidentes ou qui appellent à la liberté d’expression, de religion ou de conviction;
·        Mettre un terme à la confiscation des passeports des dissidents ou des anciens détenus, et à lever l’interdiction de voyager à l’étranger ;
·        Garantir le respect et l’application régulière de la loi, le droit à un procès équitable, avec des juges et des avocats indépendants ;
·        Améliorer les conditions dans les prisons et les camps de travail forcé, en conformité avec les normes internationalement reconnues en matière de détention, et veiller à ce que tous les détenus reçoivent les soins médicaux nécessaires ;
·        Faciliter les visites des familles de prisonniers, en veillant notamment à ce que chaque détenu soit placé dans un centre situé à une distance raisonnable de là où vit sa famille ;
·        Interdire toutes les formes de torture et de mauvais traitement, en ce inclus la mise à l’isolement prolongé, et ouvrir immédiatement une enquête impartiale sur toute plainte concernant de tels traitements, traduire les auteurs en justice, et indemniser les victimes ;
·        Abroger l’ensemble des dispositions du droit du Viet Nam qui pénalisent les opinions dissidentes et la liberté d’expression sur le fondement de délits de «sécurité nationale» à la formulation insuffisamment précise, et surtout les articles 79, 87, 88, 245 et 258 du code pénal ;
·        Abolir l’ensemble des mesures de censure, de surveillance de masse et d’illégales restrictions de la liberté d’expression et de la liberté de la presse ;
·        Garantir scrupuleusement le droit à la liberté d’expression, le droit de réunion pacifique et le droit à s’associer librement, en ce inclus le droit à être informé par tous moyens, en ligne comme hors ligne, conformément aux articles 19, 21 et 22 du PIDCP.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Resolution on the Socialist Republic of Viet Nam
presented by the Suisse Romand PEN Centre
and seconded by Belgique, France and Québec PEN Centres

The Assembly of Delegates of PEN International, meeting at its 83rd Congress in Lviv, in Ukraine, 17-24 September 2017

Since the 82nd PEN Congress, writers, journalists and human rights defenders peacefully exercising their rights to freedom of expression, assembly and association in the Socialist Republic of Viet Nam (SRV) have continued to be criminalised under the vague national security provisions in the penal code[1] such as articles 79 (‘activities aiming to overthrow the people’s administration’), 87 (‘undermining national unity policy’), 88 (‘conducting propaganda against the State of the SRV’), 245 (‘causing public disorder’) and 258 (‘abusing the rights to freedom and democracy to infringe upon the interests of the state, the rights and interests of individuals’). Penalties for such crimes range from seven years in prison to the death penalty. Recent amendments to the penal code also make it possible to imprison an individual for between one and five years for preparing to criticise the state or preparing to join an independent political group disapproved by the government.[2]

Writers, journalists, bloggers and lawyers are often targets of violent physical assaults by the authorities or unidentified assailants. They face arbitrary arrest, lengthy pre-trial detention, limited access to legal counsel, unfair trials and heavy prison sentences. In the forced labour camps, they face cruel, inhuman or degrading treatment, including over-crowded and unsanitary prison conditions, undernourishment and solitary confinement. Sick prisoners lack adequate access to medical care. Once released, they are subject to long periods of probationary detention, suffering harassment and risking re-arrest. Former prisoners may also subjected to restrictions on their freedom of movement through the application of travel bans and passport confiscation. Some have been forced into exile.

PEN International condemns the relentless crackdown against freedom of expression and the ongoing imprisonment of writers, journalists, bloggers and lawyers, in connection with the peaceful exercise of their above mentioned basic rights. Among many other cases of grave concern are the following:
1.  Tran Huynh Duy Thuc (born in 1966), poet, blogger, internet writer and businessman. Co-author of the banned book The Way for Viet Nam, he also published poems and articles on his various web blogs. Arrested in May 2009 and sentenced to 16 years in prison and five years in probationary detention in January 2010 for ‘conducting propaganda against the SRV’ and ‘carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration.’ In March 2016, Tran went on a 13-day hunger strike to protest misconduct by prison guards, including arbitrary restrictions on prisoner’s rights. In May 2016, he was transfered to a camp some 1,400 kilometers from his home town. On 29 August 2012, the UN Working Group on Arbitrary Detention (WGAD) concluded that he was detained arbitrarily.[3] Tran’s eyesight is reported to be affected by his prison conditions.[4]
2.  Nguyen Van Dai (born in 1969), journalist, blogger and human rights lawyer, former member of Hanoi Association of Lawyers, co-founder of the Human Rights Committee and the Brotherhood for Democracy (2013). Nguyen Van Dai provided legal assistance to human rights defenders and religious minorities. On 16 December 2015, Nguyen Van Dai and his colleague Le Thu Ha(f) were arrested for ‘conducting propaganda against the SRV’. He has been held in pre-trial detention ever since. Nguyen Van Dai has not been permitted to meet with his legal counsel and has only been able to meet with his wife on two occasions.[5]According to the Vietnamese Code of Criminal Procedure, Nguyen Van Dai’s lawyers will be allowed to meet with him to prepare his defence once the police agency completes its investigation. Nguyen Van Dai served a previous four-year prison sentence(2007-2011) for the same ‘offence’. After his release, he was subjected to harassment, attacks and serious threats to his life and his family. For example, on 11 December 2015, the spokesperson of the UN High Commissioner for Human Rights condemned an attack on him five days earlier by masked men alleged to be plainclothes policemen[6]. In an opinion adopted on 25 April 2017, the WGAD concluded that he was detained arbitrarily.[7] There are concerns for his health. In August 2017, Nguyen Van Dai’s lawyer announced that he now faces additional charges under article 79 of the penal code. Between July and September 2017, five other members of the Brotherhood for Democracy and former prisoners of conscience Nguyen Bac TruyenNguyen Trung TonPham Van TroiTruong Minh Duc and Nguyen Van Tuc have been re-arrested. All of them reportedly face charges under article 79 of the penal code.
3.    Nguyen Ngoc Nhu Quynh (born in 1979), pen-name Me Nâm (Mother Mushroom), prolific blogger, human rights defender, co-founder of the Vietnamese Bloggers Network. Arrested on 10 October 2016, she was subsequently convicted of “conducting propaganda against the SRV” and sentenced to 10 years in prison on 29 June 2017. The indictment referred to several hundred Facebook posts as well as a document entitled “Stop police killing civilians – SKC” thought to have been found at her home and which contained information on 31 individuals who had been found dead in police custody in Viet Nam. Me Nâm has faced consistent harassment at the hands of the Vietnamese authorities as a result of her work since 2009; such harassment has included detentions, travel bans, physical assaults and threats to her life and her family.[8] All requests by her family and lawyer to visit her have been denied. There are concerns for her health. The UN High Commissioner for Human Rights called for her release on 14 October 2016[9] and the WGAD concluded that she was arbitrarily detained in an opinion adopted on 25 April 2017.[10]

The Assembly of Delegates of PEN International therefore urges the Vietnamese  authorities to:
·        Release immediately and unconditionally Tran Huynh Duy ThucNguyen Van DaiLe Thu HaNguyen Bac TruyenNguyen Trung TonPham Van TroiTruong Minh Duc, Nguyen Van TucNguyen Ngoc Nhu Quynhand all other persecuted writers, including bloggers, poets and journalists, lawyers, human rights defenders held solely on account of their peaceful exercise of their right to freedom of expression;
·        Cease the practice of releasing imprisoned writers into enforced exile abroad;
·        Cease all attacks, harassment and threats against individuals who hold dissenting views or who call for freedom of expression, religion or belief;
·        End the confiscation of passports of dissidents or former prisoners and bans on foreign travel;
·        Guarantee the right to due process of law, to a fair trial with independent judges and lawyers;
·        Improve conditions in prison and forced labour camps to meet internationally recognised standards for detention, ensuring that all detainees receive all necessary medical care;