Matt Mahan

ads header

Breaking News

Mỹ quan ngại về tự do báo chí tại Trung Quốc

Bản đồ thế giới về quyền tự do báo chí (trắng: tốt; đen: tồi tệ nhất) - RSF
(RFI) Washington lại tỏ quan ngại về tự do báo chí tại Trung Quốc. Hôm nay28/01/2015, tại Bắc Kinh, quan chức ngoại giao cao cấp Mỹ cho biết, một số hãng thông tấn của Mỹ đang bị gây khó dễ vì đưa những thông tin mà đảng Cộng sản Trung Quốc cho là nhạy cảm.

Trên chặng công du ba nước Châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, đã tuyên bố với các nhà báo tại Bắc Kinh rằng Washington tỏ quan ngại về vấn đề tự do báo chí, về điều kiện hoạt động, lưu trú và quy chế của các nhà báo tại Trung Quốc.

Washington đã từng chỉ trích gay gắt Trung Quốc trong vụ không gia hạn giấy phép lưu trú cho các phóng viên thường trú của báo New York Times và Bloomberg. Sự việc trên được Washington coi như là hành động trả đũa của Bắc Kinh vì các báo trên đã đăng những bài điều tra về khối tài sản kếch xù của gia đình nhiều lãnh đạo Trung Quốc.

Một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ còn ủng hộ việc Hoa Kỳ đưa ra những biện pháp trả đũa không cấp visa vào Mỹ cho nhân viên và lãnh đạo các cơ quan truyền thông Trung Quốc.

Với Bắc Kinh, phê phán chỉ trích lãnh đạo của họ là vấn đề rất nhạy cảm. Ở trong nước, các thông tin kiểu như vậy bị kiểm soát chặt.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có ý nói rằng những cơ quan báo chí Mỹ tự mình cũng phải hiểu vì sao không được cấp visa vào Trung Quốc.

Mỹ: Phản ứng của Fidel Castro là một "dấu hiệu tích cực"

media
Ông Fidel Castro tại LA Habana, ảnh chụp vào đầu năm 2012 - REUTERS /Alex Castro
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 27/01/2015 cho rằng phản ứng của cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro trước việc Washington và La Habana xích lại gần nhau là « một dấu hiệu tích cực ».

Bà Jennifer Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố : « Chúng tôi coi việc ông Fidel Castro nêu ra các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế là một dấu hiệu tích cực ; và hy vọng chính quyền La Habana sẽ thực hiện, cho một Cuba dân chủ, ổn định và thịnh vượng (…). Hoa Kỳ đã mời các đại diện Cuba đến Washington trong những tuần tới ».

Tối thứ Hai 26/1, Fidel Castro đã ra khỏi sự im lặng từ nhiều tháng qua với một lá thư, trong đó ông cho biết không tin vào Hoa Kỳ, nhưng dù vậy vẫn không phản bác việc hai bên xích gần lại với nhau.

Cựu Chủ tịch 88 tuổi, trong lá thư được đọc trên truyền hình và đăng trên tờ báo nhà nước Granma hôm qua khẳng định : « Tôi không tin vào chính sách của Hoa Kỳ, và không trao đổi một lời với họ, nhưng điều đó không hề có nghĩa là bác bỏ một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ».

Fidel Castro ghi nhận : « Chủ tịch Cuba đã sử dụng những biện pháp thích đáng với lợi thế của mình (…) Chúng ta luôn bảo vệ việc hợp tác và tình hữu nghị giữa tất cả các dân tộc trên thế giới, kể cả với các kẻ thù chính trị của chúng ta (…). Tất cả những giải pháp hòa bình đang được thương lượng giữa Hoa Kỳ và các dân tộc, hay tất cả các dân tộc Mỹ la-tinh, vốn không muốn sử dụng vũ lực, cần phải được cân nhắc theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế ».

Các tuyên bố trên của lãnh tụ cách mạng Cuba được công bố bốn ngày sau các cuộc thương lượng chính thức cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ nhiều thập kỷ qua. Các cuộc hội đàm này mở đường cho việc tái lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Cuba, bị cắt đứt từ năm 1961.