Matt Mahan

ads header

Breaking News

Bài phát biểu của ông Brad Adams tại Lễ Trao Giải Nhân Quyền 2014

Ông Brad Adams: "Ta phải nói cho Hoa Thịnh Đốn biết rằng họ có thể hợp tác với VN trong vụ biển Đông, nhưng không thể làm bạn với Hà Nội để tiếp tục đàn án tự do dân chủ nhân quyền".
(ViệtVùngVịnh) Giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền VN thành lập từ năm 2002 với mục đích tuyên dương thành tích đấu tranh bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại VN.

Đã 12 lần trong mỗi năm, từ ngày thành lập đến nay Mạng Lưới Nhân Quyền VN đều tổ chức Lễ Trao Giải Nhân Quyền cho những cá nhân và đoàn thể đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người của người dân Việt Nam, hiện nay đã có 31 cá nhân và một tổ chức được vinh danh.

Những năm gần đây, Lễ Trao Giải Nhân Quyền đã được tổ chức tại Melbourne Úc quốc, Montreal Canada, Paris Pháp Quốc. Năm nay,  Mạng Lưới Nhân Quyền VN chọn San Jose là nơi tổ chức Lễ trao Giải Nhân quyền 2014 cùng với tưởng niệm Ngày Quốc tế Nhân Quyền lần thứ 66.

Giải Nhân Quyền năm nay 2014 được trao cho những nhà hoạt động nhân quyền xuất sắc gồm có: Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Truyển, và hai nhạc sĩ Võ Minh Trí tức Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình.

Lần trao giải năm 2013 tại Paris với sự tham gia hỗ trợ của hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Reporters Sans Frontières và Avocats Sans Frontières France. Lễ trao giải năm nay tại San José cũng nhận được sự hỗ trợ của Human Rights Watch và Amnesty International với hai đại diện là Ông William Butkus, Field Organizer của Miền Tây Hoa Kỳ của Ân Xá Quốc Tế, và ông Ông Brad Adams, Giám đốc Điều hành Khu vực Á châu của Human Rights Watch. Ông Brad Adams được Ban Tổ Chức mời phát biểu như là diễn giả chính của buổi lễ.

Sau đây là toàn bộ bài phát biểu của ông Brad Adams, Giám đốc Á Châu của Humanrights Watch trong buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền 2014 tại San Jose đã được Việt Vùng Vịnh lược dịch:


Phát biểu của ông Brad Adams trong buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền 2014 tại San Jose
Ông Brad Adams: "Ta phải nói cho Hoa Thịnh Đốn biết rằng họ có thể hợp tác với VN trong vụ biển Đông, nhưng không thể làm bạn với Hà Nội để tiếp tục đàn án tự do dân chủ nhân quyền".

Kính chào qúy vị.

Tôi rất hân hạnh được góp mặt với qúy vị hôm nay, đứng trước qúy vị là những người đã trải qua không biết nhiêu thương đau của cuộc đời mà người thường khó có thể hiểu được.

Nếu thế giới được toàn hảo, thì chúng ta không phải có những ngày như hôm nay. Tôi hiểu rằng là người Việt Nam, quý vị đâu có muốn phải rời bỏ quê hương để đi tị nạn. Ai cũng muốn một cuộc sống yên lành tại quê nhà. Không ai muốn phải trải qua một cuộc chiến tương tàn, không ai muốn liều chết vượt biên vượt biển trên chiếc thuyền mong manh. Không ai muốn phải bôn ba tị nạn tại xứ người.

Tôi xin trân trọng ghi nhận những sự mất mát và nỗ lực phi thường của quý vị.

Không những thế, như ngày hôm nay, quý vị lại có tấm lòng đến đây để đóng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền cho những người còn kẹt lại.

Đó chính là sự hy sinh cao cả của qúy vị. Thật ra qúy vị đã có thể chọn một cuộc sống ung dung an nhàn hưởng thụ, mua nhà, kinh doanh, đông con nhiều cháu, hoặc kể cả vui hưởng xem túc cầu, hay football, v.v…

Một trong những thử thách cho chúng ta là làm thế nào cho các con em thế hệ trẻ hiểu được thực trạng đang xảy ra tại quê nhà. Nhìn vào cử tọa, tôi thấy rất ít giới trẻ. Cộng đồng người Cam Bốt cũng thế. Trong cuộc huấn luyện hồi năm ngoái, chúng tôi cũng nhận thức ra vấn nạn ấy. Do đó chúng ta cần quan tâm đến việc hướng dẫn cho giới trẻ chú ý và hiểu rõ thực trạng nhân quyền tồi tệ tại quê nhà.

Tình trạng Việt Nam ngày nay ra sao? Điều hiển nhiên, nó là một chế độc độc tài độc đảng. Chính cái đảng cộng sản độc tài đã xua đuổi quý vị rời bỏ quê hương và tị nạn qua đây.

Khi đại diện cho tổ chức Human Rights Watch, tôi đã đi khắp thế giới. Tôi đã đi qua Tokyo, Paris, Berlin, London, Geneva, New York, hay Washington, v.v.. không phải ai cũng hiểu được thực trạng Việt Nam. Rất ít người biết rõ về Việt Nam, và qúy vị cũng sẽ phải ngao ngán. Khi tôi nói chuyện với họ, nhiều người còn hỏi, “Ồ, Việt Nam còn chế độ độc tài độc đảng hả? Thế mà tôi chẳng biết!”

Do đó ta phải luôn luôn ý thức trách nhiệm của mình để nhắc nhở cho mọi người về thực trạng nầy. Và chúng ta phải biết sự dụng tối đa mọi phương tiện mới cũng như cũ. Chúng ta sẽ tiếp tục phổ biến những thông tin cụ thể đến các vị dân cử lãnh đạo trên toàn thế giới. Phải nói cho họ biết rằng Việt Nam vẫn còn nằm trong chế độ độc tài độc đảng.

Ta có thể nói đến từng cá nhân của những nhà đấu tranh. Quả thật họ là những người can đảm phi thường. Nhưng đó chỉ mới là một nửa của vấn đề. Ta có thể đấu tranh tự do cho 1 người, và đấu tranh thành công cho người đó được tự do, và được hay bị đẩy ra nước ngoài. Hậu quả là sự đấu tranh của người đó trở nên kém hiệu quả, vì nó trở thành gián tiếp thay vì trực tiếp. Tệ hơn nữa: Nếu có 1 người được thả hay bị trục xuất, thì cánh cửa quay tròn của Việt Nam lại lùa tiếp nhiều người khác vào trong vòng tù tội.

Chính vì thế, khi một người được trả tự do, thì đó là một sự chiến thắng cho cá nhân người đó, nhưng mặt khác, đó không phải là một sự thất bại của CSVN, vì họ lại tiếp tục đàn áp bắt bớ nhiều người khác nữa.

Do đó chúng ta không được phép nói rằng tình trạng nhân quyền tại VN đã cải tiến vì có người mới được thả ra. Chúng ta phải chận đứng cánh cửa quay tròn ấy và không cho nó tiếp tục quay.

Tại sao lại có nhiều người bị lùa vào tù như thế? Tại vì họ đã mạnh dạn lên tiếng phát biểu về những điều quan trọng cho cuộc sống của họ, của những dân oan khiếu kiện: Họ bị chiếm đất, mất nhà. Hiện nay, không còn đủ nhà đủ đất cho giới cầm quyền, bọn tay sai, đảng viên và phe nhóm của họ để chiếm đọat làm tài sản, do đó CSVN đã lấn sang chiếm đất chiếm nhà của dân. Cộng sản đã dùng nhiều thủ đọan như lường gạt dân chúng, hay sử dụng bạo lực để chiếm đất đoạt nhà của dân. Do đó đến nỗi người nông dân làm ruộng cũng phải lên tiếng khiếu kiện đòi đất đòi ruộng.

Tại sao nhiều giáo dân tín hữu phải lên tiếng đấu tranh? Là vì họ bị tước đoạt quyền tự do tin tưởng và sinh hoạt tôn giáo đức tin của họ. Dù là Công Giáo, Phật Giáo, Tin lành, hay Cao Đài, v.v.. người dân muốn có quyền tự do sinh họat tín ngưỡng của họ. Nhưng tình hình rất khó khăn: Họ phải đăng ký, phải xin phép. Khác với tại các nước văn minh: Ai muốn tin gì thì tin, như bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền có ghi rõ.

Người dân Việt cũng lên tiếng than phiền về tệ nạn tham nhũng. Người dân phải chứng kiến nhan nhãn những chiếc xe quá đắt tiền như Mercedes, BMW, v.v…  và những biệt thự nguy nga lộng lẫy tại một nước cộng sản. Cách đây không lâu, tôi đã thấy tại Hà Nội, có một số người quá giàu không thể tưởng tượng nổi! Tại sao lại có những người nầy trong một xã hội cộng sản khi người dân còn quá nghèo?

Đó chính là những sự thật mà chúng ta phải lên tiếng cho thế giới được biết về thực trạng Việt Nam, và chính là lý do tại sao quý vị đã và đang nỗ lực phấn đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Ta phải nói cho thế giới biết rằng Việt Nam hiện nay đã tiến bộ về kinh tế, nhưng không phải là nhờ vào tài lãnh đạo của cộng sản. Khi có một chính quyền độc tài toàn trị và tham những tuyệt đối, thì tiền bạc của ngừoi dân đều bị họ thâu tóm cả. Nguồn tài chính lọt vào túi tham. Vốn kinh doanh vị thâm thủng, phí tổn kinh doanh tăng cao, người kinh doanh bị vây hãm khốn cùng. Giới sinh viên tốt nghiệp không thể tìm việc làm nếu không chịu hối lộ, không thể xin việc nếu không chạy ghế, v.v.. Phải hối lộ quan chức, tòa án, công an để khỏi bị phạt vạ, v.v.. Đó chính là lý do đã biến người dân thành người đấu tranh.

Vì thế chúng ta có những giải thưởng nhân quyền để vinh danh sự đấu tranh của quý vị ấy.

Nhìn vào thực trạng thế giới hôm nay, tôi xin phép đưa ra một nhận xét: Khẩu hiệu “Đả đảo cộng sản" suông. Không còn mới lạ nữa, và khó thuyết phục người khác tham gia với mình. Tôi đề nghị một yêu cầu tích cực hơn, ví dụ như: “Khi nào thì Việt Nam có được tự do tuyển cử công khai và công bằng?” Đề tài nầy sẽ được mọi người trên thế giới dễ hiểu hơn, và cụ thể hơn để họ có thể ủng hộ hay tham gia yểm trợ.

Có một điều nghịch lý: Việt Nam đã phải tranh cử để được bình chọn vào ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng chính quyền của họ thì lại không do dân bầu.

Xin đan cử một ví dụ: Có người như LS Nguyễn Tâm đây, đã đắc cử vào chức nghị viên thành phố San Jose. LS Tâm đã nhận được rất nhiều phiếu của người dân. Ông đã có nhiều phiếu của dân hơn là chủ tịch nước Việt Nam chưa hề nhận được lá phiếu nào do dân bầu ra cả.

Đúng vậy, thưa LS Tâm, ông đã nhận được nhiều phiếu hơn bất cứ viên chức nào của CSVN.

Đây chính là thông điệp mà chúng ta cần trình bày cho thế giới. Như thế họ mới hiểu một cách cụ thể đựoc. Họ hiểu được một điều cơ bản nầy: Chính quyền đại diện cho dân thì phải do dân bầu ra.

Tôi thấy rõ chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn bị bế tắt và đào thải.

Do đó tôi đề nghị chúng ta đưa ra những đề tài mới, nhưng thông điệp mới, cụ thể và dễ hiểu. Hãy cho giới trẻ làm các video clip, nói về bầu cử, nói về tự do tuyển cử, v.v..

Giới trí thức Việt Nam hiện nay nếu không theo đúng cuộc chơi thì coi như không có tương lai. Mà theo đúng cuộc chơi là gì? Chính là chạy chọt, đút lót, mua quan buôn chức, là hối lộ, là tham ô. Đó chính là những điều kiện bắt buộc để làm lãnh đạo tại Việt Nam.

Thế giới văn minh thì khác hẳn, và ai nấy đều chán ghét những tệ nạn trên.

Do đó tuy con đường trước mặt vẫn còn rất dài, nhưng chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội thành công.

Tại Việt Nam hiện nay đã có một thay đổi lớn, đó là giới trẻ không còn chịu ngồi yên nữa. Chúng ta cần phải bắt liên lạc với họ. Khuyến khích họ làm nhạc, làm thơ, làm video, làm phim, viết sách, v.v..

Riêng tại Mỹ, chúng ta có bổn phận phải nói cho chính quyền Mỹ biết rằng khi có một dân tộc lên đến 90 triệu dân, mà phải bị cai trị bởi chính quyền toàn trị độc tài độc đảng, đó chính là vị phạm nhân quyền, một sự khủng hoảng nhân quyền trầm trọng.

Nhân quyền bị khủng hỏang không những bởi chiến tranh bom đạn, nhưng cũng bởi chính quyền chà đạp dân quyền, mất tự do suốt 40 năm qua.

Đấy là điều mà Hoa Thịnh Đốn đang cố tình làm ngơ, nhất là trong thời điểm nầy khi họ thấy Việt Nam đang đối kháng với Trung Quốc qua vụ tranh chấp biển Đông.

Ta phải nói cho Hoa Thịnh Đốn biết rằng họ có thể hợp tác với VN trong vụ biển Đông, nhưng không thể làm bạn với Hà Nội để tiếp tục đàn án tự do dân chủ nhân quyền.

Xin hãy nhớ điều đó, và hãy mạnh dạn lên tiếng.

Xin trân trọng cám ơn.

 VIDEO: Phần phát biểu của ông Brad Adams
tại Lễ Trao Giải Nhân Quyền 2014