Hồng Kông đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Đức và Pháp
Lời nói đầu : Tục ngữ có câu "một lần bất tín, vạn lần bất tin". Có tin được China hay không (?) là quyền của mỗi cá nhân. Nhiều quốc gia ở Europe đã nhận thấy ngay sau khi Hồng Kông bị sát nhập vào Trung Cộng là China không đáng tin cậy qua luật an ninh mới của China đối với Hồng Kong.
Ngoài ra, tin ngắn sau đây cũng cho chúng ta thấy được rằng trên lãnh vực chính trị rõ ràng chuyện tranh chấp hay không đồng ý vì một vấn đề nào đó - ví dụ đơn giản kinh tế, hay thương mại - thì sự bang giao đôi bên gặp trở ngại hoặc cắt đứt ngoai giao là chuyện khó tránh khỏi, vì thế khách quan mà nói "xích mích" đâu phải chỉ có giữa China và Mỹ, ngay cả Canada, Anh, Úc … cũng không tránh được. Hạ tuần tháng Bảy năm 2020 China đã lên án mạnh mẽ phản ứng của Liên minh châu Âu đối với luật an ninh gây tranh cãi Hồng Kông. Bắc Kinh cho biết, quyết định của EU nhằm hạn chế xuất khẩu các phương tiện giám sát sang Đặc khu hành chính China đã vi phạm "nguyên tắc cơ bản không can thiệp ở các nước khác". Và bây giờ là Pháp và Đức, nhất là Đức xưa nay làm ăn buôn bán lớn với China cũng bị China trả đũa bất chấp là China vi phạm cam kết quốc tế mà chính họ đã ký kết .! Một sự thật rõ ràng vì Tổng Thống Đức hôm 12.07.2020 công khai nói qua đài truyền hình Đức ZDF là luật an ninh mới ban hành của China vi phạm hiến pháp Hồng Kông và đi ngược lại "các thỏa thuận và lời hứa quốc tế mà China tự tạo ra". (sic)
Mời đọc bản tin ngắn sau đây (LNC).
***
Cái gọi là luật an ninh hạn chế nghiêm trọng quyền tự trị của Hồng Kông. Kể từ khi nó có hiệu lực vào cuối tháng 6, các nhà chức trách ở đó đã đàn áp phong trào dân chủ ở đặc khu hành chính thuộc về China. Các quốc gia như Anh, Canada và Úc cũng đã ngừng sự dẫn độ đến Hồng Kông.
Theo luật mới, các hoạt động bị chính quyền phân loại là lật đổ, ly khai, khủng bố hoặc âm mưu với thế lực nước ngoài có thể bị phạt tù chung thân. Một trong những hình phạt là tuyên truyền nền độc lập cho Hồng Kông. Chỉ cần sở hữu những lá cờ, nhãn dán hoặc truyền đơn là đủ. Trong một số trường hợp nhất định, nghi phạm cũng có thể bị đưa ra công lý ở China đại lục.
Do đó, luật này là sự xâm phạm nghiêm trọng nhất đến tình trạng tự trị của Hồng Kông cho đến nay. Khi được trao lại cho China vào năm 1997, thuộc địa cũ của Vương quốc Anh, China đã cam kết trao các quyền đặc biệt trong 50 năm cho Hồng Kông, bao gồm quyền tự do ngôn luận và hội họp.
* Lê Ngọc Châu chuyển ngữ và tóm lược chiều ngày 12.08.2020
- Theo A. W. / AFP ngày 12 tháng 8 năm 2020 & internet.