Điểm Tin Chủ Nhật 21/06/2020
Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa) |
Anh Tuấn Phạm
- Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông? (BBC) - GS Carl Thayer nhận định rằng động thái mới đây của tập đoàn dầu khí Repsol sẽ chồng chất thêm khó khăn lên nền kinh tế VN sau dịch Covid-19.
- HRW: 'Làn sóng đàn áp người bất đồng chính kiến gia tăng trước ĐH Đảng 13' (BBC) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) cho rằng số người bị chính phủ VN kết án với các tội danh chính trị gia tăng trong 6 tháng qua.
- Phản biện ông Phùng Hữu Phú (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Ông Phú, sinh năm 1948, GS-TS, là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung ương Đảng, là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Như vậy mọi suy nghĩ, mọi phát biểu của ông có tính quan trọng đều phải chặt chẽ, chính xác, khoa học. Thế nhưng ngày 10 tháng 6 năm 2020, trong Báo cáo về những điểm mới trong Dự tháo văn kiện trình ĐH 13 của ĐCSVN ông Phú đã đưa ra một đoạn kết luận gồm 3 câu mà nội dung chủ yếu là phản khoa học: “1- Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác – Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng; 2- Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn; 3- Đó là lý do quan điểm chỉ đạo của báo cáo chính trị nhấn mạnh số 1 việc vững vàng tư tưởng Mác – Lênin…”.(số 1; 2; 3 không có trong BC, do tôi ghi để dùng khi nhắc lại)
- VNTB – Thế nào là đối kháng? (VNTB) - Lynn Huỳnh (VNTB) – Từ điển tiếng Việt giải thích, động từ ‘đối kháng; có nghĩa là đối lập sâu sắc, một mất một còn, không thể dung hoà được với nhau. Từ điển tiếng Việt còn cho biết đồng nghĩa với ‘đối kháng’ là ‘đối địch’, phân định thắng thua bằng cách đối chọi trực tiếp với nhau. Thi đấu đối kháng là một ví dụ. Như vậy, trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định ở Chương XIII, Bộ Luật hình sự hiện hành, thì điều luật thứ 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, không có dáng dấp của động từ ‘đối kháng’. Bởi trên thực tế chẳng có bất kỳ một nhóm xã hội dân sự nào, thậm chí ngay cả nhóm quyền lực kiểu ’12 sứ quân’, lại đủ sức để có thể phân định thắng thua bằng cách đối chọi trực tiếp với một nhà nước có cả bộ máy quân sự chính quy
- Hiến pháp về đàn áp báo chí (BoxitVN) - TS. Phạm Đình Bá - Tranh luận về đàn áp báo chí nên nhấn mạnh vào đóng góp của các nhà báo dấn thân để bảo vệ nhân quyền và đòi hỏi những người lạm quyền phải chịu trách nhiệm về các vi phạm quyền lợi của dân. Gần đây, nhà nước đã bắt giam các nhà báo của Hội Nhà báo Độc ập Việt Nam như ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành, và Lê Nguyễn Minh Tuấn với cáo buộc là các nhà báo này có phần nào “… tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (1). Trong thông cáo báo chí về việc này, Hội Nhà báo Độc lập nhấn mạnh rằng Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có ghi là “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
- Nhắn tin nóng cho “nhà báo cách mạng” tỉnh Hà Tĩnh trước ngày ăn mừng 21/6 (BoxitVN) - (Câu chuyện đầy đủ ngắn gọn nhất do chính cô giáo KHỎA THÂN kể lại) Phùng Hoài Ngọc - Khúc dạo đầu. Tôi không gọi là Ngày “Nhà báo cách mạng Việt Nam” vì tôi không hiểu nghĩa từ “cách mạng” gắn vào đuôi nhà báo. Người Trung Cộng dù tàn bạo đểu cáng, họ vẫn theo truyền thống cha ông từ thế kỷ 19 gọi người làm báo là KÝ GIẢ 记者 (người ghi chép), người phương Tây gọi là JOURNALIST (người làm ra cái tờ báo chí JOURNAL).
- Ấn tượng về nhà tình báo Trần Quốc Hương ‘không cầu nổi tiếng’ (BBC) - Giáo sư Larry Berman, tác giả người Mỹ từng viết sách về điệp viên Phạm Xuân Ẩn cho BBC biết nhận định của ông về "Kiến trúc sư" tình báo Trần Quốc Hương.
- Báo chí đảng & báo chí người Việt (RFA) - Tuấn Khanh - Cũng cần có lúc, các nhà nghiên cứu về lịch sử nên đặt lại câu hỏi, vì sao ngày 21-6 hàng năm, được gọi là ngày Báo chí Việt Nam, chứ không phải gọi đúng tên là ngày báo chí của đảng Cộng sản Việt Nam? Dĩ nhiên, việc xét lại này, cần dựa trên lòng tự trọng và sự tử tế của trí thức Việt Nam có suy nghĩ tự do, không tư tưởng nô lệ đảng phái nào. Theo những gì mà tư liệu của nhà nước hiện nay đưa ra, ngày 21-6-1925 là ngày mà ông Lý Thụy (tức Hồ Chí Minh) cho ra đời tờ Thanh Niên, một tờ báo có nội dung cho phong trào kháng Pháp. Nhưng quan trọng hơn, tờ báo này còn nhằm tạo ảnh hưởng cho khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng của ông Lý Thụy – một bí danh được đặt từ Trung Quốc
- Báo chí “Cách mạng” hay “Phản Tiến Bộ”? (RFA) - Lập Quyền Dân - Nhân trong nước đang sơ kết đợt kỷ niệm 95 năm ngày “báo chí cách mạng”, thiết tưởng nên nhắc lại một phát biểu nổi tiếng của Karl Marx, vốn được những người CSVN vinh danh là bậc thầy cách mạng vô sản: “Ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí”. Ấy vậy mà những người học trò ngày nay của Marx đã không làm theo lời giáo huấn ấy của sư phụ. Theo “Thông cáo báo chí của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (HNBĐL)”, nhà cầm quyền trong nước lâu nay đã và đang thẳng tay đàn áp trắng trợn, đối xử tàn độc đối với HNBĐL Việt Nam nói riêng và các tổ chức xã hội dân sự nói chung, cũng như những tiếng nói công dân khác sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình
- Vụ án Hồ Duy Hải: Cờ trong tay Tổng Chủ (RFA) - Gió Bấc - Càng lên cấp cao hơn thì vụ án Hồ Duy Hải càng thêm phức tạp. Sau phiên xử của “Hội đồng dao thớt” gây chấn động xã hội, bản án Giám Đốc Thẩm bị nhiều đại biểu Quốc Hôi phê phán vi phạm tố tụng. Nhưng Chánh Án Tối Cao, Bộ Công An vẫn cố cãi lấy được là xử đúng người đúng tội. Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội đã họp phiên toàn thể và đa số thành viên nhất trí kiến nghị xem xét lại bản án. Tuy nhiên, Nguyễn Hòa Bình đã cài thế triệt buộc, chỉ khi nào Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước ra tay mới có thể giải quyết căn cơ
- 25 lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải có ý nghĩa gì? (BoxitVN) - Bình dân Học vụ - Về vụ án mạng bưu điện Cầu Voi và tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết Hồ Duy Hải có tới “25 lời khai nhận tội”, còn thẩm phán Nguyễn Trí Tuệ thì nói “có sai lầm (trong quá trình tố tụng), nhưng không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, nên không hủy án”. Chỉ dùng tư duy logic, chưa cần dùng tới kiến thức luật, bạn có thể nhận định về vụ án này như thế nào?
- Phụ nữ Việt ‘bán hoa’ ở Singapore: Công việc ‘rủi ro lớn, thu nhập cao’ (kỳ 1) (BBC) - Đa số phụ nữ Việt sang Singapore làm nghề mại dâm xuất thân từ đồng bằng sông Cửu Long, một nhà nghiên cứu tại Singapore cho biết.
- AIEA yêu cầu Iran cho vào thanh tra hai cơ sở hạt nhân (RFI) - Thụy My - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) ngày 19/06/2020 đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Iran để các thanh tra vào hai địa điểm nguyên tử bị nghi ngờ là có những hoạt động bí mật trong những năm 2000. Đây là nghị quyết chỉ trích Iran đầu tiên kể từ năm 2012, được các nước tham gia hiệp ước Vienna là Đức, Pháp, Anh soạn thảo. Trung Quốc và Nga bỏ phiếu chống. Tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đây có thể là bước đầu trước khi chuyển lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để trừng phạt. Cơ quan tình báo Mỹ và Israel, cũng như AIEA đều cho rằng Iran đã tiến hành một chương trình vũ khí nguyên tử bí mật, và đã ngưng lại vào năm 2003, nhiều năm trước khi ký thỏa thuận 2015, nhưng Teheran bác bỏ cáo buộc đó.
- Chiến lược phòng thủ không gian : Nga tố Mỹ « hiếu chiến » (RFI) - Thùy Dương - Bộ Ngoại Giao Nga hôm qua 19/06/2020 tố cáo « sự hiếu chiến » trong chính sách không gian của chính quyền Mỹ, hai ngày sau khi Washington công bố « chiến lược phòng thủ mới trong không gian ». Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga nhấn mạnh Mỹ coi không gian như là chiến trường. Nga kêu gọi Mỹ tiếp cận vấn đề này một cách có trách nhiệm, bởi vì « một cuộc đối đầu vũ trang trong không gian có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược". Đồng thời, Matxcơva khẳng định chủ trương « ưu tiên sử dụng và thăm dò không gian chỉ vì mục đích hòa binh » và nỗ lực « ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian ». Theo chiến lược Lầu Năm Góc công bố hôm 17/06, Mỹ muốn ngăn chặn khả năng Trung Quốc và Nga kiểm soát không gian.
- Ngoại trưởng Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về Hồng Kông (RFI) - Thùy Dương - Tại Hội nghị thượng đỉnh Dân Chủ Copenhagen thường niên diễn ra ngày 19/06/2020 qua video, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định cách thức Hoa Kỳ đối xử với Hồng Kông sẽ tùy thuộc vào cách xử sự của chính quyền Bắc Kinh với Hồng Kông. Ngoại trưởng Mỹ lưu ý là trong tương lai, nếu Bắc Kinh coi Hồng Kông như là một thành phố của Trung Quốc chứ không phải một đặc khu hành chính, thì Washington cũng sẽ đối xử với Hồng Kông như một thành phố bình thường của Trung Quốc, như Thâm Quyến hay Thượng Hải và Mỹ sẽ rút khỏi từng thỏa thuận với Hồng Kông. Ông Pompeo cũng nhận định cuộc bầu cử tại Hồng Kông vào tháng 9/2020 sẽ « cho chúng ta biết tất cả những điều mà chúng ta cần biết về Cộng Sản Trung Quốc ».
- Thủ tướng Trudeau « thất vọng » về vụ Trung Quốc truy tố hai công dân Canada (RFI) - Thanh Phương - Hôm qua, 19/06/2020, thủ tướng Justin Trudeau cho biết chính phủ Ottawa "rất thất vọng" về quyết định của Bắc Kinh truy tố về tội gián điệp hai công dân Canada bị bắt ở Trung Quốc vào cuối năm 2018, ít lâu sau vụ bắt giữ tại Vancouver bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi, theo yêu cầu của Mỹ. Viện Công tố Trung Quốc hôm qua thông báo truy tố hai ông Michael Kovrig, nguyên là một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, và nhà doanh nghiệp Michael Spavor, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên. Hai ông bị truy tố về tội “làm gián điệp” và tiết lộ “bí mật nhà nước”
- Thủ tướng Ấn Độ cảnh cáo Trung Quốc, chuẩn bị trả đũa kinh tế (RFI) - Thụy My - Thủ tướng Narendra Modi hôm 19/06/2020 khẳng định Ấn Độ « bị tổn thương và phẫn nộ » sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới với quân Trung Quốc, cảnh báo rằng quân đội Ấn Độ được toàn quyền đáp trả mọi hành động bạo lực. New Delhi cũng chuẩn bị trả đũa Bắc Kinh. Ông Modi đã mời lãnh đạo các đảng đối lập để thảo luận về tình hình, sau khi Trung Quốc thả 10 quân nhân Ấn Độ bị bắt trong vụ đụng độ. Có 20 quân nhân Ấn thiệt mạng và 18 bị thương, còn Trung Quốc không cho biết thiệt hại, nhưng theo báo chí Ấn Độ thì có ít nhất 40 lính Trung Quốc bị chết hoặc bị thương nặng. Chính phủ Ấn tố cáo một « hành động đã được dự tính» của Trung Quốc.
- Úc: Bê bối chính trị bang Victoria và chuyện 'Vành đai & Con đường' (BBC) - Những bằng chứng “mua bán chức quyền” vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui.
- Mỹ-Trung không ngừng “đại chiến”, doanh nghiệp toàn cầu chịu trận trước vô vàn rủi ro (BoxitVN) - Thu Ngọc - Nhiều chuyên gia lo ngại nước Mỹ sẽ rút lui khỏi thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung mới ký kết hồi tháng 1/2020. Tất cả những diễn biến căng thẳng này chỉ xảy ra trong vài tuần trở lại đây. Nhiều nguy cơ về kinh tế. Khi quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng với việc chính quyền tổng thống Trump liên tiếp tung ra một loạt các biện pháp hạn chế đối với Trung Quốc, doanh nghiệp toàn cầu đang rất khó khăn điều chỉnh chiến lược kinh doanh và lập các kế hoạch dự phòng đối phó các rủi ro kinh tế và chính trị, vốn trước đây ít ai nghĩ tới. Bà Henetta Treyz, giám đốc chính sách kinh tế của Hãng Veda Partners, nói: "Các kế hoạch không còn mang tính dự phòng trừ nữa mà khả năng doanh nghiệp phải sử dụng các kế hoạch này ngày càng lớn. Chúng tôi dự đoán mối quan hệ Mỹ-Trung từ bây giờ sẽ trở nên ngày càng căng thẳng hơn".
- Geoffrey Berman: Công tố viên ‘điều tra người của Trump’ từ chối ra đi (BBC) - Geoffrey Berman biết tin ông sắp nghỉ việc từ một thông cáo báo chí của Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ.
- Tự nuốt trái đắng: ‘Virus Trung Cộng’ gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh (BoxitVN) - Suzanne Scholte - Dịch viêm phổi Vũ Hán (còn gọi là viêm phổi Trung Cộng hay COVID-19) phổ biến khắp nơi có thể mang đến một thay đổi vô cùng tích cực – cộng đồng quốc tế cuối cùng sẽ tỉnh ngộ, nhận thức được tội ác mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phạm phải từ khi thành lập đến nay. Dưới đây là bài viết của bà Suzanne Scholte, Chủ tịch Quỹ Diễn đàn Quốc phòng Mỹ (Defense Forum Foundation). Lâu nay, chúng ta vẫn luôn làm ngơ trước tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ, vậy nên hiện tại, chúng ta đang phải nuốt trái đắng do chính mình đã gieo. Tất cả điều này bắt nguồn từ cuộc bỏ phiếu quan trọng của Liên Hiệp Quốc vào năm 1971. Ngày hôm đó, tôi vẫn còn nhớ như in, là một đứa trẻ, tôi nhớ mẹ tôi khi đó tức giận phát run, sau đó, mẹ đưa giấy màu vàng cho tôi xem, trên đó có chữ viết tay rất đẹp của bà. Bà viết tỉ mỉ cho tôi danh sách những quốc gia cần cố hết sức tẩy chay khi đi mua hàng, bởi vì những quốc gia này đã làm những việc rất đáng sợ. Ngày 25/10/1971, một số quốc gia thông qua bỏ phiếu đồng ý cho Trung Quốc dưới sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản thay thế Trung Hoa Dân Quốc trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc
- Virus corona áp đặt luật chơi với nhân loại (RFI) - Thanh Hà - Từ Hàn Quốc đến Ấn Độ, từ Indonesia đến Thụy Điển, virus corona đang bắt mọi người phải thích nghi. Áp lực còn rất lớn tại châu Á, còn châu Âu thực sự hy vọng đang thoát khỏi tâm bão của đại dịch. Lo sợ dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc lớn đến nỗi chính phủ liên tục tung ra những công cụ để rút ngắn thời gian phát hiện các ổ virus corona. Gia đình nạn nhân Covid-19 tại Indonesia cướp xác người thân về mai táng. Tình trạng thiếu hụt nhân công cản trở phục hồi kinh tế tại Ấn Độ. Ngành du lịch Thụy Điển tuyệt vọng trước mùa cao điểm
- Trật tự mới của thế giới thời hậu Covid-19 sẽ ra sao? (RFI) - Trọng Nghĩa - Đặc sắc nhất trong số các đề tài được các tạp chí phát hành vào trung tuần tháng Sáu này mổ xẻ có lẽ là hồ sơ đặc biệt được tuần báo Anh The Economist nêu bật trong tựa lớn trang bìa: “Tình trạng vô trật tự mới của thế giới – The new world disorder”, bên cạnh các chủ đề gắn liền với thời sự trên các báo khác. Hai tờ L’Obs và Courrier International thì nói về các khó khăn của lãnh vực văn hóa sau nhiều tuần lễ sinh hoạt bị ngưng trệ vì lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19, trong lúc Le Point và L’Express đề cập đến các hệ quả của phong trào chống kỳ thị chủng tộc bùng lên tại Mỹ rồi lan rộng ra thế giới.
- Bình Nhưỡng chuẩn bị thả hàng loạt truyền đơn sang trả đũa Seoul (RFI) - Thụy My - Hãng tin chính thức KCNA hôm nay 20/06/2020 loan báo Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị thả hàng loạt truyền đơn sang Hàn Quốc để trả đũa, trong bối cảnh căng thẳng đang tăng lên trên bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây. Tờ báo nhà nước Bắc Triều Tiên Rodong Sinmun đăng hình những tờ truyền đơn với ảnh tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bị bôi đầy những tàn thuốc và mẩu thuốc lá, hoặc với những bình luận mỉa mai.
- Bắc Hàn: Vì sao Kim Yo-jong giận Hàn Quốc và VN giúp được gì? (BBC) - Ankit Panda, tác giả một sách mới về Kim Jong-un, nói với BBC News Tiếng Việt vì sao Bình Nhưỡng tỏ ra căng thẳng.