Matt Mahan

ads header

Breaking News

Điểm Tin Chủ Nhật 14/06/2020

Nhiều tàu cá Việt Nam tố cáo bị tàu Trung Quốc tấn công tại Biển Đông. Ảnh chụp ngày 27/03/2013. Reuters
Điểm Tin Chủ Nhật 14/06/2020
Anh Tuấn Phạm
  • Biển Đông: Tàu Trung Quốc lại tấn công tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa (RFI) - Trọng Nghĩa - Theo báo chí Việt Nam, ngày 12/06/2020, một ngư dân ở Quảng Ngãi đã trình báo với chính quyền việc tàu đánh cá của ông bị một tàu công vụ Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng và cướp bóc tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận có biết tin và đã yêu cầu phía Trung Quốc điều tra. Theo lời kể của ngư dân Nguyễn Lộc, được báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trích dẫn, chiếc tàu QNg 96416 của ông, với một thủy thủ đoàn gồm 15 người, đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa hôm 10/06 thì bị một chiếc “tàu sắt” Trung Quốc mang số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi, liên tiếp đâm vào làm cho hư hỏng và lật nghiêng, khiến các ngư dân phải nhảy xuống biển thoát thân
  • Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ đâm tàu cá ở Hoàng Sa (RFA) - "Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết”
  • Việt Nam: Báo nhà nước cắt bỏ một phát biểu gây xôn xao của thủ tướng Phúc (RFI) - Trọng Thành - Thủ tướng Việt Nam có phát biểu gây xôn xao trong công luận, báo chí nhà nước đồng loạt cắt bỏ; công an Hà Nội thông báo kết luận điều tra về vụ án Đồng Tâm; tổng thư ký LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp thu bài học của Thiên nhiên qua đại dịch Covid-19, để thay đổi định hướng phát triển; một hiệp hội Đài Loan khởi động thủ tục trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp, hướng đến độc lập. Trên đây là chủ đề chính của Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này. Trong những ngày gần đây công luận trong và ngoài nước xôn xao với một phát biểu của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trong một phiên « thảo luận tổ » về tình hình kinh tế xã hội ngày 08/06/2020, tại Quốc Hội, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng một diễn đạt hiếm có để ca ngợi thành tích của chính quyền Việt Nam, trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Ông Phúc so sánh tình hình hiện nay, khi « hàng vạn người từ nước ngoài đăng ký về Việt Nam » để tìm nơi an toàn, trong bối cảnh bệnh dịch, với thực tế Việt Nam sau năm 1975, khi người ta thường nói « nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết ». Giờ đây, theo ông, tình hình là ngược lại, « nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam ».
  • VNTB – Quyền tự do viết báo kiếm cơm (VNTB) - Lynn Huỳnh (VNTB) – Viết báo kiếm cơm … đúng là còn cực và nguy hiểm hơn làm dâu trăm họ nhiều lắm…Tòa soạn nào càng có nhiều cộng tác viên thì tờ báo đó càng phong phú tin tức. Viết báo kiếm cơm cũng là một cái nghề. Ở Sài Gòn có nhiều dịch giả sống khỏe bằng nghề dịch thuật các bài báo ngoại quốc gửi cộng tác với những tòa soạn. Chút khéo léo chọn chủ đề phù hợp, chuyển ngữ với giọng văn sao cho ai đọc cũng dễ dàng hiểu bài báo nước ngoài đó, thế là có thể đều đều nhuận bút. Hồi chưa có mạng internet, báo chí nước ngoài phải mua ngoài sạp báo với các mối quen mới có thể tìm được những tờ đắc ý cho chuyện lựa để dịch gửi cộng tác với nhiều tòa soạn
  • VNTB – Những con người can đảm đang trả nợ cho quê hương… (VNTB) - Mai Tú Ân (VNTB) – Khi đã nhận mình là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo hay là một người cầm bút mà đứng trước bất công ta không dám lên tiếng thì liệu ta có xứng đáng với danh xưng vừa cao quí lại vừa giản dị nhỏ bé đó không? Nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, nhà văn Trần Đức Thạch mới đây và nhà báo Phạm Chí Dũng trước đó, những người vừa bị nhà cầm quyền bắt giữ vô cớ thì đơn giản họ chỉ là những con người luôn sống có trách nhiệm với gia đình, với bạn bè và cao cả hơn là có trách nhiệm với quê hương xứ sở. Là những người cầm bút chân chính, các anh đã tự đặt cho mình một vị trí đầy trách nhiệm là phổ cập những kiến thức cho người dân, đem lại công bằng cho xã hội. Dùng ngòi bút đầy tính nhân văn các anh ca ngợi những điều tốt đẹp cùng với những con người tốt đẹp, và mài sắc thêm ngòi bút các anh phê phán đả kích những việc xấu cùng những kẻ xấu.
  • VNTB – Thu tiền rác theo ký lô và màu sắc: chóng mặt với những quan chức ‘cõi trên’ (VNTB) - Út Sài Gòn (VNTB) – Chuyện cứ như đùa khi ngài bộ trưởng lúc thì nói cân ký lô rác để tính tiền, lúc lại nói nhìn vào màu sắc của bao rác lớn hay nhỏ để thu tiền phí đổ rác. Vừa rồi, Út tui có được đọc một bài báo, nội dung về dự thảo luật Bảo vệ môi trường gì đó. Theo cái ông gì đó, đại khái ý là “…dự thảo luật cũng xác định không thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo bình quân mấy ngàn đồng một hộ nữa mà thu theo khối lượng, theo kilogam…”. Rồi sang hôm sau thì cái ông gì đó ở trên lại nói là sẽ tính tiền rác qua màu sắc cái bao đựng rác… Tin chắc đây sẽ là một chủ đề khá là hay ho nơi quán cóc cà phê vỉa hè, dễ gì bỏ qua dịp may này, Út tui đi “nhiều chuyện” ngay… Đúng như dự đoán, ở quán cà phê quen thuộc, bà con đang tụm năm tụm bảy bàn tán vấn đề… rác thải
  • Sửa luật thu phí rác sinh hoạt theo kilogram có giúp giảm thiểu ô nhiễm? (RFA) - Trong thảo luận tổ tại phiên họp Quốc hội vào sáng ngày 11/6, Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường cho biết Việt Nam hiện có đến 40% rác sinh hoạt là thành phần thực phẩm, hữu cơ và vật liệu có thể tái chế. Do đó, chất thải rắn sinh hoạt không phải là bỏ đi mà là một dạng tài nguyên. Ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh rằng để sử dụng loại tài nguyên này, phải đồng bộ từ phân loại rác từ đầu nguồn (hộ dân) và công nghệ xử lý rác không chôn lấp.
  • Nước Mỹ hỗn loạn, tổng thống Trump vẫn sẽ chiến thắng ? (RFI) - Thụy My - Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn », L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống đương nhiệm rất thích xung đột. Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ chiếm trang nhất và là hồ sơ chính của nhiều tuần báo kỳ này. Trang bìa của The Economist chạy hàng tựa lớn « Sức mạnh của phản kháng » trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, chạy tựa « Nước Mỹ nổi dậy ». L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. L’Express dự báo « Và rốt cuộc người thắng là Trump ». Riêng Le Point kỳ này là số chuyên đề « Địa ốc : Nên sống ở đâu ».
  • Mỹ : Làn sóng chống bạo lực cảnh sát tiếp diễn (RFI) - Thanh Hà - Phong trào phản kháng tại Mỹ chống kỳ thị và bạo lực cảnh sát dấy lên từ sau cái chết của người Mỹ da đen George Floyd giảm cường độ nhưng vẫn chưa tới hồi kết. Tại thủ đô Washington rào cản bao quanh công viên Lafayette đối diện với Nhà Trắng đã được dỡ bỏ. Nhưng tại thành phố Seattle, miền tây bắc Hoa Kỳ, tình hình vẫn còn căng thẳng. Sau loạt bạo động tuần qua, đặc biệt là nhắm vào một số cơ sở của cảnh sát, một khu phố tại Seattle tự nhận là "khu tự quản". Tình trạng này khiến tổng thống Trump, ngày 12/06/2020, cứng giọng với những người phản kháng. Thông tín viên Anne Corpet từ thủ đô Washington:
  • Úc: Biểu tình lên án bạo lực kỳ thị nhằm vào thổ dân (RFI) - RFI - Phong trào Black Lives Matter từ Mỹ đã lan sang đến Úc, nơi mà hiện tượng bạo lực cảnh sát thường diễn ra trong cộng đồng thổ dân. Một cuộc biểu tình, dù bị cấm vì lý do dịch bệnh, vẫn diễn ra tối hôm qua, 12/06/2020, tại thành phố Sydney để lên án tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực nhắm vào cộng đồng thổ dân.
  • VNTB – Khi cựu Hồng vệ binh thức tỉnh nhờ Montesquire (VNTB) - Khánh An dịch (VNTB) – “Nội dung dịch này phác hoạ khá rõ nét về một nhà tranh đấu dân chủ Trung Quốc. Wu Zhenrong từng là một Hồng vệ binh và là “công cụ của đảng”, nhưng “công cụ” sẽ “thức tỉnh” khi “công cụ” bắt đầu biết đặt câu hỏi ngược. Tiếp xúc với các đầu sách và bài viết của các triết gia tự do phương Tây sẽ là bước đầu trợ giúp “khai não”. Qua chân dung của Wu Zhenrong đã cho thấy phần bức tranh dân chủ tại Châu Á theo đó một xã hội dù phát triển, có dân chủ như Hàn Quốc cũng có thể trở thành “đồng minh” với độc tài nếu như được lợi về giao thương. Nổi bật hơn cả ở Wu Zhenrong là dù sống trong nghèo khó và chật vật tại Hàn Quốc cùng với nỗi đau ly hương, ông cũng không bao giờ quên sử dụng ngòi bút để khai trí người dân Trung Quốc. Đây là điều mà nhiều nhà hoạt động Việt Nam khi tỵ nạn tại nước ngoài nên học hỏi.”
  • Tập Cận Bình đối mặt với Hồng Kông, thành trì « thế lực thù địch » (RFI) - Thụy My - Đề tài Hồng Kông được các báo tuần này chú ý với sự kiện tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, trong bối cảnh Quốc Hội Trung Quốc vừa thông qua luật an ninh quốc gia để siết chặt kiểm soát đặc khu. Cuộc tưởng niệm Thiên An Môn cuối cùng sau 30 năm ? Courrier International dịch bài phóng sự của South China Morning Post « Hồng Kông : Các thế hệ cùng đoàn kết để tưởng niệm Thiên An Môn », sự kiện dù bị cấm đoán nhưng vẫn diễn ra.
  • Covid-19 : Ấn Độ, thảm họa y tế đang ở trước mắt (RFI) - Thanh Hà - Với hơn 10.000 ca nhiễm virus corona trong một ngày, Ấn Độ là một trong bốn quốc gia có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới. Theo thống kê chính thức của New Delhi tính đến hôm 12/06/2020 trên toàn quốc có gần 230.000 bệnh nhân. Về mặt chính thức quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới 8.498 trường hợp tử vong, tương đối thấp so với tổng số 1,3 tỷ dân. Trên thực tế, giới quan sát báo động đà lây nhiễn đang tăng nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như ở thủ đô New Delhi. Tại đây, bệnh viện bị quá tải như tường thuật của thông tín viên Sébastian Farcis :