Matt Mahan

ads header

Breaking News

Ngô Quốc Sĩ: Mẹ Thôi Vắng Nhà


MẸ THÔI VẮNG NHÀ
Ngô Quốc Sĩ

Người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do là chuyện dễ hiểu, bởi lẽ dân Việt không thể sống với cộng sản. Nhưng hôm nay, các nhà đấu tranh dân chủ lần lượt rời nước sau một thời gian ở tù cộng sản, tiêu biểu như Nguyễn Văn Đài, Việt Khang, và Tạ Phong Tần, và nay Mẹ Nấm “đã gật đầu đi Mỹ” đang làm dư luận quan tâm về công cuộc đấu tranh dân chủ của dân Việt.

Dân Việt không khỏi trầm ngâm, nhưng rất thông cảm với Mẹ Nấm, người “mẹ vắng nhà” được trả tự do, cùng với 2 con nhỏ và mẹ già ra nước ngoài. Thế là từ nay “mẹ thôi vắng nhà.” Phạm Chí Dũng viết: “Người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh 'Người phụ nữ can đảm thế giới' Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bước ra khỏi nhà tù cộng sản, bỏ lại bản án tù giam 10 năm !.”

Trước mối quan tâm của dư luận, Võ Hồng Ly đã chia sẻ. “Có một số ý kiến cho rằng nếu quyết định ra nước ngoài tị nạn là chị sẽ tự đánh mất đi 90% sức mạnh của mình, chưa kể chị cũng sẽ mất đi sự độc lập cần có cho công cuộc chung. Tôi không nghĩ vậy... Vì cuộc đấu tranh này là cuộc chạy tiếp sức và mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm ghé vai vác lấy phần thuộc về mình, nên mẹ Nấm đã làm quá đủ trách nhiệm cần thiết cho chúng ta trong thời gian vừa rồi.”

Với niềm cảm thông, Phạm văn Thành còn mong mỏi đừng ai mắng mỏ Mẹ Nấm chỉ đấu tranh để được đi Mỹ! Oan lắm đó nhé…

Đồng quan điểm, Lão Báng đã biểu tỏ tình người với Mẹ Nấm qua bài thơ “Nhơn Tình”, nghĩ rằng dại gì mà đưa đầu cho cỗ máy giết người nghiền nát?

Cũng mấy bữa rồi nha,
Tin đồn loan ra: Mẹ Nấm đi Mỹ!
Có lạ chi đâu cà?
Đi Mỹ cũng tốt thôi
Hỏng lẽ bắt người chết trong tù à?

Đã thế, không phải chỉ có Mẹ Nấm, mà trước đây, nhiều nhà đấu tranh cũng đã rời nước, thoát khỏi cùm đỏ:

Trước đây cũng đã có rồi?
Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải
Bùi Kim Thành, Trần K. Thanh Thủy 
Việt Khang, Phương Uyên
Lâu nữa là Đoàn Viết Hoạt...
Mấy ai có làm chi?

Mọi người đều cảm nhận rằng, tranh đấu, vào tù, rồi ra tù, rời nước bằng những lối đi khác nhau, là chuyện chẳng đặng đừng. Ai mà chẳng cảm thương các chiến sĩ đã liều thân đấu tranh cho quê hương, nay đành ngậm ngùi bỏ nước ra đi! Theo Lão Báng, đấu tranh là sứ mệnh chung của dân Việt, không thể giao khoán cho ai và cũng không thể buộc ai phải đóng góp qúa sức mình:

Cuộc đấu tranh giành độc lập
Đánh đuổi rợ Hán phương Bắc 
Đâu của riêng ai?
Đóng góp tùy theo sức

Nhất là thời gian và hoàn cảnh là lò luyện thép, là lửa thử vàng. Phải đến cuối đường mới biết ai là “ngựa chạy đường dài,” ai là con yêu của tổ quốc. Không nên quyết đoán vội vàng, bởi lẽ “nước cạn mới biết rong rêu.”

Nhìn trái biết cây
Không lấy thành bại luận anh hùng
Nước cạn mới biết rong rêu.
Đến bờ tự do mới thấy được lòng người yêu nước
Không đợi quốc biến gia vong mới biết đâu hiếu tử

Từ cảm thức thời gian đãi lọc và khổ luyện, người ta không nên qúa bi quan về hiện tượng rời nước của các nhà đấu tranh. Họ đã đóng góp qúa nhiều trong nước, rồi ra ngoài họ cũng có thể hòa mình vào công cuộc đấu tranh chung của người Việt hải ngoại. Nếu có bi quan là bi quan trước thực trạng một số dân Việt đã bị tha hóa, vội quên căn cước tị nạn, thờ ơ với công cuộc đấu tranh chung của dân tộc, quay lưng với nỗi đau của đồng bào tại quê nhà:

Bao nhiêu người tới Mỹ
Còn nghĩ đến quê hương?
Dòm coi chung quanh thì biết
Nói ra cũng kẹt,
Mà không nói ra biết đến bao giờ?

Thậm chí, một số người còn chạy theo nếp sống hưởng thụ, lại còn mang áo gấm về làng khoe khoang, ăn chơi thỏa thích, vui thú trên máu và nước mắt của đồng bào!

Còn người thoát ra
Đầu tắt mặt tối
Còng lưng trong hãng xưởng kiếm ăn
Có chút tiền rủng rỉnh thì nhố nhăng
Già lãnh tiền xã hội quay về “áo gấm”

Sự thật mất lòng! Nhưng Lão Báng đã can đảm nói lên sự thật. Còn gì mỉa mai hơn! Trong khi một số người Việt tị nạn chạy theo nếp sống đua đòi nhố nhăng, thì dân Việt tại quê nhà đang uất nghẹn trong địa ngục đỏ. Đất nước đã bị bọn con hoang bán đứng cho ngoại tặc:

Bán đất, biển, rừng cây
Sống nhỡn nhơ ăn nhậu cờ bạc suốt ngày

Càng tủi nhục hơn! Trong khi trên 90 triệu dân đang rên xiết trong gông cùm, thì bọn “con cháu Bác” một thời khố rách áo ôm, nay bạc vàng đầy túi, phè phỡn hưởng thụ trong những biệt phủ nguy nga tráng lệ:

Từ thằng khố rách áo ôm, ở hang
Bây giờ nhà to bự hơn trái núi
Tiền, vàng, hột xoàn, đô la đầy túi 

Đáng nói nhất là bọn mán rừng, nay thành tư bản đỏ,vẫn không dấu nổi bản chất ngu xuẫn của lũ người vô học:

Nói ra câu nào làm trò cười câu đó 
Vậy mà có ai dám nói
Chỉ có vài trăm (đúng không?)
Nói ra là bị tóm..

Đó là chưa nói tới tệ nạn buôn người, bao thiếu nữ đang bị rao bán như những món hàng làm nô lệ tình dục, làm dâu xứ người, sống khổ hơn cả con chó!

Đàn bà, con gái bị bắt bán ra nước ngoài
Khổ hơn con chó
Ai đứng lên đấu tranh?

Hỏi chính là trả lời. Toàn dân đều chung sứ mệnh cứu nước. Dù người này người nọ có ra đi, thì công cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục và tiếp tục mạnh hơn. Trường hợp Mẹ Nấm càng đáng lạc quan như Võ Hồng Ly đã ghi nhận: “Với khả năng ngôn ngữ và những mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập trong suốt quá trình tranh đấu khá dài, mẹ Nấm sẽ vẫn có thể có những hoạt động hiệu quả để đóng góp cho công cuộc chung…”. 

Tóm lại, mỗi người hãy tự nhận lấy trách nhiệm của mình. Nếu toàn dân đứng lên với khối óc và con tim, với bàn tay Phù Đổng, kiếm thần Lê Lợi, thì bức tường nào cũng bị xô ngã, xích xiềng nào cũng bị bẻ gãy. Cơn bão lửa đã châm ngòi..