Matt Mahan

ads header

Breaking News

Kiểm định UPR: Cơ hội để XHDS ở VN lên tiếng với LHQ

Kiểm định UPR: Cơ hội để xã hội dân sự ở Việt Nam lên tiếng với LHQ

BPSOS hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật trong việc biên soạn các bản góp ý
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 17 tháng 5, 2018
http://machsongmedia.com

Tháng 1 năm 2019, Việt Nam lại qua kỳ kiểm định định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review, UPR). Kỳ kiểm định trước đây là tháng 2 năm 2014.

Kiểm định UPR là thể thức cho mọi quốc gia thành viên LHQ. Qua đó, cứ mỗi 4.5 đến 5 năm, từng quốc gia một đều phải qua sự kiểm định của các quốc gia khác, và bởi văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ. Các tổ chức xã hội dân sự tại quốc gia ấy và trên toàn thế giới đều có cơ hội  góp ý với văn phỏng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ.

Ngày 12 tháng 7 tới đây là thời hạn để góp ý cho kỳ kiểm định UPR đối với Việt Nam sắp đến. Chúng tôi khuyến khích các tổ chức XHDS ở trong nước và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của người Việt ở hải ngoại hãy góp ý. Sự góp ý ấy có nhiều lợi ích:

(1)    Giúp Hội Đồng Nhân Quyền LHQ hiểu rõ thực trạng nhân quyền ở Việt Nam thay vì chỉ dựa vào bản báo cáo của nhà nước Việt Nam;

(2)    Tự giới thiệu cho quốc tế biết đến mình;

(3)     Tăng yếu tố bảo vệ -- các chính quyền không được trả thù những ai hay tổ chức chỉ vì họ báo cáo hay góp ý với LHQ.

Cô Nguyễn Khuê-Tú từ Vancouver, Canada đại diện Hội PNNQVN tại kỳ kiểm định Việt Nam về Công Ước LHQ về Nữ Quyền (CEDAW), ngày 10/07/2015 
Nếu ai muốn tìm hiểu, kèm đây là bản báo cáo năm 2017 của Việt Nam về việc đáp ứng những khuyến nghị từ kỳ kiểm định UPR năm 2014: https://www.upr-info.org/sites/default/files/document/viet_nam/session_18_-_january_2014/vietnam-midterm-2ndcycle.pdf.

Năm 2014, BPSOS đã giúp cho nhiều tổ chức nộp bản đệ trình (trang 12 và 13): https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G13/183/23/PDF/G1318323.pdf?OpenElement. Các tổ chức này gồm có BPSOS, Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu, Nhóm LM Nguyễn Kim Điền, Cao Đài, PGHH, và nhóm Hmong. Dưới đây là bản đúc kết các khuyến nghị và những cam kết của Việt Nam tại kỳ kiểm định UPR năm 2014: http://dvov.org/wpcontent/uploads/2014/08/recommendations_and_pledges_viet_nam_2014-2.pdf

Để giúp cho các tổ chức XHDS ở trong và ngoài Việt Nam, chúng tôi đã dịch sang Việt ngữ tài liệu chỉ dẫn: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/05/UPR-instructions-Vietnamese.pdf .

Bản gốc tiếng Anh: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/05/UPR-Technical-guidelines.pdf

Trong tài liệu chỉ dẫn này, các tổ chức XHDS được gọi là “thành phần hữu quan”.

BPSOS sẵn sàng cung cấp các hướng dẫn phụ trội cho các tổ chức XHDS ở trong và ngoài Việt Nam vể biên soạn bản đệ trình. Chúng tôi cũng sẽ giúp dịch sang tiếng Anh một số bản đệ trình.

Năm 2014, BPSOS đã giúp các tổ chức Công giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Hmong và Chăm thực hiện và nộp các bản góp ý. Xem nguyên văn các văn bản góp ý tại đây: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/UPRVNStakeholdersInfoS18.aspx

Ngày 30 tháng 4 vừa qua, BPSOS đã hỗ trợ 10 tổ chức XHDS ở trong và ngoài Việt Nam góp ý với LHQ cho cuộc kiểm định đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, sẽ diễn ra vào tháng 7 tới đây.

Từ năm 2014, BPSOS bắt đầu hỗ trợ cho các tổ chức XHDS và các cộng đồng tôn giáo và bản địa ở Việt Nam để ngày càng có tiếng nói tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Bài liên quan:

Vận Dụng UPR Để Phát Huy Xã Hội Dân Sự
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2798

10 tổ chức XHDS góp ý cho cuộc kiểm điểm nhân quyền đối với Việt Nam
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1329-2018-04-30-23-12-48.html

Lần đầu phụ nữ và dân oan có tiếng nói tại LHQ
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1006-lan-au-phu-n-viet-co-tieng-noi-tai-lhq.html