Matt Mahan

ads header

Breaking News

Tưởng Niệm 30 tháng 4 tại Montreal & Ottawa

Khoảng 1,000 người Việt từ nhiều tỉnh bang về tham dự trong cơn mưa lạnh 
Tưởng Niệm 30 tháng 4 tại Montreal & Ottawa
Khán Giả Đã Khóc Với Phim VIETNAMERICA

• Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh Thu hút khán giả giới trẻ
• Hội VAHF tham dự Tưởng niệm 30 tháng 4 và Lễ Thượng Kỳ tại Ottawa.

*Bản tin của hội VAHF
( Hình do Bùi Triển và Hoàng Hải thực hiện)

Trưa thứ Bảy 29 tháng Tư, 2017, khu phố đường Benaed Ouest trong trung tâm thành phố Montreal có rạp hát Outremont Theatre là nơi giới nghệ sĩ của thành phố thường lui tới, hôm nay có điều gì lạ khiến cả khu phố rộn ràng, mọi người trố mắt nhìn những người Canada gốc Việt bỗng xuất hiện rất đông từ nhiếu góc đường phố đổ về với cùng một mục đích là để xem phim VIETNAMERICA. Họ đứng thật đông trước cửa rạp để chờ giờ mở cửa. Có những người không mua được vé vì 800 vé đã được bán hết một tuần trước đó.Họ đến với hy vọng vé sẽ có bán tại cửa, nhưng Ban tổ chức đã phải ái ngại từ chối khoảng gần 50 khách. Riêng Trường Việt Ngữ Đắc Lộ thuộc Cộng đoàn Công Giáo Montreal do cha Đinh Thanhh Sơn quản nhiệm, và thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đặng Lộc đã hướng dẫn việc chở bằng xe bus trên 80 học sinh đến xem phim trong trật tự.

Chương trình được khai mạc vào khoảng 2 giờ chiều. Phần chào cờ Canada và Việt Nam Cộng Hòa, và phút mặc niệm trang trọng vừa chấm dứt. Đèn bỗng bị tắt toàn bộ, sân khấu tối đen, một màn hoạt cảnh âm thanh để minh họa lại ngày 30 tháng 4 năm ấy, đất nước đã hoàn toàn rơi vào tay cộng sản, do MC Huy Bùi và anh Lê Văn Anh Cácthực hiện với âm thanh của tiếng súng nổ, sấm xét rồi nhạc được trổi lên diễn tả nỗi kinh hoàng, sợ hãi, đớn đau và tan tác của người dân Việt. Chỉ khoảng 5 phút thôi nhưng màn hoạt cảnhnày đã đem lại những xúc động bất ngờ cho khán giả.


Tâm sự của người lính già có trách nhiệm

Điều khiển chương trình do hai MC duyên dáng Huy Bùi nói tiếng Việt và Mai Trinh nói tiếng Pháp đã ra chào khán giả và giới thiệu Cựu Đại tá Nguyễn Thu Lương thuộc binh chủng Nhảy dù. Ông Lương và chiến hữu của ông đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng trước khi bị bắt vào cuối tháng 4, 1975 tại Phan Rang rồi bị tù trên 10 năm trước khi được thả và định cư tại Canada. Ông năm nay đã gần 90 tuổi.Với giọng đầy xúc động và chân tìnhÔng Lương tâm sự: “Là một sĩ quan cấp trung, tôicảm thấy có trách nhiệm không bảo vệ được đất nước. Dù biết rằng là lính thua trận thì không thể nói mạnh, nhưng tôi cũng muốn nhắn nhủ với giới trẻ rằng: quân đội VNCH đã không hèn nhát nhưng vì hoàn cảnh lịch sử, chúng tôi đã phải bị bó tay. Tôi rất mong giới trẻ phải học hỏi để khỏi hiểu sai về cha mẹ, ông bà của mình…”

Vị khách danh dự và những sai sót trong bài học lịch sử

Vị khách danh dự mà mọi người mong đợi đó là Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Với chiếc áo dài ren màu đen có thêu hoa vàng thanh nhã, chị đã thu hút được khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Với những lời tâm tình ngắn gọn với khán giả người lớn và bài nói chuyện bằng tiếng Anh cho giới trẻ để nói về một số những sai sót về lịch sử vẫn được lưu truyền trong sách vở tài liệu về chiến tranh Việt Nam về Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại như luận điệu cho rằng miền Nam thua vì quân đội VNCH hèn nhát không chiến đấu…Chị nhắc nhở giới trẻ nên tìm hiểu lịch sử với cẩn trọng và nên nói chuyện với cha mẹ để biết kinh nghiệm máu xương của họ.

Khán giả đã đặt một số câu hỏi tới chị liên quan đến vấn về thảm họa Formosa, những người trẻ đặt câu hỏi các em có thể làm gì? Những tràng pháo tay dành cho nhà khoa học còn nặng lòng với lịch sử, với văn hóa và nhất là với giới trẻ Việt Nam như một mối giây liên hệ dù vô hình, nhưng rất bền vững.

Bài học và niềm hãnh diện của giới trẻ

Người phát biểu thứ ba là em Jennifer Chung, Hoa Hậu Á Châu San Jose, một cảm tình viên của hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa VAHF với chiếc áo dài trắng và vóc dáng xinh đẹp, Jennifer đã làm ngạc nhiên khán giả khi em có thể phát biểu lưu loát bằng hai ngôn ngữ Việt Anh, Em cho biết khi được học hỏi về nguồn gốc của mình em cảm thấy rất hãnh diện vì mình là người Việt Nam và em sẽ cố gắng làm những gì có thể để không phụ lòng cha mẹ và những người đã hy sinh cho em.

Lòng tri ân 

Nhà sản suất Nancy Bùi và trưởng Ban Tổ chức Thái Hà đã tặng plaques và hoa tri ân các nhà bảo trợ và các hội đoàn đã đóng góp tài lực và vật lực cho buổi chiếu phim được hình thành: đại diện CDNVQG vùng Montreal, BS Đào Bá Ngọc, Cố vấn Gia Đinh mũ đỏ canada, Cựu Đại Tá Nguyễn Thu Lương, đại diện hội cựu Quân nhân VNCH, Cựu Đại tá Lê Văn Trang, đại diện Hội Phụ nữ VN canada vùng Montreal, Chưởng khế Nguyễn Thanh Tuyền, đại diện hội thiện nguyện HOF, bà Lê Thi Uyên, đại diện CDCông Giáo VN vùng Montreal, DS Phạm vũ Biền, đại diện chùa Quan Âm, Thượng Toạ Thích Trường Phước, đại diện Tổ đình Từ quang , Phật Tử Tuệ Sơn, đại diện Thời Báo , VIETV Canada Phóng viên Như Lan , phóng viên Hoàng Quốc, Đại diện V247 Bà Celine Ngô, đại diện hội nha sĩ VN Canada, Nha Sĩ Nguyễn Ngọc Nga, Hiệu Trưởng Nguyễn Đặng Lộc , trường Việt ngữ Đắc Lộ, và Dược Sĩ Thân Phương Vân.

Nỗi xúc động của khán giả

Phim VIETNAMERICA được trình chiếu ngay sau đó.Có thể nói rằng âm thanh và phòng chiếu của rạp Outremont Theatre thuôc vào bậc nhất của ngành chiếu phim. Được biết rạp hát này vừa mới tốn nhiều triệu tiền Canada để sửa chữa và tân trang với dụng cụ tốt vào hàng đầu , do đó phim VIETNAMERICA đã đến với khán giả với tất cả những ưu điểm về kỹ thuật của cuốn phim. Khán giả đã ngồi yên lặng để theo dõi. Có những tiếng nấc nho nhỏ và những chiếc khăn được đưa lên để chùi nước mắt nhiều lần.Khi phim chấm dứt, đèn bất sáng, nỗi xúc động như còn hiện rõ trên gương mặt từng khán giả.

Phần thảo luận với nhiều ý kiến quan tâm đến Việt Nam

Hình trái: Tiệc trà do chị em Hội Phụ nữ Việt Nam Montreal chuẩn bị để đón khách. Hình phải: Anh John Hòa đón chào khách

Hai MC. Huy Bùi và Mai Trinh đang hướng dẫn quan khách chào quốc kỳ Canada & Việt Nam
Với bốn thảo luận viên Anh John Hòa Nguyễn, chị Thái Hà và bà Nancy Bùi thuộc hội VAHF và Nha sĩ trẻ Glenn Hoa Xuân Longcũng khá sôi nổi; ngoài những lời khen và cám ơn hội VAHF đã làm cuốn phim, những câu hỏi còn lại của giới trẻliên quan đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, thảm họa Formosa , về những điều tuổi trẻ cần phải làm gì, và cả về những trăn trở của các em khi làm việc với cộng đồng VN, với thế hệ người lớn thường gặp những khác biệt hầu như không thể vượt qua.

NS. Glenn Hoa Xuân Long đã đưa ra lời khuyên rằng các em trước hết phải lo học cho giỏi để thành tài. Khi có thì gìo tham gia thì nên chọn lựa làm những gì và với ai. Khi chọn rồi thì cố gắng theo đuổi và không nên nản chí.

Xúc cảm của khán giả sau đó đã được tràn qua gần 50 emails, text tới Ban Tổ chức. Chúng tôi xin ghi lại và chia sẻ với bạn đọc một phần trong cuối bài này.Buổi chiếu phim đã hoàn tất khoảng 5 giờ chiều cùng ngày.

Món quà quý giá

Chị Lê Thi Uyên, người có nhã ý làm một bánh “cake” mừng sinh nhật hai tuổi của phim VIENAMERICA trong dịp phim được trình chiếu tại Montreal đã tâm sự:

“Ngay sau khi về nhà em đã nhìn thấy sự thay đổi của cháu Bùi Huy Thiệu, 15 tuổi.Cháu về nhà ngắm nhìn Lá cờ để trên bàn thờ ông nội , ông ngoại thật lâu . Lấy xuống khoác lên người mình , ra vẻ rất trân trọng , và nói mẹ chụp hình cho Huy Thiệu ôm khoác lá cờ. Em xúc động quá. Chiều hôm ấy cháu đã ngồi xuống để viết những giòng cảm nghĩ, xin gửi cho chị dưới đây.(Xin xem cảm nghĩ của Huy Thiệu cuối bài).

Ban Giám đốc và một số nhân viên phục vụ rạp Outremont Theater đã vui vẻ chào các thành viên trong Ban Tổ chức và chia sẻ:” Chúng tôi chưa bao giờ thấy đông người Việt Nam như hôm nay. Tôi nghĩ quý vị đã đem lại món quà thật quý đến cho họ.Và với những người trẻ VN, cuốn phim là món quà đặc biệt của thế hệ cha anh trao tặngđể họ biết được họ từ đâu đến và những gì đã phải hy sinh. Họ thật may mắn. Phần chúng tôi thật vui và hãnh diện khi được cộng tác vào công việc đầy ý nghĩa này.”

Ottawa, một thành công bất ngờ!

Bà Hà Quyên, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Ottawa đã lo lắng cả tháng trước ngày trình chiếu vì dân số người Việt trong thủ đô của Canada không nhiều nên mặc dù sức chứa của rạp chỉ có 320 chỗ, số vé bán được còn rất khiêm nhường cho tới khoảng hơn một tuần trước ngày chiếu là ngày 30 tháng 4, 2017. Bà và tổ chức Cộng Đồng ngoài việc lo chiếu phim còn phải lo cho buổi tưởng niệm 30 tháng 4, nên nỗi lo thực sự đã không nhỏ. Nhưng nhờ vào sự vận động của các thành viên cộng đồng và thân hữu, đặc biệt là của truyển thông và Thời Báo Canada, bà Hà Quyên đã hoan hỉ báo cho hội VAHF vào sáng thứ Bảy, khi hội VAHF đang chuẩn bị khai mạc buỗi trình chiếu tại Montreal. Tiếng bà như reo vui qua điện thoại:

“ Vé đã không còn để bán trong khi bà con điện thoại hỏi rất nhiều!”

KHoa học gia Dương Ngyệt Ánh đang nói chuyện trước 800 khán giả

Từ trái: MC Huy Bùi, cựu ĐT. Nguyễn Thu Lương, nhà sản xuất Nancy Bùi, và Hoa hậu Jennifer Chung

Ban tổ chức tặng hội VAHF số tiền là $14, 218 Gia kim là tổng số thu nhập sau khi trừ chi phí của hai buổi chiếu phim tại thành phố Montreal & Ottawa

Từ trái: MC. Mai Trinh, Hoàng Dung, Thái Hà và Nancy Bùi cầm Chiếc bánh sinh nhật 2 tuổi của VIETNAMERICA do chị Lê Thi Uyên tặng. Hình phải: Huy Thiệu Bùi và lá cờ VNCH

Thảo luận Hỏi & Đáp với Nancy Bùi, Thái Hà, John Hòa, và NS.Glenn Hoa Xuân Long.Hình phải: một khán giả trẻ đang đặt câu hỏi cho các thuyết trình viên.

Từ trái: Anh Đỗ Hữu Thọ, phu quân và KHG. Dương Nguyệt Ánh. MC. Mai Trinh, Thái Hà & Huy Bùi
Lễ Tưởng niệm Quốc hận của CĐNVTD Ottawa

Buổi trưa ngày Chủ Nhật trong cơn mưa nặng hạt và gió lạnh bất ngờ của ngày cuối tháng 4, 2017, anh chị em trong hội VAHF đã đến vừa kịp lúc để tham dự buổi lễ tưởng niệm ngày Quốc hận tại khu tượng Đài Thuyền Nhân Trên đường Rochester, thuộc trung tâm thủ đô Ottawa, cùng với Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Ottawa. Buổi lễ thật trang nghiêm và ấm cúng. Ông Lê Duy Cấn, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Trung Tâm Người Việt Canada đã đồng chủ tọa với bà Hà Quyên và một số quan khách Việt –Canada, và những người trong các cộng đồng bạn đã và đang sát cánh làm việc với người Việt Canada trong nhiều chục năm qua. Những bài diễn văn ngắn nhưng cô đọng nhiều ý nghĩa. Hai nhạc sĩ và ca sĩ địa phương Nguyễn Duy Vinh và Hoàng Song An cống hiến những bản nhạc quê hươngđã thổi những luồng hơi ấm giữa những người Việt còn nặng lòng với quê nhà.

Tượng đài Thuyền Nhân tại Ottawa trong ngày tưởng niệm 42 năm mất nước vào tay CS.

Lễ tưởng niệm ngày 30 tháng 4 của Cộng Đồng NVTD Ottawa tại Tượng đài thuyền nhân

Lễ Thượng kỳ trước tòa Quốc hội Canada tại Ottawa

Khoảng 1,000 người Việt từ nhiều tỉnh bang về tham dự trong cơn mưa lạnh 
Buổi lễ chấn dứt vào khoảng 2 giờ chiều, nhưng cơn mưa vẫn còn kéo dài và có phần lớn hơn và lạnh hơn. Một số đông đồng hương ở xa không muốn về nhà nên đã đi đến thẳng rạp Mayfair Theatre để chờ giờ chiếu phim. Họ đã đứng xếp thành hàng dài trước cửa rạp trong cơn mưa lạnh để chờ giờ chiếu vì rạp đang chiếu một phim khác nên họ không cho vào trong rạp sớm.

Những ghi nhận của chính giới Canada trước những đóng góp của người Việt

Cuối cùng mọi người cũng vào an tọa trong rạp và chương trình chiếu phim đã được bắt đầu vào lúc 3.30 chiều. với hai MC. Điều khiển chương trình: Đàm Lê Hoàng Nghi nói tiếng Anh và John Hòa Nguyễn nói tiếng Việt. Số khách người Canada khá đông. Đặc biệt là sự có mặt của cựu Dân biểu và phu nhận Paul& Julia Dewar. Ông paul Dewar là con trai của cố Nữ Đô trưởng Marrion Dewar, thuộc đảng Tân Dân Chủ người đứng đầu trong cuộc tranh đấu cho Dự án 4000 nhằm vận động chính phủ Canada nhận người tị nạn Việt Nam vào những năm cuối của thập niên 1970 trước sự chống đối mãnh liệt của các dân biểu, nghị sĩ thuộc các đảng phái khác lúc bấy giờ, và bà Pat Marshall, viên chức cao cấp của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chuyên lo cho người tị nạn Việt Nam vào thập niên 1980.

Với tư cách là khách danh dự Ông Paul Dewar phát biểu về nỗ lực của ông và gia đình trong những ngày tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam, ông ca ngợi sự thành công và đóng góp của người Việt gốc Canada vào sự hưng thịnh trong mọi lãnh vực. Ông cũng cám ơn Ban Tổ chức đã mời ông đến xem cuốn phim mà ông đã được nghe nói rất nhiều.

Khách xem phim tại Ottwa đã biểu lộ xúc cảm của mình qua những cái bắt tay trìu mến với Ban Tổ chức. Dư âm của những xúc cảm này còn qua những emails, text tới Ban tổ chức mãi cho đến ngày hôm nay.

VIETNAMERICA DVD móm quà lưu niệm đắt hàng

Buổi chiếu phim đã nhận được tình cảm đặc biệt của khán giả. Một số đông người xem đã mua DVD để cho người thân không có dịp đi xem và để làm tài liệu cho tủ sách gia đình. Chính vì sự ủng hộ nhiệt thành này mà hội VAHF đãn bán được khoảng 500 cuốn DVD, gồm khoảng 400 cuốn ngay tại hai buổi chiếu phim, và Montreal còn đặt mua thêm 100 cuốn.

Những giòng nước mắt dưới cơn mua

Trưa ngày 1 tháng 5, Hội VAHF còn có may mắn được tham dự buổi Lễ Thượng Cờ VNCH trước Quốc hội Canada lần đâu tiên tại thủ đô Ottawa do Liên Hội Người Việt Canada với sự lãnh đạo của Bác sĩ Kiên Lê và Cộng Đồng Người Việt của nhiều thành phố tại Canada phối hợp tổ chức.Trong cơn mưa nặng hạt và lạnh cóng da, khoảng 1,000 đồng hương đứng đó nghiêm trang chứng kiến buổi rước cờ VNCH và cờ Canada để ghi nhớ ngày Chính Phủ và Quốc Hội Canada chính thức công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ là cờ của người Canada gốc Việt và cũng là ngày kỷ niệm 150 năm lập quốc của Canada.

Khi quốc ca của hai nước được hát lên, những giòng nước mắt của người Việt tị nạn xa quê hương 42 năm đã chảy xuống cùng với những giọt nước mưa đang tuôn trào. Tinh thần yêu quê hương và dân tộc của những người Việt tha phương quả thật không bao giờ phai mờ, dù ở một nơi chân trời góc biển nào của trái đất. Và đây đích thực là niềm hy vọngcho Việt Nam.

Riêng với các anh chị em hội VAHF cảm thấy rất may mắn vì nhờphim VIETNAMERICA mà họ đã có được những cơ hội đến với nhiều cộng đồng người Việt khắp nơi để chia sẻ tâm tình và ước vọng với mọi người. Hy vọng sự gắn bó này sẽ giúp cho việc giáo dục giới trẻ tại hải ngoại biết yêu thương Việt Nam. Và sự liên kết này có thể giúp vào công cuộc đấu tranh cho một việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ vào ngày mai.

Bản tin VAHF
05/2017

Hai MC. John Hòa Nguyễn và Đàm Lê Hoàng Nghi tại buổi chiếu VIETNAMERICA tại Ottawa

Bà Hà Quyên, Cựu Dân biểu Paul Dewar và bà Pat Marshall

Quang cảnh trong rạp Mayfair Theatre
Chia sẻ cảm tưởng của một số khán giả

“Bây giờ đã là vài ngày kể từ khi tôi xem phim "VIETNAMERICA" và nó vẫn ám ảnh tôi. Thật là một ý tưởng tuyệt vời để kể câu chuyện của thuyền nhân Việt Nam qua lăng kính của bi kịch của gia đình ông Nguyễn Tiến Hóa.Giống như hầu hết mọi người trong rạp chiếu phim, tôi không thể ngăn được những giòng nước mắt của tôi. Nó mang lại nỗi buồn của tất cả các chuyến đi của những người rời bỏ Việt Nam mà tôi đã gặp từ năm 1980.

Bộ phim của bạn sẽ đi một chặng đường dài để đảm bảo rằng thế hệ trẻ sẽ không quên giá đã được trả cho sự tự do của họ.Cám ơn chị Mai thật nhiều đã đảm bảo rằng tôi đã không bỏ lỡ cơ hội xem phim”

Pat Marshall, Ottawa

Vietnamerica không chỉ là một phim tài liệu.Đó là một đặc biệt nhất.Nó đã được thực hiện một cách khéo léo và đầy tính khám phá.Tập trung nhiều hơn vào kinh nghiệm nhân vật và kể chuyện hơn là kể chuyện lịch sử và kinh nghiệm nhân vật là điều làm cho nó trở nên đặc biệt. Những người có kinh nghiệm khủng khiếp, những người trải qua thời kỳ khó khăn, những người yêu nước hoặc chỉ đơn giản là một kẻ bộ hành thân thiện như tôi, tất cả mọi người đều có thể cảm thấy gần gũi với cuốn phim. Tôi, là một người Việt Nam, tôi biết lịch sử, tôi biết sự thật, nhưng xem ai đó chia sẻ kinh nghiệm và nỗi buồn của họ vẫn khiến tôi xúc động và thực sự cảm thông.

Bùi Huy Thiệu (15 tuổi), Montreal

Phim VIETNAMERICA gửi tín hiệu chính xác rằng bài hùng biện của cộng sản thực chất không có gì ngoài sự tai hại, và bóp méo sự thực .Vietnamerica đã mời gọi tất cả những ai quan tâm đến việc gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Việt Nam rằng họ phải tự suy nghĩ lại ngay lập tức.

Jean-François Lépine, Montreal

Trước khi xem phim, em gái tôi và tôi đã thảo luận về những sự kiện mà chúng tôi đã biết, những hình ảnh chúng tôi đã thấy, và những lời giải thích chúng tôi đã nghe về Chiến tranh Việt Nam và Thuyền Nhân. Nhưng ít người biết rằng bộ phim tài liệu này đã thể hiện sự hồi tưởng về những ký ức hấp dẫn, tình cảm nguyên thủy của Võ sư Hóa Nguyên, Cô Nguyệt Ánh Dương, Ông Thanh Tử Trần, và bà Nancy Bùi. Câu chuyện của họ đã làm động lòng của chúng tôi, khiến chúng tôi phải rơi nước mắt và cuối cùng làm cho cả hai chúng tôi hỏi "Tại sao?". Những hành động tàn bạo mà nhân dân Việt Nam phải đối mặt đã không thể lường trước được, đó là một trận chiến mà chúng tôi không bao giờ chống lại, nhưng là thế hệ trẻ hơn, chúng tôi sẽ cố gắng. Những câu chuyện riêng được kể lại bởi những cá nhân này đã truyền đạt một câu chuyện về thuyền nhân mà không ai từng nghe và nhìn thấy trước đây.

Ann & Tâm Phùng, Ottawa