Matt Mahan

ads header

Breaking News

“Về để chết nơi quê hương”


“Về để chết nơi quê hương”
Giao Chỉ

Lời nói đầu Ghi lại câu chuyện này nhân dịp chúng tôi tổ chức Chiều tưởng nhớ Hoàng Cầm Phạm Duy lúc 1 giờ chiều chủ nhật 28 tháng 3-2017 tại Santa Clara County 70 W Hedding San Jose CA góc đường số 1. Một chương trình Thơ phổ Nhạc hết sức truyền cảm trong không khí gia đình và tình văn nghệ. Những bài thơ bài ca nào được coi là tiêu biểu của thời kháng chiến, của giai đoạn chiến tranh, của một thời để yêu và một thời để chết. Những tiếng hát thân quen nào tại San Jose sẽ tham dự để đem ý nghĩa của văn hóa sân khấu Việt từ thế kỷ 20 gửi cho thế kỷ 21. Xin mời những ai từng yêu thơ Hoàng Cầm, người thi sĩ của một thời Nhân Văn Giai Phẩm đau thương. Những ai đã từng yêu nhạc Phạm Duy suốt 60 năm qua. Xin hãy đến với chúng tô...một lần.

Câu chuyện với Phạm Duy, gói trọn một đời.

Phạm Duy, người hát rong, tên hề của sân khấu, tay du côn của cuộc đời, nhạc sĩ thiên tài, sau cùng đã về chết tại quê hương miền Nam.

Năm 2005, ba ngày trước khi về Việt Nam, Phạm Duy đã “đấu láo” bằng tâm sự vụn. Nội dung nói chuyện không chuẩn bị. Nghĩ gì nói đó. Gan ruột tuôn trào. Thực sự với tuổi già và bệnh hoạn, Phạm Duy tưởng là về sống một hai năm rồi đi. Ông nói khi xuống giọng: “Tôi cũng chẳng có tham vọng gì đâu. Về để chết ở quê hương thôi.”

Thời gian chờ chết kéo dài đến hơn bẩy năm.

Ông ra đi để lại nhiều lời khen chê từ cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng.

Tôi là người yêu cả đường đi nên may mắn có dịp trò chuyện với ông lần cuối. Xin gửi đến quý vị độc giả và thính giả toàn bộ câu chuyện. Cả những lời phê phán cuộc đời xem chừng rất bất lịch sự. Pha tiếng chửi thề không đủ chữ. Xin hết sức cáo lỗi. Sẽ không cần tranh cãi với các quan viên không đồng ý. Cũng chẳng cần nói thêm với các bạn tán thành. Quan điểm khác biệt vốn là tinh hoa của thế giới tự do. Có anh bạn trẻ, suốt năm năm viết báo chửi Phạm Duy, vừa viết lời xin lỗi với vong linh ông. Chuyện vẫn là đời thường. Có những lời thóa mạ nặng nề tiếp tục. Cũng là chuyện đời thường. Tội nặng nhất là phản bội. Nếu không đọc kỹ bản án, chẳng biết tác giả ở bên nào.

Còn bây giờ xin quý vị đọc trọn vẹn bài viết về lời người ra đi như sau:

LỜI NGƯỜI RA ĐI

Giao Chỉ: Ông về thật đấy à?
Phạm Duy: Các ông không biết sao, tôi như con chim ấy, hay con chuồn chuồn ấy. Khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Tôi ở Hà Nội tôi bay vào trong Saigon thì chả có cái lý gì, tôi thích đi thôi. Tôi ở Saigon tôi bay đi Mỹ. Đi Mỹ rồi thì tôi bay về, có gì đâu?
Giao Chỉ: Thôi được rồi, ghi nhận và tôi thông cảm ông cái đó. Thế bây giờ chúc ông sức khỏe rất mạnh để mà còn giống như Tarzan tiếp tục nhá.Thế rồi thì hôm nào anh em có thể nghe được mấy sáng tác mới
Phạm Duy: Mười bài Hương ca của tôi mà các ông không nghe thì các ông chết cũng không nhắm mắt đâu.
Giao Chỉ: Rồi. đồng ý, thế còn bài của Quang Dũng phổ nhạc?
Phạm Duy: Hay không thể tưởng tượng.
Giao Chỉ: Thế à, OK, tôi vẫn thích, đến bây giờ là 30 năm sau mà mới chơi bài Quang Dũng thì cũng là muộn, nhưng có cũng là hay lắm rồi.
Phạm Duy: Đó là ý nghĩ của tôi, là vì khi tôi về Việt Nam. Tôi chưa về, tôi đem tung mẹ 10 bài Hương Ca của tôi, tôi bảo là quý vị bỏ hết đi chỉ giữ lại 10 bài này. Vì tôi vẫn yêu quê hương tôi, nhưng quê hương tôi “đổi mới” rồi, nhưng quê hương tôi “đổi mới” là một chuyện. Nhưng quê hương tôi là cái gì? Quê hương tôi là Quang Dũng đấy, quê hương tôi là cả vấn đề ông Phùng Quán đấy, toàn là thi sĩ, tôi phổ nhạc tất cả các vấn đề hay nhất của nước Việt Nam, tôi đem vào đó. Toàn là những bài, bây giờ chúng nó, thằng cộng sản bây giờ, tôi nói ông nghe, dù sao đi chăng nữa nó cũng có những cái chính nghĩa khi bắt đầu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thì nó phải ôm lấy cái đó, tức là cái giai đoạn đầu đó, thì phải ôm lấy cái đó. Bởi thế nó mới ôm lấy tôi. Thì tôi nói cho ông nghe, vấn đề là khi mà tôi tung nó ra thì bố nó cũng không thể từ chối tôi được.
Giao Chỉ: Đồng ý, nhưng có một điều, tôi nghĩ cái này không biết có đúng không nữa. Bác thương yêu nhất là 10 bài ca mà bác đề nghị chúng nó cho ông hát đó, phải không ? Mấy cái đó có phải là những đứa con chính của ông không?
Phạm Duy: Không, chả có chính nghĩa mẹ gì, chúng nó, nó chui từ trong ổ chuột ra, rồi nó phải thế, phải nhìn thấy ánh sáng, nó vẫn ở trong đường hầm.
Giao Chỉ: OK, như vậy là ông, ông vẫn định bụng là ông sẽ soi sáng cho tụi nó?
Phạm Duy: Tôi nói cho ông nghe, tôi là người thành công trong cái vụ, các ông đáng nhẽ các ông phải ôm lấy tôi, tại sao một số khốn nạn lại chửi tôi.
Giao Chỉ: Thôi để tâm cái đó làm gì…
Phạm Duy: Không, tôi nói riêng cho ông nghe, có ai làm nổi cái việc hòa hợp hòa giải bằng tôi không?
Giao Chỉ: Thì đồng ý rồi, nhưng mà tôi thì tôi cảm thấy như là thế này. Bác thương yêu những bài ca của cái thời bắt đầu kháng chiến đó, và bác đề nghị là chúng mày cho ông hát cái đó đi…
Phạm Duy: Không, đó là nó đề nghị chứ tôi có đề nghị gì đâu. Nhưng mà tôi nói cho ông nghe, là không phải tôi đề nghị, tôi chỉ nói vấn đề là cái gì của tôi cũng hay hết, anh hát được cái gì anh cứ hát đi, anh bỏ cái gì anh cứ bỏ đi, thế thôi. Bởi vì nước các anh có luật lệ thì tôi theo thôi, chứ còn tôi ở nước Mỹ tôi chả cần phải theo cái gì cả. Nhưng mà anh, cái nước của anh lạc hậu tôi phải theo vậy.
Giao Chỉ: Thế thì có một điểm là như thế này, ông nhắm chừng là có một ngày nào đó ở Việt Nam sẽ chơi 10 bài mà ông thương yêu nhất?
Phạm Duy: Không phải, không phải là 10 bài mà là chúng nó phải chơi 1001 bài.
Giao Chỉ: (Cười to) OK thế được rồi. Nhưng mà có một điều là ông cũng hơi sốt ruột, ông muốn là ngay lúc còn sống phải nhìn thấy ngay chứ gì.
Phạm Duy: Tôi thấy rồi, tôi thấy rồi chứ còn gì nữa. Nó cấm nhưng khi tôi về Việt Nam, lang thang mọi hang cùng ngõ hẻm, họ cũng đều hát nhạc của tôi.
Giao Chỉ: Như vậy là nói tóm lại cái giai đoạn sắp tới là ông muốn nhìn thấy nhạc của ông phải tràn lan thêm nữa?
Phạm Duy: Không ông ơi, chả hiểu ông làm sao với tôi, ông không thể tưởng tượng được tôi có một phim video của một bà cụ 100 tuổi. Bà cụ có hai đứa con chết vì chiến tranh, bả nói chỉ nhờ có bài hát này mà tôi an ủi được, bài hát đó là của ông Phạm Duy. Bả cũng biết Phạm Duy. Bả hát lên khi mà tụi nó đến phỏng vấn bà, bà hát bài đó lên. Mẹ, tôi khóc ông ạ. Tôi bảo là tôi thành công rồi, tôi thành công vì bài hát của tôi, 60 năm rồi bà hát bài đó, bà hát từ cái lúc thời kháng chiến cho đến bây giờ, 60 năm rồi thì tôi đâu có ra khỏi nước Việt Nam. Mày có cấm tao thì đéo cấm nổi tao.
Giao Chỉ: Đúng rồi có một điều, cái mà tôi có nhận xét là như thế này, ông cũng thương những đứa con thật mà ông đẻ ra, đồng thời cả những đứa con tinh thần của ông. Thành ra ông cũng phải làm sao cho con cái của ông, nó phải được mọi người biết đến.
Phạm Duy: Tôi nói cho ông nghe, tôi khổ nhất là vấn đề, người Việt Nam mình, mẹ, còn ai yêu dân tộc bằng tôi, nhưng mà ngu bỏ mẹ. Sống 60 năm qua, bẩy tám chục năm qua tôi nhìn người Việt Nam, tôi thấy, mẹ, chán lắm ông ơi.
Giao Chỉ: (Cười) Không ông ơi, nhưng mà mình cũng từ đó mà ra mà.
Phạm Duy: Bởi thế tôi mới nói là “Love it” hay là “Leave it.”
Giao Chỉ: Thì mình cũng phải chấp nhận mà.
Phạm Duy: Chấp nhận chứ còn gì nữa.
Giao Chỉ: Đúng rồi, nhưng mà nói cho ngay, ông phải hiểu là ông gặp bao nhiêu người trên thế giới, rồi cuối cùng thì mình ngon lắm, cho nên mới có Phạm Duy chứ.
Phạm Duy: Tôi gặp bao nhiêu người trên thế giới rồi nhưng mà tôi đéo cần những người trên thế giới biết tôi, tôi chỉ cần môt bà mẹ 100 tuổi hát bài của tôi.
Giao Chỉ: Tôi có nghe nói là nó chiếu cho ông coi mà.
Phạm Duy: Nó cho tôi, nó tặng tôi mà, như huân chương “Stalin” chứ.
Giao Chỉ: Nhưng mà ông tám mươi mấy tuổi mà ông chơi với cuộc đời như vậy là quá ngon rồi còn gì nữa.
Phạm Duy: Thôi thì càng nói bao nhiêu thì càng cứ mang tiếng là tự cao tự đại.
Giao Chỉ: Thì cứ tự cao tự đại, vì chính đó là nghề của chàng rồi còn gì nữa.
Phạm Duy: Không phải đâu, tôi tự tin thì đúng hơn,
Giao Chỉ: (Cười thật to) Tự tin? OK, thực ra, nói cho ngay ông nhận hay không nhận thì ông là một thiên tài âm nhạc, mà thiên tài vẫn hay có cái như vậy. Mẹ. Thế giới phải chấp nhận chứ làm sao được bây giờ.
Phạm Duy: Bởi vậy tôi chán người Việt Nam, đầy thành kiến, đầy mặc cảm…
Giao Chỉ: Không, một số thôi. ông.
Phạm Duy: Tất cả là thế.
Giao Chỉ: Tất cả là thế ? (cười )
Phạm Duy: Tôi nói cho ông nghe…
Giao Chỉ: Thì mình phải soi sáng nó ra từ từ.
Phạm Duy: Thì tôi soi sáng đó rồi còn gì nữa?
Giao Chỉ: Bác có tin là nhạc của bác có thể còn được một trăm năm không?
Phạm Duy: Một nghìn năm
Giao Chỉ: (cười) Thế thì ông phải bình tĩnh…
Phạm Duy: Thì tôi bình tĩnh chứ còn gì nữa!
Giao Chỉ: Thôi được rồi, trước sau gì mình cũng còn gặp nhau nữa, có chuyện gì thì ông phải thông báo. Ông để danh sách vào đó.
Phạm Duy: Tôi chỉ có một ý nhỏ nhen thôi, khi tôi chết, hai nghìn người đi đưa đám ma là cùng, mà về bên kia là 80 triệu người đi đưa đám ma.
Giao Chỉ: Nhưng như vậy thì nói đi thì cũng phải nói lại, là ông cũng còn sức khỏe nên ông dám nghĩ đến cái đám ma của ông. Đó là sức mạnh tinh thần.
Phạm Duy: Kinh khủng!
Giao Chỉ: Thực ra thì ở trong nước hay là ở ngoài thì đám ma bao nhiêu người đưa cũng không thành vấn đề. Ăn thua ở tấm lòng.
Phạm Duy: Đó chỉ là đám ma, mà nói đến chuyện khác nữa. Ở bên này thì cùng lắm là có 2 triệu người yêu tôi thôi, nhưng mà bên kia thì có 82 triệu người yêu cơ!
Giao Chỉ: (Cười) Đồng ý, thế còn mấy cái thằng chóp bu thì mình không care phải không?
Phạm Duy: Thì bây giờ tất cả các ông và chúng ta đều sống trong một vở hài kịch, bi kịch rất đau đớn. Thành cái thằng mà thoát ra là thằng hề Phạm Duy, là hề, chúng ta là hề hết.
Giao Chỉ: Đúng ra là ông cũng có lúc thì ông bay ra đươc, có lúc thì ông cũng còn ở dưới đất…
Phạm Duy: Không không không thì cái gì thì cái, nhưng mà tôi gẫm lại thì thấy rằng thế này. Đúng ra thì ông vừa nói, tôi sướng, mẹ, tôi sướng hơn mấy người cùng thời với tôi, cùng nghề với tôi. Ví dụ ông Văn Cao làm sao sướng bằng tôi, ông Nhất Linh làm sao sướng bằng tôi.
Giao Chỉ: Ông thì dù sao đã sống một cuộc đời dài.
Phạm Duy: Ông nào cũng thất bại hết, ông nào cũng bị cuộc đời nó dày xéo. Ông nói cho tôi, ông nào cuộc đời đã thành công đi, nói đi, ông kể cho tôi nghe đi. Xuân Diệu à? Huy Cận à? Ai ? Ông nói đi, chỉ có tôi (cả hai cùng cười) Thế mới đau, tôi thân lắm tôi mới nói với ông thế.
Giao Chỉ: Bây giờ coi như ông còn tồn tại là vì sự nghiệp vẫn được trọng vọng.
Phạm Duy: Xưa nay tôi vẫn biết, mà tôi là thế đấy, nói ra thì chỉ biết hát ca thôi nhưng mà tôi chỉ hát bằng môi. Mỗi khi đi ngủ tôi lấy cái tay tôi gảy lên môi tôi. Bừng bừng bừng… Đàn môi…
Giao Chỉ: (Cười) Được lắm, thực ra là ngay bây giờ…
Phạm Duy: Các ông cứ, mẹ, các ông cứ toàn là nói láo hết.
Giao Chỉ: (Cười) Nhưng có một điểm là thế này, nói cho ngay, nhạc với lời của bác thì nhất rồi, nhưng có một điều là giữa anh em, chúng nó không tiêu được. Giữa anh em mà ông nói những câu …
Phạm Duy: Ông phải nhớ hộ tôi như vậy…
Giao Chỉ: Nhưng mà lâu lâu ông cũng quên, chuyện riêng đáng lẽ giữa anh em thôi ông lại nói ra ngoài.
Phạm Duy: Nhưng mà tôi sợ ai mà tôi không nói ra ngoài
Giao Chỉ: Có điều là …
Phạm Duy: Không phải ông ơi, tôi nói, tôi không có đạo đức giả, tôi không có đóng kịch với cuộc đời, ai yêu tôi thì yêu, kể cả cái xấu, cái tốt của tôi. Thế thì thôi chứ có gì đâu.
Giao Chỉ: Thế thì bây giờ ông còn nhìn thấy cái vẻ đẹp gì cuối đời ông? Nhìn thấy gì ngoài vẻ đẹp quê hương, ông có nhìn thấy gì về vẻ đẹp của con người không?
Phạm Duy: Tôi đã nói rằng tôi yêu người, tôi yêu đời và tôi yêu tôi. Các ông phải hiểu có lúc mình cũng yêu đời, cũng yêu vợ và yêu cả mình nữa, và cũng yêu cả người tình nữa. Tôi cũng như cái kiềng ba chân, yêu nghệ thuật, yêu vợ và yêu người tình, vững vàng, lúc nào cũng ba chân. Làm nhạc thì cũng vậy, làm nhạc cho con người, làm nhạc cho xã hội, làm nhạc cho tâm linh.
Giao Chỉ: Nhưng mà bây giờ, Phạm Duy nghĩ rằng là đã sống một đời trọn vẹn chưa?
Phạm Duy: Kinh khủng!
Giao Chỉ: Kinh khủng và không có cái gì tiếc hận?
Phạm Duy: Làm gì có gì tiếc, không có mặc cảm mà.
Giao Chỉ: Mà muốn sống một cuộc đời trọn vẹn…
Phạm Duy: Ông có biết ai nói cái câu đó không ?
Giao Chỉ: Ai nói ?
Phạm Duy: Người Hà Nội, một thằng đại tá nó xem phim, nó thấy tôi nó nói ông Phạm Duy vượt qua những cái mặc cảm đời người, tôi không có mặc cảm.
Giao Chỉ: Nhưng mà ông nói một vài lời gọi là cho nó lịch sự với Hà Nội vậy thôi, chứ còn ông cũng bay lên trên chứ?
Phạm Duy: Thì tôi vẫn bay vút ra ngoài. Nhưng thì thôi, dù sao chăng nữa mình cũng là người Việt Nam, đau đớn là ở chổ đó thôi, thế thì mình lại phải hết sức.
Giao Chỉ: (Cười) Đúng rồi, nói cùng đi nữa, Việt Nam, người Việt Nam nói chung, cả trong và ngoài cũng ngon nhiều chứ.
Phạm Duy: Không ông ơi, tôi nói với ông là ông có bao giờ ông có nghĩ là làm một người Việt Nam là khó nhất trên thế giới không? Như một người Thụy Sỉ thì dễ quá, chỉ có làm đồng hồ.
Giao Chỉ: (Cười) Đương nhiên, Thụy Sĩ làm đồng hồ, thực ra nếu mà làm người Irak, Iran hay làm người Palestin cũng vất vả chứ?
Phạm Duy: Nhưng không vất vả bằng mình. Vì nó không có bị đến nỗi như mình, bởi mình nó nặng trĩu Khổng Tử, nặng trĩu nhiều thứ lắm. Trong nhiều con người Việt Nam sinh ra có nhiều mặc cảm lắm. Tôi may là tôi giang hồ từ bé, gian khổ gì tôi cũng chịu nổi, vì thế tôi thành công, bởi tôi vượt hết, tôi vượt hết và xem như đó là bài học cho con nít thôi, cho các con chúng nó hiểu.
Giao Chỉ: Bây giờ về Việt Nam ông có đủ y khoa để mà nó lo cho ông về vấn đề thân xác được không, hay là lâu lâu ông phải bay qua đây.
Phạm Duy: Mẹ, nó không thiếu, y tế nó không thiếu gì, ông có tiền là ông khỏe thôi ;
Giao Chỉ: Ok, thế thì các cháu ở bên đó, nó định cư coi như là ổn cả rồi chứ?
Phạm Duy: Nó là chủ phòng trà.
Giao Chỉ: Ok, hết hả? Nhà bên này có bán đi hay giữ lại?
Phạm Duy: Không, mẹ, đó cũng là cái mà khiến tôi phải suy nghĩ.
Giao Chỉ: Nhưng mà tạm thời thì cứ có ở đây đã.
Phạm Duy: Sao tôi lại bán đi, để cho con nó ở.
Giao Chỉ: Nhưng mà bây giờ dù mình về hát ở Việt Nam nhưng vẫn giấy tờ Mỹ chứ.
Phạm Duy: Mẹ, ai mà dại gì bỏ cái bằng cấp đó ra, mẹ, người ta thi mãi mới có cái bằng cấp đó mà.
Giao Chỉ: Thế lúc nào ông phải làm bài mỉa mai rằng tôi Việt Nam mà giấy tờ Mỹ, công dân Mỹ, được không ?
Phạm Duy: Thôi tha, tha cho tôi.
Giao Chỉ: Bây giờ nhất định phải làm một chuyến đi từ Bắc vô Nam phải không ?
Phạm Duy: Không ông ơi, khổ cho tôi, nói cho ông nghe, ngày nay tôi ra Nha Trang, ngày mai Pleiku, ngày mốt Lào Cai…
Giao Chỉ: Bây giờ nếu Phạm Duy viết một bài Con đường Cái Quan mới?
Phạm Duy: Bây giờ cái gì mà làm không được, mẹ, ông nghe 10 bài Hương Ca của tôi là đủ rồi.
Giao Chỉ: Rồi đồng ý, rồi tôi sẽ nghe 10 bài Hương Ca, thế rồi thì…
Phạm Duy: Nhưng mà có cái khổ cho tôi, không có vấn đề trực tiếp đem nghệ thuật bán để mà sống nữa.
Giao Chỉ: Cái đó là đương nhiên, cũng chẳng cần nữa.
Phạm Duy: Bởi thế nên tôi mới đưa ra thương trường,nhưng mà tôi chưa về đến nhà thì đã có hàng chục nhà đã đến rồi, đã k ý công tra với tôi rồi. Xong rồi thì đến khi đó chúng nó mới in ra, để lúc in ra thì các ông mới mua về mà nghe chơi.
Giao Chỉ: Được rổi, tôi thì tôi thua ông tới 10 tuổi, nhưng mà nói cho ngay, tôi suốt đời mê nhạc Phạm Duy.
Phạm Duy: Cám ơn ông, tôi nghĩ là ở nước Việt Nam không có cái thằng hề Phạm Duy thì buồn lắm.
Giao Chỉ: Đúng rồi, đó là một phần lớn lao trong cái gọi là cái văn học nghệ thuật của Việt Nam.
Phạm Duy: Như thế là đủ rồi, mẹ, có tôi nó vui vui, nhưng mà đến khi tôi đi rồi thì cũng hơi buồn…
Giao Chỉ: Cái đó mình nhìn thì cũng thấy đương nhiên thôi, những cái lặt vặt thì coi như không cần để ý, cái ông để lại là vĩ đại chứ cái chuyện…
Phạm Duy: Cũng đầy đủ hết, không, tôi cũng là cái may mắn, tôi cũng nhanh chân hơn các ông khác, các ông khác đều bị nó giữ lại, vợ con giữ lại, gia đình nó giữ lại rồi thì nghèo đói nó giữ lại, ngu si nó giữ lại…
Giao Chỉ: Bác là người sống qua nhiều giai đoạn, ngay cả giai đoạn chạy đi rồi, con cái bỏ lại bao nhiêu năm.
Phạm Duy: Chỉ khi nào tôi chết đi cơ, thì các ông sẽ thấy có những tài liệu kinh hoàng, những tài liệu mà tôi tung ra thì các ông mới…
Giao Chỉ: Bây giờ để sẵn một chỗ rồi hả ?
Phạm Duy: Tôi nói ông nghe, ví dụ như ông có thể tưởng tượng nước Mỹ yêu tôi như thế nào, cho tôi những chiến sĩ, à cho tôi những Freedom Fighter. Mời tôi vào tòa Nhà Trắng, bảo tôi đi truyền bá cho nước Mỹ, ông biết tôi trả lời sao không?
Giao Chỉ: Ông trả lời sao ?
Phạm Duy: No me-sừ, mẹc-xì me sừ, moa nô pô léc tích.
Giao Chỉ: Ok, nhất định là không involved vào politics.
Phạm Duy: Không, dại gì, nếu mà có thì làm sao tôi nghèo như thế này.
Giao Chỉ: Ông thì thật ra cũng trầm luân nhiều, cuộc đời kéo dài…
Phạm Duy: Moa không thích, ông Hồ tặng moa, moa cũng đéo lấy, ông Diệm kêu moa làm, moa cũng xin méc-xi.
Giao Chỉ: Tôi nhìn thấy cái đó chứ, nhưng mà có một điều quan trọng nhất là, ơn phước, ông sống được khỏe mạnh cho đến bây giờ để lại bằng ấy đứa con. Cái đó là cái chính mà cũng là một chuyện lạ, đáng lẽ ông phải chết lâu rồi, nhưng mà ông khỏe, đã tám mươi mấy tuổi rồi, không ai theo kịp.
Phạm Duy: (Cười ) Rồi ông cũng phải nghe bài Tây Tiến. Ở tuổi tôi chúng nó còn sợ. Bà Thái Thanh ngồi cạnh tôi nghe cứ nhăn mặt bảo “Anh ơi, sao anh có thể làm nổi những bài này với cái tuổi 85, nó hay không thể tưởng tượng được!”
Giao Chỉ: Thế thì trước sau gì ở Việt Nam cũng phát hành phải không?
Phạm Duy: Ông ơi…
Giao Chỉ: Thì ở Việt Nam phát hành như máy.
Phạm Duy: Có người bạn bè thân mật nào ở dưới vùng này không?
Giao Chỉ: Có, làm sao?
Phạm Duy: Ngày chủ nhật là tôi đi rồi, nếu có người bạn nào dùm lại nhà, tôi tặng ông cái đĩa.
Giao Chỉ: Ok.
Phạm Duy: Bảo tôi đi, tôi bỏ vào phong bì đi gửi cho ông, bố tôi, tôi cũng không làm được.
Giao Chỉ: Được rồi, nhưng ông có ở nhà thường trực không?
Phạm Duy: Thì ông cứ đến đi, tôi đưa cho ông.
Giao Chỉ: Không, tôi cho người chạy lại ngay chứ, vẫn ở thị trấn giữa đàng chứ gì?
Phạm Duy: Vẫn ở đấy.
Giao Chỉ: Thôi bây giờ thế này, ông cho tôi thì ông cho vào bao thư để ở nhà đi.
Phạm Duy: Thì nó vẩn có sẵn ở nhà.
Giao Chỉ: Ok, thôi được rồi, để tôi sẽ cho . . .
Phạm Duy: Thì trước khi nó tới, nó gọi điện thoại.
Giao Chỉ: Ok, rồi yên chí bây giờ mình vẫn còn sống, thành ra thì yên chí mình vẫn còn liên lạc với nhau.
Phạm Duy: Anh em có lòng yêu, còn muốn nghe nhạc của tôi thì tôi sướng lắm, tôi lại có cái suy nghĩ như vầy là tôi tặng qu ý vị chứ tôi đâu có bán.
Giao Chỉ: Ok, yên chí, được rồi bây giờ chắc tôi bảo đảm với ông là thể nào có ngày mình cũng gặp nhau ở cái chỗ nào đó…
Phạm Duy: (Hét to) Mẹ, các ông sẽ về. Nói cho các ông nghe, các ông chống cộng đến 8, 9 giờ tối thì các ông lên xe các ông đi về nhà.
Giao Chỉ: Không, thực ra là thế này, cái thằng nào mà nó cai trị vẫn không thành vấn đề, người ta về là về với đất nước.
Phạm Duy: Chứ gì nữa!
Giao Chỉ: Thằng nào ngồi đó thì mình care gì.
Phạm Duy: Tụi cộng sản năm 2005, sau cái vụ Góoc-ba-chép, sau những vụ này nọ kia, mẹ, bây giờ ông không thể tưởng tượng được đâu.
Giao Chỉ: Nhưng mà là giả dối.
Phạm Duy: Tất nhiên nó phải giả dối, tất nhiên nó phải lừa lọc, tất nhiên nó phải thế này thế nọ.
Giao Chỉ: Nhưng có một điều nói về dân chúng cái đó là có thể, cái đó là hậu quả tất nhiên của cái gọi là sức mạnh tiềm ẩn của Việt Nam chứ không phải của thằng cộng sản, phải không ?
Phạm Duy: Đúng, nhưng thằng cộng sản nó bên trong vẫn là thằng Việt Nam, mà tôi thì suốt đời tôi tin rằng “nhân chi sơ tính bản thiện”, một ngày nào đó nó sẽ quay về.
Giao Chỉ: Không thì cái đó, cái gốc nó vẫn là người Việt Nam có một sức mạnh tiềm ẩn, chẳng hạn như là Cam Bốt, Lào qua đây không bốc lên được.

Phạm Duy: Nói lại với ông lần nữa, tôi là nghệ sĩ, tôi phải trở về. Dù Việt Nam có là âm ty tôi cũng về. Cũng chẳng có tham vọng gì. Về để chết ở quê hương thôi… Bye. Chào cả nhà…