Matt Mahan

ads header

Breaking News

Hữu Nguyên góp ý Ký giả Hạnh Dương về bài viết Long Tân

Ký giả Hạnh Dương GĐĐH Việt Báo Bắc CA
Những điểm cần đính chính trong bài viết về Long Tân của Ký giả Hạnh Dương

Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)

Ngày 18 tháng 8, 2016, VietPress USA đăng bài viết của Ký giả Hạnh Dương, tựa đề: “SAU 18 THÁNG THƯƠNG THUYẾT, CSVN NHẬN USD228 TRIỆU VIỆN TRỢ ĐỂ ĐỒNG Ý CHO ÚC TỔ CHỨC TƯỞNG NIỆM 50 NĂM CHIẾN TRẬN LONG TÂN NGÀY 18/8/2016 NHƯNG PHÚT CHÓT TRỞ QUẺ!” (xin click vô đây) Phần vì tựa đề nói lên bản chất lật lọng, đểu cáng xưa nay của VC, phần mọi người Việt yêu nước đều căm ghét, khinh bỉ VC, nên nhiều người đã phổ biến rộng rãi bài viết của ông trên các diễn đàn, các trang web, cũng như tới các thân hữu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy bài viết của ông có những điểm không chính xác, cần được tác giả đính chính, để không ảnh hưởng đến uy tín của tác giả nói riêng, cũng như những người cầm viết hải ngoại nói chung.

Ký giả Hạnh Dương Giám Đốc Điều Hành Nhật Báo Việt Báo Bắc California

1. VIỆN TRỢ USD228: Tác giả đưa ra con số này có thể là căn cứ vào tổng số tiền viện trợ của Úc cho VN (ODA) tài khoá 2015-16 ($86 triệu) + 2016-17 ($83.6 triệu) + 2016-17(Bilateral Budget $58.4 triệu). Nếu đúng vậy, con số này không chính xác ở 2 điểm. Một, số tiền viện trợ $83.6 triệu cho tài khoá 2016-17 là bao gồm cả Bilateral Budget $58.4 triệu (The Australian Government will provide an estimated $83.6 million in total ODA to Vietnam in 2016-17. This will include an estimated $58.4 million in bilateral funding to Vietnam managed by DFAT). Hai, số tiền viện trợ này được tính Úc kim, không phải Mỹ kim. (xin click vô đây)

2. VIỆN TRỢ VÀ TƯỞNG NIỆM LONG TÂN: Không biết tác giả đã căn cứ vào đâu khi nhận định, VC đã nhận số tiền viện trợ này để đồng ý cho Úc tổ chức tưởng niệm 50 năm Long Tân? Sự thật, trong suốt nhiều thập niên qua, mỗi năm Úc đều có ngân sách vài tỷ Úc kim, viện trợ giúp đỡ các quốc gia kém mở mang, phát triển trong đó có VN, gọi tắt là ODA (Official Development Assistance). Ngân sách ODA của Úc trong tài khoá 2016-17 là $3.8 tỷ Úc kim, trong đó có VN $83.6 triệu, chiếm 2.2%. Ngoài ra, trong tài khoá 2016-17, các quốc gia kém mở mang khác cũng đều được Úc viện trợ ODA, như Căm Bốt ($90 triệu), Lào ($40.7 triệu), Phi Luật Tân ($81.9 triệu), Nam Dương ($365.7 triệu), Papua New Guinea ($558.3 triệu)… (xin click vô đây)

3. VỀ DU SINH VN: Tác giả viết “Ngoài ra chính phủ Úc cho tăng số du học sinh Việt Nam đến học tại Úc năm 2016 là 24.000 sinh viên nam nữ”. Sự thật, 24,0000 là tổng số sinh viên VN ghi danh học tại Úc trung bình mỗi năm (around 24,000 Vietnamese students enrol in education institutions in Australia each year), chứ không phải là số lượng du sinh VN được chính phủ Úc cho TĂNG LÊN cho riêng năm 2016 như tác giả đã viết. Điều đó có nghĩa, mỗi năm số lượng du sinh VN ghi danh có thể trên dưới 24,000 em, trong số đó có một số lớn đã ghi danh trong năm trước, và có thể sẽ tiếp tục ghi danh trong năm sau. Cụ thể, theo thống kê, năm 2013, tổng số du sinh VN ghi danh trên toàn nước Úc là 26,015, đứng hàng thứ tư, sau China (150,116 em), India (49,265 em) và Nam Hàn (27,580 em).

4. TC CHỈ THỊ CSVN CẤM ÚC LÀM LỄ TƯỞNG NIỆM LONG TÂN: Phần này, tác giả nhận xét CSVN là đầy tớ của Trung Cộng: “Tin chính xác của VietPress USA phối hợp từ Úc, Hoa Kỳ và Hà Nội cho hay rằng văn phòng Bộ Chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã gọi điện thoại chỉ thị thẳng cho Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng là cấm không cho Chính phủ Úc tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến Long Tân vào ngày 18/8/2016. Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cũng nói rằng Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có chỉ thị cho Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc không cho phép Úc tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến rừng cao su Long Tân.”Rõ ràng, nhận xét này không sai, nhưng vì những thiếu sót 1, 2, 3 đã trình bày ở trên, nên độc giả mong muốn tác giả đưa ra những bằng chứng cụ thể hơn để chứng minh cho nhận xét của mình.


5. HÌNH ẢNH: Trong bài viết, tác giả có minh hoạ bằng một số hình ảnh, nhưng phụ đề không chính xác. Thí dụ, dưới tấm hình trên, tác giả viết: “Lính Úc trong chiến trận Long Tân 18 và 19/8/1966”. Sự thật bức hình trên chụp trực thăng thuộc Phi đoàn 9 Iroquois đang hạ cánh để chuyển binh lính Úc thuộc Tiểu đoàn 7 tại một vùng cách căn cứ Núi Đất 23 cây số, vào tháng 11 năm 1967 (hơn 1 năm sau trận Long Tân). (xin click vô đây).


Dưới tấm hình trên, tác giả viết: “Bia Thánh Giá nguyên thủy bị mất đi nên vào năm 2002 Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến VN đã lập lại Bia Thánh Giá nầy cho đến nay.” Viết vậy không chính xác, vì thứ nhất, Thánh Giá nguyên thuỷ được dựng vào năm 1969 không hề bị mất, mà do VC cất giữ và trưng bầy trong viện bảo tàng Đồng Nai(The original Cross and plaque are still on display at the Dong Nai Museum in Bien Hoa, where they can be seen by visitors in their Vietnam War era display) nhằm kiếm tiền từ khách du lịch Úc (như hình dưới đây). Thứ hai, vì VC từ chối trả lại Thánh Giá nguyên thuỷ, nên một Thánh Giá khác giống như Thánh Giá nguyên thuỷ được dựng lên vào năm 1989, và 15 tháng 4 năm 2002 hoàn thiện việc tân trang với số tiền $5,885.


Năm 2012, chính phủ Úc đã mượn Thánh Giá nguyên thuỷ này về triển lãm tại Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 (a special loan of the Cross was made to the AWM, which displayed the Cross in Canberra from August 2012 to early June 2013).

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, ngày 30 tháng 7 năm 2013, Việt Báo có bài “Ký Giả Hạnh Dương được cử làm Cố vấn Tổng Thống Obama”, trong đó có đoạn: “Hạnh Dương quê quán Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, cư dân thành phố San Jose vùng bắc California, người chủ trương Hãng Thông Tấn VietPress USA và là Giám Đốc Điều Hành Nhật Báo Việt Báo Bắc California, đã vừa được TT Barack Obama và Đảng Dân Chủ Toàn Quốc Hoa Kỳ cùng ký tên bổ nhiệm làm Cố Vấn cho TT Obama trong Toán Cố Vấn Danh Dự “Kitchen Cabinet” kể từ ngày 16-7-2013.” (xin click vô đây)

Với một ký giả tên tuổi như vậy, chắc chắn độc giả cũng như đồng nghiệp, có quyền kỳ vọng và học tập thật nhiều ở bài viết cũng như sự làm việc cẩn trọng, có trách nhiệm của ký giả Hạnh Dương. Trong sự kỳ vọng đó, chúng tôi thấy có bổn phận góp ý với ông qua bài viết này, sau khi đọc thấy bài viết của ông có tựa đề, dễ tạo cho người đọc sự ngộ nhận không đúng ý nghĩa về ngân sách viện trợ nhân đạo của Úc, quê hương thứ hai của chúng tôi.

Hiển nhiên, ngân sách viện trợ chính thức ODA của Úc trong suốt mấy chục năm qua, luôn luôn có mục đích cao đẹp là giúp đỡ một cách công khai VN và các quốc gia chậm tiến trên thế giới phát triển. Tuy nhiên, qua cách trình bầy của ký giả Hạnh Dương, mục đích cao đẹp và hoàn toàn công khai của chính phủ Úc đã bị hiểu lầm thành một cuộc đổi chác ngờ nghệch, nhằm thoả mãn những đòi hỏi riêng tư của Úc, để rồi bị VC phản phé.

Điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, tại sao một ký giả tên tuổi, có tiếng là chống cộng, và đầy kinh nghiệm như Hạnh Dương, lại có thể phạm phải những thiếu sót hết sức đơn giản và tầm thường đến như vậy? Nếu nói vì ông vô tình và cẩu thả thì thật là vô lý đối với một ký giả tên tuổi và đầy kinh nghiệm như ông. Nhưng nếu bảo ông cố ý viết sai, thì lại càng vô lý hơn, vì ông cố ý viết sai để làm gì? Chẳng lẽ để làm cho ông, một cây viết chống cộng có tên tuổi, bị mất uy tín? Rồi chẳng lẽ vì ông bị mất uy tín nên tất cả những người cầm viết chống cộng khácở hải ngoại cũng bị mất uy tín theo ông?…

Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy, trên net có nhiều bài viết, ông Hạnh Dương là người cố ý làm ảnh giả để đưa tin Đại tướng VC Phùng Quang Thanh đã chết. Chuyện này, chúng tôi không tin là có. Nhưng nếu có thì vì sao ông Hạnh Dương lại làm chuyện đó? Phải chăng, khi làm chuyện đó, ông Hạnh Dương đã tung banh cho những “dư luận viên VC” có cớ để lung lạc niềm tin của người Việt trong nước qua việc bôi nhọ những người cầm viết hải ngoại: “Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã cho phép người đọc thấy đạo đức nhà báo của những kẻ chống phá đất nước ở hải ngoại là như thế nào và cũng từ đây người đọc hiểu được rằng, thật khó có thể tin được những tờ báo kiểu VietPress USA”?… (xin click vô đây)

Trên đây là một vài trong số hàng chục câu hỏi về ông Hạnh Dương… nhưng chỉ có thời gian hoặc chỉ có ông Hạnh Dương và những người thân cận của ông có thể trả lời.

Hữu Nguyên
(huunguyen@saigontimes.org)