Ý kiến của dân sau ngày CSVN công bố nguyên nhân cá chết.
CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN FORMOSA
Luân Lê - 1/7/2016
A. Với các căn cứ về mặt khách quan của hành vi và thiệt hại thực tế:
1. Hàng trăm ngàn, triệu tấn cá, tôm, ngao, nghêu, hàu, san hô biển đều bị phá huỷ, ước tính lên đến hàng tỷ đô la; đồng thời với đó là thiệt mạng về người (thợ lặn) cùng hàng loạt thợ lặn khác phải điều trị bệnh; các nhà hàng, người kinh doanh du lịch bị thiệt hại trực tiếp; ngàn hải sản phải đình thác trong vòng nhiều năm, thiệt hại đối với các vấn đề này lên tới hàng chục tỷ đô la; tuy nhiên chỉ cần căn cứ tạm số tiền mà Formosa bồi thường hiện nay là 500 triệu USD để làm căn cứ thực tế trước;
2. Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tuyên bố: pháp luật Việt Nam không cho phép Formosa đặt ống xả thải ngầm xuống dưới đáy biển mà phải đặt nổi trên mặt nước. Nên việc gây ra thảm hoạ này là lỗi cố ý rõ ràng của Formosa; không những thế, trước đó Formosa còn đòi thành lập một khu tự trị riêng (với pháp luật và quy định riêng) và khi được hỏi thì ông Võ Tuấn Nhân (Thứ trưởng Bộ TNMT) và cả ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khẳng định rằng "việc này (tức thảm hoạ cá chết) ảnh hưởng đến an ninh quốc gia";
3. Việc đặt ống xả thải của Formosa không được thực hiện lấy ý kiến tham vấn cộng đồng khu dân cư tại nơi đặt ống xả thải mà nó có nguy cơ tác động đến môi trường, an toàn môi sinh tại nơi đây;
4. Việc Formosa đã có tiền án gây thảm hoạ môi trường ở Campuchia, Mỹ đã từng xảy ra và bị các nước này xử lý nghiêm minh, bằng cách phạt tiền và tống cổ Formosa khỏi đất nước của họ. Đây coi là tình tiết tăng nặng về mức độ "tái phạm nguy hiểm" đối với hành vi của Formosa, bởi hành vi vi phạm đã thành hệ thống đối với họ bất chấp luật pháp và hậu quả của nó ở nhiều nơi;
5. Formosa đã nhập máy móc, thiết bị, công nghệ không đạt chuẩn chất lượng để xử lý và vận hành nhà máy. Đồng thời họ nhập, quản lý và sử dụng hàng tấn các chất độc hoá học (súc rửa đường ống) không đúng quy định của luật pháp nên gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về môi trường như đã thấy.
B. Các tội danh mà có thể khởi tố vụ án hình sự này (cả người của Formosa lẫn các quan chức có trách nhiệm liên quan) bao gồm:
1. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 85);
2. Tội phá hoại việc phát triển các chính sách kinh tế-xã hội (Điều 86);
3. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 144);
4. Tội vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165);
5. Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 182);
6. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a);
7. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b);
8. Tội đưa chất thải nguy hại vào Việt Nam (Điều 185);
8. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188);
9. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 238);
10. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239);
------------------
Riêng đối với những kẻ ăn chặn, ăn bớt tiền, gạo cứu trợ các ngư dân trong thảm hoạ cá chết thời gian vừa qua có thể khởi tố, truy tố và xét xử về tội: Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169).
------------------------------------------------------------
LS Lê Công Định
Khi được hỏi về số tiền bồi thường của Formosa, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói:
"Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm. Đây là sự phối hợp chặt chẽ, bài bản, đúng luật pháp và thông lệ quốc tế. Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm, cam kết bồi thường 500 triệu USD, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường việc xử lý ô nhiễm biển, phục hồi hệ sinh thái, cam kết khắc phục tất cả những tồn tại của hệ thống xử lý chất thải cũng như nâng cấp công nghệ để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự."
Về tuyên bố này, xin đề nghị ông Bộ trưởng làm rõ những vấn đề sau đây:
1. Thông lệ quốc tế mà ông nói là gì? Yêu cầu ông nêu rõ, vì chúng tôi không thể chấp nhận lối nói chung chung, qua loa và lẩn tránh.
Theo luật pháp quốc tế, ngoài công ước và hiệp định quốc tế, còn có thông lệ quốc tế được thừa nhận như nguồn luật (source of law) trong từng lĩnh vực, mà khi viện dẫn các cơ quan phân xử quốc tế đều phải nêu và phân tích rõ ràng, tránh tình trạng suy diễn vô lối giữa các bên tranh chấp.
Do vậy, trong trường hợp nghiêm trọng này ở Việt Nam, nếu nói "đúng thông lệ quốc tế", ông Bộ trưởng phải trích dẫn đó là "thông lệ" gì, như cách mà các cơ quan phân xử quốc tế thường làm. Ông không thể lừa bịp thiên hạ bằng 4 chữ "thông lệ quốc tế" mà không nêu cụ thể.
2. Để ấn định mức bồi thường thiệt hại, trên phương diện pháp lý, cơ quan phân xử (có thể là toà án quốc gia hoặc trọng tài quốc tế) luôn dựa vào các kết quả thẩm định thiệt hại thực tế một cách độc lập. Xin hỏi cơ quan thẩm định thiệt hại nào đã được Chính phủ mời làm việc, chi phí bao nhiêu và uy tín khoa học thế nào?
Thiệt hại môi trường biển nói riêng, môi trường sinh thái nói chung và môi trường sinh hoạt cụ thể của ngư dân và các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến biển tại những địa phương chịu ảnh hưởng của thảm hoạ, cùng những thiệt hại về sinh mạng và thương tật lâu dài của con người khi bơi lặn và ăn hải sản trong vùng biển có liên quan, đã được tính toán chi tiết ra sao và bằng phương pháp nào để đạt đến một giá ngạch như ông Bộ trưởng công bố?
Chúng tôi rất cần ông Bộ trưởng nêu rõ từng hạng mục thiệt hại và giá trị thiệt hại tương ứng bằng tiền, để hiểu vì sao Chính phủ chấp nhận con số 500 triệu USD. Bởi lẽ tại sao không phải là 100 triệu, 200 triệu, 450 triệu, 550 triệu hay 1 tỷ USD, mà lại là con số tròn 500 triệu USD? Mọi con số bồi thường dù lớn hay nhỏ, chẵn hay lẻ, đều phải có cơ sở pháp lý và khoa học chính xác của nó.
Formosa không thể đơn giản nhận lỗi và quăng ra 500 triệu USD, để Chính phủ Việt Nam hoan hỉ đón chụp lấy và la lên "nó chịu bồi thường rồi" thế là xong! Mọi thiệt hại và con số bồi thường chi tiết đều là vấn đề pháp lý mà cơ quan phân xử, thủ phạm và nạn nhân đều phải cân nhắc thận trọng.
Vì thảm hoạ này ảnh hưởng đến toàn dân, không riêng những vùng biển có liên quan, chúng tôi đề nghị ông Bộ trưởng công bố chi tiết cơ sở pháp lý và khoa học nào mà Chính phủ chấp nhận mức thiệt hại thực tế và mức bồi thường thiệt hại là 500 triệu USD. Đây là vấn đề nghiêm trọng nên người dân yêu cầu Chính phủ phải nghiêm túc!
3. Chúng tôi tin rằng khi chấp nhận mức bồi thường của Formosa, Chính phủ đã tính đến kế hoạch bồi hoàn cụ thể ra sao cho từng cá nhân và doanh nghiệp là nạn nhân trong thảm hoạ này.
Thiết nghĩ Chính phủ đã thu thập thông tin thiệt hại cụ thể của từng cá nhân và doanh nghiệp trước khi công bố như thế, vậy nên chúng tôi đề nghị ông Bộ trưởng ngay lập tức công bố kế hoạch bồi hoàn đó mà không cần phải trì hoãn thêm, nếu không người dân có quyền nghi ngờ 500 triệu USD là số tiền mà Formosa đơn thuần đấm vào mõm của Chính phủ cho qua chuyện.
Cũng liên quan đến kế hoạch bồi thường, đề nghị ông Bộ trưởng cho biết chương trình và ngân sách khôi phục môi trường và hệ sinh thái biển trong 50 năm tới. Dù ông Bộ trưởng mới nhậm chức hơn 2 tháng như ông biện bạch, nhưng để ngồi vào ghế đó hẳn ông phải có đủ trình độ và năng lực thực hiện một công việc chuyên môn như vậy. Ông không thể xin khất thêm thời gian công bố chương trình và ngân sách đó, bởi nếu không con số 500 triệu USD là giả dối.
Trên đây là vài đề nghị sơ khởi mà chúng tôi tạm trình bày trước để ông Bộ trưởng đáp ứng ngay. Do ông nói rằng 84 ngày qua ông đã lao vào công việc điều tra một cách thật sự và đầy khó khăn, chứ không phải tìm cách trì hoãn để bao che ai đó, nên chúng tôi tin rằng các yêu cầu nêu trên không vượt quá phạm vi kết quả thu thập được của ông và đồng sự.
HÃY TRẢ LỜI CHÚNG TÔI!
LS Lê Công Định
-------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Thùy Trang
Chuyện tha lỗi cho Formosa không phải là giải pháp cho đời sống nhân dân. Đền 500 triệu sẽ không đủ để giải quyết mọi vấn đề. Nếu chính phủ quyết tâm cho Formosa ở lại thêm 70 năm nữa thì Formosa cần cam kết bồi thường thiệt hại theo từng trường hợp cụ thể, chứ không phải chỉ là một khoảng tiền tượng trưng.
(1) Kể từ tháng 4/2016 trở về sau, Formosa buộc phải mua lại toàn thể số cá không bán được của ngư dân 4 tỉnh Miền Trung, số cá chết nuôi trong các vựa ngoài biển tính trung bình 15 triệu đô cho mỗi ngày.
(2) Ngành du lịch Việt Nam ở 4 tỉnh Miền Trung bị kiệt quệ, tất cả doanh thương liên quan tới du lịch như Khách Sạn, Nhà hàng ăn uống, dịch vụ cho thuê lều ghế các resorts, phương tiện di chuyển khách mỗi ngày lỗ khoảng 10 triệu đô tính chung.
(3) Người dân Miền Trung, tiếp xúc với biển, mang bệnh tật và tử vong Formosa phải bồi thường viện phí, bồi thường sinh mạng cho người dân rẻ nhất cho mỗi ngày là 1 triệu đô.
Như vậy rất công bằng là Formosa muốn ở lại Vũng Áng thì phải bồi thường cho người dân Việt Nam là 26 triệu đô/ngày.
Tính chẳng 365 ngày/năm thì Formosa buộc phải trả cho người dân Việt Nam là 7.3 tỷ đô/năm. Nếu đòi ở lại 70 năm thì Formosa cần ứng trước 511 tỷ đô để đền bù thiệt hại cho nhân dân VN thì lúc đó Formosa muốn tiếp tục thải độc ra biển thì cứ tự nhiên.
Trường hợp Formosa không có đủ số tiền chi trả đền bù cho nhân dân Việt Nam thì chính phủ CSVN phải cam kết trên TV, báo chí toàn quốc là sẽ thay mặt Formosa, quyên góp tiền của 4 triệu đảng viên để đền bù cho nhân dân 4 tỉnh Miền Trung nếu muốn nhà máy thép này tiếp tục ở lại Vũng Áng để hoạt động lâu dài.
Đây là vấn đề sống chết của hằng chục triệu người dân 4 tỉnh Miền Trung chứ không phải chuyện đùa để kêu gọi bỏ lỗi cho Formosa mà không làm gì hết. Hành động chính phủ CSVN lên tiếng đòi bỏ lỗi cho Formosa bằng cách phủi tay là một hành động vô trách nhiệm.
Nếu không đủ khả năng lãnh đảo nữa thì thiết nghĩ đảng CSVN hãy trao lại quyền lãnh đạo lại cho nhân dân VN bằng cách cho bầu cử tự do để người dân chọn cơ chế lãnh đạo đủ khả năng, thì lúc đó mới giải quyết được mọi vấn đề bế tắc hôm nay.
Vụ siêu trọng án thảm sát môi trường Formosa và đồng bọn. Mới chỉ bắt được hung thủ, đồng bọn vẫn còn ngoài vòng pháp luật.
Formosa là hung thủ trực tiếp ra tay thảm sát môi trường đã được đưa ra ánh sáng. Vậy, đồng bọn tiếp tay cho vụ siêu trọng án này là ai?
Quý cần lao nên bình tĩnh sáng suốt nhìn sâu vào vấn đề. Chỉ đơn thuần mắng nhiếc chưởi rủa hung thủ thì sẽ bỏ lọt các đối tượng đồng phạm.
Các loại đồng phạm:
- Trực tiếp cõng hung thủ vào nhà. Biết tiểu sử hung thủ tàn độc mà vẫn cõng vào nhà.
- Ngó lơ, vô trách nhiệm để mặc cho hung thủ tự tung tự tác như nơi vô chủ.
- Bưng bô, nịnh nọt hung thủ bằng lời nói, ngòi bút hòng che giấu tội phạm.
- Khủng bố, đánh đập, bắt nhốt những người lên tiếng vạch mặt hung thủ.
- Sẵn sàng thí mạng để ăn uống tắm rửa trong khu độc hại hòng đánh lừa dư luận về sự độc hại mà hung thủ gây ra.
Quý cần lao biết phải làm gì với những đồng phạm này phải ko?
Riêng mình thấy loại đồng phạm cuối cùng rất đáng thương. Ngoài việc bị luận tội, họ còn phải trả lời thêm vài câu hỏi từ phía người dân kiểu như là " Cứt gà ăn có ngon không?"
------------------------------------------------------------
1-7-2016
Sau khi tiến hóa từ loài thủy sinh, con người lại gây ô nhiễm, ngược đãi chính môi trường sống của mình. Ảnh: Internet
Sau khi tiến hóa từ loài thủy sinh, con người lại gây ô nhiễm, ngược đãi chính môi trường sống của mình. Ảnh: internet
Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.
Chúng ta tạm bằng lòng vì thủ phạm của tội ác đã được gọi tên.
Những người thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý… rồi đây phải trả lời trước công luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhưng còn chúng ta, chúng ta có thật sự vô can?
Chúng ta đã thờ ơ với tình hình chính trị xã hội của đất nước khi nghĩ rằng mọi việc đã có Đảng và chính phủ lo.
Chúng ta nghĩ chỉ cần chăm sóc cho cái tổ của mình là đủ, những biến động ngoài cánh cửa không ảnh hưởng đến gia đình mình.
Chúng ta chỉ cần yên ổn.
Chúng ta dửng dưng trao vận mệnh của mình và con cháu mình vào tay của những kẻ tham lam và năng lực quản lý yếu kém.
Chúng ta sợ hãi đủ thứ, sợ một từ nhạy cảm, sợ cả cái bấm like với một bài viết bày tỏ quan điểm trên các trang facebook, sợ một tiếng nói thầm, sợ thể hiện chính kiến.
Chúng ta sống câm lặng như những cái bóng hoặc phù phiếm, sặc sỡ như loài côn trùng.
Chúng ta vô cảm.
Chúng ta hèn nhát.
Cho đến một ngày chúng ta hoảng sợ nhận ra rằng, mâm cơm nhà mình đã thiếu khuyết đi món ăn từ biển, hạt muối ta ăn không biết có an toàn, món rau không thể không chấm nước mắm… mùa hè ta đến biển chỉ để đứng trên bờ ngắm nhìn những con sóng.
Tai hoạ đã gõ cửa nhà tất cả chúng ta, không trừ một ai.
Chúng ta nơm nớp lo sợ cho tương lai.
Chúng ta sống trong môi trường xã hội nhưng quên mất một điều chúng ta được mẹ thiên nhiên bao bọc và nuôi dưỡng.
Khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì không có biệt lệ cho bất kì ai.
Sự hèn nhát, sự sợ hãi, sự dửng dửng, vô cảm đã biến chúng ta thành những kẻ đồng loã với cái ác.
Chúng ta đã phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương và cái giá chúng ta phải trả là môi trường sống của chính mình bị đầu độc, là sức khoẻ, sinh mạng, sự tồn vong của nòi giống.
Để xảy ra thảm cảnh môi trường như ngày hôm nay, tôi, bạn, tất cả chúng ta đều không vô can.
------------------------------------------------------------
Chính phủ kêu gọi dân chúng khoan hồng - độ lượng với bọn diệt chủng Formosa nầy . Thế tại sao chính phủ không độ lượng với những người dân xuống đường đòi hỏi minh bạch chuyện "vì sao cá chết ?" Dân là rác rưỡi để chính phủ thẳng tay đàn áp . Còn Formosa là ông cố nội của đảng CSVN hay sao , mà chính phủ phải quỳ lụy đội lên đầu, van xin dân khoan dung cho bọn chúng như thế ?
------------------------------------------------------------
(Yêu cầu VTV ĐTHVN xin lỗi Vị Chủ Chăn Của GPV Đức Cha: Phao Lô- Nguyễn Thái Hợp )
Hôm 29-6-2016 Đại Diện cho Cty FOMORSA Hã Tĩnh Đã chính thức Xin lỗi và thừa nhận việc xả thải chất độc ra biển làm ô nhiễm môi trường biển củng như đã làm mất đi vẻ đẹp, Nguồn nước, Nguồn Hải Sản....
Nhưng. khi bắt đầu Sự việc xảy ra Đức Cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp Vị Chủ Chăn của Giáo Phận Vinh đã viết thư chung thay lời cho toàn thể giáo dân, nhân dân lên tiếng, phản đối hành động Của Nhà máy FOMORSA đã Thải Chất độc ra làm ô nhiểm Môi Trường biển của Ngư Dân Miền Trung( Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế ).... Thì đã bị VTV ĐTHVN vu khống , Chà đạp lên Danh dự và nhân phẩm của Ngài .
Vì vậy Nguyên Nhân Cá Chết Hàng loạt ở Miền Trung đã Rõ Ràng .
Nên hôm nay chúng tôi Những Con Chiên Bé nhỏ của Giáo Phận Vinh Lên tiếng , yêu cầu VTV ĐTHVN Xin Lỗi, trả lại Danh dự, tiếng nói, nhân phẩm cho Đức Giám Mục Phao-Lô: Nguyễn Thái Hợp
Các bạn hãy share để cùng nhau lên tiếng đòi lại Danh Dự, Nhân Phẩm cho Ngài!
------------------------------------------------------------
Formosa committed a crime by destroying the seashore environment of Vietnam.
This serious crime, not only: created massive death of fish, people, unlivable conditions for millions of innocent villagers within the four provinces in Vietnam, but the toxic waste has also caused wide spread cross contamination and severe damages to the whole country, affecting health, economic, and social issues.
First and foremost, Formosa management should be prosecuted and jailed immediately for their crimes.
Secondly, stop operating the plant now, and propose a contingent plan to recover the coastlines, to save the environment from death or long-term negative effects, due to the worst man-made disaster ever in Vietnam, regardless of the cost.
And lastly, the communist leaders who were involved in corruptions and cover-up should be put on trial.
The Vietnamese victims, who will pay the ultimate price of an uncertain future, need to stand up, raise their voices strongly and publicly to protest, and demand that the high ranking communist party members resign because of their irresponsible acts and criminally negligent attitudes in servicing the people and protecting the country.
Cong T. Do
------------------------------------------------------------
ĐỘC GÌ? ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO, BAO LÂU?
NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT!!
Nguyễn Văn Hoàng - 1/7/2016
Đã công bố thủ phạm nhưng chưa công bố nguyên nhân.
Khi điều tra một vụ đầu độc, không những cần biết ai đầu đọc mà phải biết người chết vì chất độc gì.
Trong trường hợp Formosa xả độc thì việc công bố chất độc là tối cần thiết. Vì biết được chất độc thì mới biết được
- ảnh hưởng của nó như thế nào, thí dụ nó có ngấm vào muối không, nó có thấm qua da không, nó có thấm vào nguồn nước không, nó kéo dài bao lâu;
- cách xử lý.
Người dân rất cần biết chất độc đó là gì, cái gì an toàn và cái gì không an toàn.
Không biết được những điều này thì cũng thể nào chấp nhận 500 triệu!
Vì sao chính phủ không công bố tác nhân cá chết và những biện pháp an toàn cho dân?
------------------------------------------------------------
Giờ thì lệnh cấm báo chí đưa tin cá chết vừa ngang ngược vừa vi hiến - mà Bộ trưởng Trương Minh Tuấn úp mở trong buổi họp báo hôm qua - đã được gỡ bỏ. Mình đưa ra lại lời đề nghị lần trước:
Có anh chị nhà báo nào muốn sang Đài Loan làm tin hay phóng sự khai thác thảm cảnh về sức khỏe (mà cụ thể là bệnh ung thư) mà người dân sống quanh nhà máy Formosa ở bên đó đã và đang phải gánh chịu thì liên hệ với mình. (Hoặc những chủ đề khác liên quan tới Formosa Đài Loan)
Mình sẽ giới thiệu để các nhà báo Đài Loan hỗ trợ các anh chị hết sức mình trong tinh thần đồng nghiệp.
Các phóng sự này chắc chắn sẽ có giá trị cảnh báo rất lớn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai ở Việt Nam, nếu Formosa được phép ở lại.
Đây cũng là cách để chứng tỏ nhà báo Việt Nam không hề thua kém các đồng nghiệp Đài Loan về phương diện chuyên môn.
Mình mà không bị thu hộ chiếu thì mình đi từ lâu rồi, các bạn ấy rủ rê suốt.
PS: Ông Trương Minh Tuấn sẽ phải chịu một trách nhiệm nặng nề vì những gì ông đã làm trong nỗ lực ràng buộc dư luận, kiềm kẹp báo chí thời gian vừa qua. Chính vì những điều ông làm mà xã hội mất đi cơ hội được tiếp cận thông tin toàn diện về thảm họa, từ đó không ứng phó với tình hình theo cách hợp lý nhất có thể. Ý kiến của các khoa học gia nghi ngờ hợp lý FORMOSA xả thải độc chất gây chết cá đã không được phép lan tỏa, khiến nhiều người cứ vô tư ăn cá tắm biển. Ông Tuấn có chịu trách nhiệm nếu hàng chục, hàng trăm ngàn người gặp vấn đề về sức khỏe sau này?
------------------------------------------------------------
Vũ Nghệ Sỹ - 1/7/2016
Thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân “nạt” phóng viên khi bị chất vấn về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Trước đó, trong buổi họp báo tối ngày 27/4/2016, ông Nhân cũng đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố:
“Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết”,
Sau đó, trong cuộc phỏng vấn được phát hình trực tiếp trên facebook báo Thanh Niên, vị thứ trưởng này bèn tỏ thái độ tức giận, rồi bỏ đi khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép.
Theo ông Nhân, câu hỏi này đã “gây tổn hại cho đất nước”, đồng thời yêu cầu các phóng viên phải tắt máy.
Dưới đây là nội dung đối đáp trong video trước khi ông thứ trưởng “tháo chạy”:
- Phóng viên: Thưa ông, trong kiểm nghiệm gần đây nhất của sở tài nguyên môi trường Thừa Thiên Huế, chỗ có hàng loạt bè cá bị chết, họ có nói là trong nước kiểm nghiệm có cả kim loại nặng như là crom…
Và vấn đề là trong khoảng thời gian tới, ở đây, ý chúng tôi muốn là mình cho một khoảng thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, và cá thì…
- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Tắt máy nha. Xin lỗi.
- Phóng viên: Không không, em chỉ hỏi là mình có thể đưa ra một cái mốc thời gian…
- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Không, không, để cho anh nói hết. Nói riêng với em, đừng hỏi câu đó, hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá.
- Phóng viên: Mình không đưa ra được mốc thời gian gần nhất…
- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Em hỏi câu đó là tổn hại cho đất nước. Ra khỏi máy anh nói chuyện với em.
------------------------------------------------------------
Ngày 27 tháng Tư 2016, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân tuyên bố "hai nguyên nhân chính" dẫn đến tình trạng biển độc và cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh một cách lập lờ "yếu tố con người và thiên nhiên". Vô vàn báo đảng và bọn nô bộc hùa theo đổ lỗi cho "tảo nở hoa" (thay vì xem sinh mạng và đời sống của đồng bào mình là quan trọng hơn hết).
Ngày 29 tháng Sáu năm 2016, sau hơn hai tháng "điều tra", ban quản trị Formosa "chính thức xin lỗi nhân dân Việt Nam" và bồi thường 500 triệu đô la Mỹ. Bọn quan chức hớn hở bắt tay như thể đã được bọn tàn phá đất nước ban cho ân huệ gì đó.
Xét về mặt khoa học, để một vùng rộng lớn bao trùm cả 4 tỉnh miền Trung bị nhiễm độc khiến cá chết hàng loạt, thậm chí san hô cũng chết hết thì phải có một khối lượng chất độc cực lớn hoặc một khối lượng hoá chất cực độc đã được thải ra trong khu vực 4 tỉnh này. Trong giai đoạn ấy, cho dù Formosa có liên tục thải chất thảo luyện thép không được xử lý đi chăng nữa, khối lượng thép không đủ lớn để tạo ra số lượng chất thải đủ sức lan rộng và tác hại ghê gớm như vậy.
Trong vụ việc này, chắc chắn còn vô vàn những việc mờ ám. Có lẽ trong thời gian tới, khi dân Việt Nam ngã ra bệnh tật và chết hàng loạt thì bọn tội đồ dân tộc đã cuốn gói cao bay xa chạy rồi.
------------------------------------------------------------
Từ Anh Tú - 1/7/2016
Lại một phát biểu NGU. Cho tôi hỏi giờ một thằng khủng bố ôm bom " chạy lại" phía đám đông thì nên nổ súng bắn nó hay nói giọng giả nhân giả nghĩa ở đây. Chủ nhiệm cái đéo gì mà nói như cắn vào đít người khác vậy???
Thật nhân đạo!
Bổn Đình Nguyễn - 1/7/2016
Một mặt đánh đập người biểu tình ôn hòa vụ cá chết và vu cáo họ nhận tiền từ "thế lực phản động", một mặt kêu gọi người dân "khoan dung, rộng lượng, tha thứ" cho Formosa, thủ phạm gây ra vụ cá chết!
Tôi ói vào cái mặt đạo đức giả của các ông!
-----------------------------------------------------------
Luật Sư Trần Thu Nam
Quan điểm của các Luật sư, cần khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Từ đó mới có thể xác định được mức độ nghiêm trọng, xác định được lỗi của các cá nhân và đánh giá mức độ thiệt hại về vật chất do người dân và môi trường phải gánh chịu.
Cần thiết phải khởi tố để điều tra vụ cá chết hàng loạt
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/can-thiet-phai-khoi-to-de-dieu-tra-vu-ca-chet-hang-loat-568082.bld
SỰ VIỆC HÌNH NHƯ ĐÃ AN BÀI
Luật Sư Trần Thu Nam
Chính phủ đã quyết định thay cho người dân, thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử môi trường sẽ không khởi tố hình sự. Chính phủ đã làm thay công việc của Toà án. Không có đánh giá mức độ thiệt hại, người dân bao giờ mới có quyền tự quyết?
Thủ tướng: Lên kế hoạch sử dụng tiền bồi thường của Formosa
http://news.zing.vn/thu-tuong-len-ke-hoach-su-dung-tien-boi-thuong-cua-formosa-post662162.html
-----------------------------------------------------------
Tại sao trong cách giải quyết của Formosa lại đặt nặng chuyển nghề của ngư dân? Phải chăng đã thống nhất với China là Miền Trung không còn ngư dân, để họ khỏi ra ngư trường Hoàng Sa?
500 triệu đôla là con số của ai đưa ra? Có hỏi ý kiến dân về đền bù thiệt hại chưa? Nhà nước của dân sao lại tự động quyết định mà không hỏi dân?