Matt Mahan

ads header

Breaking News

VTV XỬ ÁN PHAN ANH: Trình độ của Phạm Mạnh Hà (bài 3)

Chuyên gia tâm lí học hành vi Phạm Mạnh Hà.
VTV XỬ ÁN PHAN ANH: Trình độ của bồi thẩm viên Phạm Mạnh Hà (bài 3)

Phạm Mạnh Hà được chánh án Tạ Bích Loan giới thiệu là chuyên gia tâm lí học hành vi đến từ Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.

Phạm Mạnh Hà được mời ở phút thứ 2.50 của clip, ngồi cùng ghế chủ tọa với Tạ Bích Loan.

Anh ta xuất hiện đúng quy trình, sau khi Tạ Bích Loan truy vấn “hành vi chia sẻ clip cá chết của Phan Anh với động cơ gì?” Có che giấu ý đồ kĩ càng cỡ nào người xem cũng nhận ra, mọi sự đã nằm trong kế hoạch, rằng, nếu Phan Anh không chịu thú nhận động cơ của mình thì sẽ có chuyên gia tâm lí vạch trần cho.

Phạm Mạnh Hà giữ vai trò như một bồi thẩm viên kết hợp với vai trò công tố viên.

Kết luận của một chuyên gia tâm lí hành vi thì không thể sai được và Phan Anh không thể chối cãi.

Ấn tượng đối với vị bồi thẩm viên này là vừa múa mồm vừa múa tay đầy tự tin về tri thức mà mình có được.

Anh ta không cần phân tích tâm lí hành vi theo công thức S – R (một kích thích kéo theo một phản ứng) của ông tổ J. Watson mà trích dẫn một hơi Lý thuyết McClelland để lòe. Đó là thuyết về nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành vi một con người gồm: động cơ tồn tại (được mọi người biết đến mình), động cơ liên kết, giao tiếp (muốn kết nối nhiều người, hiểu được quan điểm suy nghĩ của mình) và nhu cầu quyền lực (nhu cầu tác động người khác, người khác phải nghe theo mình). Phạm Mạnh Hà khẳng định như đinh đóng cột rằng, hành vi Phan Anh chia sẻ clip cá chết thuộc “động cơ quyền lực”!

Không biết, Phạm Mạnh Hà dựa vào kích thích nào, phản ứng nào tạo ra hành vi của Phan Anh mà giải đoán ra cái kết quả động cơ như vậy ta?

Có lẽ là trong não Phạm Mạnh Hà đã loại trừ 2 động cơ trước, vì cho rằng, Phan Anh là một MC của chương trình giải trí, có nhiều Fan, chắc chắn Phan Anh nuôi một động cơ quyền lực rất lớn, lớn hơn cả ông Trần Bình Minh suốt ngày ngồi trong phòng lạnh không ai biết! Phan Anh có thể sử dụng quyền lực của mình lôi kéo, kích động cả triệu Fan làm loạn, như chính chánh án Tạ Bích Loan tiếp lời, rằng Phan Anh là MC, động cơ của Phan Anh phải khác với những người từng chia sẻ clip này!

Một MC mà kích động được một đám đông hay “bầy đàn” làm loạn là chuyện xưa nay chưa từng có. Tôi chắc rằng, nếu không bụng ta suy ra bụng người thì đó là một phức cảm vừa đố kị vừa ám thị đầy sợ hãi của giới lãnh đạo dốt nát.

Thật ngạc nhiên là giới lãnh đạo đã tới hạn đố kị và sợ hãi luôn đối với một MC truyền hình. Điều này còn kinh hơn Giang Trạch Dân đố kị với Pháp Luân Công vì thấy càng ngày càng nhiều người Trung Quốc theo Pháp Luân Công???

Quay lại cái lí thuyết mà Phạm Mạnh Hà đưa ra để luận tội Phan Anh. Phạm Mạnh Hà thuộc trường phái học thức chộp giật, không biết ngữ cảnh của thuyết kia từ đâu ra. Thực ra McClelland không nằm trong danh sách các nhà tâm lí học hành vi. Điều McClelland nuốn nói là trong một môi trường làm việc, thường là công sở, động lực các thành viên lao động được chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm muốn thử thách và đạt hiệu quả công việc cao,

- Nhóm muốn hòa vào đám đông để làm công việc ít rủi ro,

- Nhóm muốn có quyền lực, điều khiển và tác động người khác làm theo ý mình.

Dựa vào sự phân chia thành viên nhóm như vậy, các lãnh đạo sẽ có cách phân chia và điều hành công việc hợp lý. Lý thuyết McClelland vì thế thuộc quản trị công sở hay doanh nghiệp chứ chẳng liên quan đến các mác tâm lí học hành vi của Phạm Mạnh Hà.

Dẫn ra như vậy để thấy bọn teen gọi loại người "dốt mà cố tỏ ra nguy hiểm” có vẻ vận vào ông đấy, Phạm Mạnh Hà ạ!

Kết tội một con người không thể vơ quàng vơ xiên tùy tiện được đâu, thưa ông bồi thẩm viên với mớ kiến thức lỗ mỗ chộp giật không đầu không cuối.

Nhìn ông với cái mác khoa học gia tâm lí hành vi mà cứ nhớ đến cái luận án tiến sĩ nghiên cứu hành vi của chủ tịch xã tiếp dân từng làm nhiều người đau… bụng.

Muốn nói đến khái niệm quyền lực, tôi giảng cho ông nghe. Đúng là Phan Anh hay bất cứ ai chia sẻ thông tin về vụ cá chết trên mạng xã hội đều có liên quan đến vấn đề quyền lực, nhưng nội dung không phải như ông đã phán. Quyền lực, như M. Foucault nói, không phải là một cấu trúc mà là một quan hệ tương tác giữa hai thế lực: quyền lực thống trị (dominant power) và quyền lực phản kháng (resistant power). Ở đây, một khi kẻ thống trị cố tìm cách trấn áp dư luận, bưng bít thông tin, ắt sinh ra sự phản kháng bằng cách chia sẻ thông tin, vạch trần sự thật. Không cần là một MC như Phan Anh, bất cứ ai có hành vi như thế đều là một cách giải phóng, trút xả năng lượng bị ức chế để thực thi quyền phản kháng của mình.

Rõ chưa? Học nhiều đi đã rồi hãy lên truyền hình múa mồm, múa chữ!

Biết hạng trí thức như Phạm Mạnh Hà không ít ở các loại học viện, trong đó có Học viện thanh thiếu niên, cho nên tôi mới hiểu vì sao không ít thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay càng ngày càng sa đọa vào những hành vi như liếm ghế sao Hàn, sao Hồng một cách điên điên khùng khùng!

Các ông kích thích kiểu gì để sinh ra phản ứng và hành vi như vậy cho cả một thế hệ.

Liếm ghế có thuộc “động cơ quyền lực” không, chuyên gia tâm lí hành vi Phạm Mạnh Hà thử giải thích xem?

----------

Nguồn: https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/1321856431161930

Đón đọc bài 4: Bồi thẩm viên hung hăng kiêm nhà thơ Hồng Thanh Quang.