Matt Mahan

ads header

Breaking News

Chuyến đi VN “để đời” của TT Obama: Xem lại thực tế

Tổng Thống Obama được người dân chào đón tại Hà Nội tối ngày 23-5-2016.
Chuyến đi Việt Nam “để đời” của ông Obama: Xem lại thực tế
Greg Rushford - The Rushford Report
Thực Hiện Bureau CTM Media Mỹ Châu -
24/05/2016
Hoàng Thuyên lược dịch

Chuyến bay Air Force One đã đáp xuống Hà Nội tối qua. Nhà Trắng và giới học giả think-tank có ảnh hưởng tại Washington thì tô vẽ chuyến đi ba ngày này của Tổng thống Obama như giây phút “để đời”, xác nhận việc “xoay trục” sang Châu Á. Trông đợi sẽ có những cuộc trao đổi nồng ấm về việc Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ quốc phòng và kinh tế với một Việt Nam hiện đại. Trông đợi sẽ có những hình ảnh ấm lòng trên TV của người dân Việt Nam vui sướng – luôn cả hình ảnh người nông dân đội nón lá quần quật trên ruộng đồng.

Nhưng đừng kỳ vọng giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam sẽ nhìn nhận những đau khổ họ gây ra cho một số công dân tài giỏi nhất trong nước. Như cựu tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ có nói, Việt Nam ngày nay là một bọn cướp nắm quyền. Những nhà hoạt động dân chủ dũng cảm chỉ làm cản đường của họ.

Những người dũng cảm như ông Đặng Xuân Diệu, ông Hồ Đức Hòa và ông Trần Vũ Anh Bình, ba trong số hơn 100 tù nhân chính trị hiện nay tại Việt Nam. Họ mòn mỏi sau song sắt, trong khi giới đặc quyền ở Washington xoay mặt đi chỗ khác.

Một số người đặc quyền đó là các phân tích gia Đông Nam Á của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) tại Washington DC, có thêm nghề phụ là tư vấn kinh doanh. Họ biết là đề cập đến hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam sẽ đe dọa quan hệ với các viên chức cao cấp cộng sản. Các công ty thân chủ của họ thì cần các quan hệ đó để làm ăn tại Việt Nam.

Hơn thế nữa, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ có chi tiền cho một toán vận động hành lang với lương 30 nghìn Mỹ kim một tháng. Nhiệm vụ của họ căn bản là đừng để những câu hỏi rắc rối về tù nhân chính trị làm hư mối quan hệ quốc phòng và thương mãi Mỹ-Việt, đặc biệt là việc bán vũ khí sát thương.

Người ta thắc mắc không biết nếu ông Diệu, ông Hòa và ông Bình hiện đang bị giam cầm, sẽ nói gì nếu được tự do lên tiếng.


Ông Đặng Xuân Diệu, một ký giả dân báo gốc Công giáo thuần thành, bị giam cầm từ 2011. Tội của ông là thực thi quyền tự do ngôn luận. Theo lời kể của người anh với đài Á Châu Tự Do, ông Diệu sống trong một “địa ngục” – bị đánh đập, làm nhục và bị đối xử như một nô lệ vì từ chối không chịu mặc áo tù. Ông Hồ Đức Hòa cũng là một blogger bị cầm tù từ 2011 cũng với tội thực thi tự do ngôn luận. Ông Trần Vũ Anh Bình, một nhạc sĩ, mất tự do từ 2012. Tội của ông là viết nhạc xúc phạm đến Đảng Cộng Sản. Ông Bình thì hết hạn tù năm tới, trong khi ông Diệu và ông Hòa còn mòn mỏi trong tù tới năm 2024.

Cả ba người có dính đến đảng Việt Tân, một đảng chính trị với trụ sở tại Hoa Kỳ, hữu hiệu trong việc dùng mạng xã hội để tranh đấu cho các quyền tự do ngôn luận và hội họp. Đảng Việt Tân có tầm với rộng rãi tới quần chúng trong và ngoài Việt Nam. Vì thế mà Bộ Công An Việt Nam dán nhãn “khủng bố” cho đảng Việt Tân.

Ông Bình, ông Hòa và ông Diệu có trong nhóm 17 tù nhân chính trị được Giáo sư Allen Weiner thuộc Trường Luật Stanford đại diện bênh vực. Giáo sư Weiner đạt được phán quyết của Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc rằng cả 17 người, hoặc là thành viên, thân hữu, hay hỗ trợ viên của đảng Việt Tân, đã bị cầm tù bất công. Tuy 14 trong số này đã được thả, một số vẫn bị tiếp tục xách nhiễu, đe dọa bởi công an. Theo lời tường tuật của Giáo sư Weiner, ‘Họ tiếp tục phải trả một giá đắt’.

Đó là những bất công rõ ràng mà bất cứ phân tích gia đáng tin cậy về tình hình Việt Nam nào cũng khó mà lờ đi. Xin giới thiệu ông Murray Hiebert, một phân tích gia về Châu Á của CSIS. Ông không phủ nhận Việt Nam có vấn đề nhân quyền, nhưng rất cẩn thận không bao giờ dùng từ ngữ thẳng thừng để làm các viên chức Việt Nam cao cấp nổi giận.

Cách đây chín tháng, tôi có đưa thông tin của Giáo sư Weiner về vụ 17 thanh niên công giáo cho ông Hiebert, đề nghị đây là cơ hội để nêu vấn đề này qua một diễn đàn công cộng. Ông đã gạt qua một bên. Ông cũng từ chối không cho biết là có đồng tình với nhãn “khủng bố” mà Hà Nội gán cho đảng Việt Tân hay không.

(Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao nắm vững tình hình hơn là CSIS. Chẳng những họ nể trọng đảng Việt Tân vì nỗ lực tranh đấu ôn hòa, các viên chức an ninh quốc gia của Obama còn duy trì quan hệ tốt với đảng Việt Tân. Đài Á Châu Tự Do tường thuật là trước chuyến đi Việt Nam của ông Obama, đại diện đảng Việt Tân cùng với các tổ chức tranh đấu người Việt khác được thông tin.)

Cách đây vài tuần, ông Hiebert lần nữa không phản hồi khi tôi yêu cầu phỏng vấn về những hỗ trợ viên của đảng Việt Tân đang bị cầm tù. Tôi có ghi danh tham dự một buổi họp báo vào ngày 17 tháng Năm mà CSIS tổ chức về chuyến đi của ông Obama. Nhưng tôi bị từ chối với lý do “hết chỗ”.

Ông Murray Hiebert
Phòng họp báo có đông thật, nhưng vẫn có chỗ cho đài truyền hình Việt Nam (VTV). Đài VTV là cái loa của Đảng Cộng Sản. Tin tức hấp dẫn dạo này của đài VTV là việc cảnh cáo các ký giả độc lập – đặc biệt là đảng Việt Tân – không được đưa tin liên quan đến cá chết, đến các quan chức tham nhũng trong vụ cho phép công ty thép Formosa Hà Tĩnh hoạt động.

(Đáng nói là trong khi “ký giả” của đài VTV được phép tuyên truyền tại Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục phá sóng đài Á Châu Tự Do cũng như chương trình Việt Ngữ của BBC cũng gặp vấn đề).

Hóa ra là CSIS thường gây khó khăn cho những ai hay đặt câu hỏi rắc rối. Ngày 24 tháng Năm, 2015, cựu tù nhân chính trị Cù Huy Hà Vũ làm Đại Sứ Việt Nam tại Mỹ, Phạm Quang Vinh nổi giận khi hỏi Việt Nam biện minh thế nào về việc đàn áp tù nhân chính trị. Ông Vinh, nổi giận ra mặt, trả lời là Việt Nam không có tù nhân chính trị.

Hơn thế nữa, ông Hiebert đang là chủ tọa buổi họp báo cũng chẳng buồn thách thức lời tuyên bố vô lý đó của ông đại sứ Việt Nam. Buổi hôm đó là để thảo luận về một nghiên cứu về quan hệ Việt-Mỹ mà ông Hiebert là đồng tác giả. Nghiên cứu này được chính quyền Việt Nam kín đáo tài trợ.

Và vào tháng Bảy năm ngoái, ông Hiebert cố gắng hết sức để làm vừa lòng toán bảo vệ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện tại CSIS. Ông Hiebert kêu bảo vệ đưa Bác sĩ Nguyễn Thể Bình ra khỏi phòng họp. Bác sĩ Bình tuy được mời nhưng bị các nhân viên bảo vệ cộng sản đòi đuổi bà ra.

Ngoài ra còn có những lý do khác để hoài nghi tính độc lập của ông Hiebert. Ngoài công việc phân tích tại CSIS, Hiebert còn là cố vấn cấp cao cho công ty tư vấn kinh doanh, the Bower Group Asia.

Xung đột lợi ích

Xếp của ông Hiebert tại CSIS là ông Ernie Bower, điều hành công ty Bower Group Asia. Công ty Bower có hơn 60 nhân viên tại trụ sở chính ở Washington DC và tại 21 quốc gia Á Châu, kể cả Việt Nam.

Xung đột lợi ích nằm ở những chỗ sau đây:

Tại CSIS ông Hiebert cổ võ cho TPP. Công ty Bower Group chủ động đi tìm mối làm ăn dính đến TPP.

Ông Hiebert cho rằng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đã không còn hữu ích gì nữa và nên bỏ. Công ty Lockheed, có chân trong hội đồng quản trị của CSIS, đang muốn bán các máy bay tuần thám P-3 Orion và C-130 Hercules. Boeing cũng tương tự, cũng muốn bán máy bay tuần thám P-8 Poseidon cho Hà Nội. Các công ty vũ khí quốc phòng này chắc chắn là không muốn tiền chi cho CSIS được dùng để rọi đèn vào vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Các công ty khác như Coca-Cola, Chevron là thân chủ của Bower Group cũng lại có chân trong CSIS.

Trong những tháng gần đây, ông Hiebert được các hãng thông tấn lớn như CNN, Reuters, AP, Forbers, Politico, Financial Times, Washington Times, Voice of America trích dẫn rộng rãi và chỉ giới thiệu là phân tích gia của CSIS. Độc giả sẽ không biết là ông Hiebert còn làm việc cho công ty tư vấn kinh doanh. Độc giả không biết là các công ty tài trợ cho CSIS có quyền lợi tài chính trong đó.

Mới hôm nay CNN trích dẫn lời của ông Hiebert đưa quan điểm đồng tình bán vũ khí cho Việt Nam, và giới thiệu đây là một học giả của CSIS. Người xem không biết được là vị “học giả” này được các công ty vũ khí quốc phòng tài trợ cho CSIS, đã nhận tiền của chính quyền Việt Nam để soạn nghiên cứu kêu gọi tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí. Người xem cũng không biết là ông Hiebert làm việc cho công ty Bower Group, muốn làm cò cho các vụ buôn bán vũ khí.

Tác nhân tạo ảnh hưởng

Sẵn nói chuyện tạo ảnh hưởng, nếu xem xét kỹ người ta sẽ thấy nhóm vận động hành lang với lương 30 nghìn Mỹ kim mỗi tháng của đại sứ Việt Nam chi trả, vô tình cho thấy những chuyện tô vẽ xoay quanh chuyến đi Việt Nam của ông Obama không kể hết được mọi chuyện.

Trong bản kê khai về tác nhân nước ngoài mà Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ yêu cầu khai báo, công ty Podesta Group cho thấy họ được 180 nghìn Mỹ kim trong 6 tháng chót của năm 2015. Họ đã làm gì để có số tiền này.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh. Ảnh: CSIS
Họ tiết lộ có bảy cuộc họp, hầu hết với phụ tá dân biểu. Vị dân biểu duy nhất có gặp với đại diện của Podesta là Dân biểu Cộng Hòa Matt Salmon của tiểu bang Arizona, cuối năm nay nghỉ hưu. Dân biểu Salmon đã từng gặp Đại sứ Phạm Quang Vinh hồi đầu năm và đã đi Việt Nam hồi tháng Năm. Vị dân biểu này hậu thuẫn tăng cường quan hệ giao thương Mỹ-Việt.

Tính ra 180 nghìn Mỹ kim cho bảy cuộc gặp mặt. Tức là khoảng 25 ngàn Mỹ kim mỗi cuộc gặp, thảy vào đó khoảng 50 cái email và 5 cú điện thoại mà bản kê khai có ghi. Ông David Adams, nhân viên vận động hành lang của Podesta đã làm việc để dọn đường cho chuyến viếng thăm của ông Obama. Khi được hỏi làm những việc gì cho các số tiền đó, ông Adams từ chối trả lời.

Khi màn ảnh TV chiếu hình ảnh nông dân Việt Nam quần quật trên đồng ruộng, hãy nghĩ đến ông David Adams. Một người Việt trung bình phải làm việc 13 năm để có đủ tiền trả cho một cuộc gặp mặt trị giá 25 nghìn Mỹ kim giữa Podesta Group với phụ tá dân biểu.

Từ thời thực dân Pháp cho đến thời cướp ngày Cộng sản hiện nay, chính quyền luôn tước đoạt tài sản của người dân nghèo khó.

Không biết người nông dân Việt Nam sẽ nghĩ gì nếu biết sức lực lưng còng của họ giúp tài trợ cho cuộc sống của những kẻ đặc quyền?

Greg Rushford
23/5/2016

Nguồn: https://chantroimoimedia.com/2016/05/24/chuyen-di-viet-nam-de-doi-cua-obama-xem-lai-thuc-te/

-----------

Obama’s Vietnam “Legacy” Trip: A Reality Check
By Greg Rushford
May 23, 2016

Monday, May 23, Washington, D.C. —Air Force One touched down yesterday evening in Hanoi. The White House and influential Washington think-tank scholars are spinning President Barack Obama’s three-day Vietnam visit as a “legacy” moment, validating the president’s “pivot” to Asia. Expect much warm talk of how America is forging ever-closer economic- and security ties with a modernizing Vietnam. Expect the usual heartwarming television images of happy people —including peasants toiling in lush rice fields, wearing their iconic conical hats.

Don’t expect any admissions from Vietnamese Communist leaders of the suffering they continue to inflict upon some of their country’s best citizens. As former prisoner of conscience Cu Huy Ha Vu rightly notes, today’s Vietnam is “a kleptocracy.” Intrepid pro-democracy advocates stand in the way.

Courageous men like Dang Xuan Dieu, Ho Duc Hoa, and Tran Vu Anh Binh, three of Vietnam’s 100-plus current political prisoners. They languish behind bars, while some Washington insiders have averted their eyes.

Some of those insiders are Southeast Asian analysts who work inside the gleaming $100 million headquarters of the Center for Strategic and International Studies, just a few minutes from the White House — and who have undisclosed sidelines as business consultants. They know that to speak forthrightly on Vietnam’s shameful human rights record would threaten their easy access to senior communist officials. Their corporate benefactors who depend upon that political access to win lucrative business contracts in Vietnam could lose the big bucks.

Moreover, Vietnam’s ambassador to the United States has a team of $30,000-a-month Washington lobbyists on his payroll. Their assignment is basically not to let awkward questions about political prisoners interfere with enhanced U.S.-Vietnamese commercial- and security ties, especially the sale of lethal weapons to fend off Chinese maritime intimidation.

One wonders what Dieu, Hoa, and Binh, locked away in their cells, would have to say — if they were free to speak.

Dieu, a devout Catholic citizen journalist, has been imprisoned since 2011. He committed the “crime” of exercising free speech. Dieu has been living “in hell” — beaten, humiliated, and treated like a “slave” for refusing to wear a uniform with the word “criminal” — his brother has told Radio Free Asia. Hoa, also a blogger whose crime was his free speech, has been incarcerated since 2011. Binh, a songwriter, lost his liberty in 2012. His crime was writing music that offended the Communist Party. While Binh’s term is scheduled to end next year, Dieu and Hoa could languish behind bars until 2024.

All three men are associated with the Viet Tan, a U.S.-based political party that is highly effective in using the social media to advocate democratic freedoms of speech and assembly. The Viet Tan reaches a wide audience, both inside Vietnam and in the Vietnamese diaspora. For its skilled high-tech advocacy, the Hanoi’s feared Ministry of Public Security brands Viet Tan as a “terrorist” organization.

Binh, Hoa and Dieu were amongst a group of 17 political prisoners who have been represented by Stanford law professor Allen Weiner, a former high-powered U.S. State Department official. Weiner won a United Nations panel determination that his clients — all either Viet Tan members, supporters or friends — had been unjustly imprisoned. While 14 of Weiner’s clients have been released, that’s unfortunately not quite a happy ending. “Some of those who have been released, however, continue to suffer severe harassment and intimidation at the hands of the Vietnamese security services,” Weiner reports. “They continue to pay a heavy price.”

That’s the sort of glaring injustice that no credible analyst of today’s Vietnam would want to downplay. Meet CSIS Asia analyst Murray Hiebert — a man who doesn’t deny that Vietnam has human rights issues, yet is careful never to use clear language that would anger senior Vietnamese officials.

Nine months ago, I brought Allen Weiner’s brave clients to Hiebert’s attention, asking if perhaps this would be an opportunity to highlight the injustice by holding a public forum. The CSIS analyst brushed off the inquiry — at the time I had not realized that CSIS has never held such an event. He also declined to say whether he agreed with Hanoi’s characterization of the Viet Tan as a “terrorist” organization.

(The White House and State Department are better informed than CSIS. Not only do they respect the Viet Tan for its peaceable advocacy, but Obama’s national security officials have maintained close ties with the Viet Tan leadership. Radio Free Asia reported that on May 17 representatives of the Viet Tan, along with other respected Vietnamese pro-democracy advocates including Boat People SOS and Vietnam for Progress, were briefed on Obama’s upcoming Vietnam trip in the White House on May 17.)

A few weeks ago, Hiebert once again did not respond to a request to be interviewed on the imprisoned Viet Tan supporters. I then tried to register for a May 17 press briefing that Hiebert and two other CSIS scholars held on the Obama visit. I had hoped to ask about Binh, Hoa and Dieu. But CSIS spokesman Andrew Schwartz — who also had not responded to a recent e-mail inquiry — denied me admission, asserting that the event was “oversubscribed.”

While the briefing room was indeed rather crowded, even full, according to people who were present, Schwartz found room for Vietnam Television. VTV is a Hanoi-controlled media tool that the Communist Party finds useful for spreading the party line. These days, VTV’s best “scoop” has been in warning Vietnamese independent journalists — and specifically the Viet Tan — to stay away from linking corrupt communist officials to a Taiwanese steel mill that somehow obtained environmental clearance to discharge toxic wastes into the sea, which has resulted in a massive fish kill.

(At the May 17 CSIS briefing, a Television Vietnam correspondent asked if the next American president would continue Obama’s “pivot” to Asia — which at least drew laughter. It is perhaps also worth noting that while “journalists” from Vietnam Television are welcome to peddle their propaganda in the United States, authorities in Hanoi continue to jam Radio Free Asia’s Vietnamese language service. And while the BBC is free to broadcast its English-language programs in Vietnam, the BBC’s celebrated Vietnamese Language Service frequently has run into problems.)

As it turns out, CSIS has a history of making life uncomfortable for guests at the think tank’s public events who might pose awkward questions. On May 24, 2015, former political prisoner Ha Vu angered the Vietnamese ambassador to the U.S., Pham Quang Vinh, by asking how Vietnam justified persecuting its political prisoners. Vinh, visibly upset, retorted that Vietnam has no political prisoners — which was pretty rich, considering that at that moment, the ambassador was busy trying to avoid making eye contact with one of Vietnam’s most famous political prisoners.

Moreover, CSIS analyst Hiebert, who chaired the panel, did not challenge the ambassador’s absurd claim. (The CSIS event discussed a study on U.S.-Vietnamese relations that Hiebert had co-authored; that study had not disclosed that the Vietnamese government had secretly financed it, Hiebert subsequently admitted to me.

And last July, Hiebert went to extraordinary lengths to accommodate Vietnamese security officials when Communist Party Secretary General Nguyen Phu Trong spoke at CSIS. Hiebert summoned a guard, escorting Dr. Binh Nguyen, a prominent Vietnamese-American physician, from the premises. Hiebert apologized to Binh, who had been invited, but said that the communist security officials insisted that she be ejected (for details see: How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C., www.rushfordreport.com).

Turns out that there are other reasons to doubt Hiebert’s independence. While his official CSIS bio does not disclose it, Hiebert is also a senior advisor to a prominent business consultancy, the Bower Group Asia.

Conflicted interests

Hiebert’s boss at CSIS, Ernie Bower, runs the Bower Group Asia. “Our clients include the world’s best global enterprises,” the BGA website proclaims. “We understand the nexus between politics and economics.” Bower has more than 60 employees in his Washington, D.C. headquarters and in 21 Asian countries (including Vietnam). Another CSIS analyst, Chris Johnson, is a BGA managing director for China. Like Hiebert, Johnson does not disclose his business affiliations on his CSIS website.

Bower, who formerly chaired the CSIS Southeast Studies chair, responded angrily last year when I asked him which was his real day job: CSIS or his business consultancy. He said he was “saddened” that I had suggested he appeared to have conflicts of interest. But perhaps aware that others might also wonder, Bower now identifies himself on the CSIS website as a “non-resident” advisor. The chair remains vacant. CSIS spokesman Schwartz and John Hamre, the think tank’s CEO and one of Washington’s most acclaimed fundraisers, have not responded to persistent inquiries to explain the apparent conflicts.

Here’s how the conflict works:

At CSIS Hiebert has advocated the TPP trade deal. The Bower Group is actively seeking TPP business.

Hiebert has strongly contended that the U.S. lethal arms embargo on Vietnam has outlived its usefulness, and should be lifted. Lockheed, which wants to sell Hanoi its P-3 Orion and C-130 Hercules surveillance planes, has a seat on Hiebert’s CSIS board. So does Boeing, which has been peddling its P-8 Poseidon military surveillance aircraft in Hanoi. Imagine how the giant defense contractors would feel if the money they dole out to CSIS would be used to shine a spotlight on issues involving corruption and human-rights abuses in Vietnam.

Coca-Cola, a Bower Group client, got into Laos a few years ago, thanks to Ernie Bower’s understanding of “the nexus” between business and politics. Coke also has a seat on the CSIS Southeast Asia board.

Chevron, another major CSIS benefactor, also has a representative on CSIS’s Southeast Asia board. Hiebert authored a November 2014 column for the Wall Street Journal defending Chevron in bitter litigation the oil giant had in Indonesia. In his column, Hiebert identified himself only as a CSIS analyst. Then Ernie Bower got busy on the Bower Group’s Facebook page, touting the Journal piece: “BGA’s Murray Hiebert provides much-needed analysis of the court case against Chevron in Indonesia” in the Wall Street Journal. [Full disclosure: I have been an occasional contributor to the Wall Street Journal’s Asian edition for more than two decades.]

In recent months, Hiebert has been quoted widely by major news outlets including CNN, Reuters, the Associated Press, Forbes, Politico, the Financial Times, the Washington Times, and the Voice of America — always only identified as a CSIS analyst. Readers would not know that Hiebert also works for a business consultancy. They would not know that corporations that fund Hiebert’s CSIS programs have serious financial interests at stake. One wire-service report that quoted Hiebert about Vietnam’s new top leadership was picked up by the New York Times in April. This gave Ernie Bower another opportunity to twitter to his clients about how “BGA Senior Advisor Murray Hiebert” had made the pages of the Times.

And earlier today, CNN quoted Hiebert’s approving views of enhanced U.S. weapons sales to Vietnam, identifying him only as a CSIS scholar. Viewers were not aware that this “scholar” is funded at CSIS by major U.S. defense contractors, and has taken money from the Vietnamese government for co-authoring a study that called for the lifting of the U.S. weapons embargo to that country. Nor would viewers know that Hiebert also works for the Bower Group, which also touts its interest in facilitating arms deals.

A little digging illustrates how Bower mixes his CSIS affiliations with business. In 2014, for example, Bower opened some important doors in Washington to a Manila wheeler-dealer named Antonio “Tony Boy” Cojuangco. Tony Boy also sits on CSIS’s Southeast Asia board. Bower brought him to town as the head of an “eminent persons” group — such flattery can go a long way in certain Asian circles.

CSIS arranged appointments for the Filipino eminences in the White House, the Export-Import Bank, on Capitol Hill and of course at CSIS headquarters, where they had a scheduled appointment with the think tank’s president, John Hamre. That was during the day. That night, the Bower Group hosted a lavish dinner for Tony Boy and his associates at the posh Jefferson Hotel. Bower, Hiebert, Chris Johnson, and other CSIS/Bower Group operatives were present. To judge from photos I’ve seen, it was a good night all around, lubricated by bottles of Pomerol. (Hamre has not responded to repeated requests to comment. On the CSIS website, the CSIS head asserts that some unnamed journalists who have questioned CSIS ethical practices have ignored evidence to the contrary that he has provided.)

Agents of Influence

Speaking of influence peddling, if one looks closely, the Washington lobbyists on that $30,000-a-month retainer from Vietnamese Ambassador Vinh unwittingly illustrate how the official spin surrounding the Obama visit to Vietnam doesn’t tell the whole story.

The most recent foreign agent’s disclosure form that the Podesta Group has filed with the U.S. Department of Justice lists some of what the firm did to earn its $180,000 for the last six months of 2015. One is left wondering exactly what the lobbyists did to earn their keep.

The lobbyists disclosed only seven meetings, mostly with congressional aides. The only elected representative who met with Podesta representatives was Matt Salmon, an Arizona Republican who is retiring from Congress at the end of this year.

Rep. Salmon had already met with Vietnamese Amb. Vinh earlier in the year and had been to Vietnam in May. The congressman already had supported an enhanced U.S.-Vietnam trade relationship.

Do the math: $180,000 for seven meetings. That’s about $25,000 a meeting, throwing in about 50 e-mails and five phone calls that the Podesta lobbying form mentions. David Adams, the Podesta lobbyist who has been working to facilitate the Obama visit to Vietnam this week, is a former close aide to Hillary Clinton when she was secretary of state. Asked what he had really done to each the money, Adams declined to comment.

This week, when the television screens show images of happy Vietnamese peasants with their conical hats, toiling in their rice paddies, think of David Adams. The average Vietnamese citizen would have to work 13 years to earn enough money to pay for just one $25,000 Podesta Group meeting with congressional aides.

From the days of French colonialism to the present Communist kleptocracy, the Vietnamese central government has always stolen from its poorest people.

Amb. Vinh’s lobbyist Adams proudly styles himself as a part-time “gentleman farmer” in Virginia’s wine country. Wonder what those Vietnamese peasants would say, if they knew that their stooped labor is helping subsidize such a lifestyle?

http://rushfordreport.com/?p=406