Ứng Cử để bạch hóa Bầu Cử
Ứng Cử để bạch hóa Bầu Cử
Minh Văn
(Thành viên đảng Vì Dân)
Ngày 22/5/2016 tới đây sẽ là ngày diễn ra cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam khóa 14.
Đây là lần đầu tiên người ta thấy có nhiều ứng cử viên độc lập tham gia, với khoảng 162 người. Điều này khiến đảng Cộng Sản cầm quyền lúng túng, vì lâu nay họ vẫn luôn thao túng quy trình bầu cử. Trước đây, kể cả những ứng cử viên được coi là “độc lập”, cũng phải do “Mặt trận tổ quốc” sắp đặt và chấp thuận, có nghĩa là hoàn toàn nằm trong vòng kiềm tỏa của Đảng. Lúng túng vì bây giờ họ phải học cách sống chung với người khác, chứ không phải là màn độc diễn như trước đây nữa. Họ buộc phải chấp nhận tiếng nói của người dân, vốn là đại diện cho những nhóm lợi ích chính đáng ngoài đảng.
Những ứng viên độc lập có sách lược và chủ trương tranh cử hẳn hoi. Họ đã thổi một luồng gió mới đầy sinh động vào không khí bầu cử. Từng người một tiếp xúc với cử tri, rồi đưa ra chủ đề tranh cử công khai, minh bạch. Điều này hoàn toàn khác với kiểu tuyên truyền bầu cử hình thức và mị dân của nhà nước. Theo đó, các đại biểu Quốc Hội do nhà nước đề cử được sắp đặt một vài cuộc tiếp xúc cử tri. Tại đây, họ hứa với cử tri những nội dung đã được soạn sẵn một cách rập khuôn. Sau khi trở thành đại biểu Quốc Hội, những người này chẳng làm gì cho người dân như đã hứa, mà toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích của đảng cầm quyền.
Việc tự ứng cử lần này như một hành động quyết liệt đòi quyền lợi hợp pháp của công dân, mà vốn lâu nay bị lãng quên. Nó chứng minh cho mọi người thấy rằng, những cuộc bầu cử trước đây là không hề có tự do, dân chủ. Việc làm chính đáng này của các ứng cử viên độc lập đã bị nhà nước gây cản trở, thậm chí là đe dọa và thóa mạ họ. Nhà cầm quyền đã tổ chức những cuộc họp để đấu tố người tự ứng cử, nhằm sàng lọc và gạt họ ra ngoài danh sách bầu cử. Và người ta gọi đó là “Hiệp thương”, với tất cả ba vòng hiệp thương như vậy. Kết quả là những ứng cử viên này, mặc dù có hội đủ tiêu chuẩn theo quy định của Hiến Pháp, Luật bầu cử và Luật tổ chức Quốc Hội nhưng vẫn bị loại. Đơn giản vì tham gia “hiệp thương” đều là người của đảng Cộng sản. Vậy là nhà nước tự mâu thuẫn với chính mình, đã làm trái với những gì pháp luật quy định về quyền ứng cử, bầu cử.
Làm đại biểu Quốc Hội, chính là đại diện cho những thành phần có cùng quan điểm lợi ích. Xã hội có bao nhiêu thành phần lợi ích thì sẽ có bấy nhiêu tiếng nói đại diện, không ai có thể bị gạt ra ngoài lề sinh hoạt chính trị đó. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, nếu đã có thị phần thì người ta đương nhiên có quyền tham gia chiếm lĩnh thị trường. Không thể có chuyện, nhóm lợi ích này lại đi ngăn cản hoặc đe dọa nhóm lợi ích khác, vì tất cả đều có quyền bình đẳng như nhau. Vì rằng, Quốc Hội là nơi đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau, chứ không phải chỉ duy nhất một tổ chức nào đó có quyền quyết định tất cả. Đó chính là ý nghĩa sâu xa của đại biểu Quốc Hội khi tham gia hoạt động nghị trường.
Quốc Hội là gốc rễ và nền tảng của mọi quyền lực nhà nước. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội dân chủ. Một Quốc Hội được bầu lên theo phương thức tự do, thì những hoạt động về sau của các cơ quan quyền lực mới thực sự có dân chủ. Các đại biểu lúc này, chính là những hạt nhân cấu thành Quốc Hội -- cơ quan quyền lực quan trọng nhất.
Tại điều 27, Hiến Pháp năm 2013, có quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.”
Như vậy, ứng cử là quyền lợi hợp pháp của công dân đã được Hiến pháp bảo hộ.
Tự ứng cử là hành động thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với đất nước. Trong bối cảnh hiện tại, sứ mệnh đó càng trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết, vì nó làm sáng tỏ tính chất dân chủ trong bầu cử. Thông qua hoạt động ứng cử này, sẽ nêu cao được ý thức công dân trong việc xây dựng xã hội tiến bộ. Rằng chúng ta cần chủ động hơn trong việc phát triển lợi ích cá nhân và cộng đồng, thay vì chỉ thụ động như trước đây. Mỗi người tự ứng cử là một ngọn nến sáng tỏ giữa màn đêm. Cứ như vậy, nhiều ngọn nến sẽ mang lại ánh sáng hy vọng.
Bầu cử tự do là con đường duy nhất để tiến tới nền dân chủ thực sự cho Việt Nam. Hãy tự ứng cử để bạch hóa vấn đề bầu cử hiện nay ở nước ta. Tự do ứng cử cũng là một phần quan trọng của tiến trình Tổng Tuyển Cử Tự Do trong tương lai.
Viết từ Việt Nam ngày 02/4/2016
Minh Văn
(Thành viên đảng Vì Dân)
Minh Văn
(Thành viên đảng Vì Dân)
Ngày 22/5/2016 tới đây sẽ là ngày diễn ra cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam khóa 14.
Đây là lần đầu tiên người ta thấy có nhiều ứng cử viên độc lập tham gia, với khoảng 162 người. Điều này khiến đảng Cộng Sản cầm quyền lúng túng, vì lâu nay họ vẫn luôn thao túng quy trình bầu cử. Trước đây, kể cả những ứng cử viên được coi là “độc lập”, cũng phải do “Mặt trận tổ quốc” sắp đặt và chấp thuận, có nghĩa là hoàn toàn nằm trong vòng kiềm tỏa của Đảng. Lúng túng vì bây giờ họ phải học cách sống chung với người khác, chứ không phải là màn độc diễn như trước đây nữa. Họ buộc phải chấp nhận tiếng nói của người dân, vốn là đại diện cho những nhóm lợi ích chính đáng ngoài đảng.
Những ứng viên độc lập có sách lược và chủ trương tranh cử hẳn hoi. Họ đã thổi một luồng gió mới đầy sinh động vào không khí bầu cử. Từng người một tiếp xúc với cử tri, rồi đưa ra chủ đề tranh cử công khai, minh bạch. Điều này hoàn toàn khác với kiểu tuyên truyền bầu cử hình thức và mị dân của nhà nước. Theo đó, các đại biểu Quốc Hội do nhà nước đề cử được sắp đặt một vài cuộc tiếp xúc cử tri. Tại đây, họ hứa với cử tri những nội dung đã được soạn sẵn một cách rập khuôn. Sau khi trở thành đại biểu Quốc Hội, những người này chẳng làm gì cho người dân như đã hứa, mà toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích của đảng cầm quyền.
Việc tự ứng cử lần này như một hành động quyết liệt đòi quyền lợi hợp pháp của công dân, mà vốn lâu nay bị lãng quên. Nó chứng minh cho mọi người thấy rằng, những cuộc bầu cử trước đây là không hề có tự do, dân chủ. Việc làm chính đáng này của các ứng cử viên độc lập đã bị nhà nước gây cản trở, thậm chí là đe dọa và thóa mạ họ. Nhà cầm quyền đã tổ chức những cuộc họp để đấu tố người tự ứng cử, nhằm sàng lọc và gạt họ ra ngoài danh sách bầu cử. Và người ta gọi đó là “Hiệp thương”, với tất cả ba vòng hiệp thương như vậy. Kết quả là những ứng cử viên này, mặc dù có hội đủ tiêu chuẩn theo quy định của Hiến Pháp, Luật bầu cử và Luật tổ chức Quốc Hội nhưng vẫn bị loại. Đơn giản vì tham gia “hiệp thương” đều là người của đảng Cộng sản. Vậy là nhà nước tự mâu thuẫn với chính mình, đã làm trái với những gì pháp luật quy định về quyền ứng cử, bầu cử.
Làm đại biểu Quốc Hội, chính là đại diện cho những thành phần có cùng quan điểm lợi ích. Xã hội có bao nhiêu thành phần lợi ích thì sẽ có bấy nhiêu tiếng nói đại diện, không ai có thể bị gạt ra ngoài lề sinh hoạt chính trị đó. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, nếu đã có thị phần thì người ta đương nhiên có quyền tham gia chiếm lĩnh thị trường. Không thể có chuyện, nhóm lợi ích này lại đi ngăn cản hoặc đe dọa nhóm lợi ích khác, vì tất cả đều có quyền bình đẳng như nhau. Vì rằng, Quốc Hội là nơi đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau, chứ không phải chỉ duy nhất một tổ chức nào đó có quyền quyết định tất cả. Đó chính là ý nghĩa sâu xa của đại biểu Quốc Hội khi tham gia hoạt động nghị trường.
Quốc Hội là gốc rễ và nền tảng của mọi quyền lực nhà nước. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội dân chủ. Một Quốc Hội được bầu lên theo phương thức tự do, thì những hoạt động về sau của các cơ quan quyền lực mới thực sự có dân chủ. Các đại biểu lúc này, chính là những hạt nhân cấu thành Quốc Hội -- cơ quan quyền lực quan trọng nhất.
Tại điều 27, Hiến Pháp năm 2013, có quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.”
Như vậy, ứng cử là quyền lợi hợp pháp của công dân đã được Hiến pháp bảo hộ.
Tự ứng cử là hành động thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với đất nước. Trong bối cảnh hiện tại, sứ mệnh đó càng trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết, vì nó làm sáng tỏ tính chất dân chủ trong bầu cử. Thông qua hoạt động ứng cử này, sẽ nêu cao được ý thức công dân trong việc xây dựng xã hội tiến bộ. Rằng chúng ta cần chủ động hơn trong việc phát triển lợi ích cá nhân và cộng đồng, thay vì chỉ thụ động như trước đây. Mỗi người tự ứng cử là một ngọn nến sáng tỏ giữa màn đêm. Cứ như vậy, nhiều ngọn nến sẽ mang lại ánh sáng hy vọng.
Bầu cử tự do là con đường duy nhất để tiến tới nền dân chủ thực sự cho Việt Nam. Hãy tự ứng cử để bạch hóa vấn đề bầu cử hiện nay ở nước ta. Tự do ứng cử cũng là một phần quan trọng của tiến trình Tổng Tuyển Cử Tự Do trong tương lai.
Viết từ Việt Nam ngày 02/4/2016
Minh Văn
(Thành viên đảng Vì Dân)