Matt Mahan

ads header

Breaking News

Tết Quê Người, Tết Quê Nhà

Hội Tết San Francisco năm 2013
TẾT QUÊ NGƯỜI, TẾT QUÊ NHÀ

Kỷ Nguyên Nguyễn Văn Văn Tâm

Tính đến hôm nay ngươì Việt tị nạn CS ở hải ngoại đã trải qua 40 cái Tết tại quê người.Riêng người viết thì tròm trèm cũng khoảng 30 cái Tết tha hương.Những gắn bó với quê người và quê nhà chắc phải có một sự khác biệt nào đótheo thời gian.

Tại quê nhà nơi chôn nhao cắt rốn với những kỷ niệm từ những con đường, ngỏ hẽm, chợ búa, trường học v..v ởthời thơ ấu “tuổi ô mai” học trò đậm đà tình bạn hữu cùng trường, cùng lớp, tình lối xóm với những kỷ niệm đầu đời in sâu vào ký ức nhiều hơn vì sự vô tư đậm đà tình tự dân tộc và tình “cô láng giềng” dễ thương sẽ in đậm nét vào tâm khảm với nhiều ràng buộc cùng tiếng nói Việt và cùng văn hóa Việt v…v.

Tại quê người như đất nước Hoa Kỳ trù phú cuộc sống sung túc hơn, có nhiều tự do, dân chủ và nhân quyền nhưng đôi khi mình cũng thấy cô đơn và lạc lõng trong một xã hội quá bao la đủ mọi sắc dân, đủ thứ ngôn ngữ và nhiều loại văn hoá khác nhau. Cuộc sống tại quê người có một chút dư giả hơn nhưng chúng ta phải chạy đua với cuộc sống như một cái máy sản xuất không ngừng nghỉ từng ngày, từng tháng.

Tết quê nhà có nhiều thi vị của quê hương “chùm khế ngọt”, đậm đà tình láng giềng gần gũi thân thương ràng buộc con người với con người trong tình nghĩa đồng bào ruột thịt và con người với thiên nhiên khí trời ấm áp của mùa Xuân, của ngày Tết dễ dàng kích thích cảm hứng con người với cảnh vật chung quanh ăn sâu vào ký ức của con người với nhiều quyến luyến nhớ nhung khi xa cách.

Tết quê người phải nói là buồn tẻ không có không khí của ngày Tết của những ngày đón mùa Xuân. Nhiều người phải vì cuộc sống, vì cái job vẫn phải đi đến chỗ làm việc trong ngày Tết thiêng liêng. Tuổi thơ và học trò phải đến trường và quên đi truyền thống xum xoe hớn hở khoe áo mới ngày Tết. Thiếu đi cái rộn ràng, ồn ào, náo nhiệt của những chợ Tết, không thấy cái cảnh bận rộn, tất tả của những dòng người ngược xuôi những ngày tháng trước đó chuẩn bị đón Xuân, chờ Tết. Tết quê người cũng thiếu đi những lễ hội truyền thống dân gian mặc dù các cộng đồng người Việt khắp nơi cố gắng tạo dựng những lễ hội truyền thống không có linh lồn tình tự dân tộc tại những hội chợ Tết.

Cứ mỗi năm Tết đến là những hình ảnh kỷ niệm vui buồn đủ loại nơi quê người, nơi quê nhà lại hiện về dù cuộc sống tại quê người vô cùng bận rộn phải vật lộn vất vả đấu tranh va chạm với cuộc sống hằng ngày đương đầu với biết bao nhiêu những thử thách và áp lực từ trong gia đình cho đến nơi làm việc và ngoài xã hội v…v

Kỷ niệm tại quê nhà và tại quê người trong suốt gian gần 40 năm qua của bất cứ một ai không sao tả ra hết được chỉ trong vài trang giấy như bài “ Tết quê ngươì, Tết quê nhà” này.

Nhân dịp chào đón thêm một mùa Xuân mới nữa, xuân Bính Thân,2016 này, người viết muốn mượn trang báo này nói lên những cảm nghĩ với một chút suy tư về kỷ niệm tại quê nhà mà người viết nghĩ rằng rất cần nói ra đây để coi như nói lên một chút gì cóý nghĩa hướng về quê hương, hướng về những “anh hùng vô danh” của chúng ta một thời oanh liệt trong trận chiến bảo vệ tự do cho miền Nam và cho sự an toàn của chúng ta ở hậu phương. Đó là những anh chị em thương phế binh VNCH hiện đang sống khổ sở, thiếu thốn taị quê nhà. Chúng ta còn mắc nợ những anh chị em thương phế binh này mà chúng ta phải trả, phải đền đáp.

Người viết muốn nhắc lại những kỷ niệm “Cây Mùa Xuân chiến sĩ VNCH” tại quê nhà trước năm 1975. Mỗi năm khi mùa Xuân sắp về, Tết sắp đến là một chiến dịch rộng rãi được tung ra và được tổ chức từ chính phủ trung ương đến các địa phương để tri ân những chiến sĩ VNCH. Những ngườiở hậu phương nhớ ơn những chiến sĩ ở tiền tuyến qua những hội đoàn xã hội, sinh viên, học sinh mà một thời người viết khi còn sinh viên có tham dự tổ chức những cuộc lạc quyên, ủy lạo “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ” khắp nơi. Những cuộc thăm viếng ủy lạo chiến sĩ của những người hậu phương tại những tiền đồn xa xôi hẻo lánh để nói lên tình “quân dân cá-nước” v..v và v..v. Những buổi lễ tri ân trao tặng quà cho những chiến sĩ VNCH khắp mọi vùng chiến thuật thật là trang trọng đầy tình nghĩa “hậu phương-tiền tuyến”. Từ những bữa cơm do tổng thống VNCH thết đãi trong dinh Độc Lập với những chiến sĩ xuất sắc đại diện khắp bốn vùng chiến thuật qui tụ về, cho đến các tỉnh lỵ, quận hạt và các địa phương thật là rầm rộ nói lên một khí thế hào hùng mang ơn những chiến sĩ VNCHđóng góp máu xương và thân thể mình cho lý tưởng tự do nói lên “tình tự dân tộc”, “tình huynh đệ chi binh”.

“Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ VNCH” này là một truyền thống tốt đẹp của chính thể VNCH tri ân những chiến sĩ vô danh đã được tổ chức liên tục cho đến ngày mất nước. Truyền thống tốt đẹp và ý nghĩa này ra hải ngoại thì bị lãng quên. Có thể vì người Việt sống tản mát rời rạt khắp nơi, có thể vì người Việt trong cuôc sống hằng ngày bị quá nhiều áp lực và bận rộn xây dựng cuộc đời mới, cũng có thể vì thực thể QLVNCH đã tan hàng và không còn hiện hữu v…v và v..v. Thôi thì phải chấp nhận những lý do trên mà thôi để cho truyền thống tốt đẹp “ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ VNCH” bị quên lãng.

Nhưng vì tình tự dân tộc, vì tình chiến hữu “huynh đệ chi binh” sau một thời gian lắng đọng khi ngày hôm nay cuộc sống tương đối ổn định, những tổ chức cộng đồng cũng vô nền nếp và có tổ chức thì người Việt tại hải ngoại giờđ ây cần lắng lòng lại nghĩ đến những “anh hùng vô danh” những thương phế binh VNCH hiện còn đang sống khổ sở, thiếu thốn bị kỳ thị hành hạ thân xác và tinh thần của bạo quyền CSVN tại quê nhà. Những anh thương binh VNCH bị gạt ra ngoài xã hội ngay sau ngày 30-4-75. Những thương binh này muốn có một cuộc sống yên ổn qua ngày phải đi về những vùng xa xôi, còn ở thành thị thì phải chấp nhận một cuộc sống hẩm hiu, nghèo khổ, bị ngược đãi. Những anh thương binh phải mưu sinh bằng những nghề như đi ăn xin, bán vé số hoặc phải xoay trở mua bán một món hàng nào đó để sinh kế qua ngày cho gia đình. Con cái họ còn bị trùẻo vì chính sách lý lịch tàn ác vô nhân đạo “Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền” của CSVN không thề ngóc đầu lên dù con cháu họ cóđủ trình độ học vấn hoặc nghề nghiệp chuyên môn v..v Những “anh hùng vô danh” này là những chiến sĩ hào hùng, gan dạ coi thường mạng sống của mình vào sinh ra tử trên những trận mạc khắp bốn vùng chiến thuật vì lý tưởng tự do bảo vệ sự an toàn cho miền Nam VN. Ơn nghĩa này người Việt miền Nam tự do trong nước cũng nhưở hải ngoại phải nhớ đến và tri ân.

Gần đây có nhiều tổ chức đoàn thể trân trọng tri ân những “anh hùng vô danh” TPB và QP VNCH này dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Từ qui mô lớn như“Hội H.O CỨU TRỢ TPB &QP VNCH” của bà Hạnh Nhân cùng với đài truyền hình SBTN tổ chức đại nhạc hội ngoài trời gây quỹ cho TPB và QP VNCH hằng năm số tiền quyên được lên đến hàng triệu đô la và giúp trực tiếp cho hàng trăm gia đình TPB và QP VNCH.

Song songđó những hội Cựu Chiến Sĩ VNCH các nơi cũng linh động tổ chức những buổi gây quỹ trợ giúp TPB tại quê nhà.

Trong khi đó những năm gần đây quý Cha của Phòng Công Lý và Hoà Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng Saigon đã vô cùng can đảm đã tổ chức những bữa cơm họp mặt anh chị em TPB và QP VNCH ủy lạo, phát quà và khám bịnh cho đông đảo anh chị em TPB và QP từ các nơi đổ về gọi là“ Tri Ân Anh Thương Phế Binh VNCH”. Dĩ nhiên có một số anh em TPB từ vùng xa xôi hẻo lánh bị ngăn cản không tới được.

Trước đó vài năm chùa Liên Trì của Hoà Thượng Thích Không Tánh cũng đã tổ chức những chương trình tri ân cứu trợ anh em thương binh VNCH tại chùa ở Saigon và các tỉnh ở miền Nam mà phái đoàn đi đến. Những hoạt động từ bi từ thiện tri ân thương binh VNCH này đã được nhiều thiện nguyện viên và các tổ chức từ thiện trong nước và hải ngoại yểm trợ. Chùa Liên Trì cũng gặp nhiều khó khăn bị chính quyền CSVN ở các nơi ngăn cản gây trở ngại đủ thứ chuyện phái đoàn tại các nơi phái đoàn của chùa đi đến. Hoà Thượng Không Tánh vẫn kiên trì tinh thần từ bi cứu trợ của mình duy trì liên tục. Hành động can đảm âm thầm từ bi của Hoà Thượng đáng được nêu gương và yểm trợ.

Khung cảnh và bầu không khí tại Dòng Chúa Cứu Thế nói lên tinh thần “tương thân tương trợ”. “lá lành đùm lá rách”những người cô thế bị ngược đãi là những TPB và QP VNCH vì tình dân tộc nghĩa đồng bào ruột thịt. Những hành động và nghĩa cử của các Cha, của các Sơ và thiện nguyện viên Dòng Chúa Cứu Thế phải nói là những hành động vô cùng can đảm và thách thức trước bạo quyền CSVN thật đáng ca ngợi và cần được sự trợ giúp tiếp tay của mọi người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại. Chính Dòng Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng được coi như một mái ấm gia đình “nhà tao ngộ” của TPB và QP VNCH mang lại những niềm an ủi, sưởi ấm lòng cô đơn bị bỏ rơi của anh chị TPB và QP VNCH.

Qua những buổi ủy lạo cứu trợ của Dòng Chúa Cứu Thế chúng ta thấy được biết bao nhiêu hình ảnh thương tâm và xúc động. Cảnh anh em TPB không còn hai chân ngồi trên những chiêc xe lăn chậm chạp lăn bánh, cảnh anh thương bịnh gầy còm cõng một chiến hữu thương binh với vẽ mệt mỏi yếu ớt, cảnh một anh thương binh đi khập khễnh chống trên đôi nạn gỗ cũ mèm, cảnh một anh thương binh mù được những anh chị thiện nguyện viên hướng dẫn dắt đi vào hội trường v…v và v..v. Nhiều lắm những cảnh bi thương mà người coi không thể cầm được nước mắt vì những xúc động khi mà trước đây những anh chị em TPB này là những chiến sĩ oai hùng gan dạ đương đầu với cộng quân.

Dù thân thể không còn nguyên vẹn nhưng anh chị em TPB lâu ngày từ những nơi xa xôi hội tụ về Dòng Chúa Cứu Thế gặp nhau trong sự hớn hở, vui tươi với những xúc động tràn ngập những sung sướng, hạnh phúc gặp lại nhau cùng nhau hàn huyên chia sẻ những câu chuyện, những kỷ niệm vui buồn trong “tình huynh đệ chi binh” thời quân ngũ một thời oanh liệt mà họ rất hãnh diện.Những anh chị em TPB này cũng ca, cũng hát, cũng kể chuyện vui tiếu lâm rất hồn nhiên như thuở nào thời trai trẻ

Hôm nay đây khắp nơi tại hải ngoại và trong nước đang chuẩn bị đón một mùa Xuân Bính Thân trở về với dân tộc VN, chúng ta cần bỏ một chút thời giờ để suy tư và có những hành động cụ thể hướng về những “anh hùng vô danh”, anh chị em TPB và QP VNCH, với tất cả sự tri ân bằng tận cùng con tim của mình trong tinh nghĩa đồng bào ruột thịt, trong tình nghĩa “huynh đệ chi binh” thể hiện một nghĩa cử tri ân, an ủi đểlàm vơi đi sự tủi thân, cô đơn và thiếu thốn của anh chị em TPB và QP VNCH tại quê nhà như một nối tiếp truyền thống tốt đẹp “ Cây Mùa Xuân chiến sĩVNCH” tại quê nhà trước 75 là thực hiện chiến dịch“ Cây Mùa Xuân cho TPB và QP VNCH” rộng khắp các cộng đồng người Việt khắp nơi để từđây trở thành một truyền thống tiếp tục tri ân những anh hùng vô danh TPB và QP VNCH.

Mọi người cần tiếp tay vun trồng “Cây Mùa Xuân TPB và QP VNCH” ngày một tốt tươi hơn như chúng ta đang trả món nợ cho anh chị em TPB và QP VNCH.

Khi đang viết bài này thì có người cho biết là có một “Nghị Quyết SJR5 Tái Định Cư Thương Phế Binh VNCH” do cô thượng nghị sĩ tiểu bang California là Janet Nguyễn đề nghị và đang đệ trình. Trong khi đó thì dư luận bên ngoài lại ồn ào rùm beng cho là Nghị Quyết này đã được thông qua tại Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ chỉ chờ tổng thống Obama ký là thi hành. Theo sự hiểu biết của người viết thì Nghị Quyết này chưa tới đâu cả và còn đang trong vòng thủ tục lập pháp của Hoa Kỳ. Do đó người viết xin đồng hương đừng quá nóng lòng vì những TPB và quả phụ mà ồn ào rùm beng không căn cứ sẽ dễ dàng bị lường gạt. Phải thận trọng tiếp xúc với những giới chức có thẩm quyền xác nhận sự chính thức, không nên để cho những chiến hữu TPB và QP VNCH phải là nạn nhân./.