Tổng Thống Obama "Như Lưu Bị"
Chiến hạm USS Lassen tiến vào vùng hải phận 12 hải lý mà Trung Cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền. |
Nguyễn Thành Trí
Một cách thật ví von, để tạo hình ảnh diễn tả cuộc tranh chấp trên mọi bình diện của Hoa Lục Tàu Cộng với nước Mỹ và các nước xung quanh Hoa Lục trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, người ta dùng sự kiện lịch sử Hoa Lục trong chiến tranh Tam Quốc gồm có- Tây Thục, Đông Ngô, và Ngụy - với hình ảnh Tào Tháo thay cho Đảng Trưởng Tàu Cộng Xi, và hình ảnh Lưu Bị mô tả TT Mỹ Obama.
Tại sao nói ví von nước Mỹ như nước Tây Thục-Lưu Bị, bởi vì nước Mỹ ở phương tây hay còn gọi là Tây Phương, nhưng luôn khẳng định mình là một nước Á Châu có một bờ biển dài ở vành đai Thái Bình Dương; hơn nữa, TT Obama được sinh ra ở Tiểu Bang Hawaii, một Đảo Quốc ở Á Châu Thái Bình Dương của Liên Bang Hoa Kỳ. Có một yếu tố quyết định rất quan trọng là nước Tây Thục-Lưu Bị có chính nghĩa cũng như nước Mỹ có chính nghĩa trên mặt trận chiến đấu cho tự do dân chủ. Cũng còn có một đặc điểm vế tính nết của Obama rất giống với Lưu Bị là tính ôn hoà, quá trầm tĩnh đến độ gần như chậm chạp, khiến cho nhiều đối thủ chính trị và kẻ thù của ông “hiểu lầm ông là một người chỉ huy nhu nhược, không quyết tâm, và là một người đàn ông có tâm-sinh-lý yếu đuối hay khóc”; quả thật Lưu Bị rất nhậy cảm và dễ khóc. Còn Obama thì sao, có ai đã nhìn thấy TT Mỹ Obama rơi lệ vì một chuyện cảm động gì đó không? Cũng rất hiếm khi có một vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội của một cường quốc quân sự như TT Obama lại được trao tặng một giải Nobel Hoà Bình.
Tại sao nói ví von nước Hoa Lục Tàu Cộng như nước Ngụy-Tào Tháo, bởi vì tính cách “nguỵ quyền” không chính danh, mạo xưng Nhân Dân Hoa Lục của Đảng Tàu Cộng cũng như Tào Tháo đã thao túng, tiếm quyền mạo xưng là Ngụy Vương; hơn nữa, trong trận hải chiến Xích Bích, Nguỵ-Tào Tháo đã thua trận và bị liên quân của Tây Thục-Lưu Bị với Đông Ngô-Tôn Quyền “đốt cháy râu của Tào Tháo, cùng lúc đốt cháy các chiến thuyền của hải quân Nguỵ-Tào Tháo” và đã thành công ngăn chặn Nguỵ-Tào Tháo bành trướng xuống phương nam. Khi so sánh với nước Tây Thục-Lưu Bị thì nước Nguỵ-Tào Tháo rõ ràng không có chính nghĩa.
Tại sao nói ví von các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á như là nước Đông Ngô-Tôn Quyền, bởi vì mối “liên hệ thân tộc, Tôn Quyền là anh vợ của Lưu Bị”, tương tự như các nước Nam Hàn, Nhật, Đài Loan, Phi, Nam Dương, Mã Lai, Singapore, Ấn Độ, Úc Châu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là những nước Đồng Minh của Mỹ, và cũng là những nước dân chủ luôn tôn trọng các quyền tự do, nhất là các nước này đều có liên quan tới biển-đảo nên luôn nêu cao quyền tự do giao thông trên biển. Gần như rất nhiều người Việt và người Hoa rất thích đọc truyện hay xem phim Tam Quốc Chí, ai cũng đều biết rõ là Lưu Bị có chính nghĩa và chính danh, còn Tào Tháo thì không có chính nghĩa, ngụy danh, thao túng, tiếm đoạt quyền lực. Kết quả cuối cùng chính danh Tây Thục-Lưu Bị thắng, nguỵ danh Nguỵ-Tào Tháo thua.
Trở lại thời hiện đại ở nước Nguỵ-Tàu Cộng kể từ năm 2013 trong thời gian hơn hai mươi tháng Tàu Cộng đã đang hết sức gấp rút cải tạo bảy cồn cát, rạn san hô, bãi đá ngầm trở thành bảy hòn đảo nhân tạo bằng cách nạo bơm cát từ sàn biển đổ lên bề mặt rồi tráng cứng xi măng làm mặt bằng của bảy đảo nhân tạo này ở quần đảo Trường Sa để có thể sử dụng chúng như những sự kiện đã rồi của một loại tiền đồn làm tăng thêm sức mạnh quân sự bảo vệ cho yêu sách đòi chủ quyền lãnh hải của Tàu Cộng mở rộng ra bao phủ hầu hết Biển Đông Nam Á còn gọi là Biển Hoa Nam/South China Sea hay Biển Đông Việt Nam.
Hiện nay Nguỵ-Tàu Cộng có tuyên bố đã hoàn tất việc cải tạo bốn rạn san hô, bãi đá ngầm khi nước lớn thì chìm, lúc nước ròng thì nổi gồm có Gaven, Tư Nghĩa/ Hughes, Vành Khăn/Mischief Reefs, Xu-bi/Subi, và ba hòn đảo đá gồm có Châu Viên /Cuarteron, Chữ Thập/Fiery Cross, Gạc-ma/Johnson South Reefs để xây dựng chúng trở thành các hòn đảo nhân tạo có những tiện nghi sinh hoạt cho con người. Bởi vì Tàu Cộng đã khẳng định là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vùng Biển Hoa Nam/South China Sea là của Hoa Lục từ mấy ngàn năm rồi, nên bây giờ họ muốn làm gì trên hai quần đảo này là quyền của họ, không ai có thể ngăn cản. Tuy nhiên theo công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS) thì đảo nhân tạo của một nước như trường hợp Subi Reefs không thể có chủ quyền lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế, do đó Ngụy-Tàu Cộng không thể áp dụng quy chế hải đảo cho các rạn san hô, bãi đá ngầm mới được cải tạo xây dựng thành hải đảo để có cái cớ làm cản trở quyền tự do giao thông trên các hải lộ huyết mạch của đủ loại tàu thương mại và quân sự của các nước khác trên Biển Đông Nam Á.
Trở lại vấn đề chủ quyền của Nguỵ-Tàu Cộng trên Biển Hoa Nam mà một cách chính xác nhất chúng ta từ bây giờ trở về sau nên gọi vùng biển này là Biển Đông Nam Á/Southeast Asia Sea vì vị trí địa lý của nó có các bờ biển rõ ràng liên hệ tới các nước Đông Nam Á như Hoa Lục, Đài Loan, Phi, Việt Nam, Kampuchia, Thái, Mã Lai, Singapore, Nam Dương, và Brunei. Căn cứ trên một bản báo cáo mới nhất của Bộ Quốc Phòng Mỹ thì Tàu Cộng đã nạo bơm cát lên từ sàn biển rồi đổ trên bề mặt của các rạn san hô và bãi đá ngầm đã tạo ra được một diện tích khoảng 14500 cây số vuông để làm sân bay có đường phi đạo dài 3000 mét, một số bến cảng, và một số trại lính. Các hoạt động xây dựng mang nặng tính cách quân sự như vậy ở các đảo nhân tạo đang do Tàu Cộng thực hiện khiến cho các nước Phi, Đài Loan, Nam Dương, và Mã Lai trong khu vực là đồng minh của Mỹ đã phải lo lắng về việc Tàu Cộng sẽ dùng vũ lực quân sự để chiếm vị trí kiểm soát Biển Đông Nam Á, một khu vực biển có tới 30% phần trăm lưu lượng giao thông hàng hải mậu dịch quốc tế với một giá trị hơn 5.3 ngàn tỉ đôla mỗi năm.
Bởi vì cái thái độ có vẻ do dự của Chính Phủ Mỹ, nói cho đúng hơn là phản ứng quá thận trọng của TT Obama đối với các hoạt động cải tạo các cồn cát, rạn san hô, bãi đá ngầm để xây dựng thành những hải đảo nhân tạo của Tàu Cộng, khiến chính phủ của các nước Á Châu đã không an tâm, và thiếu tin tưởng vào chính sách Tái Cân Bằng và Xoay Trục Á Châu của Mỹ. Cho tới bây giờ cái hệ thống thông tin tuyên truyền của những nước thù nghịch với nước Mỹ vẫn còn xuyên tạc chính sách Tái Cân Bằng và Xoay Trục Á Châu của Mỹ là chuyện viễn vông không có thật. Trong lúc đó, sáu tháng vừa qua các vị tư lệnh quân binh chủng của Bộ Quốc Phòng Mỹ đã từng tranh luận với nhau về việc Tàu Cộng đang thao túng hoành hành trên Biển Đông Nam Á, và họ đề nghị TT Obama cho phép Hải Quân Mỹ thử thách Tàu Cộng có phải là một nước biết giữ đúng luật pháp quốc tế hay không. Người ta dễ nhận ra cái hiện tượng phản ứng chậm chạp của TT Obama đối với việc Tàu Cộng thao túng lộng hành ở Biển Đông Nam Á; lần này không giống như lần trước đó TT Obama đã ra lệnh pháo đài bay B52 bay vào vùng ADIZ của Tàu Cộng thiết lập ở vùng Biển Hoa Đông để chứng tỏ nước Mỹ không chấp nhận vùng không phận chủ quyền vô lý của Tàu Cộng vì máy bay Mỹ thực hiện quyền Tự Do Giao Thông Hàng Không ở những vùng trời không phận quốc tế đúng theo luật pháp quốc tế như từ trước tới nay không có một vấn đề trở ngại nào. Bây giờ Ngụy-Tàu Cộng bắt đầu gây trở ngại giao thông hàng không bằng một vùng ADIZ quá rộng lớn là một chuyện mà các nước tự do không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, lần này phản ứng chậm hơn cũng có những nguyên nhân sâu xa; TT Obama đã thận trọng tạm hoãn lệnh thi hành sự đề nghị của các vị tư lệnh vì nhu cầu phải kết thúc cuộc đàm phán có kết quả tốt của Hiệp Định Nguyên Tử với nước Iran mà những yếu tố quyết định trong đó có cả hai nước Nga và Tàu Cộng là một phe của Iran. Hơn nữa, TT Obama đã rất kiên nhẫn chờ đợi cuộc gặp mặt trực tiếp với Đảng Trưởng Tàu Cộng Xi trong lúc ông ta chính thức tới thăm Toà Bạch Ốc vào hai ngày 24-25/9/2015. Đảng Trưởng Xi đã tuyên bố rằng Tàu Cộng sẽ “không quân sự hoá” các hòn đảo nhân tạo, nhưng người ta lại nghĩ đây là một lời hứa hão-hứa cuội không đáng tin cậy, vì Đảng Trưởng Xi đã từng không giữ lời hứa để chấm dứt việc tấn công liên mạng nhắm vào các công ty Mỹ. Cũng như nước Mỹ đã không thể ngăn cản được diễn tiến công trình xây dựng một “Trường Thành Cát/Great Wall of Sand” dài hơn 2 cây số ở các bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa, dù những người cầm quyền Tàu Cộng nhiều lần công bố là họ đã ngưng việc xây dựng. Lần này lời hứa “không quân sự hoá” các hòn đảo nhân tạo của Đảng Trưởng Xi cũng bị nghi ngờ là một lời hứa hão-hứa cuội, nên cần phải được kiểm chứng trên thực tế.
Trên thực tế đối với yêu cầu hợp lý và một thái độ nhẫn nại, ôn hòa, nhưng rất quyết liệt của TT Obama, Đảng Trưởng Xi vẫn không chấp nhận nhượng bộ. TT Obama đã nhiều lần nhắc lại quyền tự do giao thông trên biển, trên không của mọi quốc gia; và nước Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện quyền tụ do giao thông hàng không và hàng hải ở bất cứ chỗ nào trên biển và trên không mà luật pháp quốc tế cho phép. TT Obama đã nói ngay thẳng với Đảng Trưởng Xi rằng nước Mỹ vẫn luôn luôn quan tâm về việc Tàu Cộng đã đang xây dựng các đảo nhân tạo, các công trình xây cất dùng cho việc quân sự hóa trên các hòn đảo còn đang tranh chấp chủ quyền với các nước khác trong khu vực Biển Đông Nam Á rõ ràng là không đúng với luật pháp quốc tế.
Trước lời đề nghị của TT Obama rõ ràng như vậy, Đảng Trưởng Xi đã từ chối ngưng hoặc giảm bớt việc xây dựng các đảo nhân tạo tại Biển Đông Nam Á trong cuộc gặp riêng với TT Obama và các cố vấn cao cấp của hai nước Hoa Lục và Hoa Kỳ. Đảng Trưởng Xi đã làm cho TT Obama hết kiên nhẫn được lâu hơn nữa, khi khẳng định Hoa Lục sẽ duy trì và tiếp tục việc xây dựng các đảo nhân tạo này trên Biển Đông Nam Á cho dù nó không hợp lý, không hợp luật pháp quốc tế. Sau cuộc gặp riêng vừa kể, TT Obama đã quyết định cho phép Hải Quân Mỹ thi hành “Chiến Dịch Tự Do Giao Thông/Freedom of Navigation Operation” triển khai chiếc khu trục hạm USS Lassen hải hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của hai đảo nhân tạo Subi và Mischief mà Tàu Cộng đang xây dựng trong quần đảo Trường Sa vào ngày 27/10/2015, cũng có các phi cơ của Hải Quân Mỹ đã bay theo yểm trợ cuộc hải hành tuần tra này.
Như vậy, nước Mỹ đã gởi một thông điệp rõ ràng cho Nguỵ-Tàu Cộng Hoa Lục và các nước trong khu vực Biển Đông Nam Á có liên quan là nước Mỹ không công nhận chủ quyền lãnh hải của Tàu Cộng ở các vùng trời, vùng biển xung quanh các khu vực do Tàu Cộng đã cải tạo từ các cồn cát, hoặc bãi đá ngầm rạn san hô làm thành các hòn đảo nhân tạo trong hiện tại. Quyết định cho phép thi hành “Chiến Dịch Tự Do Giao Thông/Freedom of Navigation Operation” của TT Obama đã được các nước Phi, Nhật, Úc, Đài Loan ủng hộ. Nếu Tàu Cộng tìm cách ngăn chặn chiếc khu trục hạm USS Lassen và gây ra một cuộc xung đột vũ trang, thì Nhật có thể trợ giúp Mỹ; bởi vì sau khi Luật An Ninh Quốc Gia mới đây của nước Nhật đã được Quốc Hội đồng ý là Quân Đội Nhật được phép tham chiến ở bên ngoài nước Nhật để hỗ trợ cho nước đồng minh. “Chiến Dịch Tự Do Giao Thông/Freedom of Navigation Operation” là một cuộc hải-hành tuần tra đã được Hải Quân Mỹ cảnh báo và lập kế hoạch thực hiện từ sáu tháng nay, nó không phải là một sự kiện bất ngờ cho Tàu Cộng, và các nước đồng minh của Mỹ. Chiếc khu trục hạm USS Lassen đi hải hành tuần tra vào trong phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo nói trên là để thử thách và bày tỏ sự không công nhận lãnh hải chủ quyền của Tàu Cộng rõ rệt nhất của Hải Quân Mỹ tại quần đảo Trường Sa.
Trên thực tế trong năm 2012 Hải Quân Mỹ đã từng hải hành tuần tra vào trong 12 hải lý các khu vực biển mà Tàu Cộng đòi chủ quyền lãnh hải ở quần đảo Trường Sa, nhưng vào cuối năm 2013 cho tới nay tháng 10/2015 thì các chiến hạm Mỹ chưa có cuộc hải hành tuần tra nào vào trong 12 hải lý xung quanh các hòn đảo nhân tạo mà Tàu Cộng đang cải tạo xây dựng. Khi xem xét vấn đề hải hành tuần tra trong 12 hải lý của lãnh hải chủ quyền của một nước, cũng thấy có xảy ra sự kiện các tàu chiến của Hải Quân Tàu Cộng đã đi vào phạm vi 12 hải lý chủ quyền lãnh hải của nước Mỹ. Vào ngày 6/9/2015 trong thời gian vài ngày có TT Obama viếng thăm tiểu bang Alaska, cùng lúc đó cũng có một hạm đội nhỏ gồm năm chiếc tàu chiến của Hải Quân Tàu Cộng đã có mặt tại vùng biển Bering Sea và đã đi vào trong lãnh hải 12 hải lý của đảo Aleutian Islands thuộc tiểu bang Alaska của Mỹ. Bộ Quốc Phòng Mỹ đã có thông báo với giới truyền thông đây là một cuộc điều động chiến hạm Tàu Cộng lần đầu tiên trong lãnh hải chủ quyền của nước Mỹ; tuy vậy, nó không phải là một cuộc hải hành tuần tra, và các tàu chiến này đã tuân theo luật của nước Mỹ và luật hàng hải quốc tế; điều đáng chú ý nhất là họ không có một hành động nào để gây hại hoặc đe doạ. Cuộc hải hành của năm chiếc chiến hạm Tàu Cộng vừa nêu trên được xem như một cuộc “đi qua vô hại/innocent passage”; đây là một khái niệm pháp lý chỉ rõ việc những chiếc tàu nước ngoài quá cảnh đi qua vùng lãnh hải chủ quyền của một nước mà không có dấu hiệu đe doạ, gây sự, gây thiệt hại, hoặc có dấu hiệu hoạt động thám sát.
Như vậy sự kiện năm chiếc chiến hạm Tàu Cộng lần đầu tiên đã đi vào lãnh hải chủ quyền của nước Mỹ ở tiểu bang Alaska thật rất khác với tính cách của cuộc hải hành tuần tra của chiếc khu trục hạm USS Lassen đi vào trong 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo Subi và Mischief Reefs ở quần đảo Trường Sa vào ngày 27/10/2015 vừa qua. Trên thực tế Tàu Cộng luôn luôn phản đối các chiến hạm Mỹ đã đi ở hải phận quốc tế nhưng áp sát các vùng lãnh hải chủ quyền của Tàu Cộng. Họ yêu cầu Hải Quân Mỹ phải xin phép trước nếu muốn đi vào trong hải phận của Tàu Cộng. Một lẽ tất nhiên là hải quân của nước nào cũng phải làm như vậy trước khi đi vào hải phận chủ quyền của nước khác, nhưng Tàu Cộng không thể nào chiếm đoạt luôn hải phận và không phận quốc tế làm chủ quyền của mình. Vấn đề Biển Hoa Nam/South China Sea được xét riêng đối với Nguỵ-Tàu Cộng, phải nói cho đúng là toàn thể viên chức chinh phủ, cán bộ đảng viên, giới trí thức học giả của Đảng Tàu Cộng, cũng như sĩ quan trong quân đội, phải luôn luôn bày tỏ cái cảm tính ngông cuồng, ngu xuẩn, vô cùng phi lý mà khẳng định chủ quyền của Nguỵ-Tàu Cộng Hoa Lục trên Biển Hoa Nam/South China Sea như cái tên của nó chỉ rõ một vùng biển ở phía nam của Hoa Lục. Quả thật Nguỵ-Tàu Cộng rất là ngông cuồng, ngu xuẩn, và cực kỳ phi lý vì chỉ một cái tên gọi mà khăng khăng đòi quyền làm chủ cả một vùng biển rộng.
Nếu thế thì cũng giống như vậy, một cách khẳng định rõ ràng chính phủ Ấn Độ có thể đòi quyền làm chủ Ấn Độ Dương/Indian Ocean, bởi vì cái tên Indian Ocean thì nó phải là của nước Ấn Độ. Ngược lại, trong khi một cách oái oăm, châm biếm nước Mỹ không có một Cái Biển nào, bởi vì không có một cái biển nào có tên là Biển Mỹ, mà Hải Quân Mỹ đã có thể đi khắp các biển lớn, biển nhỏ mọi nơi trên thế giới hơn một trăm năm nay! Tính cách ngang ngược, ngông cuồng, ngu xuẩn, và phi lý của Tàu Cộng đòi chủ quyền trên cả Biển Hoa Nam/South China Sea cũng giống như Tàu Cộng sẽ đòi chủ quyền trên Mặt Trăng. Vì thuở xưa kể truyện thần tiên vua Tàu Đường Minh Hoàng đã có Nguyệt Điện và Hằng Nga ở trên mặt trăng, nên bây giờ con cháu Tàu Cộng có quyền làm chủ của Mặt Trăng. Cũng thật là oái oăm, châm biếm nước Mỹ không có một Vua Mỹ nào được ăn ở vui chơi với Hằng Nga nơi Nguyệt Điện, nhưng rõ ràng là nước Mỹ đã cắm một lá cờ Mỹ có một kích thước cỡ thật rộng lớn ở trên Mặt Trăng năm chục năm qua rồi!
Trở lại vấn đề chủ quyền của Tàu Cộng trên Biển Hoa Nam/South China Sea mà chính xác nhất chúng ta từ bây giờ trở về sau nên gọi vùng biển này là Biển Đông Nam Á/Southeast Asia Sea vì cái vị trí địa lý của nó có các bờ biển rõ ràng liên hệ tới các nước Đông Nam Á như Hoa Lục, Đài Loan, Phi, Việt Nam, Kampuchia, Thái, Mã Lai, Singapore, Nam Dương, Brunei. Nước Mỹ thực sự đã phát động một “Chiến-Dịch Tự-Do Giao Thông Hàng Không Hàng Hải/Freedom of Navigation Operation”, và theo kế hoạch của chiến dịch tự do gia thông là các tàu của Hải Quân Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện trong ba tháng có ít nhất hai chuyến hải hành tuần tra trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Biển Đông Nam Á, kể cả những khu vực biển mà hai nước Việt và Phi đã đang có các hoạt động chiếm đóng, cải tạo xây dựng hải đảo nhân tạo.
Các chuyến hải hành tuần tra được thực hiện trong một chu kỳ ba tháng để nhấn mạnh một mục đích rõ ràng là làm cho những người cầm quyền Đảng Tàu Cộng phải hiểu rằng cái vùng ADIZ rộng lớn ở Biển Đông Nam Á/Southeast Asia Sea mà Tàu Cộng có lẽ sẽ cố ý thiết lập trong tương lai, cũng như cái vùng ADIZ ở Biển Hoa Đông/East China Sea và những hòn đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông Nam Á/Southeast Asia Sea mà họ đã tự tạo ra rồi quân sự hoá hai nhóm quần đảo này cũng không thể nào cản trở được quyền tự do giao thông trên không cũng như quyền tự do giao thông trên biển của tất cả quốc gia tự do luôn luôn tuân thủ luật pháp quốc tế.
Một cách chắc chắn rằng Tàu Cộng không thể nào tự tạo ra một thứ đặc quyền nào để làm trở ngại cả một cộng đồng quốc tế trên những hải lộ huyết mạch của các hoạt động vận chuyển giao thương quan trọng trị giá nhiều ngàn tỉ đôla mỗi năm trong khu vực Nam Á, Đông Á, và Đông Nam Á. Hơn nữa, Tàu Cộng cũng không thể nào chiếm độc quyền khai thác hải sản và khoáng sản dưới lòng Biển Đông Nam Á với tư cách của một kẻ cướp.
Cũng có một khía cạnh rất tế nhị là trong khi nước Mỹ không công nhận lãnh hải chủ quyền 12 hải lý cho các rạn san hô bãi đá ngầm dưới mặt biển mà ở trên đó Tàu Cộng đã cải tạo xây dựng trở thành các đảo nhân tạo; tuy nhiên, việc không công nhận lãnh hải chủ quyền 12 hải lý lại không có nghĩa là nước Mỹ bác bỏ đòi hỏi của Tàu Cộng về cái quyền làm chủ các hòn đảo nhân tạo. Hãy nói một cách dễ hiểu là giống như một tư nhân giàu mua một hòn đảo trở thành người chủ đảo muốn sửa đổi xây cất cái gì tuỳ thích nhưng phải tuân theo luật pháp; cũng như mua hòn đảo thì phải có sự chứng nhận mua bán, không phải là đã cướp giật của người khác. Như vậy, các trận hải chiến vào ngày 19/1/1974 HQ Tàu Cộng đánh HQ VNCH để cưỡng chiếm toàn bộ Quần Đảo Hoàng Sa/Paracel Islands của Việt Nam, vào ngày 14/3/1988 HQ Tàu Cộng đánh HQ Việt Cộng để cưỡng chiếm ba bãi đá ngầm có tên Cô Lin, Len Đao, và Gạc Ma, Johnson South Reefs trong Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands của Việt Nam, và trong thời gian hai năm 1994-1995 HQ Tàu Cộng đã chiếm giữ bãi cát đá cạn Mischief Reefs/Đá Vành Khăn của nước Phi mặc dù nước Phi đã phản đối nhưng Tàu Cộng cứ chiếm giữ bãi Đá Vành Khăn/Mischief Reefs với lời lẽ dối trá, nguỵ biện là dùng làm nơi trú ẩn tạm thời cho những tàu đánh cá của Hoa Lục khi gặp giông bão ngoài biển, nhưng đến tháng 9/2015 Tàu Cộng đã xây dựng thành một căn cứ quân sự. Vào thàng 3/2012 Tàu Cộng cũng đã chiếm bãi cát cạn Scarborough/Hoàng Nham của nước Phi, rồi sau đó đã cải tạo xây dựng nó thành một đảo nhân tạo; hiện nay Tàu Cộng hoàn toàn quản lý bãi cát cạn Scarborough/Hoàng Nham của nước Phi.
Lẽ tất nhiên là nước Phi đã thưa kiện Tàu Cộng ra Toà Án Quốc Tế về các hành động tội ác của “Kẻ Cướp Của Giết Người”, và Toà Án Quốc Tế đã thụ lý xét xử. Theo lẽ phải và tính cách hợp lý của sự thật lịch sử là những hải đảo do cưỡng chiếm, cướp đoạt mà có, thì ngoài bọn cướp và bọn đồng loã với kẻ cướp, không bao giờ có giá trị để được mọi người công nhận. Tuy vậy, nước Mỹ đứng ngoài chuyện thưa kiện tranh chấp quyền làm người chủ đảo, cũng như không thiên vị về bên nào trong vấn đề nước Phi đã thưa kiện Tàu Cộng ra Toà Án Quốc Tế. Việc Tàu Cộng từ chối ra tòa án quốc tế, thì Tàu Cộng tự mình đã trở thành một nước không tuân thủ luật pháp quốc tế; trong khi có quy định của UNCLOS nêu rõ là một nước bị thưa kiện không hiện diện tại các phiên điều trần cũng không ảnh hưởng tới quá trình xét xử. Dự định là toà án sẽ có một phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với tất cả các bên sẽ được công bố vào khoảng giữa năm 2016. Tàu Cộng ngang ngược đã tuyên bố không chấp nhận bất kỳ kết luận nào của Toà Án Quốc Tế, vì nguỵ biện rằng toà án không có quyền tài phán đối với các tranh chấp chủ quyền của các nước. Nguyên nhân sâu xa khiến Tàu Cộng từ chối ra toà án quốc tế là vì tự mình biết những tuyên bố chủ quyền lãnh hải quá rộng lớn trên Biển Đông Nam Á là không hợp lý, không phù hợp với UNCLOS, và kết quả xét xử Tàu Cộng sẽ thua nước Phi. Lẽ tất nhiên Tàu Cộng sẽ phải chứng minh các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Hoa Lục căn cứ trên luật pháp quốc tế hiện nay.
Nếu tòa án quốc tế phán quyết nước Phi thắng kiện, đó sẽ là một chiến thắng pháp lý cho nước Phi và một thắng lợi tâm lý cho người Phi. Cũng có một chuyện đáng được nêu ra đây là Tàu Cộng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho môi trường sinh thái của Biển Đông Nam Á vì có bao nhiêu rạn san hô xinh đẹp ở dưới biển đã bị Tàu Cộng làm tuyệt chủng. Hơn nữa, trường hợp nước Phi thắng kiện cũng gián tiếp có lợi cho các nước khác như Nhật, Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Brunei đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Tàu Cộng.
Đồng thời ở khu vực Biển Hoa Đông/East China Sea Tàu Cộng cũng đang tranh chấp chủ quyền biển-đảo với nước Nhật, nhưng trong cuộc họp giữa ba nước Nhật, Nam Hàn, và Tàu Cộng vào ngày 1/11/2015, Thủ tướng Tàu Cộng đã yêu cầu Nhật đứng ngoài cuộc tranh chấp lãnh hài và hải đảo ở Biển Hoa Nam/South China Sea vì nó chỉ liên quan tới các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Phi, Mã Lai, Nam Dương, Brunei; nó không có liên quan tới nước Nhật. Rõ ràng là Tàu Cộng muốn vấn đề Biển Đông Nam Á chỉ riêng hai nước siêu cường Hoa Kỳ và Hoa Lục giải quyết, không cần tới nhiều nước khác; ngược lại, trong khi đó Nhật và Hoa Kỳ đã đang mong muốn có nhiều nước trong khu vực có liên quan tới vấn đề Biển Đông Nam Á tham gia giải quyết và chống lại việc xây dựng đảo nhân tạo của Tàu Cộng, rồi sau đó thiết lập các khu vực quân sự của Tàu Cộng trên Biển Dông Nam Á để kiểm soát và làm cản trở các hải lộ huyết mạch giao thương giữa các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Hơn nữa, vấn đề Tự Do Giao Thông trên Biển Đông Nam Á cũng rất quan trọng đối với nước Nhật, vì những hải lộ trong khu vực biển này cần thiết cho Nhật vận chuyển dầu thô từ Trung Đông về Nhật, và chuyên chở hàng hoá giao thương với các nước Đông Nam Á. Nước Nhật cũng lo ngại cái tham vọng bành trướng lãnh thổ một cách điên cuồng của Tàu Cộng; nếu không ngăn chặn kịp thời thì nó chắc chắn sẽ lan rộng tới vùng Biển Hoa Đông/East China Sea, một khu vực biển hiện nay Nhật và Tàu Cộng đang có tranh chấp chủ quyền trên nhóm đảo Điếu Ngư mà nước Nhật đã và đang quản lý, cùng lúc Tàu Cộng đòi chủ quyền trên nhóm đảo này.
Khía cạnh tế nhị là chuyện tranh giành cái quyền làm người chủ đảo là chuyện của Tàu Cộng với Việt Cộng và các nước có liên quan trong khu vực biển. Nhân Dân của mỗi nước chắc chắn phải biết rõ là Chính Phủ của nước mình đã có bán đứng biển đảo của nước mình cho ngoại bang hay không. Quả thật cái quyền làm người chủ đảo là ai không quan trọng và không liên can gì tới nước Mỹ, vì nó luôn luôn phải minh bạch, có những bằng cớ đáng tin cậy, có những sự kiện lịch sử chân thật rõ ràng và được toàn thể Nhân Dân của các nước có liên quan công nhận. Thông thường người ta bênh vực lẽ phải; không ai a dua, đồng lõa với một bọn “Cướp Của Giết Người”. Tội ác của kẻ đồng lõa càng nặng hơn khi đã tiếp tay bọn cướp nước giết hại nhân dân đồng bào của mình.
Trong khi nước Phi đã nhanh chóng ủng hộ cuộc hải hành tuần tra của chiếc khu trục hạm USS Lassen ở quần đảo Trường Sa, thì những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Việt Cộng chờ đến ngày 29/10/2015, sau sự kiện khu trục hạm USS Lassen hai ngày để chỉ lặp đi lặp lại quan điểm chung chung về chủ quyền và kêu gọi hòa bình. Rất dễ nhận thấy là Nguỵ-Việt Cộng đã không dám ủng hộ hành động của chiếc khu trục hạm USS Lassen vì sợ làm Nguỵ-Tàu Cộng nổi giận.
Trong ngày 22/10/2015 tại Quốc Hội Việt Cộng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Cộng Phùng Quang Thanh đã khuyên răn đồng bọn là phải giữ “quan hệ tốt với cả hai nước Tàu Cộng và Mỹ”, nhất là phải khéo léo nguỵ trang thế nào cho người dân Việt không thấy Đảng Việt Cộng đang bị Đảng Tàu Cộng khống chế. Dĩ nhiên là Nguỵ-Việt Cộng đã đang và sẽ không dám hoan hô ủng hộ nước Mỹ. Người ta nhận thấy chủ trương của Đảng Việt Cộng là để cho Đảng Tàu Cộng chiếm lấy biển đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vì một mục đích sau cùng là Đảng Tàu Cộng yểm trợ cho Đảng Việt Cộng còn tồn tại và tiếp tục giữ độc quyền thống trị nước Việt Nam.
Trái ngược với Đảng và Nhà Nước Việt Cộng đang cầm quyền cai trị nhưng hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng, hầu hết người Việt trong nước cảm thấy lạc quan hơn, có thêm hi vọng hơn khi thấy nước Mỹ có chính nghĩa, và cương quyết hành động chống lại Nguỵ-Tàu Cộng bành trướng bá quyền. Vấn đề chủ quyền biển đảo là công việc của riêng nước Việt Nam. Tại sao nước Phi đã mạnh mẽ thưa kiện Tàu Cộng ra Toà Án Quốc Tế, còn nước Việt Nam dưới sự độc quyền thống trị của Đảng Việt Cộng thì chỉ biết ấm ớ u ơ không mở miệng nói được một câu có chính nghĩa dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên là Nhân Dân Việt Nam đã hiểu rõ tại sao có cả một bè lũ bán nước cho Nguỵ-Tàu Cộng, cũng như tại sao nước Nguỵ-Tào Tháo không có chính nghĩa và thất bại./.
Nguyễn Thành Trí
Sài Gòn, 5/11/2015