Matt Mahan

ads header

Breaking News

Tâm thư của một H.O.

Một đôi dòng về người viết:

-Cựu SVSQ/Khóa 24 Võ Bị Đalat (1967-1971)
-Phục vụ tại TĐ30 BĐQ (5/1972-4/1975)
-Cựu Đại Úy/Trưởng Ban 3.
-Cựu tù cộng sản: 12 năm 3 tháng (6/1975-9/1987).
-Thành viên Ban sáng lập Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP/VNCH(19/6/1992)
-Phó Hội trưởng Nội vụ đương nhiệm Hội H.O. Cứu Trợ TPB &QP/VNCH
-Chủ bút đương nhiệm tập san Đa Hiệu: Cơ quan ngôn luận củaTổng Hội Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
-Trưởng ban tổ chức HỌP MẶT 25 NĂM H.O. VÀ GIA ĐÌNH

Thưa quý Bạn H.O.

Cho phép tôi gọi như thế thay vì phải viết thưa qúy anh chị H.O.Vì với tôi, chữ Bạn H.O. có một âm hưởng vô cùng đẹp, nó có giátrị miên viễn theo dòng thời gian, nó gợi lên một trời kỷ niệm:buồn –vui, đớn đau-hạnh phúc, đắng cay-mật ngọt,… cho dù tuổiđời của chúng ta có thể cách biệt hàng vài thập niên, hay trong quákhứ của 40 năm trước quý anh là những cấp chỉ huy cao cấp củatôi, những “chef” của tôi, hay là những đàn em, thuộc cấp của tôi,quý vị cũng có thể là những Nghị Sĩ, Dân Biểu,…Bộ Trưởng,Thứ trưởng, Giám Đốc…của những Bộ, Sở,…Nói một cách hìnhtượng hơn, những người H.O. dù chỉ là những viên bi khiêmnhường, hay là những mắt xích quan trọng trong guồng máy ViệtNam Cộng Hòa nhưng đã từng cùng nhau giúp vận hành guồngmáy đó và rồi cùng chịu chung số phận - bị ném lên dập xuốngtrong ngục tù cộng sản khi guồng máy đó bị cho ngưng chạy(!)…-và rồi lại được có chung cái may mắn không ngờ, được đến định cư nơi đất Mỹ trong thân phận những người tỵ nạn chính trị. Ra đimà không phải lo sợ những hiểm nguy bủa vây, phủ chụp từnggiờ, từng ngày như nhiều đồng hương, nhiều chiến hữu, nhiều anhchị em “tù cải tạo” khác trên hành trình tìm tự do qua con đườngvượt biên, vượt biển thập tử nhất sinh. Vì thế, hai tiếng Bạn Tù,Bạn H.O. nghe thật gần gũi vô cùng như một tên đệm rất đáng yêuđi kèm theo tên gọi như “Bạn tù” Huỳnh Anh, “Bạn H.O.” LêHoàng, …..Như đã nhiều lần, tại một nơi nào, bất chợt, có ngườivỗ vai tôi và nói “ ê, bạn tù Nguyễn Phán, bạn có còn nhớtôi?...Lán 17/C1 Long Giao đây…. Trại 1/LT 1 Yên Bái đây,…Trại 3/LT4 Thác Bà, Hoàng Liên Sơn đây,…Vĩnh Quang B,Vĩnh Quang A đây, nhớ không?....Nam Hà C, Nam Hà A đây,…”,hay “bạn H.O. Nguyễn Phán, bạn khỏe không? Có còn nhớ nhữngngày ở Saigon đứng lóng ngóng trước sở ngoại vụ, có còn nhớnhững ngày nằm chờ ở Thái Lan,… Thật vui gặp lại bạn,…”, dùthấy quenquennhưng chưa kịp nhận ra tên người, chưa biết bạn tùở chung lán trại nào, nhưng, chỉcần như vậy, đã thấy có một gắnbó tình thân,…Làm sao tôi có thể quên những ngày hiu hắt nơi núirừng Hoàng Liên Sơn, như những câu thơ của cựu tù Nguyễn TốngTiến:

“Hoàng Liên Sơn những chiều đông xám ngắt
Rừng núi bơ vơ, người cũng bơ vơ”

Cũng làm sao quên được những ngày tối tăm ở Vĩnh Quang B,Vĩnh Quang A, như nhà thơ Hồ Đắc Thái đã viết Nơi Tôi ,Ở bạntôi, Vũ Cao Hiến, đã phổ nhạc thành tù khúc:

“Nơi tôi ở đất cằn không màu mỡ
Thung lũng buồn vây kín cả tương lai
Thời gian qua đi riêng tôi dừng lại
Có biết đâu thế giới bên ngoài…”

Và cũng làm sao quên được những năm tháng cuối cùng của đời tùở trại Nam Hà, mà chính tại đây, Nguyễn Văn Hồng đã viết cakhúc Đôi giày Dũng Sĩ:

“Này em ta không quên đâu mối thù từng ngày
Này em ta không quên đâu mối thù muôn đời
Và là không là gì cả,
Cũng xin làm đôi giày Dũng Sĩ
Trở về dẫm nát tan xích xiềng,…”

Thật buồn, khi tôi được chuyển về đây thì tác giả của Đôi giàyDũng Sĩ đã chết trong phòng biệt giam! Vì thế, Nguyễn Văn Hồngkhông thực hiện được khát vọng trở thành Đôi giày Dũng Sĩ củamình,….

Mới 25 năm:

- Có lẽ nào chúng ta đã quên đi những năm tháng tối tăm,đói khổ, tủi nhục trong tù ngục cộng sản?

- Có lẽ nào chúng ta đã quên những ngày dài buồn thảmtrên quê hương, khi được ra khỏi “nhà tù nhỏ” để sống đờicủa một người “hậu cải tạo” nhọc nhằn, đớn đau trong“nhà tù lớn” Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Có lẽ nào chúng ta không biết, không ghi nhớ một điều,nếu chúng ta không được may mắn đến Hoa Kỳ -miền đấtcủa tự do, miền đất của hy vọng, miền đất của cơ hội-,thì các thế hệ nối tiếp của chúng ta mãi mãi sống đời tămtối ở quê nhà khi phải gồng gánh trên vai cái lý lịch nặngtrĩu “ngụy quân, ngụy quyền” của cha ông! Đúng như côgiáo trẻ ở Bình Định đã viết khi nhìn thấy nón cối dép râungang nhiên đi giữa phố phường, đi giữa ruộng đồng củaMiền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng tư bảy lăm:

“Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất ánh tương lai”!

- Nhớ lại, mới ngày nào, mà nay đã 26, 27 năm chúng ta bỏ cảviệc làm, bỏ cả những cuốc cyclo đạp, bỏ mặc những chiếc lều váxe bên vệ đường tạm thời vô chủ,…nghĩa là bỏ cả công việc kiếmcơm hằng ngày, để tụ họp trước sở dịch vụ nghe ngóng tin tức, tinđồn về số phận của những cựu tù nhân chính trị sẽ được định cưtại Hoa Kỳ trong một tương lai gần.Tại các tiệm cà phê bình dân ởcác hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy từng nhóm cựu tù gầygò, mặt mày rạng rỡ, ngồi bàn chuyện “Quy Mã”, loan truyềnnhững “Hot News”, “Lastest News” về việc cựu “tù cải tạo” sẽđược đưa sang Mỹ (và dĩ nhiên, cũng không thiếu các tin thuộcloại giật gân, hấp dẫn theo kiểu “Holywood”). Những tin tức vangvọng bên tai vào lúc chúng ta đang đuối giữa dòng, nên nghe qua,đã thấy “đã” mà không cần truy tìm nguồn gốc xuất phát củanguồn tin….Tôi còn nhớ những năm tháng cuối cùng của tôi tạitrại tù Nam Hà (1986-1987), khi Bạn tù nào thăm nuôi vào màkhông có vài, hay ít nhất một “Hot News” thì được các Bạn tachào đón hờ hững (do đó, có những Cựu tù phải pha chế các “HotNews” cũ thành “bản chánh Latest News” của mình để “làm quà”cho các bạn tù đang đói tin tức). Dường như trong tuyệt vọng,trong khốn cùng thì những tin vui (dù chỉ nghe qua) cũng đủ làmdịu mát những tâm hồn khổ đau như những giọt mưa mùa hạ.- Nhớ lại, mới ngày nào, giữa Saigon yêu dấu, khắp các tỉnh thành,qua những vùng “kinh tế mới” xa xôi hẻo lánh,… chúng ta đãmừng vui khi biết là chương trình định cư dành cho cựu tù nhânchính trị tại Hoa Kỳ không còn là những tin đồn, những “HotNews” mà là Tin chính thức. Đó không phải là giấc mơ của “nàngcông chúa lọ lem” mà là chuyện thật. Thật 100 phần trăm rồi, khinhững người H.O.1 được phỏng vấn và ra đi vào đầu năm 1990.Và đó là dấu mốc đánh dấu ngày tháng chúng ta được “tái sinh” –được sống lại như một con người với những quyền tự do căn bảnđược tôn trọng, quyền làm người không bị tước đoạt bởi bên tựnhận là “thắng cuộc”, và đặc biệt hơn, quan trọng hơn, là con cháuchúng ta được lớn lên trong một đất nước tự do vào bậc nhất thếgiới, được tự do theo đuổi những khát vọng riêng, thực hiện nhữngước muốn chính đáng và được nuôi dưỡng trong giấc mơ chungcủa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ – American Dream.

- Có nhiều đêm, trong giấc ngủ chập chờn, tôi tự hỏi lòngmình “mình đã nhờ ai mà đến được đây, mình đã có mộtlời chân thành cảm ơn dành cho họ chưa”? mình đã làm gìđể trả một phần ơn nghĩa đó?

- Trong những đêm khuya thức dậy đi làm, đôi lúc cảm thấyquá mỏi mệt,…và gần như muốn “quit” job, thế rồi tôigiật mình tự hỏi “nếu còn ở Việt Nam, liệu tôi có tìm đâu ra công việc với cái lý lịch tối đen của mình; cho dù chỉ đilàm ‘ culi ’ ở một công trường, nông trường nào đó.

- Có lẽ chúng ta chưa hết thấm thía những câu vè “thời đạiHồ Chí Minh” dành cho những người tù tập trung trở về:

“Đầu đường Đại Úy vá xeCuối đường Trung Tá bán chè nuôi con”.

- Và nếu không có cánh cửa thiên đường trần gian, chươngtrình H.O., mở ra thì chắc chắn những cựu tù chính trị vàcon cháu sẽ mãi mãi sống cảnh đời tăm tối trong địa ngụctrần gian cộng sản đã dành cho họ như hai câu thơ của côgiáo Bình Định đã viết, như được trích ở trên.

- Qủa thật, nếu không có sự vận động từ những cá nhân đầyắp tình nghĩa đồng bào thuộc cộng đồng Việt Nam non trẻvào thời gian đó (thập niên 80), khi những đợt di dân Việtđầu tiên đến Mỹ cũng mới được trên dưới 10 năm. Chúngta có bổn phận phải biết họ là ai, phải nhớ ơn và cảm ơnhọ.

- Qủa thật, nếu không có những người Mỹ đầy lòng nhân áivận động trong chính giới Hoa Kỳ, và đặc biệt, nếu khôngcó Tổng Thống Ronald Reagan, thì chắc hẳn chương trìnhđịnh cư cựu tù nhân chính trị đã không thành hình. Chúngta cũng phải biết họ là ai, cũng phải nhớ ơn và cảm ơn họ;cho dù khá muộn màng. Chính Tổng Thống RonaldReagan đã đề ra chương trình mang tên “HumanitarianOperationa”, và Cựu Đại Tướng John W. Vessey, ĐạiDiện cho TT Reagan, để thương thuyết với Hà Nội, nhằmđịnh cư các cựu tù chính trị Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưtrong một lá thư gởi cho khu hội cựu tù nhân chính trịMinesota, Đại tướng John. W. Vessey đã viết, xin trích:

“…When President Reagan called me back from militaryretirement in 1987 to be his Presidential Emissary to Hanoi, oneof the highest priority tasked he assigned me was to seek therelease of our former South Vietnamese comrades who had beendetained in the, so-called, reeducation camps. I was authorized to assure the Hanoi government that the United States would acceptand welcome those detainees and their familes in this country.Because, at the time of the original negotiations, there was nohope of any immediate political resolution between the twonations, all actions taken in furtherance of the agreements reachedwere termed “humanitarian operationa”.Consequently, the term “HO” has been used within theVietnamse-American community to refer to former politicaldetainees who are now resident in the United States,…”To me, the term “HO” is a badge of courage, service andsacrifice, and all those who fall within that context of the term areamong the heroes of our time”...John W. Vessey.

- Và qủa thật, nếu không được “tái sinh” qua chương trìnhH.O, thì chúng ta còn có cơ hội để sống, để hít thở đượckhông khí tự do như 25 năm qua hay không?, hay sẽ mãimãi sống âm thầm như những chiếc bóng trong vòng kiềmtỏa của cộng sản.

- Và nếu không có chương trình H.O, thì trên chính quêhương mình, con cháu chúng ta cũng chỉ là những côngnhân của nhà máy xi măng, công nhân của một côngtrường, nông trường nào đó, hay đã là những nông dân tạimột vùng kinh tế mới heo hút?,…

- Và nếu không có chương trình H.O, thì con cháu chúng tađâu có được sống trên một đất nước được mệnh danh làmiền đất của cơ hội (Land Of Opportunity).

Thế thì, đã 25 năm rồi, cũng đã khá trễ, nhưng vẫn còn kịp đểchúng ta cùng tụ hội về, cùng nhau nói một lời CẢM ƠN đếnnhững Ân Nhân Việt Mỹ, CẢM ƠN Nước Mỹ đã cho ta đượcsống cho ra con người với đầy đủ phẩm giá và hơn thế nữa, concháu chúng ta nhìn về tương lai với một con đường thênh thangmở rộng để có cơ hội vươn lên và thành đạt.

Cũng không thể phủ nhận, trong 25 năm qua,

- H.O. và con cháu H.O. đã đóng góp một phần đáng kể đểphát triển cộng đồng người Việt hải ngoại ở Mỹ.

- H.O. và con cháu H.O. cùng những di dân Việt Nam khác,cùng những di dân đến từ nhiều quốc gia khác, đã đónggóp một phần không nhỏ để làm phong phú thêm cho cáiHợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một trong những miền đất hứatrên hành tinh nầy.

- Hơn nữa, chúng ta xuất thân từ một đất nước biết quýtrọng nhân nghĩa, thấm nhuần đạo lý qua những câu nghethật đơn giản nhưng thâm thúy vô cùng: “uống nước nhớnguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,… vì thế H.O và concháu H.O tìm cách đến với nhau, cho dù núi sông có làmcách trở đường về, hay có khó khăn một chút về tàichánh,…nhưng sẽ cố gắng tụ hội về ngày HỌP MẶT 25NĂM HO. VÀ GIA ĐÌNH để cùng dâng lời CẢM TẠchung đến các Ân Nhân Việt Mỹ của mình và Nước Mỹnhân mùa Thanksgiving 2015.

Và mong rằng những người Bạn H. O. cảm thông được những khókhăn của Ban tổ chức nên đừng nghĩ đơn thuần đây là một “bữatiệc hội đoàn” để so đo thiệt hơn một chút về tài chánh, và cũngđừng vì những bất đồng nào đó với nhau giữa những cá nhân, củamột hội đoàn, làm ảnh hưởng đến quyết định tham dự của mình.Hãy tha thứ ai đó nếu có một lần họ lầm lỡ. Hãy đến với nhau nhưnhững người có một thời đã từng sớt chia tủi buồn, khốn khó,hoạn nạn,…

Đó là lý do mà BTC HỌP MẶT 25 NĂM H.O, đã chọn ngày họpmặt Tạ Ơn nầy vào mùa Lễ Thanksgiving của Hoa Kỳ.Trong tâm tình đó, cá nhân tôi, và Ban Tổ Chức HỌP MẶT 25NĂM H.O. VÀ GIA ĐÌNH rất hân hoan và vinh hạnh được đóntiếp quý bạn H.O. và gia đình trong ba ngày 7, 8 và 9 tháng 11năm 2015 tại Little Saigon, thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản,thuộc miền Nam của California.

Xin gởi một lời chào rất thân ái đến toàn thể quý bạn H.O. và giađình trong đại gia đình H.O.

H.O. 6 Nguyễn Phán