Matt Mahan

ads header

Breaking News

Chính sách của Mỹ chuyển trục sang Á Châu hiện nay ra sao?

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus ngày 11/3 thăm Hải quân Trung Quốc (Ảnh: US Navy)
Chính sách ngoại giao của chính quyền Obama dành rất nhiều nỗ lực để can dự vào tình hình ở Trung đông: Thương thuyết với Iran về vũ khí hạch nhân, gửi Lực Lượng Đặc Biệt sang Iraq, ủng hộ chính phủ Saudi Arabia ở Yemen, cộng tác với phe nổi dậy ở Syria. Thế còn chính sách chuyển trục sang Á châu bây giờ đi đến đâu rồi?.

Xin nhớ cho rằng lý luận chính của chúng tôi đặt trọng điểm ở chỗ Hoa Kỳ đầu tư quá nhiều vào vùng Trung Đông, một vùng có nhiều khủng hoảng, trong khi quyền lợi của Hoa Kỳ ngày càng giảm bớt. Trong lúc đó, Á châu ngược lại, chính là nơi tương lai của Hoa Kỳ đặt ở đó. Trong số bốn nền kinh tế lớn nhất của thế giới thì ba nền kinh tế nằm ở Á châu tính theo mãi lực. Như cố thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu từng nói với tôi hồi trước: “Nước Mỹ sẽ tiếp tục giữ vị thế chế ngự thế giới trong thế kỷ thứ 21 nếu nước này còn là cường quốc chủ yếu ở Thái Bình Dương.”.

Trong lúc đó, người ta thấy Hoa Kỳ bị ngập đầu vì bãi lầy Trung Đông. Tổng Thống Obama và Ngoại Trưởng John Kerry đầu tư rất ít thời gian cho Á châu. Lúc gần đây chỉ có một vài sáng kiến được đưa ra. Mới đây nhất là Hiệp Ước Trans-Pacific Partnership- Đối Tác Liên Thái Bình Dương- Một hiệp định thuộc loại “mì ăn liền”, hấp tấp vội vàng. Đó là trọng điểm của chính sách chuyển trục sang Á châu. Hiệp ước này gặp nhiều chống đối ở Quốc Hội, đa số từ phiá các nhà làm luật trong cùng Đảng Sân Chủ với Tổng Thống. Chính quyền vận động hết mình để các đồng minh của Mỹ từ chối đừng tham gia vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á châu, một ngân hàng do Trung quốc lập ra. Nhưng cố gắng của Mỹ bị tất cả các nước khác cự tuyệt, kể cả nước Anh.

Sự ổn định của thế giới sẽ không nằm ở chỗ ông Houthis, Tổng thống nước Yemen sẽ thắng hay thua.(Quốc gia Trung Đông này liên tục ở tình trạng có chiến tranh suốt từ năm 1962 đến nay). Tình hình ổn định của thế giới sẽ chỉ được hình thành khi siêu cường cũ của thế giới biết cách xử lý, đối phó với siêu cường đang lên, đó là Trung quốc. Giáo sư Graham Allison ở trường Harvard từng vạch ra rằng kể từ năm 1500 cho đến nay, cựu cường quốc mà không biết đối phó với cường quốc đang lên thì trong 15 trường hợp, có đến 11 trường hợp sẽ đưa đến chiến tranh.

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus ngày 10/4 thăm thủy thủ Hoa Kỳ trên hai chiếm hạm đang thao dượt với HQ.VN
Phần lớn chính sách chuyển trục của Mỹ hiện nay chú trọng vào việc ngăn chặn Trung Hoa. Điều này là cần thiết, và quan trọng, cần phải làm để duy trì hoà bình và ổn định. Chính vì lý do đó, Hoa Kỳ đã khôn khéo tăng cường sự hợp tác về an ninh với Nhật Bản, Úc châu, Phi Luật Tân và các nước khác.

Nhưng trong một tác phẩm kinh điển xuất sắc mới đây, mang tựa đề: “The Next Great War?:The Roots of World War I and the Risk of US-China Conflict.”, tạm dịch là: “Cuộc Chiến Tranh Lớn Sắp xảy ra: Những Căn Nguyên của Thế Chiến Thứ Nhất và Rủi Ra có thể xảy ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”. Hai tác giả Richard Rosecrance và Steven Miller cùng hợp soạn tác phẩm này. Theo hai ông thì ngoài việc ngăn chặn Trung quốc, Hoa Kỳ còn phải tìm mọi cách để lôi kéo sự hợp tác của Trung quốc, và hội nhập nước này vào hệ thống toàn cầu.

Cho đến nay, nói về khía cạnh hợp tác, và hội nhập Trung quốc vào cộng đồng thế giới thì phải nói Hoa Thịnh Đốn làm rất tệ, chỉ đáng lãnh điểm F. Trung quốc hiện nay là nền kinh tế lớn hàng thứ nhì của thế giới, và đứng đầu thế giới nếu nói theo khía cạnh mãi lực. Ấy thế mà sức mạnh bỏ phiếu của Trung Hoa tại Qũi Tiền Tệ Quốc Tế chỉ bằng tổng số sức mạnh bỏ phiếu của hai nước Hà Lan và Bỉ cộng lại. Quốc Hội Mỹ - đa số là thuộc đảng Cộng Hoà- tiếp túc từ chối không cho làm luật thay đổi tình hình này, mặc dù việc đó không làm giảm sức mạnh bỏ phiếu của Mỹ trong Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế.

Lập trường chống Ngân Hàng Hạ Tầng Cớ Sở Á châu của chính quyền Obama rõ ràng là khờ dại, ngớ ngẩn. Ngân hàng này là một phương tiện tốt để tài trợ các dự án phát triển hạ tầng cơ sở ở Á châu. Ở đây có rất nhiều dự án cần sự tài trợ bằng số tiền lớn lao. Nếu Trung quốc không thể lập ra ngân hàng để tài trợ các dự án xây cầu, thì chúng ta chỉ cho phép nước này ảnh hưởng đến nước khác như thế nào thì mới gọi là chính đáng?Khi chọn thái độ chống đối ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở, rõ rệt chính quyền Oabma bị rơi vào một hoàn cảnh rất xấu cho chính mình: nước Mỹ bị đánh bại trong một cuộc đọ sức mà mình không hề chọn.

Bây giờ Trung quốc đang có một chiến lược mới: Phát triển kinh tế trong phạm vi hệ thống quốc tế, và bành trướng vững chắc ảnh hưởng của mình đối với các nước khác trong vùng. Trong cuộc phòng vấn xảy ra vào tuần này, Thủ tướng Trung quốc, ông Lý Kế Cường tỏ ra hết sức hoà hợp, và cộng tác, khi trả lời Lionel Barber, phóng viên của tờ The Financial Times. Tuy nhiên, nước Trung Hoa của Thủ tướng họ Lý lại đi dành đất, và xây cất phi đạo cho máy bay đáp xuống trên đảo Spratly (Hoàng Sa) nơi đang xảy tranh chấp về vấn đề chủ quyền. Theo báo The New York Times, Trung quốc đã tạo ra điều mà Ngũ Giác Đài gọi là “sự việc đã rồi trên hòn đảo tranh chấp.”

Hoa Thịnh Đốn vẫn ở thế thượng phong. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì vị thế của một siêu cường, có quyền đặt ra qui luật cho cuộc chơi, theo một thể thức chưa hề có trong lịch sử. Hoa Kỳ liên minh về quân sự với nhiều nước, lập thành một liên đoàn các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Hiện nay Hoa Kỳ có khoảng hơn 50 nước đồng minh, ký kết hiệp định an ninh chung. Trung quốc chỉ có một mình Bắc Hàn. Nhưng đồng minh ký kết hiệp định có thể trở thành vấn đề rắc rối cho Mỹ. Học giả Rosecrance vạch ra cho chúng ta thấy rằng nước đồng minh có thể vừa là một ân huệ, song cũng có thể là một điều làm nhức đầu. Ngày xưa Thế Chiến Thứ Nhất xảy ra cũng chỉ vì một nước đồng minh nhỏ bé làm chuyện điên khùng, lôi kéo các cường quốc lớn vào cuộc chiến. Hành động liều lĩnh của Đế quốc Habsburg trên đà suy yếu cũng có thể là nguyên do quan trọng nhất đưa đến chiến tranh. Có thể nào chỉ vì Nhật Bản, một nước đang trên đà suy yếu (và thường hay có mối liên hệ đố kỵ, thù nghịch với Trung quốc) sẽ đóng một vai trò đưa đến chiến tranh trong tương lai hay chăng? Ông Rosecrance chỉ muốn cảnh báo trước rằng Hoa Kỳ nên thận trọng, phải biết rằng quyền lợi của nước Mỹ không bao giờ giống hệt như quyền lợi của những đồng minh.

Chính quyền Obama cần phải bắt đầu tin tưởng vào sách lược lớn của riêng mình. Hãy để cho người Iraq và người Saudi tiếp tục gây gỗ với nhau, mặc cho họ muốn làm gì thì làm. Hãy để cho nước Yemen tiếp tục cuộc nội chiến kéo dài từ năm chục năm qua, hãy cứ để cho Iran tiêu phí tài nguyên vào Syria. Hoa Thịnh Đốn nên dành năng lực, sự chú ý, và nỗ lực của mình vào vùng Á châu.

Bài nhận định của Fareed Zakaria trên Washington Post ngày 16/4/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch