Matt Mahan

ads header

Breaking News

TT Obama ca ngợi lòng từ bi của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tổng thống Obama chào Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lễ Cầu nguyện Toàn quốc ở Washington, ngày 5/2/2015.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma là người có lòng từ bi, phớt lờ sự phản đối của Trung Quốc về bất kỳ sự liên đới nào của Hoa Kỳ đối với lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng.

Tổng thống Obama không trực tiếp gặp mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma khi cả hai tham dự một buổi lễ thường niên có tên gọi Buổi sáng cầu nguyện toàn quốc hôm nay ở thủ đô Washington, nhưng hai ông ngồi cách nhau không xa và đã đã chào hỏi nhau.

Tổng thống Obama nói với khoảng 3.600 lãnh tụ tôn giáo và chính trị có mặt tại buổi lễ thường niên: “Tôi muốn ngỏ lời đón chào đặc biệt một người bạn tốt, Đức Đạt Lai Lạt Ma, một tấm gương rõ ràng về ý nghĩa của lòng từ bi cũng như đã thúc đẩy chúng ta lên tiếng cho sự tự do và phẩm giá của tất cả mọi người”.

Tuy Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nhấn mạnh rằng ông chỉ tìm cách đòi quyền tự trị cho Tây Tạng, Trung Quốc coi lãnh tụ tinh thần này là một phần tử ly khai nguy hiểm, và thường xuyên đả kích các nhà lãnh đạo gặp gỡ ông.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma 3 lần, nhưng không có cuộc gặp nào diễn ra công khai.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với bà Valerie Jarrett, cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại lễ Cầu nguyện Toàn quốc ở Washington, ngày 5/2/2015.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với bà Valerie Jarrett, cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại lễ Cầu nguyện Toàn quốc ở Washington, ngày 5/2/2015.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Obama lên án những ai tìm cách “lợi dụng tôn giáo để gây ra những hành động giết chóc”. Ông nói các chiến binh Nhà nước Hồi giáo, lực lượng đã chiếm giữ một số khu vực ở Syria và Iraq, chặt đầu các công dân phương Tây mà chúng bắt giữ là một “sự sùng bái cái chết”.

Nhiều người Tây Tạng ở Trung Quốc cáo buộc chính phủ đàn áp tôn giáo và văn hóa của họ, trong khi người Hán chiếm đa số ở Trung Quốc tiếp tục di dân tới những vùng là nơi sinh sống truyền thống của người Tây Tạng.

Trung Quốc đã phản bác cáo buộc này, và nói rằng người Tây Tạng được hưởng quyền tự do tôn giáo. Bắc Kinh cũng nhắc tới nguồn đầu tư lớn hiện có mà chính quyền này cho rằng đã giúp hiện đại hóa và nâng cao đời sống của người Tây Tạng.