Matt Mahan

ads header

Breaking News

Trung Quốc tăng cường đóng tàu chiến

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh.
Trung Quốc sẽ đóng thêm tàu chiến trong năm nay và tăng cường đội tàu ngầm tấn công nguyên tử trước 2020.

Tờ Want China Times dẫn nguồn từ Tin tức Buổi chiều Quảng Châu cho hay trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã cho hạ thủy rất nhiều chiếc 052C, lớp tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất do Trung Quốc tự chế tạo, giữa lúc hải quân Bắc Kinh đang lên kế hoạch thiết lập các đội tàu sân bay chiến đấu.

Hiện hải quân Trung Quốc có 5 chiếc khu trục 052C và 5 chiếc khu trục 052D được thiết kế để hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc cũng như những chiếc tàu sân bay khác trong tương lai.

Những chiếc khu trục được trang bị hiện đại này được xem là hệ thống phòng thủ mới nhất của đội tàu chiến Trung Quốc, tạo điều kiện để Bắc Kinh đẩy mạnh các tham vọng chủ quyền xuyên suốt khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương, đồng thời cho phép Bắc Kinh dùng hải quân làm yếu tố đối trọng với sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Nguồn tin này cũng cho biết rằng Trung Quốc còn dự định đóng thêm 1 chiếc 052C và 7 chiếc 052D nữa, tăng cường khả năng tác chiến trên biển của hải quân nước này.

Trung Quốc đang đầu tư mạnh tay phát triển hải quân trong khuôn khổ kế hoạch hiện đại hóa quân đội. Ngoài tàu chiến kiểu 052, Bắc Kinh cũng đang phát triển tàu tuần dương loại 055 có thể dùng như một tàu chiến đa năng.

Ngoài ra, theo tờ Business Insider, Trung Quốc cũng đang tiến tới việc xây dựng một hạm đội tàu ngầm đầy đủ khả năng. Hiện Bắc Kinh đang sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm tấn công lớn nhất thế giới, gồm các tàu chạy bằng diesel lẫn chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc cũng có 3 tàu ngầm hạt nhân phi đạn đạn đạo có khả năng nhắm mục tiêu tới Mỹ từ giữa Thái Bình Dương.

Trung Quốc tuyên bố với lực lượng hải quân hùng hậu, Bắc Kinh có thể góp phần nhiều hơn trong công tác gìn giữ ổn định thế giới.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế ngày càng quan ngại rằng hòa bình khu vực và thế giới có thể bị đe dọa vì các hành động ‘giương oai diễu võ’, lấn át ảnh hưởng từ Bắc Kinh, nhất là tại khu vực Biển Đông.

Nguồn: IBB Times, Business Insider, Want China Times

Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ bỏ ra ngoài nghị trường Hong Kong

Các nhà lập pháp Hong Kong ủng hộ dân chủ cầm những chiếc dù mầu vàng, biểu tưởng của phong trào Chiếm Trung rời khỏi phòng họp như một cử chỉ tẩy chay chính phủ Hong Kong 7/1/15
Các nhà lập pháp Hong Kong ủng hộ dân chủ cầm những chiếc dù mầu vàng, biểu tưởng của phong trào Chiếm Trung rời khỏi phòng họp như một cử chỉ tẩy chay chính phủ Hong Kong 7/1/15
Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ tại Hong Kong đã giơ những cây dù màu vàng, biểu tượng của phong trào Chiếm Trung, và bước ra khỏi một phiên họp nghị viện hôm thứ Tư khi Ty trưởng Ty Chính vụ Carrie Lam nói chính quyền vẫn giữ nguyên đề xuất sàng lọc trước ứng cử viên cho cuộc tổng tuyển cử của thành phố năm 2017.

Vụ phản đối hôm thứ Tư là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ dành cho những cuộc biểu tình làm tê liệt thành phố vào năm ngoái, sau khi kế hoạch này được giới thiệu. Theo kế hoạch, các ứng cử viên phải được sàng lọc bởi một ủy ban mà những người chống đối nói đầy những người ngả theo Bắc Kinh.

Nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Alan Leong của Đảng Công dân nói với các phóng viên sau cuộc phản đối:

"Chúng tôi muốn thấy chính quyền Hong Kong trình kế hoạch hạn chế này ra trước cơ quan lập pháp và chúng tôi sẽ phủ quyết, để Chính phủ Trung ương (ở Bắc Kinh) có thể có nhiều thời gian hơn nếu họ khởi động lại (tiến trình) cải cách chính trị năm bước."

Ty trưởng Carrie Lam nói sự phát triển hiến pháp phải dựa trên trên cơ sở là kế hoạch mà Bắc Kinh hậu thuẫn. Nhưng bà bày tỏ hy vọng thuyết phục những người chống đối ủng hộ các cải cách.

Bên ngoài, một nhóm khoảng 100 người đứng chật lề đường gần trụ sở chính quyền Hong Kong. Một người cho biết ông xuất hiện để thúc giục các nhà lập pháp bác bỏ kế hoạch bầu cử của Bắc Kinh.

Lúc cao điểm, phong trào Chiếm Trung thu hút hàng chục ngàn người biểu tình, đề ra thách thức chưa từng có đối với nền cai trị của Bắc Kinh ở Hong Kong. Những trại biểu tình cuối cùng đã được giải tỏa vào ngày 15 tháng 12 và cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền giờ được phép diễn ra từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm.

Súng nổ tại trụ sở tuần báo trào phúng ở Paris, ít nhất 12 người thiệt mạng

Nhân viên cứu hỏa khiêng người bị thương ra khỏi hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.
Nhân viên cứu hỏa khiêng người bị thương ra khỏi hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1
Ít nhất 12 người thiệt mạng trong một vụ nổ súng tại tòa soạn của tuần báo trào phúng Charlie Hebdo.

Truyền thông cho biết 3 kẻ vũ trang đã nổ súng bên trong tòa nhà nơi đặt trụ sở của tờ báo. Các nghi can vẫn chưa bị bắt.

Giám đốc tạp chí Stéphane Charbonnier và ít nhất 3 họa sĩ vẽ tranh biếm họa đã bị giết chết. Hai sĩ quan cảnh sát cũng nằm trong số những người bị thiệt mạng.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đến hiện trường vụ tấn công ở trung tâm thủ đô Paris không lâu sau đó.

Nhà lãnh đạo Pháp nói cuộc truy lùng những kẻ tấn công đang diễn ra để bắt và đưa chúng ra trước công lý. Ông nói nước Pháp đang sốc và ông gọi đây là một vụ tấn công khủng bố.

Tổng thống Hollande nói: “Không một hành động dã man nào có thể dập tắt được tự do báo chí.”

Truyền thông địa phương nói rằng nhân viên của tòa soạn đang họp khi vụ nổ súng xảy ra.

Pháp nâng báo động ở Paris lên mức cao nhất tiếp theo sau vụ tấn công.

Được biết đến nhiều về những luận điệu bất kính, tạp chí cánh tả này thường bình luận về tôn giáo và văn hóa.

Tờ báo này phố biến một hình biếm hóa hôm thứ Tư trên mạng truyền thông xã hội, mô tả thủ lãnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi như là một nhà hảo tâm trong năm mới.

Hàng ngàn người đã ủng hộ ảnh châm biếm này trên Facebook và Twitter, và nói rằng tự do diễn đạt phải được bảo vệ.

Năm 2011, văn phòng của toàn soạn báo trào phúng này đã bị đánh bom xăng sau khi đăng tải một hình hoạt họa vẽ nhà tiên tri Mohammad của Hồi giáo trên trang bìa của một số phát hành.

Tòa Bạch Ốc lên án vụ tấn công.

Tổng thống Pháp: Vụ nổ súng ở Paris là ‘tấn công khủng bố’
Tổng thống Hollande đã đến địa điểm vụ tấn công ở trung tâm Paris ít lâu sau khi xảy ra các vụ nổ súng vào trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo.
Tổng thống Hollande đã đến địa điểm vụ tấn công ở trung tâm Paris ít lâu sau khi xảy ra các vụ nổ súng vào trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo.
PARIS— Tổng thống Pháp Francois Hollande nói vụ nổ súng hôm thứ Tư tại một toà báo ở Paris là một cuộc tấn công khủng bố. Ít nhất 12 người thiệt mạng và 7 người bị thương trong vụ tấn công do những kẻ mang súng và đeo mặt nạ thực hiện. Thông tín viên Lisa Bryant gửi về bài tường trình cho đài VOA từ thủ đô Pháp.

Tổng thống Hollande đã đến địa điểm vụ tấn công ở trung tâm Paris ít lâu sau khi xảy ra các vụ nổ súng vào trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo.

Tổng thống Pháp nói cuộc truy lùng đang được tiến hành để tìm ra thủ phạm và đưa ra trước công lý. Ông nói nước Pháp đang kinh động, và ông gọi các vụ nổ súng này là một cuộc tấn công khủng bố.

Vết đạn trên một cửa sổ tại hiện trường sau vụ nổ súng tại tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.
Vết đạn trên một cửa sổ tại hiện trường sau vụ nổ súng tại tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.

Cảnh sát và các nhân chứng nói những kẻ mang súng đeo mặt nạ đã xông vào toà soạn của tạp chí hồi sáng nay, nổ súng tấn công trước khi bỏ chạy. Tin cho hay có 2 cảnh sát viên trong số người tử nạn.

Một ký giả của một hãng tin toạ lạc ngay bên kia đường mô tả hiện trường với đài phát thanh Pháp. Ông nói nhiều phát súng đã nổ từ những khẩu Kalashnikov. Kế đó ông nhìn thấy 2 kẻ vũ trang đeo mặt nạ rời khỏi toà nhà. Ông cho biết ông đã nghe thấy tiếng la hét và những tiếng súng nổ ngoài đường, và cảnh sát và dịch vụ cứu cấp đến nơi vài phút sau.

Chuyên gia pháp y kiểm tra chiếc xe được cho là đã được những kẻ vũ trang sử dụng để bỏ trốn tại Paris, ngày 7/1/2015.
Chuyên gia pháp y kiểm tra chiếc xe được cho là đã được những kẻ vũ trang sử dụng để bỏ trốn tại Paris, ngày 7/1/2015.
Một người láng giềng cho biết một người đàn ông đã vào toà nhà của bà hỏi về tạp chí Charlie Hebdo và nói bằng tiếng Pháp bập bẹ. Bà kể rằng ngay sau đó, tiếng súng đã vang lên. Có tin những kẻ tấn công nói rằng hành vi của bọn chúng là để trả thù cho Tiên tri Mohammed.

Toà soạn báo Charlie Hebdo đã bị ném bom xăng vào năm 2011 sau khi phát hành số báo châm biếm nhà tiên tri Hồi giáo.

Người Hồi giáo cũng lên án tuần báo này vì sau đó đã đăng một loạt các tranh biếm hoạ thô tục về tiên tri Mohammed. Vụ nổ súng hôm nay trùng hợp với việc phát hành một cuốn sách của Pháp gây nhiều tranh cãi nói về người Hồi giáo ở Pháp. Báo Charlie Hebdo đã quảng bá bài viết về cuốn sách có tựa là “Submission” lên trang bìa.

Indonesia xác nhận tìm thấy đuôi máy bay AirAsia

Người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm Cứu hộ Indonesia, ông Henry Bambang Soelistyo, xác nhận việc tìm thấy phần đuôi của máy bay.trong cuộc họp báo ở Jakarta, ngày 7/1/2015.
Người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm Cứu hộ Indonesia, ông Henry Bambang Soelistyo, xác nhận việc tìm thấy phần đuôi của máy bay.trong cuộc họp báo ở Jakarta, ngày 7/1/2015.

BANGKOK—Ron Corben - Trong vụ đột phá quan trọng trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số của hãng AirAsia, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia xác nhận địa điểm phần đuôi của chiếc máy bay Airbus A 320. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA ở Bangkok, đây là một diễn tiến quan trọng vì đuôi máy bay là nơi chứa những chiếc hộp đen ghi dữ liệu phi hành, có những thông tin quan trọng về thảm kịch ngày 28 tháng 12

Những người thợ lặn và một tàu lặn không người lái đã nhìn thấy phần đuôi của chiếc máy bay sáng sớm hôm nay, đánh dấu một bước lớn trong việc thu hồi xác máy bay và thi thể của các nạn nhân trên chuyến bay 8501 của hãng AirAsia.

Việc này diễn ra một ngày sau khi giới hữu trách nới rộng khu vực tìm kiếm giữa lúc biển động và nước đục tiếp tục gây cản trở cho việc xác định vị trí chính xác của những mảnh vỡ của máy bay.

Khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Jakarta, người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm Cứu hộ Indonesia, ông Henry Bambang Soelistyo, xác nhận việc tìm thấy phần đuôi của máy bay.

Những người thợ lặn và một tàu lặn không người lái đã nhìn thấy phần đuôi của chiếc máy bay sáng hôm nay.
Những người thợ lặn và một tàu lặn không người lái đã nhìn thấy phần đuôi của chiếc máy bay sáng hôm nay.
Ông Soelistyo nói rằng những hình ảnh của phần đuôi được trông thấy một cách rõ ràng. Một chiếc tàu khảo sát địa chất Indonesia dùng thiết bị trắc âm đã phát giác những vật thể có chiều cao 10 mét và chiều dài 5 mét. Những người thợ lặn sau đó đã xác nhận hình ảnh của máy trắc âm.

Phần đuôi là nơi chứa những chiếc hộp đen ghi dữ liệu phi hành và âm thanh buồng lái. Chiếc máy bay Airbus do hãng BEA của Âu châu chế tạo và theo dự liệu, công ty này sẽ tiến hành cuộc phân tích sơ bộ những dữ liệu trong hộp đen.

Ông Soelistyo cho biết các toán tìm kiếm đang quay lại khu vực cách địa điểm được biết chót của máy bay khoảng 30 kilomét. Ông nói rằng việc vớt xác là một ưu tiên và các thi hài sau đó sẽ được đưa tới thị trấn Pangkalan Bun trên đảo Borneo, gần khu vực tìm kiếm. Công tác nhận diện pháp y đang được thực hiện bởi các toán chuyên viên quốc tế tại thành phố Surabaya.

Hôm nay, một viên chức cảnh sát Indonesia cho biết giới hữu trách đã xác định lý lịch của 8 nạn nhân nữa.

Cho tới nay, cảnh sát cho biết đã nhận diện 24 trong số 40 tử thi đã được vớt.
Cho tới nay, cảnh sát cho biết đã nhận diện 24 trong số 40 tử thi đã được vớt.
Viên chức này nói rằng có thêm 8 thi hài đã được nhận diện; các toán pháp y đã dùng phương pháp xét nghiệm DNA cơ bản và các đặc tính khác để xác định lý lịch; và 8 nạn nhân này từ 62 tuổi đến 14 tuổi.

Cảnh sát cho biết tính đến giờ họ đã nhận diện 24 trong số 40 xác đã được vớt. Trên chiếc máy bay xấu số có 162 hành khách và phi hành đoàn, hầu hết là người Indonesia.

Chuyến bay 5801 gặp phải thời tiết xấu vào sáng sớm ngày 28 tháng 12 trong lúc bay từ Surabaya đến Singapore.

Nhiều nước đang giúp Indonesia trong cuộc tìm kiếm qui mô lớn này, trong đó có Nga, Singapore, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Pháp, Australia, Nam Triều Tiên và Trung Quốc.