Matt Mahan

ads header

Breaking News

Có cần sửa thơ Du Tử Lê?


Có cần sửa thơ Du Tử Lê
mới có thể quăng DTL vào thùng rác?
Mới đầu năm tây mà cộng đồng hải ngoại lại dậy sóng. Đó là một bài báo trong nước tường thuật về vụ Du Tử Lê ra mắt tập thơ tại Hà Nội. Điều đáng nói là chuyện xảy ra từ tháng 6/2014 nhưng đến bây giờ 2015, lại rộ. Điều đáng nói khác: bài báo và bài thơ của DTL đều bị sửa. Tôi tô vàng những chỗ bị sửa trong bài nguyên thủy và bài bị sửa:
Bài báo nguyên thủy
Bài báo bị sửa
TN: Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh...đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ "Giỏ hoa thời mới lớn", một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người về quê Mẹ.

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ
Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ

ai nhớ ngàn năm một ngón tay 

Tháng tư tôi đến rừng chưa thức 
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya 
Có môi chưa nói lời chia biệt 
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt 
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe 
Bước chân ai dưới tàng phong ốm 
Mà tiếng giày rơi như suối reo
Tháng tư khao khát, đêm, vô tận 
Tôi với người riêng một góc trời 
Làm sao anh biết trăng không lạnh 
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
Tháng tư hư ảo người đâu biết 
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài 
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí 
Tôi đón anh về tự biển khơi
Tháng tư xe ngựa về ngang phố 
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường 
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa 
Tôi với người chung một bến sông
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa 
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi 
Làm sao anh biết khi xa bạn 
Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi
Tháng tư chăn gối nồng son, phấn 
Đêm với ngày trong một tấm gương 
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi 
Tôi với người, ai mang vết thương ?
Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ 
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài 
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ 
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi
Tháng tư người nhắc làm chi nữa 
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ 
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng 
Mưa đã chờ tôi Mưa...đã ...mưa
Mai kia sống với vầng trăng ấy 
người có còn thương một bóng cây 
Góc phố còn treo đôi mắt bão 
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?
Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh...đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ "Giỏ hoa thời mới lớn", một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người con lạc lối trở về quê Mẹ.

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ
Sau Hiệp định Genève, 1954, v ì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học Đại học Văn Khoa.

Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá, thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn.


MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ
(viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng 

Tháng tư đã đến rừng chưa thức 
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường 
Có môi, không nói lời ly biệt 
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt 
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe 
Bước chân giải phóng từng khu phố 
Và tiếng chân người như suối reo
Tháng tư khao khát, ngày vô tận 
Tôi với người riêng một góc trời 
Làm sao ngưòi biết trời đang sáng 
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
Tháng tư sum họp người đâu biết 
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ 
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí 
Tôi đón anh về tự mỗi nơi
Tháng tư binh mã về ngang phố 
Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng 
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa 
Tôi với người chung một bóng cờ
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa 
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi 
Làm sao anh biết khi xa bạn 
Tôi cũng như người: Một nỗi vui
Tháng tư chăn gối nồng son, phấn 
Đêm với ngày trong một tấm gương 
Thịt, xương đã trả hờn sông, núi 
Tôi với người, ai mang vết thương?
Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ 
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài 
Mắt ai ngu sẽ như bia mộ 
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi
Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng 
Mưa đã chờ tôi Mưa...đã ...mưa
Mai kia sống với vầng sao ấy 
người có còn thương một bóng ai 
Góc phố còn treo ngời lãnh tụ 
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?
Phải nói cái kẻ sửa thơ cũng là dạng “cao thủ”.
Tuy thế, cá nhân tôi phản đối.
1-Hành động sửa thơ để vu nặng tội hơn: vi phạm luật pháp và cả vi phạm luật đạo đức của con người.
2-Tư cách, con người Du Tử Lê, với tôi là kém. Từ lâu. Không phải bây giờ. Nhưng hành động, tháng 6/2014, “bò” về VN, in thơ: thì sự khinh bỉ của tôi lên đến tột điểm. Nội một hành động đó đủ cho cộng đồng hải ngoại vứt “thứ rác rưởi” đó vào thùng rác.
Không cần thiết phải sửa thơ, thì mới chửi, mới vứt được loại rác đó.

Hoàng Ngọc An 1/2015