Đức: Dr. Ernst Albrecht, ân nhân của người Việt tỵ nạn qua đời
Ernst Albrecht, ân nhân của NVTN vừa qua đời ngày 12-12-14 |
Tôi chuyển ngữ / phóng dịch và xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả. (LNC).
---- o0o ----
Dr. Ernst Albrecht, người đã qua đời vào ngày 12 tháng 12 ở tuổi 84 năm, là chính trị gia duy nhất trong lịch sử sau chiến tranh của Đức, đã thâu nhận những nạn nhân bị truy nã : những thuyền nhân Việt Nam. Chúng tôi đã học được từ ông qua việc đánh giá cao các công tác cứu người. Bởi vì ông không giống như những vị Thống đốc và các bộ khác, nhưng với tư cách là người đứng đầu của một chính quyền tiểu bang Đức, ông đã trực tiếp điều hành, bắt nắm mọi cơ hội, thay vì phải tranh luận chính trị và báo chí một cách "nhọc nhằn", để rồi sau đó mới bắt tay vào việc.
Một nhóm người Đức đã thật sửng sốt và rất đau buồn khi nhận được hung tin trên: đó là những người Đức gốc Việt.
Tiến sĩ (Ts) Albrecht đã thâu nhận hàng ngàn người Việt một vài tháng trước khi các ý tưởng về một con tàu của Đức đi cứu vớt thuyền nhân được thành hình . Họ bị nhồi nhét trong một con tàu của người Hoa mang tên"Hải Hồng", một tàu buôn lậu cổ điển. Con tàu này đã ghé đến từng hải cảng trong vùng Biển Đông để mong sao những con người tỵ nạn đang trong cơn tuyệt vọng này có thể xuống được bến bờ: không một nơi nào muốn tiếp nhận họ. Ts Ernst Albrecht được thông báo về điều này và ông đã có một quyết định mà không thông qua chính quyền liên bang: đó là thâu nhận ngay một ngàn thuyền nhân Việt Nam. Năm 2008 chúng tôi đã gặp lại ông trong buổi lễ kỷ niệm ba mươi năm, gặp lại trong niềm vui lớn nhưng thấy lúc đó Ts Ernst Albrecht đã ốm yếu.
Ts Albrecht đón tiếp người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hannover |
Cách đây một năm rưỡi tôi đã gặp ông tại tư gia của ông tại Beinhorn/Hanover, mà bây giờ đã được con gái của ông là bà Ursula von der Leyen dọn về. Ông tỏ vẻ hài lòng với chuyến viếng thăm này. Khi nhắc đến chữ „Người Việt Nam“ tôi thấy trong ông tỏ ra có cái gì xao xuyến. Một số thuyền nhân Việt Nam cũng đã đến thăm vị Ân Nhân từng cứu sống họ.
Trí nhớ của TS Ernst Albrecht không chỉ là một bảo tàng. Nó sẽ thật là quý báu nếu có một người nào đó, một con người tương tự như thế có được lòng can đảm để cứu giúp những ai đang lâm vào hoàn cảnh hiểm nghèo và hoạn nạn - chúng ta phải nói là có thể thâu nhận một ngàn hay năm ngàn người cho tiểu bang của ông. Làm thế nào xảy ra điều đó?.
Ernst Albrecht |
Điều này vẫn luôn luôn còn là một di sản, mà người ta đang chờ đợi người nối tiếp, các quý vị Nữ Thống đốc và Thống đốc yêu quý!
"Hunc meminisse iuvabit".
Nó sẽ giúp chúng ta trong cuộc tranh đấu cho "nhiều chỗ " (ý nói nhiều nạn nhân) hơn cho Syria, Iraq, Jeziden, Eritreans, các Kitô hữu, người Kurd, v ....v..., để nhắc nhở chúng ta về Ts Ernst Albrecht !.
* Tiến sĩ Rupert Neudeck
* © Lê-Ngọc Châu chuyển ngữ / phóng dịch bản tiếng Đức đính kèm do đại diện Cap Anamur riêng gởi_Nam Đức, chiều ngày 16.12.2014)
PS : Xin ghi thêm phụ chú do anh Nguyễn hữu Huấn (Ủy Ban Cap Anamur) cho biết:
Lễ an táng sẽ được tổ chức ngày 19.12.2014 trong vòng gia đình.
Nghi lễ truy điệu của chính phủ sẽ được tổ chức ngày 22.12.2014 vào lúc 14:00 giờ tại đại hý viện thành phố Hannover với sự tham dự của chính giới liên bang và tiểu bang Đức và các vị khách mời, trong đó có một số người Việt tỵ nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
• Deutsche Version
Dr. Ernst Albrecht, der Freund der Bootsflüchtlinge, ist gestorben
Nachruf von Dr. Rupert Neudeck (14.12.14)
Ernst Albrecht, der am 12. Dezember im Alter von 84 Jahren gestorben ist, war der einzige Politiker in der Nachkriegsgeschichte Deutschlands, der sich einer verfolgten Bevölkerung, den vietnamesischen Bootsflüchtlingen annahm. Wir haben ihn bei der gemeinsamen Rettungsarbeit schätzen gelernt. Weil er anders als sonstige zuständige Ministerpräsidenten und Ministeriale sich direkt leiten ließ von der Möglichkeit, als Chef eines deutschen Bundeslandes mehr zu tun, als die mühseligen politischen und publizistischen Debatten dann später zuließen.
Eine Gruppe von Deutschen wird die Nachricht mit besonders großer Bestürzung und Trauer empfinden: die Deutschen vietnamesischer Abstammung. Er nahm schon einige Monate vor der Begründung der Idee eines deutschen Rettungsschiffes tausend Vietnamesen auf. Sie waren damals zusammengepfercht auf einem chinesischen Schiff, der Hai Hong, einem klassischen Schleuserschiff. Dieses Schiff lief jeden Hafen am Süd-Chinesischen Meer an, um diese Last von verzweifelten Flüchtlingen loszuwerden: Vergeblich. Da wurde Ernst Albrecht darüber informiert, dass er mit einer Entscheidung ohne den Bund zu fragen, tausend Menschen aufnehmen könne. 2008 sahen wir bei der Feier der dreißig jährigen Wiederkehr des Tages den schon gesundheitlich angeschlagenen Ernst Albrecht noch einmal in großer Freude.
Er hat in den Jahren bis 1985 den Verantwortlichen von Cap Anamur immer bewiesen, dass Politik nicht nur genehmigen und zulassen, sondern sich auch aktiv an Rettung von Menschen beteiligen kann. Er nahm meist mehr auf, als Niedersachsen aufnehmen und akzeptieren musste. An einem Sonntag lud er uns 1981 nach Hannover Beinhorn in sein Haus ein, um sich ein Bild von den Rettungsaktionen an Bord der Cap Anamur zu machen. Anwesend war der langjährige Schiffsarzt Dr. Franz König, der große Freund und Mitkämpfer bei diesen Aktionen im Fernsehen, Franz Alt und ich selbst. Ich habe in 35 Jahren niemals einen Großpolitiker erlebt, der sich so für die Menschen und die Bedingungen ihrer Gefährdung durch Piraterie, Vergewaltigung und die sonstigen Gefahren des Meeres interessierte und sich kümmerte wie eben jener Dr. Ernst Abrecht.
Ich habe ihn vor anderthalb Jahren noch einmal gesehen in dem Haus in Hannover Beinhorn, das jetzt von seiner Tochter geführt wurde, Ursula von der Leyen. Er freute sich über den Besuch, bei dem Wort Vietnamesen schien er etwas zu ahnen. Einige Vietnamesen haben ihren Retter noch besucht.
Das Andenken an Ernst Albrecht ist nicht nur museal. Es wäre gut, wenn es jemanden gäbe, der in ähnlicher Menschen-rettender Beherztheit sich der Not und Tragik von – sagen wir tausend oder fünftausend Menschen für sein Bundesland annehmen würde. Wie das gehen soll? Es gibt eine Geschichte, die dazu aus dem Anlaß des Todes von Ernst Albrecht wert ist, noch einmal für unsere Tage bekannt zu werden. Er hatte der Cap Anamur wieder Plätze zugesagt, mehr als er und das Bundesland auf Grund des Verteilerschlüssels geben musste. Er gab das in der Kabinettsrunde bekannt. Daraufhin schrieb sein damaliger Innenminister Möcklinghoff auf einen Zettel: „Ich habe aber keine Plätze. Möcklinghoff“ und reichte den Zettel zu dem Ministerpräsidenten durch. Albrecht sah kurz auf den Zettel und schrieb mit gleicher Klarheit:
„Dann machen Sie welche. Albrecht!“
Das ist immer noch ein Vermächtnis, das auf einen Nachfolger wartet, liebe deutsche Ministerpräsidentinnen und Ministerpräsidenten!
Hunc meminisse iuvabit. Es wird uns bei den Kämpfen für mehr Plätze für Syrer, Iraker, Jeziden, Eriträer, Christen, Kurden usw. helfen, uns an Ernst Albrecht zu erinnern.
Rupert Neudeck