Linh Hồn Về Với Vũ Trụ Khác?
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Thơ Vũ Đình Liên
Lời dẫn nhập: Ai cũng sợ chết, chỉ vì nghĩ rằng chết là hết, là vĩnh viễn chấm dứt. Như vậy là tin không có linh hồn. Cùng một lúc, niềm tin tôn giáo cho biết sau khi chết, người ta sẽ về an nghỉ nơi Thiên Đường, Cực Lạc, hay địa ngục. Như vậy là phải tin là có linh hồn. Lạ lùng thay, hai quan niệm đối nghịch ấy lại vẫn thường hiện hữu cùng một lúc trong tâm thức của mỗi con người. Vì thế mà người ta vẫn buồn, vẫn khổ khi có người chết, và vẫn sợ chết, dù là có niềm tin tôn giáo. Liệu khoa học có tìm được giải đáp cho vấn nạn này chăng? Mời quý vị theo dõi những khám phá kỳ thú của khoa học mà tiến sĩ Trần Hồng Văn đã cô đọng trong bài viết dưới đây.
[NLG-73 Lê Phú Nhuận]
*Trần Hồng Văn
Có lẽ linh hồn là một đề tài gây hiểu lầm và nhiều tranh cãi nhất cho nhân loại, vì vậy tìm hiểu sự hiện hữu của linh hồn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của con người. Dù cho từ ngàn xưa các tôn giáo đã nói nhiều đến nó nhưng những nghiên cứu khoa học gần đây mới đưa ra được những chứng cớ về sự hiện hữu này.
A- LINH HỒN VÀ THẦN KINH NÃO BỘ.
Ý niệm về linh hồn gắn liền với ý niệm về đời sống sau và lòng tin về sự hiện hữu này sau khi chết. Người ta lý luận là những điều ta nghĩ hay cảm nhận được hoàn toàn không tùy thuộc vào cơ thể, nói cách khác, những bí mật khi mới sinh hay sau khi chết, những điều mình tưởng tượng ra hay trí nhớ, những nhận thức khi nằm mơ … chứng tỏ là có một lực nào đó hiện hữu mà không tùy thuộc vào cơ thể.
Tôn giáo, triết học, tâm lý học, siêu hình học cho rằng linh hồn là một phần vô hình và bất tử của con người. Theo một vài tôn giáo, như Thiên Chúa Giáo, linh hồn của con người bất tử và có thể về với thượng đế sau khi đời sống chấm dứt. Nhà thần học Ki Tô Giáo Thomas Aquinas cho là muôn loài đều có linh hồn nhưng chỉ riêng linh hồn của loài người là bất tử. Những tôn giáo khác, như Ấn Độ Giáo cũng nói là mọi sinh vật đều có linh hồn trong khi nhiều tôn giáo khác còn đi xa hơn khi cho rằng cả những vật thể khác không phải là sinh vật cũng có linh hồn (thần núi, thần sông). Tất cả các tôn giáo này được gọi là duy tâm.
Linh hồn cũng giống như nhiều lãnh vực khác trong thiên nhiên, như trọng lực, điện từ, những lực … đều là phi vật chất. Tuy vậy nhiều người vẫn còn hoài nghi về hiện tượng này. Ta lấy một ví dụ khi kỹ thuật phát thanh mới được khám phá ra, rất ít người tin là tiếng nói được phát ra mà không cần giây. Mặc dù được chứng kiến tận mắt việc biểu diễn truyền thanh, khán giả vẫn nghi ngờ là giây nối được dấu ở nơi nào đó. Phải mất cả một thế kỷ sau người ta mới quen dần với làn sóng phát thanh hay kết quả của những lãnh vực không quan sát bằng ngũ giác được.
Nếu để một tế bào thần kinh trong một đĩa petri (dùng trong phòng thí nghiệm), thỉnh thoảng nó phát ra một luồng điện chạy dọc xuống suốt chiều dài sợi dây thần kinh này. Đơn độc trong đĩa, một tế bào thần kinh chẳng làm gì nhiều được, tuy vậy nếu liên kết 302 tế bào thần kinh với nhau, chúng trở thành một hệ thần kinh, có thể giúp cho con trùng đất sống sót, nhận biết vật thể chung quanh, giúp cho nó quyết định làm việc gì và đưa những mệnh lệnh xuống cho cơ thể. Trong não bộ con người, 100 tỉ tế bào với 100 ngàn tỉ nối kết sẽ tạo nên bộ não và làm ra nhiều, nhiều việc lắm.
Stuart Hameroff, bác sĩ gây mê, giáo sư danh dự tại Khoa Tâm Lý Học và cũng là Giám Đốc trung tâm Nghiên Cứu về ý thức, thần thức của con người tại đại học Arizona cùng với tiến sĩ Vật Lý Học Sir Roger Penrose Anh Quốc đã coi bộ óc con người là một chiếc máy vi tính sinh học: “Với 100 tỉ tế bào não cùng hàng ngàn tỉ kết nối chằng chịt, não bộ là một mạng thông tin dữ kiện”.
Với ý niệm này, 2 người đã nghiên cứu để tìm hiểu về ý thức hay linh hồn con người từ năm 1996 và trong tháng 6 năm 2013 vừa qua, hai người đã đưa ra một thuyết là linh hồn con người được tạo ra và chứa đựng tại nơi gọi là “vi cấu trúc hình ống” (microtubules). Cấu trúc này nằm trong tế bào não, là thành phần chính của tế bào và những rung động tại đây tạo ra những cảm giác về tâm lý, nhận thức, thần thức hay linh hồn. Chính những đặc tính như: “ấm, ẩm và ồn ào” tại nơi đây rất thích hợp cho tiến trình định lượng, tương tự như những tiến trình quang tổng hợp của loài thảo mộc, điều khiển việc bay lượn của loài chim hay cảm nhận về mùi.
Khi Albert Einstein chết năm 1955, các nhà nghiên cứu tò mò muốn biết bộ não có gì đặc biệt khiến ông trở thành một nhân tài xuất chúng như vậy. Sau bao nhiêu công cuộc khảo sát, người ta không thấy có gì đặc biệt mà nó được cấu tạo bình thường như bộ óc của bao nhiêu người khác. Hiện nay bộ não này vẫn được cất giữ trong một chiếc bình lưu trữ tại đại học Princeton. Phải chăng trí thông minh hay linh hồn của con người không phải là sản phẩm của vật chất mà chính vật chất mới là sản phẩm của linh hồn, thế giới vật chất được tiến hoá biến hoá từ khoảng trống tuyệt đối của không gian, hay là nơi cư ngụ của linh hồn.
B- LINH HỒN VÀ KHÔNG GIAN ĐA VŨ TRỤ
1- Vượt Qua Thời Gian và Không Gian
Lanza cho rằng cấu trúc của vũ trụ, những định luật, lực, và những hằng số hình như chỉ giúp cho đời sống được hoàn thiện và chính linh hồn mới xuất hiện trước cả vất chất. Ông cho rằng không gian và thời gian không phải là chính yếu mà chỉ là phương tiện giúp ta thôi. Ông nói chúng ta mang không gian và thời gian quanh ta như con rùa mang chiếc mu trên lưng. Khi mà chiếc mu này mất đi, con rùa vẫn sống. Tất cả những lực, định luật và hằng số vật lý chỉ làm cho đời sống được toàn hảo, chính những vi cấu trúc tạo ra linh biết được như màu sắc, mùi vị, vật chất được hiện ra trong trí ta mà không gian và thời gian chỉ là phương tiện sắp xếp cho hoàn chỉnh thôi.
Nhà triết học Đức Quốc Immanuel Kant (22/4/1724 – 12/2/1804). Quan niệm này được nhà hiền triết Kant nói tới từ 200 năm trước là mọi vật ta nhận khi thân xác bị hủy hoại, ý thức hay linh hồn của họ cũng biến mất. Thực ra ý thức, thần thức hay linh hồn hiện hữu ngoài vòng kiềm chế của thời gian và không gian. Nó có thể ở khắp mọi nơi: trong một thân thể hay ở ngoài một nơi nào đó. Lý luận này hoàn toàn phù hợp với những định lý căn bản của môn vật lý định lượng, theo đó vài loại hạt định lượng (cực nhỏ) có thể hiện diện ở khắp mọi nơi. 2- Không Gian Đa Vũ Trụ
Lanza cho rằng không gian này là không gian đa vũ trụ, những vũ trụ này hiện hữu với nhiều cách thức. Tại một vũ trụ, một cơ thể có thể chết nhưng nó lại đang hiện hữu ở một vũ trụ khác, linh hồn ở một vũ trụ này có thể được di chuyển tới một vũ trụ bên cạnh. Nói một cách khác là khi một người chết đi, linh hồn sẽ đi qua một con đường hầm để đến một nơi không phải là thiên đàng hay địa ngục, mà sang một thế giới tương tự để sống ở đó và cứ như vậy, nối tiếp mãi mãi …
Khi học thuyết trên của Lanza đưa ra liền được nhiều người ủng hộ, không những của những người mong muốn được sống mãi mãi mà từ nhiều nhà khoa học danh tiếng, từ các nhà vật lý học, vật lý thiên văn học tới các nhà triết học đều đồng ý về thuyết vũ trụ song song hay không gian đa vũ trụ (Xin đọc “Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ”, Trần Hồng Văn, để hiểu thêm).
Khởi thủy, quan niệm trên được nhà văn H.G. Wells viết trong một câu chuyện khoa học giả tưởng “Door in the Wall” vào năm 1895. Rồi 62 năm sau, ý niệm trên được Hugh Everett đào sâu hơn trong luận án tiến sĩ tại đại học Princeton. Ông lý luận rằng vào một lúc nào đó vũ trụ chia ra làm nhiều vũ trụ tương tự, và sau đó những vũ trụ mới này lại tự tách ra làm nhiều vũ trụ khác. Nói cách khác, có thể bạn đang ngồi đọc câu chuyện khoa học này ở vũ trụ hiện tại đồng thời bạn lại đang coi TV ở một vũ trụ khác.
Vào thập niên 80’, Andrei Linde, khoa học gia làm việc tại Viện Vật Lý Labedev tại Mạc Tư Khoa cũng đưa ra thuyết không gian đa vũ trụ. Hiện nay ông là giáo sư tại đại học Stanford, Hoa Kỳ. Linde lý luận là không gian bao gồm nhiều khối cầu (vũ trụ) lớn, chúng tự sản xuất ra nhiều khối cầu tương tự, những khối cầu mới sinh này lại tự sản xuất ra nhiều khối khác nữa … Những khối cầu này nằm cách nhau nhưng không biết tới sự hiện diện của những khối cầu chung quanh, tất cả đều là mang đặc tính chung của vũ trụ nguyên thủy.
Hình ảnh ghi nhận của viễn vọng kính Planck đã bảo vệ cho lý luận là vũ trụ của chúng ta không đơn độc khi nghiên cứu hình ảnh những làn vi ba thật xa xăm, những tia phóng xạ còn sót lại từ ngày vũ trụ mới được thành lập, các nhà khoa học còn tìm thấy vũ trụ có nhiều lõm đen, đó là những hố và khoảng trống. Lý thuyết gia môn vật lý học tại đại học North Carolina là Laura Mercini-Houghton và các cộng sự viên giải thích hiện tượng trên như sau: ”Nguyên do những bất thường của những làn vi ba ở cõi xa xăm là do ảnh hưởng của những vũ trụ kế bên cũng như những lõm đen và khoảng trống tìm thấy là do những vũ trụ khác va chạm vào”.
3- Linh Hồn Định Lượng
Theo như thuyết Biocentrism thì có nhiều nơi hay nhiều vũ trụ khác linh hồn có thể di cư tới. Tuy vậy thực sự linh hồn có hiện hữu không?
Sir Roger Penrose, nhà vật lý học và toán học nổi tiếng tại đại học Oxford, Anh Quốc ủng hộ kết quả trên. Cả hai nhà nghiên cứu đã cộng tác với nhau, họ ứng dụng thuyết định lượng để giải thích hiện tượng “ý thức”, “thần thức” hay“linh hồn” (consciousness).
Hai nhà nghiên cứu này tin là đã tìm ra được những phần tử chuyên chở ý thức nằm ngay trong những vi cấu trúc hình ống nằm trong tế bào thần kinh. Những phần tử này tích lũy những dữ kiện trong khi sống, rồi sau khi cơ thể chết đi, chúng sẽ đưa linh hồn tới một nơi nào đó. Từ trước, những vi cấu trúc hình ống được cho là nơi kích hoạt và chuyên chở dữ kiện trong một tế bào sống. Dựa vào cấu trúc, chúng được coi là nơi thích hợp nhất giữ chức năng trong việc chuyên chở những đặc tính định lượng trong bộ não. Nguyên do chính là nó có thể giữ trạng thái định lượng trong thời gian dài, có nghĩa là chúng có thể vận hành như là một phần trong bộ máy vi tính định lượng và là nơi mà các dữ kiện định lượng tiến hành. Khi người ta chết đi, những dữ kiện thoát ra khỏi cơ thể, có nghĩa là ý thức hay linh hồn đi theo.
Linh hồn người ta được tạo ra từ những cơ cấu định lượng của vũ trụ, những cơ cấu này có thể đã hiện diện ngay khi thời gian mới bắt đầu được thành lập, và bộ não của con người chỉ là một bộ máy thu và khuyếch đại lên. Như vậy phải chăng linh hồn không phải là một dạng vật chất và sẽ sống mãi, dù cho cơ thể đã bị hủy hoại?
Lý thuyết trên có thể dùng để cắt nghĩa những hiện tượng như “chết đi sống lại”, hay ngay cả hiện tượng tái sinh sang kiếp sau. Nó cũng giúp cho ta tạm thời trả lời được thắc mắc của con người từ ngàn năm nay về linh hồn, đời sống sau hay hiện tượng về ma qủy, và cũng cắt nghĩa được về nhiều hiện tượng cho giới khoa học, tôn giáo hay siêu hình học.
Michael Hathaway, tác giả 10 cuốn sách nói về sự phát triển tâm linh, đời sống sau, các phương pháp thôi miên … Ông cũng là một nhà thôi miên nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ. Trong cuốn sách có tựa đề: “It’s Time to Simplify Your Soul’s Code”, ông cho rằng năng lượng của vũ trụ là một phương tiện để đưa linh hồn đầu thai. Thời gian sống của con người trên trái đất trong kiềm chế của không gian và thời gian chỉ như là dụng cụ trong tiến trình học hỏi, chúng ta cùng nhau tin tưởng vào năng lượng của vũ trụ, năng lượng này sẽ biến đổi ta thành toàn hảo, toàn thiện.
Trường hợp tái sinh sang đời sống sau cũng chứng tỏ lý luận cho rằng linh hồn tồn tại sau khi chết. Quan niệm này bị Hội Đồng Nice ngăn cấm vào năm 553 sau tây lịch. Những chứng cớ về linh hồn đi tái sinh sang kiếp sống sau được nhà nghiên cứu nổi danh, bác sĩ Ian Stevenson tìm hiểu với trên 3,000 trường hợp những đứa trẻ kể lại đời sống trước của chúng. Sau khi Bác Sĩ Stevenson chết năm 1960, bác sĩ phân tâm học Jim B. Tucker tiếp tục công việc của ông. Tucker điều tra thêm 1,400 trường hợp tái sinh sang kiếp khác, ông nói: “Những đứa trẻ này nói về kiếp trước khi chúng còn rất bé, chúng kể lại rất chi tiết về tên tuổi, những người quen biết cũng như địa điểm nào đó”. Ông đã đi điều tra về những người này hay ngay cả nhờ những nhà sử học xác định những dữ kiện này. Ông nói tiếp: “Tôi không bao giờ nói là hiện tượng tái sinh là có thực, mà muốn nói là tôi đã có chứng cớ về hiện tượng này”. Ngay cả Eben Alexander, bác sĩ giải phẫu não tại đại học Harvard đã trải qua kinh nghiệm chết đi sống lại hay hồn lìa khỏi xác. Hiện nay ông bênh vực quan niệm cho rằng linh hồn là một thực thể, không liên quan gì tới thân xác và tồn tại vĩnh viễn sau khi rời khỏi cơ thể.
4- Sự Hiện Hữu của Linh Hồn
Ervin László, một nhà triết học và lý thuyết hệ thống học Hung Gia Lợi đã đưa ra một thuyết gọi là “Akashic Field” hay Zero Point Field”. Ông cho là các tế bào não tạo ra một trường định lượng (quantum field), từ đó những ý thức, thần thức hay linh hồn sinh ra. Trường định lượng này được gọi là Akashic Field, chỉ thấy tại tế bào thần kinh não và thu nhận những dữ kiện của vũ trụ.
Có hai thuyết đối nghịch nhau về triết học tâm thần. Thuyết nhị nguyên (Dualism) cho rằng cơ thể và tâm thần là hai hiện hữu hoàn toàn riêng biệt nhau, đó là hai phần của một đời sống con người, cơ thể và linh hồn. Trong khi đó thuyết nhất nguyên (Physicalism) lại cho rằng linh hồn là sản phẩm do phản ứng hoá học trong não bộ. Chính thuyết của László đã bênh vực thuyết nhất nguyên khi dùng động lực định lượng để cắt nghĩa bản chất của linh hồn.
Mặc dù Hameroff không nói nhiều về linh hồn nhưng từ ý thức, thần thức mà ông diễn tả cũng có nghĩa tương tự - ý thức có thể hiện hữu ngoài cơ thể. Độ Planck là độ khoảng cách cực nhỏ mà những lý thuyết về từ trường và vật lý học định lượng nói tới. Theo nhiều lý thuyết gia, những hoạt động xẩy ra tại độ Planck có thể tạo ra những cấu trúc căn bản cho vạn vật. Đối với Penrose và Hameroff, ý tưởng này còn đi xa hơn, đó là những bí mật của linh hồn con người. Giáo sư Hameroff giải thích: “Giáo sư Penrose đã tạo ra một cầu nối giữa trạng thái lượng tử trong vũ trụ với tiến trình lượng tử trong bộ não, ông nghĩ là có một cấu trúc trong bộ não để những tiến trình ý thức lượng tử hoàn thành được, nhưng không biết đó là gì và ở đâu”. Trong khi giáo sư Hameroff tìm ra những vi cấu trúc này, nơi này được tạo thành từ những đơn vị protein thật nhỏ, gọi là tubulin, nơi đó các điện tử quay sát bên cạnh nhau, giống như một máy vi tính định lượng trong bộ não nhưng không hiểu nó vận hành ra sao. “Tôi cần một động lực còn ông ta cần một cấu trúc, vì vậy chúng tôi kết hợp lại với nhau”.
Penrose lý luận rằng tại độ Planck có những hoạt động ảnh hưởng tới linh hồn của loài người. “Đó là một nơi cực nhỏ”, Hameroff giải thích, “Nếu nhìn xuống không gian nhỏ hơn một nguyên tử 25 lần ta sẽ thấy nơi đó trống rỗng và thật yên lặng tuy vậy cấu trúc tại nơi này lại rất thô và không đều, đó là độ Planck, đây là cấu trúc tận cùng của vũ trụ, hiện diện ở mọi nơi và cũng là nơi mà ý thức hay linh hồn của con người phát sinh. Độ Planck được thành lập ngay từ khi vũ trụ mới được tạo dựng, nghĩa là khời thủy từ hiện tượng Big Bang, cấu trúc tạo ra ý thức của loài người cũng được sinh ra ngay từ đó”. Nhà vật lý thiên văn học người Ý Paola Zizzi gọi là “Big Wow” để miêu tả mối liên hệ giữa “cấu trúc định lượng của vũ trụ với linh hồn” ngay từ thủa khai sinh ra vũ trụ.
Ý thức, thần thức hay linh hồn khởi nguồn do những rung động định lượng từ độ sâu tận cùng trong tế bào thần kinh, tại những vi cấu trúc hình ống, một nơi được cho là quá “ấm, ẩm và ồn ào”, được coi là thích hợp cho tiến trình định lượng. Một buổi hội thảo về những khám phá trên được tổ chức vào những ngày 16,17 và 18 tháng 1 năm 2014 tại Brakke Grond, Hoà Lan. Hai nhà nghiên cứu trên đã cùng các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới bàn thảo về bản chất của linh hồn. Tiến sĩ Anirban Bandyopadhyay, giáo sư tại Viện Khoa Học Nghiên Cứu Quốc Gia tại Tsukuba, Nhật Bản đã khám phá ra những nhịp trong não động đồ (EEG) là do những rung động định lượng tại những vi cấu trúc hình ống trong tế bào não cũng như có những nhịp điệu phát ra từ độ sâu tận cùng phát ra do những rung động này. Ông chứng minh những rung động trong vi cấu trúc hình ống bằng cách chơi những nhạc cụ Ấn Độ cổ truyền. Hameroff giải thích: “Ý thức hay linh hồn được tạo ra do những rung động nhịp nhàng tại các vi cấu trúc hình ống nằm trong tế bào thần kinh, như vài loại âm nhạc Ấn Độ cổ truyền cũng gây ra những rung động như vậy”. Nghiên cứu của bác sĩ Roderick G. Eckenhoff tại đại học Pennsylvania cũng chứng tỏ là thuốc gây mê đã xoá đi những ý thức hay cảm nhận qua những vi cấu trúc này nhưng không ảnh hưởng gì tới những hoạt động không ý thức khác của não.
5- Vật Lý Định Lượng và Thuyết Tương Đối
Những lý thuyết trong Vật lý định lượng và thuyết tương đối là nền tảng của những lý thuyết môn vật lý học, bao gồm thời gian, không gian và nhiều định luật khác về vũ trụ. Theo tiếng La Tinh, quantum (định lượng) có nghĩa là “bao lớn, bao nhiêu”, chỉ về các dương điện tử (proton), trung hoà tử (neutron) và nhiều loại hạt khác cấu tạo thành vật chất và các chất phản vật chất.
Thuyết tương đối của Einstein chỉ là tiếp nối lý thuyết của Newton trong việc khám phá vũ trụ cũng như những liên hệ giữa vật chất, không gian và thời gian. Trong khi thuyết tương đối có khuynh hướng nghiên cứu những hiện tượng to lớn trong vũ trụ, vật lý định lượng lại khảo sát các hạt và tính chất của năng lượng và các loại vật chất giống như các luồng sóng.
a- Thuyết Tương Đối
Vào năm 1905, Albert Einstein đã trình bày trong một bài khảo luận về cấu trúc của không gian-thời gian. Thuyết này được kiểm chứng bằng những quan sát thực nghiệm mà trước kia chưa từng được đề cập tới. Sau đó vào những năm 1907 và 1915, Einstein đưa ra thuyết tương đối tổng quát, một lý thuyết về hấp lực. Theo thuyết này, không gian cong chứ không phẳng như người ta thường nghĩ, sau đó những dữ kiện thực tế đã chứng minh thuyết này là đúng.
b- Thuyết Định Lượng
Thuyết định lượng là lý thuyết căn bản của môn vật lý học hiện đại, giải nghĩa bản chất và chức năng của vật chất và năng lượng ở độ nguyên tử và nhỏ hơn nguyên tử.
Môn vật lý học định lượng khởi đầu bằng những nghiên cứu của khoa học gia Michael Faraday vào năm 1838 và trở thành nền tảng cho ngành vật lý học nguyên tử trong thập niên 1920. Rất nhiều khoa học gia cùng các nhà toán học đã góp công trong việc phát triển ngành này.
- Năm 1905, Albert Einstein cho rằng không phải chỉ có năng lượng mà cả những tia quang tuyến cũng có cùng đặc điểm là có số lượng tương tự như vậy, như tia sáng được thành lập từ những quang tử. Với những thuyết mới này, Einstein đã mở cánh cửa mới cho kỷ nguyên vật lý định lượng.
- Năm 1924, Louis de Broglie cho rằng không có sự khác biệt căn bản nào trong sự cấu tạo và vận hành giữa năng lượng và vật chất ở mức độ nguyên tử hay dưới nguyên tử.
- Vào những thập niên gần đây, dựa vào môn vật lý học lượng tử, nhiều nhà khoa học như Stephen Hawking, Richard Feynman … đã đưa ra những lý thuyết mới như không gian đa vũ trụ, vũ trụ song song …
Với thuyết tương đối của Einstein thêm vào việc 2 trái bom nguyên tử nổ tại Nhật Bản đưa đến kết luận là vật chất quanh ta đều ở dạng năng lượng và toàn thể vũ trụ được tạo nên là do những rung động của năng lượng. Khi tần số rung động càng cao, càng phức tạp thì những dạng hình thành cũng càng phức tạp. Đây là mấu chốt của việc nghiên cứu và tìm hiểu về môn ý thức định lượng.
Sam Parnia, bác sĩ tại bệnh viện đại học Stony Brook, New York và cũng là giám đốc chương trình nghiên cứu về môn y khoa hồi sinh tuyên bố: “Những chứng cớ cho thấy là linh hồn con người không bị hủy diệt, nó ở trong một trạng thái nào đó mà ta không thấy được”. Y khoa hồi sinh là phát triển mạnh vào giữa thế kỷ thứ 20 khi người ta khám phá ra phương pháp CPR, một phương pháp y khoa giúp bệnh nhân sống lại sau khi trái tim ngưng đập. Những người trải qua kinh nghiệm chết đi sống lại, dù cho những hoạt động trong bộ não đã ngưng hẳn, nói là khi đó họ vẫn nhìn và nghe được những gì xẩy ra chung quanh.
C- LINH HỒN THEO PHẬT GIÁO:
Lý thuyết mới của Hameroff và Penrose khi cho rằng ý thức, thần thức hay linh hồn là hậu quả của hấp lực định lượng trong vi cầu trúc hình ống, nó đi xa hơn lập luận cho rằng linh hồn chỉ là hậu quả của mối tương tác của các tế bào trong não bộ. Xa hơn nữa, nó còn là cấu trúc định lượng tinh vi của vũ trụ và đã hiện diện ngay khi vũ trụ mới được thành lập. Quan niện này được coi là gần giống quan niệm của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo khi các tôn giáo này cho rằng thần thức là một thành phần của vũ trụ
Phật giáo không bác bỏ linh hồn nếu linh hồn được hiểu đơn giản như
là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật
giáo, như thuyết năm uẩn, con người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ,
tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4
uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần (Trích
dẫn: Có hay không có linh hồn trong Phật giáo, Minh Chi, 2009).
Người Ai Cập chủ trương sống và chết là một nghệ thuật mà người ta có thể học hỏi. “Tử Thư Ai Cập”, nguyên tác Her Em Hru có thể dịch sát nghĩa là "Nghệ thuật bước vào một đời sống mới kể từ lúc này", trong đó các danh sư Ai Cập đã giải thích những quy tắc để người ta sống cho ra sống và chết cho ra chết, với đúng ý nghĩa của nó. Người Ai Cập tin rằng vũ trụ có nhiều cõi giới mà cõi trần chỉ là một mà thôi. Nếu biết nghệ thuật sống và chết, người ta có thể di chuyển luân hồi từ cõi này qua cõi khác như người đi du lịch. Có lẽ vì đó cũng là lý do mà nhiều nhà nghiên cứu đã coi Tử Thử Ai Cập như tấm bản đồ chỉ dẫn về các cõi giới bên kia cửa tử. Tuy nhiên các danh sư Ai Cập không hề quan tâm đến việc giải thoát ra khỏi vòng luân hồi này.
Trong khi đó, trong cuốn “Tử Thư Tây Tạng” có nói tới việc người Tây Tạng ngoài việc nghiên cứu các cõi giới lại đặc biệt chú trọng đến việc giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi nữa. Đó là căn bản khác biệt rõ rệt nhất giữa hai cuốn sách nói trên và đống thời cũng làm nổi bật nét độc đáo của cuốn “Tử Thư Tây Tạng”. Các danh sư Tây Tạng đã nghiên cứu về đời sống ở cõi giới bên kia, cõi giới mà chúng ta thường gọi là "cõi chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác.
Theo Phật giáo, mỗi chúng sinh đều có ba thân: thân tiền ấm, thân trung ấm và thân hậu ấm. Thân tiền ấm là thân thể vật chất hiện tại. Thân trung ấm là thân sau khi chết, đang ở trong khoảng thời gian tìm kiếm một thân khác tương ứng để nương gá. Thân hậu ấm là thân đời sau, khi đã tái sanh vào một cảnh giới khác.
Tại sao trung ấm được gọi là thân? Đúng theo ý nghĩa của chữ thân là “tích tụ” thì sau khi thân này đã chết và chưa tìm ra chỗ đầu thai, trong giai đoạn này không thể gọi là thân được. Vì trong giai đoạn này chỉ có thần thức mà thôi, chưa có tinh huyết của cha mẹ hòa hợp. Tuy nhiên trong giai đoạn này có thể tạm gọi là thân, vì nó có đủ sự thấy, nghe, hay, biết… Kinh Phật gọi dạng thân này là “sắc công năng”, thân do nơi chủng tử của thần thức hiện hành.
Thân trung ấm còn gọi là thân trung hữu, hương hành, ý hành, thú sanh... Thân trung hữu là thân quả báo ở khoảng giữa đời này và đời sau; nghĩa là sau khi rời thân tiền ấm nhưng chưa thác sanh vào thân hậu ấm, trong khoảng trung gian đó gọi là Trung, do vì quả báo thân này vốn có chẳng phải không, mà con người ai cũng phải gánh trả nên gọi là Hữu. Hương hành vì thân này luôn lần theo mùi hương mà đi, ngửi mùi hương để tồn tại, vì vậy đối với người chết khi cúng họ chỉ hưởng mùi hương mà no đủ. Ý hành là do thân này nương gá vào ý để đi tìm chỗ đầu thai. Thú sanh là thân này ở vào một trong sáu cảnh luân hồi.
Thân thể con người vốn do tứ đại hợp thành, do vậy khi chết sắc thân tứ đại phân tán, còn phần tinh thần thì không mất mà tùy nghiệp thọ báo. Thần thức của con người sau khi lìa khỏi xác thân sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
Đối với người khi sanh tiền tạo các nghiệp nhân cực ác (như ngũ nghịch, thập ác) thì ngay khi vừa chấm dứt hơi thở, họ sẽ trực chỉ đọa vào địa ngục A tỳ. Những người đã tu rất nhiều công đức lành (tu mười điều thiện), hoặc người có tín sâu, nguyện thiết, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương; hoặc người có công phu thiền định đã đoạn trừ được kiến tư, họ sẽ sanh lên cõi trời, hoặc vãng sanh về Tịnh độ. Hai loại người này sau khi chết không phải thọ thân trung ấm.
Đối với hạng người bình thường, khi sanh tiền tuy tạo nghiệp nhưng không rơi vào một trong hai nghiệp cực thiện hay cực ác kể trên. Với nghiệp thiện ác lẫn lộn nên thần thức cần một khoảng thời gian để tái sanh vào cảnh giới tương ứng. Trong trường hợp này, thần thức phải trải qua giai đoạn thọ thân trung ấm.
Thọ mạng tối đa của thân trung ấm là bảy ngày, nếu quá thời hạn bảy ngày mà chưa tìm được chỗ thọ sanh, trung ấm sẽ chết đi rồi sống lại. Nhưng trong vòng 49 ngày trung ấm cũng sẽ tìm được chỗ thọ sanh. Trung ấm khi chết, do nghiệp lành hay dữ chuyển biến mà đổi thành thân trung ấm loài khác. Đại để trung ấm khi sắp chết, tùy theo nghiệp thiện ác mà trong tâm thấy những tướng sai khác, khiến tâm thức mơ màng dường như trong mộng, bấy giờ khởi lên ý niệm muốn chết để sống lại. Khi chết tùy theo nghiệp mà có cảm thọ khổ vui, và sau đó tiếp tục sanh làm thân trung ấm khác, để nối tiếp công việc tìm nơi để thác thai. (Trích dẫn: Tạng Thư Phật Học, Thích Nguyên Liên, 2010).
D- KẾT LUẬN
Nhà vật lý học thiên văn người Anh, Sir Arthur Eddington tuyên bố: “Vật lý học là khoa nghiên cứu cấu trúc của ý thức”. Tương tự, Max Planck, cha đẻ của ngành vật lý học định lượng cũng viết: “Là một người cống hiến cả cuộc đời cho khoa học, nghiên cứu về vật chất, tôi có thể nói là kết quả những nghiên cứu của tôi về nguyên tử như sau: Chẳng có vật chất nào đáng kể, tất cả vật chất đều bắt nguồn và hiện hữu được do một lực, lực này gây ra những rung động của các hạt trong một nguyên tử để tạo ra liên kết những phần tử nhỏ nhất của một nguyên tử với nhau … Ta phải nghĩ tới đằng sau lực này là sự hiện hữu của một thứ gì đó, đó chính là tư tưởng, linh hồn. Chính linh hồn là động lực cho tất cả vật chất.
Alan Wolf, giáo sư môn vật lý học tại San Diego University cũng nói: “Hình như có sự hiện diện của cái gì, gọi là linh hồn hay một thứ gì ngoài thế giới vật chất. Thứ này cần thiết để giảng nghĩa cho những hiện tượng mà ta quan sát được. Và hình như chúng ta không có cách gì thoát ra ngoài sự hiện diện của nó được.
Mặc dù các nhà khoa học chưa sẵn sàng tuyên bố là họ đã tìm thấy thượng đế, cho dù không phải là thượng đế nói trong các thánh kinh của các tôn giáo, nhưng phảng phất đâu đó có những điểm nói về thế giới định lượng trong kinh thánh và vài tôn giáo đông phương. Có thể kết luận bài viết này bằng câu nói bất hủ của nhà bác học Albert Einstein:
“Khoa học không có tôn giáo thì què quặt mà tôn giáo không có khoa học thì mù lòa”.
*Trần Hồng Văn
Tháng 5/ 2014
Tài Liệu Tham Khảo:
- Chopra, Deepark. A Consciousness Based Science. Feb. 14, 2014. SFGate
- Gayle, Damien. Tracking Souls to The Afterlife: “Quantum Theory of Soul’s Existence”. Nov. 5, 2012. Ascension and Awakening. AshtarCommand.
- Kapoor, Desh . Near Death Experiences, Soul, Reincarnation and Quantum: Interesting Scientific and New Horizons. September 26, 2013. Hindu Channel.
- Liên, Thích Nguyên. Thân Trung Ấm. 10.20.2010. Tạng Thư Phật Học
- Robinson, Howard. The Soul Hypothesis: Investigations Into the Existence of the Soul. Feb. 18. 2011. Philosophical Reviews. University of Notre Dame.
- Lanza, Robert. How Life and Consciousness Are the Keys to the Universe. Dec. 21. 2011. Biocentrism.
- Penrose, Roger. Evidence of the Soul. March 5, 2012. S.P.I.R.I.T.
- Schafer, Lothar. On the Foundations of Metaphysics in the Mind-like Background of Physical Realty. Aug. 26. 2011. The Metta-Physics Magazine.
- West, Debbie. The Scientific Proof of the Existence of the Soul. Feb. 27. 2013. Walking Times.
- Zimmer, Carl. 100 Trillion Brain-Cell Connections. January 2011. Scientific American. Volume 304, Number 1.
Và nhiều tài liệu khác nữa.
Hồn ở đâu bây giờ?
Thơ Vũ Đình Liên
Lời dẫn nhập: Ai cũng sợ chết, chỉ vì nghĩ rằng chết là hết, là vĩnh viễn chấm dứt. Như vậy là tin không có linh hồn. Cùng một lúc, niềm tin tôn giáo cho biết sau khi chết, người ta sẽ về an nghỉ nơi Thiên Đường, Cực Lạc, hay địa ngục. Như vậy là phải tin là có linh hồn. Lạ lùng thay, hai quan niệm đối nghịch ấy lại vẫn thường hiện hữu cùng một lúc trong tâm thức của mỗi con người. Vì thế mà người ta vẫn buồn, vẫn khổ khi có người chết, và vẫn sợ chết, dù là có niềm tin tôn giáo. Liệu khoa học có tìm được giải đáp cho vấn nạn này chăng? Mời quý vị theo dõi những khám phá kỳ thú của khoa học mà tiến sĩ Trần Hồng Văn đã cô đọng trong bài viết dưới đây.
[NLG-73 Lê Phú Nhuận]
*Trần Hồng Văn
Có lẽ linh hồn là một đề tài gây hiểu lầm và nhiều tranh cãi nhất cho nhân loại, vì vậy tìm hiểu sự hiện hữu của linh hồn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của con người. Dù cho từ ngàn xưa các tôn giáo đã nói nhiều đến nó nhưng những nghiên cứu khoa học gần đây mới đưa ra được những chứng cớ về sự hiện hữu này.
A- LINH HỒN VÀ THẦN KINH NÃO BỘ.
Ý niệm về linh hồn gắn liền với ý niệm về đời sống sau và lòng tin về sự hiện hữu này sau khi chết. Người ta lý luận là những điều ta nghĩ hay cảm nhận được hoàn toàn không tùy thuộc vào cơ thể, nói cách khác, những bí mật khi mới sinh hay sau khi chết, những điều mình tưởng tượng ra hay trí nhớ, những nhận thức khi nằm mơ … chứng tỏ là có một lực nào đó hiện hữu mà không tùy thuộc vào cơ thể.
Tôn giáo, triết học, tâm lý học, siêu hình học cho rằng linh hồn là một phần vô hình và bất tử của con người. Theo một vài tôn giáo, như Thiên Chúa Giáo, linh hồn của con người bất tử và có thể về với thượng đế sau khi đời sống chấm dứt. Nhà thần học Ki Tô Giáo Thomas Aquinas cho là muôn loài đều có linh hồn nhưng chỉ riêng linh hồn của loài người là bất tử. Những tôn giáo khác, như Ấn Độ Giáo cũng nói là mọi sinh vật đều có linh hồn trong khi nhiều tôn giáo khác còn đi xa hơn khi cho rằng cả những vật thể khác không phải là sinh vật cũng có linh hồn (thần núi, thần sông). Tất cả các tôn giáo này được gọi là duy tâm.
Linh hồn cũng giống như nhiều lãnh vực khác trong thiên nhiên, như trọng lực, điện từ, những lực … đều là phi vật chất. Tuy vậy nhiều người vẫn còn hoài nghi về hiện tượng này. Ta lấy một ví dụ khi kỹ thuật phát thanh mới được khám phá ra, rất ít người tin là tiếng nói được phát ra mà không cần giây. Mặc dù được chứng kiến tận mắt việc biểu diễn truyền thanh, khán giả vẫn nghi ngờ là giây nối được dấu ở nơi nào đó. Phải mất cả một thế kỷ sau người ta mới quen dần với làn sóng phát thanh hay kết quả của những lãnh vực không quan sát bằng ngũ giác được.
Nếu để một tế bào thần kinh trong một đĩa petri (dùng trong phòng thí nghiệm), thỉnh thoảng nó phát ra một luồng điện chạy dọc xuống suốt chiều dài sợi dây thần kinh này. Đơn độc trong đĩa, một tế bào thần kinh chẳng làm gì nhiều được, tuy vậy nếu liên kết 302 tế bào thần kinh với nhau, chúng trở thành một hệ thần kinh, có thể giúp cho con trùng đất sống sót, nhận biết vật thể chung quanh, giúp cho nó quyết định làm việc gì và đưa những mệnh lệnh xuống cho cơ thể. Trong não bộ con người, 100 tỉ tế bào với 100 ngàn tỉ nối kết sẽ tạo nên bộ não và làm ra nhiều, nhiều việc lắm.
Stuart Hameroff, bác sĩ gây mê, giáo sư danh dự tại Khoa Tâm Lý Học và cũng là Giám Đốc trung tâm Nghiên Cứu về ý thức, thần thức của con người tại đại học Arizona cùng với tiến sĩ Vật Lý Học Sir Roger Penrose Anh Quốc đã coi bộ óc con người là một chiếc máy vi tính sinh học: “Với 100 tỉ tế bào não cùng hàng ngàn tỉ kết nối chằng chịt, não bộ là một mạng thông tin dữ kiện”.
Với ý niệm này, 2 người đã nghiên cứu để tìm hiểu về ý thức hay linh hồn con người từ năm 1996 và trong tháng 6 năm 2013 vừa qua, hai người đã đưa ra một thuyết là linh hồn con người được tạo ra và chứa đựng tại nơi gọi là “vi cấu trúc hình ống” (microtubules). Cấu trúc này nằm trong tế bào não, là thành phần chính của tế bào và những rung động tại đây tạo ra những cảm giác về tâm lý, nhận thức, thần thức hay linh hồn. Chính những đặc tính như: “ấm, ẩm và ồn ào” tại nơi đây rất thích hợp cho tiến trình định lượng, tương tự như những tiến trình quang tổng hợp của loài thảo mộc, điều khiển việc bay lượn của loài chim hay cảm nhận về mùi.
Khi Albert Einstein chết năm 1955, các nhà nghiên cứu tò mò muốn biết bộ não có gì đặc biệt khiến ông trở thành một nhân tài xuất chúng như vậy. Sau bao nhiêu công cuộc khảo sát, người ta không thấy có gì đặc biệt mà nó được cấu tạo bình thường như bộ óc của bao nhiêu người khác. Hiện nay bộ não này vẫn được cất giữ trong một chiếc bình lưu trữ tại đại học Princeton. Phải chăng trí thông minh hay linh hồn của con người không phải là sản phẩm của vật chất mà chính vật chất mới là sản phẩm của linh hồn, thế giới vật chất được tiến hoá biến hoá từ khoảng trống tuyệt đối của không gian, hay là nơi cư ngụ của linh hồn.
B- LINH HỒN VÀ KHÔNG GIAN ĐA VŨ TRỤ
Robert Lanza (11/2/ 1956- )và Barbara Walters đài ABC.
Robert Lanza là một bác sĩ nổi tiếng trong nghành y-khoa hồi sinh và
là Giám Đốc Công Ty Nghiên Cứu Cao Cấp về Tế Bào. Ông cũng là người đi
đầu trong ngành nghiên cứu tế bào gốc (Stem Cells) và nổi tiếng trong
nhiều thí nghiệm về việc cloning những loài động vật có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Gần đây, ông đi vào lãnh vực vật lý, vật lý định lượng và
vật lý thiên văn. Nhờ vào những kiến thức tổng hợp mà vị giáo sư này
đưa ra một học thuyết mới, gọi là “học thuyết vạn vật” (theory of
biocentrism). Khoa học thực nghiệm không công nhận một chiều khác của
đời sống, tức là chiều tâm linh. Những nhà khoa học này cho rằng đời
sống chỉ đơn giản là hoạt động của chất carbon và vài chất proteins
khác, chúng ta sống trên mặt đất này một thời gian rồi biến mất. Còn vũ
trụ? Chẳng có nghĩa lý gì mà chỉ là những định luật vật lý và phương
trình thôi. Thuyết biocentrism của Lanza đi ngược lại những quan niệm
thông thường này. Ông được tờ báo New York Times bầu là khoa học gia
quan trọng thứ ba trong thời cận đại của nhân loại.1- Vượt Qua Thời Gian và Không Gian
Lanza cho rằng cấu trúc của vũ trụ, những định luật, lực, và những hằng số hình như chỉ giúp cho đời sống được hoàn thiện và chính linh hồn mới xuất hiện trước cả vất chất. Ông cho rằng không gian và thời gian không phải là chính yếu mà chỉ là phương tiện giúp ta thôi. Ông nói chúng ta mang không gian và thời gian quanh ta như con rùa mang chiếc mu trên lưng. Khi mà chiếc mu này mất đi, con rùa vẫn sống. Tất cả những lực, định luật và hằng số vật lý chỉ làm cho đời sống được toàn hảo, chính những vi cấu trúc tạo ra linh biết được như màu sắc, mùi vị, vật chất được hiện ra trong trí ta mà không gian và thời gian chỉ là phương tiện sắp xếp cho hoàn chỉnh thôi.
Robert
Lanza được báo Time bầu là một trong số 100 người trên toàn thế giới
trong năm 2014 có ảnh hưởng nhiều nhất cho nhân loại,trong đó có Giáo
Hoàng Francis, các khoa học gia, các nhà lãnh đạo, văn nghệ sĩ.
Theo giáo sư Lanza, “cái chết” hoàn toàn không có. Đây chỉ là điều
tưởng tượng của con người. Người ta nói tới cái chết vì người ta tự gắn
bó vào với cơ thể của họ. Con người tin là sớm hay muộn hồn đã hiện
hữu trước cả mọi vật chất trong vũ trụ. Nhà triết học Đức Quốc Immanuel Kant (22/4/1724 – 12/2/1804). Quan niệm này được nhà hiền triết Kant nói tới từ 200 năm trước là mọi vật ta nhận khi thân xác bị hủy hoại, ý thức hay linh hồn của họ cũng biến mất. Thực ra ý thức, thần thức hay linh hồn hiện hữu ngoài vòng kiềm chế của thời gian và không gian. Nó có thể ở khắp mọi nơi: trong một thân thể hay ở ngoài một nơi nào đó. Lý luận này hoàn toàn phù hợp với những định lý căn bản của môn vật lý định lượng, theo đó vài loại hạt định lượng (cực nhỏ) có thể hiện diện ở khắp mọi nơi. 2- Không Gian Đa Vũ Trụ
Lanza cho rằng không gian này là không gian đa vũ trụ, những vũ trụ này hiện hữu với nhiều cách thức. Tại một vũ trụ, một cơ thể có thể chết nhưng nó lại đang hiện hữu ở một vũ trụ khác, linh hồn ở một vũ trụ này có thể được di chuyển tới một vũ trụ bên cạnh. Nói một cách khác là khi một người chết đi, linh hồn sẽ đi qua một con đường hầm để đến một nơi không phải là thiên đàng hay địa ngục, mà sang một thế giới tương tự để sống ở đó và cứ như vậy, nối tiếp mãi mãi …
Khi học thuyết trên của Lanza đưa ra liền được nhiều người ủng hộ, không những của những người mong muốn được sống mãi mãi mà từ nhiều nhà khoa học danh tiếng, từ các nhà vật lý học, vật lý thiên văn học tới các nhà triết học đều đồng ý về thuyết vũ trụ song song hay không gian đa vũ trụ (Xin đọc “Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ”, Trần Hồng Văn, để hiểu thêm).
Khởi thủy, quan niệm trên được nhà văn H.G. Wells viết trong một câu chuyện khoa học giả tưởng “Door in the Wall” vào năm 1895. Rồi 62 năm sau, ý niệm trên được Hugh Everett đào sâu hơn trong luận án tiến sĩ tại đại học Princeton. Ông lý luận rằng vào một lúc nào đó vũ trụ chia ra làm nhiều vũ trụ tương tự, và sau đó những vũ trụ mới này lại tự tách ra làm nhiều vũ trụ khác. Nói cách khác, có thể bạn đang ngồi đọc câu chuyện khoa học này ở vũ trụ hiện tại đồng thời bạn lại đang coi TV ở một vũ trụ khác.
Vào thập niên 80’, Andrei Linde, khoa học gia làm việc tại Viện Vật Lý Labedev tại Mạc Tư Khoa cũng đưa ra thuyết không gian đa vũ trụ. Hiện nay ông là giáo sư tại đại học Stanford, Hoa Kỳ. Linde lý luận là không gian bao gồm nhiều khối cầu (vũ trụ) lớn, chúng tự sản xuất ra nhiều khối cầu tương tự, những khối cầu mới sinh này lại tự sản xuất ra nhiều khối khác nữa … Những khối cầu này nằm cách nhau nhưng không biết tới sự hiện diện của những khối cầu chung quanh, tất cả đều là mang đặc tính chung của vũ trụ nguyên thủy.
Hình ảnh ghi nhận của viễn vọng kính Planck đã bảo vệ cho lý luận là vũ trụ của chúng ta không đơn độc khi nghiên cứu hình ảnh những làn vi ba thật xa xăm, những tia phóng xạ còn sót lại từ ngày vũ trụ mới được thành lập, các nhà khoa học còn tìm thấy vũ trụ có nhiều lõm đen, đó là những hố và khoảng trống. Lý thuyết gia môn vật lý học tại đại học North Carolina là Laura Mercini-Houghton và các cộng sự viên giải thích hiện tượng trên như sau: ”Nguyên do những bất thường của những làn vi ba ở cõi xa xăm là do ảnh hưởng của những vũ trụ kế bên cũng như những lõm đen và khoảng trống tìm thấy là do những vũ trụ khác va chạm vào”.
3- Linh Hồn Định Lượng
Theo như thuyết Biocentrism thì có nhiều nơi hay nhiều vũ trụ khác linh hồn có thể di cư tới. Tuy vậy thực sự linh hồn có hiện hữu không?
Sir Roger Penrose (8/8/1931- )
Giáo sư Stuart Hameroff tại đại học Arizona không nghi ngờ gì về sự
hiện hữu này. Năm 2013, ông đã công bố là đã tìm thấy những chứng cớ là
linh hồn không bị hủy hoại sau khi cơ thể đã chết. Theo Hameroff, bộ
óc của con người là một máy vi tính sinh học hoàn hảo và linh hồn hay ý
thức chỉ đơn giản là những dữ kiện được lưu trữ dưới dạng định lượng
và là kết quả của ảnh hưởng hỗ tương giữa những tế bào trong não bộ. Nó
có thể được di chuyển từ bộ óc sau khi người đó chết để ra ngoài vũ
trụ và ở đó mãi mãi, trong khi giáo sư Lanza lại cho rằng linh hồn này
sẽ đi sang vũ trụ khác. Đó là sự khác biệt giữa hai nhà nghiên cứu.Sir Roger Penrose, nhà vật lý học và toán học nổi tiếng tại đại học Oxford, Anh Quốc ủng hộ kết quả trên. Cả hai nhà nghiên cứu đã cộng tác với nhau, họ ứng dụng thuyết định lượng để giải thích hiện tượng “ý thức”, “thần thức” hay“linh hồn” (consciousness).
Hai nhà nghiên cứu này tin là đã tìm ra được những phần tử chuyên chở ý thức nằm ngay trong những vi cấu trúc hình ống nằm trong tế bào thần kinh. Những phần tử này tích lũy những dữ kiện trong khi sống, rồi sau khi cơ thể chết đi, chúng sẽ đưa linh hồn tới một nơi nào đó. Từ trước, những vi cấu trúc hình ống được cho là nơi kích hoạt và chuyên chở dữ kiện trong một tế bào sống. Dựa vào cấu trúc, chúng được coi là nơi thích hợp nhất giữ chức năng trong việc chuyên chở những đặc tính định lượng trong bộ não. Nguyên do chính là nó có thể giữ trạng thái định lượng trong thời gian dài, có nghĩa là chúng có thể vận hành như là một phần trong bộ máy vi tính định lượng và là nơi mà các dữ kiện định lượng tiến hành. Khi người ta chết đi, những dữ kiện thoát ra khỏi cơ thể, có nghĩa là ý thức hay linh hồn đi theo.
Linh hồn người ta được tạo ra từ những cơ cấu định lượng của vũ trụ, những cơ cấu này có thể đã hiện diện ngay khi thời gian mới bắt đầu được thành lập, và bộ não của con người chỉ là một bộ máy thu và khuyếch đại lên. Như vậy phải chăng linh hồn không phải là một dạng vật chất và sẽ sống mãi, dù cho cơ thể đã bị hủy hoại?
Khi linh Hồn thoát ra khỏi …
thân xác ….
Bác Sĩ Hameroff phát biểu: ”Hãy quan sát một bệnh nhân, khi mà trái
tim của người đó ngưng đập, máu ngưng chảy, các vi cấu trúc hình ống
mất trạng thái định lượng, tuy vậy những dữ kiện chứa đựng tại nơi đây
không bị hủy hoại và không thể nào bị hủy hoại được. Chúng sẽ được trở
lại với vũ trụ. Nếu bệnh nhân sống lại, những dữ kiện này sẽ trở về lại
những cấu trúc hình ống và bệnh nhân sẽ nói: “Tôi trải qua kinh nghiệm
chết đi sống lại”. Nếu bệnh nhân đó không sống lại được, những dữ kiện
định lượng có thể ở đâu đó ngoài cơ thể mãi mãi, đó là linh hồn” thân xác ….
Lý thuyết trên có thể dùng để cắt nghĩa những hiện tượng như “chết đi sống lại”, hay ngay cả hiện tượng tái sinh sang kiếp sau. Nó cũng giúp cho ta tạm thời trả lời được thắc mắc của con người từ ngàn năm nay về linh hồn, đời sống sau hay hiện tượng về ma qủy, và cũng cắt nghĩa được về nhiều hiện tượng cho giới khoa học, tôn giáo hay siêu hình học.
Michael Hathaway, tác giả 10 cuốn sách nói về sự phát triển tâm linh, đời sống sau, các phương pháp thôi miên … Ông cũng là một nhà thôi miên nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ. Trong cuốn sách có tựa đề: “It’s Time to Simplify Your Soul’s Code”, ông cho rằng năng lượng của vũ trụ là một phương tiện để đưa linh hồn đầu thai. Thời gian sống của con người trên trái đất trong kiềm chế của không gian và thời gian chỉ như là dụng cụ trong tiến trình học hỏi, chúng ta cùng nhau tin tưởng vào năng lượng của vũ trụ, năng lượng này sẽ biến đổi ta thành toàn hảo, toàn thiện.
Trường hợp tái sinh sang đời sống sau cũng chứng tỏ lý luận cho rằng linh hồn tồn tại sau khi chết. Quan niệm này bị Hội Đồng Nice ngăn cấm vào năm 553 sau tây lịch. Những chứng cớ về linh hồn đi tái sinh sang kiếp sống sau được nhà nghiên cứu nổi danh, bác sĩ Ian Stevenson tìm hiểu với trên 3,000 trường hợp những đứa trẻ kể lại đời sống trước của chúng. Sau khi Bác Sĩ Stevenson chết năm 1960, bác sĩ phân tâm học Jim B. Tucker tiếp tục công việc của ông. Tucker điều tra thêm 1,400 trường hợp tái sinh sang kiếp khác, ông nói: “Những đứa trẻ này nói về kiếp trước khi chúng còn rất bé, chúng kể lại rất chi tiết về tên tuổi, những người quen biết cũng như địa điểm nào đó”. Ông đã đi điều tra về những người này hay ngay cả nhờ những nhà sử học xác định những dữ kiện này. Ông nói tiếp: “Tôi không bao giờ nói là hiện tượng tái sinh là có thực, mà muốn nói là tôi đã có chứng cớ về hiện tượng này”. Ngay cả Eben Alexander, bác sĩ giải phẫu não tại đại học Harvard đã trải qua kinh nghiệm chết đi sống lại hay hồn lìa khỏi xác. Hiện nay ông bênh vực quan niệm cho rằng linh hồn là một thực thể, không liên quan gì tới thân xác và tồn tại vĩnh viễn sau khi rời khỏi cơ thể.
… sẽ tái sinh thành kiếp khác hay tới một nơi nào đó trong vũ trụ …
Nói về hiện tượng hồn lìa khỏi xác, Olaf Blanke, bác sĩ khoa não bộ,
Viện Kỹ Thuật Thụy Sĩ tại Lausanne đã làm thí nghiệm bằng cách kích
thích não vùng màng tai cho bệnh nhân. Ông nói: “Mỗi lần kích thích vào
vùng này, bệnh nhân sẽ trải qua kinh nghiệm hồn lìa khỏi xác, dù cho
trước kia người đó không có kinh nghiệm nào về hiện tượng này. Khi thức
dậy, bà ta nói là thấy cả vũ trụ, gồm cả ba người chúng tôi đang thí
nghiệm trên thân xác bà”. 4- Sự Hiện Hữu của Linh Hồn
Ervin László, một nhà triết học và lý thuyết hệ thống học Hung Gia Lợi đã đưa ra một thuyết gọi là “Akashic Field” hay Zero Point Field”. Ông cho là các tế bào não tạo ra một trường định lượng (quantum field), từ đó những ý thức, thần thức hay linh hồn sinh ra. Trường định lượng này được gọi là Akashic Field, chỉ thấy tại tế bào thần kinh não và thu nhận những dữ kiện của vũ trụ.
Có hai thuyết đối nghịch nhau về triết học tâm thần. Thuyết nhị nguyên (Dualism) cho rằng cơ thể và tâm thần là hai hiện hữu hoàn toàn riêng biệt nhau, đó là hai phần của một đời sống con người, cơ thể và linh hồn. Trong khi đó thuyết nhất nguyên (Physicalism) lại cho rằng linh hồn là sản phẩm do phản ứng hoá học trong não bộ. Chính thuyết của László đã bênh vực thuyết nhất nguyên khi dùng động lực định lượng để cắt nghĩa bản chất của linh hồn.
… hoặc là đi sang một vũ trụ khác?.
Đi xa hơn nữa, lý thuyết gia vật lý học người Anh là Sir Roger
Penrose và giáo sư Sturad Hameroff người Hoa Kỳ đã có cùng một thuyết
mới khi áp dụng động lực về định lượng giảng nghĩa việc cấu tạo ra linh
hồn. Sir Roger Penrose là một nhà toán học, vật lý học và là giáo sư
danh dự Viện Toán Học, đại học Oxford, Anh Quốc. Ông nổi tiếng trong
lãnh vực vật lý, toán học, đặc biệt là đã góp phần vào việc nghiên cứu
thuyết tương đối và thiên văn học và cũng là một nhà triết học. Khi còn
là giáo sư tại đại học Cambridge, ông đã chứng minh là có những biến cố
khác thường xẩy ra (như tạo ra hố đen) mỗi khi lực từ trường bị suy
xụp tại những ngôi sao to lớn phát nổ. Rất nhiều lý thuyết và giả
thuyết về vật lý học cũng như thiên văn học được giáo sư đề ra. Trong
cuốn sách mang tựa đề “The Emperor’s New Mind” (1989), giáo sư Penrose
cho rằng “Những định luật về vật lý học không đủ để giải thích về linh
hồn”. Ông cùng với giáo sư Stuart Hameroff tạo ra một thuyết mới, cho
rằng ý thức hay linh hồn con người được tạo ra do kết quả của tiến
trình định lượng xẩy ra trong những cấu trúc thật nhỏ gọi là vi cấu
trúc hình ống trong tế bào não. Giáo sư Hameroff giải thích: “Khi mà
những biến đổi truyền xuống tới độ Planck (nhỏ hơn một nguyên tử
nhiều), những vi cấu trúc hình ống sẽ chuyển những năng lượng sinh học ở
trong trạng thái mạch lạc. Khi không còn được cung cấp máu và oxygen
nữa, trạng thái này không còn mạch lạc nữa nhưng những dữ kiện ở tại độ
Plack này không mất. Chúng có thể được phân tán vào vũ trụ nhưng còn
giữ nguyên là một đơn vị, có thể là ở trong tình trạng đó vĩnh viễn.
Nếu bệnh nhân sống lại, dữ kiện trở lại với những vi cấu trúc hình ống,
và người đó sống lại”. Mặc dù Hameroff không nói nhiều về linh hồn nhưng từ ý thức, thần thức mà ông diễn tả cũng có nghĩa tương tự - ý thức có thể hiện hữu ngoài cơ thể. Độ Planck là độ khoảng cách cực nhỏ mà những lý thuyết về từ trường và vật lý học định lượng nói tới. Theo nhiều lý thuyết gia, những hoạt động xẩy ra tại độ Planck có thể tạo ra những cấu trúc căn bản cho vạn vật. Đối với Penrose và Hameroff, ý tưởng này còn đi xa hơn, đó là những bí mật của linh hồn con người. Giáo sư Hameroff giải thích: “Giáo sư Penrose đã tạo ra một cầu nối giữa trạng thái lượng tử trong vũ trụ với tiến trình lượng tử trong bộ não, ông nghĩ là có một cấu trúc trong bộ não để những tiến trình ý thức lượng tử hoàn thành được, nhưng không biết đó là gì và ở đâu”. Trong khi giáo sư Hameroff tìm ra những vi cấu trúc này, nơi này được tạo thành từ những đơn vị protein thật nhỏ, gọi là tubulin, nơi đó các điện tử quay sát bên cạnh nhau, giống như một máy vi tính định lượng trong bộ não nhưng không hiểu nó vận hành ra sao. “Tôi cần một động lực còn ông ta cần một cấu trúc, vì vậy chúng tôi kết hợp lại với nhau”.
Penrose lý luận rằng tại độ Planck có những hoạt động ảnh hưởng tới linh hồn của loài người. “Đó là một nơi cực nhỏ”, Hameroff giải thích, “Nếu nhìn xuống không gian nhỏ hơn một nguyên tử 25 lần ta sẽ thấy nơi đó trống rỗng và thật yên lặng tuy vậy cấu trúc tại nơi này lại rất thô và không đều, đó là độ Planck, đây là cấu trúc tận cùng của vũ trụ, hiện diện ở mọi nơi và cũng là nơi mà ý thức hay linh hồn của con người phát sinh. Độ Planck được thành lập ngay từ khi vũ trụ mới được tạo dựng, nghĩa là khời thủy từ hiện tượng Big Bang, cấu trúc tạo ra ý thức của loài người cũng được sinh ra ngay từ đó”. Nhà vật lý thiên văn học người Ý Paola Zizzi gọi là “Big Wow” để miêu tả mối liên hệ giữa “cấu trúc định lượng của vũ trụ với linh hồn” ngay từ thủa khai sinh ra vũ trụ.
Ý thức, thần thức hay linh hồn khởi nguồn do những rung động định lượng từ độ sâu tận cùng trong tế bào thần kinh, tại những vi cấu trúc hình ống, một nơi được cho là quá “ấm, ẩm và ồn ào”, được coi là thích hợp cho tiến trình định lượng. Một buổi hội thảo về những khám phá trên được tổ chức vào những ngày 16,17 và 18 tháng 1 năm 2014 tại Brakke Grond, Hoà Lan. Hai nhà nghiên cứu trên đã cùng các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới bàn thảo về bản chất của linh hồn. Tiến sĩ Anirban Bandyopadhyay, giáo sư tại Viện Khoa Học Nghiên Cứu Quốc Gia tại Tsukuba, Nhật Bản đã khám phá ra những nhịp trong não động đồ (EEG) là do những rung động định lượng tại những vi cấu trúc hình ống trong tế bào não cũng như có những nhịp điệu phát ra từ độ sâu tận cùng phát ra do những rung động này. Ông chứng minh những rung động trong vi cấu trúc hình ống bằng cách chơi những nhạc cụ Ấn Độ cổ truyền. Hameroff giải thích: “Ý thức hay linh hồn được tạo ra do những rung động nhịp nhàng tại các vi cấu trúc hình ống nằm trong tế bào thần kinh, như vài loại âm nhạc Ấn Độ cổ truyền cũng gây ra những rung động như vậy”. Nghiên cứu của bác sĩ Roderick G. Eckenhoff tại đại học Pennsylvania cũng chứng tỏ là thuốc gây mê đã xoá đi những ý thức hay cảm nhận qua những vi cấu trúc này nhưng không ảnh hưởng gì tới những hoạt động không ý thức khác của não.
5- Vật Lý Định Lượng và Thuyết Tương Đối
Những lý thuyết trong Vật lý định lượng và thuyết tương đối là nền tảng của những lý thuyết môn vật lý học, bao gồm thời gian, không gian và nhiều định luật khác về vũ trụ. Theo tiếng La Tinh, quantum (định lượng) có nghĩa là “bao lớn, bao nhiêu”, chỉ về các dương điện tử (proton), trung hoà tử (neutron) và nhiều loại hạt khác cấu tạo thành vật chất và các chất phản vật chất.
Thuyết tương đối của Einstein chỉ là tiếp nối lý thuyết của Newton trong việc khám phá vũ trụ cũng như những liên hệ giữa vật chất, không gian và thời gian. Trong khi thuyết tương đối có khuynh hướng nghiên cứu những hiện tượng to lớn trong vũ trụ, vật lý định lượng lại khảo sát các hạt và tính chất của năng lượng và các loại vật chất giống như các luồng sóng.
a- Thuyết Tương Đối
Vào năm 1905, Albert Einstein đã trình bày trong một bài khảo luận về cấu trúc của không gian-thời gian. Thuyết này được kiểm chứng bằng những quan sát thực nghiệm mà trước kia chưa từng được đề cập tới. Sau đó vào những năm 1907 và 1915, Einstein đưa ra thuyết tương đối tổng quát, một lý thuyết về hấp lực. Theo thuyết này, không gian cong chứ không phẳng như người ta thường nghĩ, sau đó những dữ kiện thực tế đã chứng minh thuyết này là đúng.
b- Thuyết Định Lượng
Thuyết định lượng là lý thuyết căn bản của môn vật lý học hiện đại, giải nghĩa bản chất và chức năng của vật chất và năng lượng ở độ nguyên tử và nhỏ hơn nguyên tử.
Môn vật lý học định lượng khởi đầu bằng những nghiên cứu của khoa học gia Michael Faraday vào năm 1838 và trở thành nền tảng cho ngành vật lý học nguyên tử trong thập niên 1920. Rất nhiều khoa học gia cùng các nhà toán học đã góp công trong việc phát triển ngành này.
Max Karl Ernst Ludwig Planck (23/4/1858 – 4/10/1947).
Năm 1900, lần đầu tiên nhà vật lý học Max Planck trình bày thuyết
định lượng trước Hiệp Hội Các Nhà Vật Lý Học Đức Quốc. Ông khám phá ra
nguyên nhân khiến các tia quang tuyến phát ra từ một vật thể đang lớn
dần bị đổi màu, từ màu đỏ sang màu cam và cuối cùng sang màu xanh khi
nhiệt độ gia tăng. Ông lý luận rằng năng lượng hiện hữu trong những đơn
vị giống như vật chất, thay vì chỉ là những luồng sóng điện từ như
quan niệm trước kia, mà nó là một số lượng. Đây là khái niệm đầu tiên
của môn vật lý học định lượng. Planck viết ra một phương trình toán học
để xác định những đơn vị cho năng lượng, những đơn vị này được gọi là
quanta. Những phương trình trên giảng nghĩa một số hiện tượng thiên
nhiên rất rõ ràng và hữu lý. Khám phá trên đã khiến ông được giải
thưởng Nobel về môn vật lý học năm 1918, tuy vậy phải cần nhiều nhà
khoa học khai triển thêm lý thuyết này trong vòng 30 năm sau mới đưa nó
thành thuyết lượng tử tân tiến được và nó cũng được áp dụng vào nhiều
ngành khoa học khác như: quang học lượng tử, hóa học lượng tử, vi tính …
- Năm 1905, Albert Einstein cho rằng không phải chỉ có năng lượng mà cả những tia quang tuyến cũng có cùng đặc điểm là có số lượng tương tự như vậy, như tia sáng được thành lập từ những quang tử. Với những thuyết mới này, Einstein đã mở cánh cửa mới cho kỷ nguyên vật lý định lượng.
- Năm 1924, Louis de Broglie cho rằng không có sự khác biệt căn bản nào trong sự cấu tạo và vận hành giữa năng lượng và vật chất ở mức độ nguyên tử hay dưới nguyên tử.
- Vào những thập niên gần đây, dựa vào môn vật lý học lượng tử, nhiều nhà khoa học như Stephen Hawking, Richard Feynman … đã đưa ra những lý thuyết mới như không gian đa vũ trụ, vũ trụ song song …
Với thuyết tương đối của Einstein thêm vào việc 2 trái bom nguyên tử nổ tại Nhật Bản đưa đến kết luận là vật chất quanh ta đều ở dạng năng lượng và toàn thể vũ trụ được tạo nên là do những rung động của năng lượng. Khi tần số rung động càng cao, càng phức tạp thì những dạng hình thành cũng càng phức tạp. Đây là mấu chốt của việc nghiên cứu và tìm hiểu về môn ý thức định lượng.
Sam Parnia, bác sĩ tại bệnh viện đại học Stony Brook, New York và cũng là giám đốc chương trình nghiên cứu về môn y khoa hồi sinh tuyên bố: “Những chứng cớ cho thấy là linh hồn con người không bị hủy diệt, nó ở trong một trạng thái nào đó mà ta không thấy được”. Y khoa hồi sinh là phát triển mạnh vào giữa thế kỷ thứ 20 khi người ta khám phá ra phương pháp CPR, một phương pháp y khoa giúp bệnh nhân sống lại sau khi trái tim ngưng đập. Những người trải qua kinh nghiệm chết đi sống lại, dù cho những hoạt động trong bộ não đã ngưng hẳn, nói là khi đó họ vẫn nhìn và nghe được những gì xẩy ra chung quanh.
C- LINH HỒN THEO PHẬT GIÁO:
Lý thuyết mới của Hameroff và Penrose khi cho rằng ý thức, thần thức hay linh hồn là hậu quả của hấp lực định lượng trong vi cầu trúc hình ống, nó đi xa hơn lập luận cho rằng linh hồn chỉ là hậu quả của mối tương tác của các tế bào trong não bộ. Xa hơn nữa, nó còn là cấu trúc định lượng tinh vi của vũ trụ và đã hiện diện ngay khi vũ trụ mới được thành lập. Quan niện này được coi là gần giống quan niệm của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo khi các tôn giáo này cho rằng thần thức là một thành phần của vũ trụ
Người Ai Cập chủ trương sống và chết là một nghệ thuật mà người ta có thể học hỏi. “Tử Thư Ai Cập”, nguyên tác Her Em Hru có thể dịch sát nghĩa là "Nghệ thuật bước vào một đời sống mới kể từ lúc này", trong đó các danh sư Ai Cập đã giải thích những quy tắc để người ta sống cho ra sống và chết cho ra chết, với đúng ý nghĩa của nó. Người Ai Cập tin rằng vũ trụ có nhiều cõi giới mà cõi trần chỉ là một mà thôi. Nếu biết nghệ thuật sống và chết, người ta có thể di chuyển luân hồi từ cõi này qua cõi khác như người đi du lịch. Có lẽ vì đó cũng là lý do mà nhiều nhà nghiên cứu đã coi Tử Thử Ai Cập như tấm bản đồ chỉ dẫn về các cõi giới bên kia cửa tử. Tuy nhiên các danh sư Ai Cập không hề quan tâm đến việc giải thoát ra khỏi vòng luân hồi này.
Trong khi đó, trong cuốn “Tử Thư Tây Tạng” có nói tới việc người Tây Tạng ngoài việc nghiên cứu các cõi giới lại đặc biệt chú trọng đến việc giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi nữa. Đó là căn bản khác biệt rõ rệt nhất giữa hai cuốn sách nói trên và đống thời cũng làm nổi bật nét độc đáo của cuốn “Tử Thư Tây Tạng”. Các danh sư Tây Tạng đã nghiên cứu về đời sống ở cõi giới bên kia, cõi giới mà chúng ta thường gọi là "cõi chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác.
Theo Phật giáo, mỗi chúng sinh đều có ba thân: thân tiền ấm, thân trung ấm và thân hậu ấm. Thân tiền ấm là thân thể vật chất hiện tại. Thân trung ấm là thân sau khi chết, đang ở trong khoảng thời gian tìm kiếm một thân khác tương ứng để nương gá. Thân hậu ấm là thân đời sau, khi đã tái sanh vào một cảnh giới khác.
Tại sao trung ấm được gọi là thân? Đúng theo ý nghĩa của chữ thân là “tích tụ” thì sau khi thân này đã chết và chưa tìm ra chỗ đầu thai, trong giai đoạn này không thể gọi là thân được. Vì trong giai đoạn này chỉ có thần thức mà thôi, chưa có tinh huyết của cha mẹ hòa hợp. Tuy nhiên trong giai đoạn này có thể tạm gọi là thân, vì nó có đủ sự thấy, nghe, hay, biết… Kinh Phật gọi dạng thân này là “sắc công năng”, thân do nơi chủng tử của thần thức hiện hành.
Thân trung ấm còn gọi là thân trung hữu, hương hành, ý hành, thú sanh... Thân trung hữu là thân quả báo ở khoảng giữa đời này và đời sau; nghĩa là sau khi rời thân tiền ấm nhưng chưa thác sanh vào thân hậu ấm, trong khoảng trung gian đó gọi là Trung, do vì quả báo thân này vốn có chẳng phải không, mà con người ai cũng phải gánh trả nên gọi là Hữu. Hương hành vì thân này luôn lần theo mùi hương mà đi, ngửi mùi hương để tồn tại, vì vậy đối với người chết khi cúng họ chỉ hưởng mùi hương mà no đủ. Ý hành là do thân này nương gá vào ý để đi tìm chỗ đầu thai. Thú sanh là thân này ở vào một trong sáu cảnh luân hồi.
Thân thể con người vốn do tứ đại hợp thành, do vậy khi chết sắc thân tứ đại phân tán, còn phần tinh thần thì không mất mà tùy nghiệp thọ báo. Thần thức của con người sau khi lìa khỏi xác thân sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
Đối với người khi sanh tiền tạo các nghiệp nhân cực ác (như ngũ nghịch, thập ác) thì ngay khi vừa chấm dứt hơi thở, họ sẽ trực chỉ đọa vào địa ngục A tỳ. Những người đã tu rất nhiều công đức lành (tu mười điều thiện), hoặc người có tín sâu, nguyện thiết, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương; hoặc người có công phu thiền định đã đoạn trừ được kiến tư, họ sẽ sanh lên cõi trời, hoặc vãng sanh về Tịnh độ. Hai loại người này sau khi chết không phải thọ thân trung ấm.
Đối với hạng người bình thường, khi sanh tiền tuy tạo nghiệp nhưng không rơi vào một trong hai nghiệp cực thiện hay cực ác kể trên. Với nghiệp thiện ác lẫn lộn nên thần thức cần một khoảng thời gian để tái sanh vào cảnh giới tương ứng. Trong trường hợp này, thần thức phải trải qua giai đoạn thọ thân trung ấm.
Thọ mạng tối đa của thân trung ấm là bảy ngày, nếu quá thời hạn bảy ngày mà chưa tìm được chỗ thọ sanh, trung ấm sẽ chết đi rồi sống lại. Nhưng trong vòng 49 ngày trung ấm cũng sẽ tìm được chỗ thọ sanh. Trung ấm khi chết, do nghiệp lành hay dữ chuyển biến mà đổi thành thân trung ấm loài khác. Đại để trung ấm khi sắp chết, tùy theo nghiệp thiện ác mà trong tâm thấy những tướng sai khác, khiến tâm thức mơ màng dường như trong mộng, bấy giờ khởi lên ý niệm muốn chết để sống lại. Khi chết tùy theo nghiệp mà có cảm thọ khổ vui, và sau đó tiếp tục sanh làm thân trung ấm khác, để nối tiếp công việc tìm nơi để thác thai. (Trích dẫn: Tạng Thư Phật Học, Thích Nguyên Liên, 2010).
D- KẾT LUẬN
Nhà vật lý học thiên văn người Anh, Sir Arthur Eddington tuyên bố: “Vật lý học là khoa nghiên cứu cấu trúc của ý thức”. Tương tự, Max Planck, cha đẻ của ngành vật lý học định lượng cũng viết: “Là một người cống hiến cả cuộc đời cho khoa học, nghiên cứu về vật chất, tôi có thể nói là kết quả những nghiên cứu của tôi về nguyên tử như sau: Chẳng có vật chất nào đáng kể, tất cả vật chất đều bắt nguồn và hiện hữu được do một lực, lực này gây ra những rung động của các hạt trong một nguyên tử để tạo ra liên kết những phần tử nhỏ nhất của một nguyên tử với nhau … Ta phải nghĩ tới đằng sau lực này là sự hiện hữu của một thứ gì đó, đó chính là tư tưởng, linh hồn. Chính linh hồn là động lực cho tất cả vật chất.
Alan Wolf, giáo sư môn vật lý học tại San Diego University cũng nói: “Hình như có sự hiện diện của cái gì, gọi là linh hồn hay một thứ gì ngoài thế giới vật chất. Thứ này cần thiết để giảng nghĩa cho những hiện tượng mà ta quan sát được. Và hình như chúng ta không có cách gì thoát ra ngoài sự hiện diện của nó được.
Mặc dù các nhà khoa học chưa sẵn sàng tuyên bố là họ đã tìm thấy thượng đế, cho dù không phải là thượng đế nói trong các thánh kinh của các tôn giáo, nhưng phảng phất đâu đó có những điểm nói về thế giới định lượng trong kinh thánh và vài tôn giáo đông phương. Có thể kết luận bài viết này bằng câu nói bất hủ của nhà bác học Albert Einstein:
“Khoa học không có tôn giáo thì què quặt mà tôn giáo không có khoa học thì mù lòa”.
*Trần Hồng Văn
Tháng 5/ 2014
Tài Liệu Tham Khảo:
- Chopra, Deepark. A Consciousness Based Science. Feb. 14, 2014. SFGate
- Gayle, Damien. Tracking Souls to The Afterlife: “Quantum Theory of Soul’s Existence”. Nov. 5, 2012. Ascension and Awakening. AshtarCommand.
- Kapoor, Desh . Near Death Experiences, Soul, Reincarnation and Quantum: Interesting Scientific and New Horizons. September 26, 2013. Hindu Channel.
- Liên, Thích Nguyên. Thân Trung Ấm. 10.20.2010. Tạng Thư Phật Học
- Robinson, Howard. The Soul Hypothesis: Investigations Into the Existence of the Soul. Feb. 18. 2011. Philosophical Reviews. University of Notre Dame.
- Lanza, Robert. How Life and Consciousness Are the Keys to the Universe. Dec. 21. 2011. Biocentrism.
- Penrose, Roger. Evidence of the Soul. March 5, 2012. S.P.I.R.I.T.
- Schafer, Lothar. On the Foundations of Metaphysics in the Mind-like Background of Physical Realty. Aug. 26. 2011. The Metta-Physics Magazine.
- West, Debbie. The Scientific Proof of the Existence of the Soul. Feb. 27. 2013. Walking Times.
- Zimmer, Carl. 100 Trillion Brain-Cell Connections. January 2011. Scientific American. Volume 304, Number 1.
Và nhiều tài liệu khác nữa.