Tản Mạn về KHÓC qua thi phẩm TÔI KHÓC của Lão Thi Sĩ Trần Công
Tản Mạn về KHÓC qua thi phẩm TÔI KHÓC
của Lão Thi Sĩ Trần Công
của Lão Thi Sĩ Trần Công
* Lê Ngọc Châu
Khóc là một sự kiện "tự nhiên" mà có lẽ trong đời không ai có thể tránh khỏi và chắc chấn trong chúng ta ai cũng có lần trải qua !. Nếu người nào đó không một lần đổ lệ thì phải "thán phuc !".
Chúng ta biết rồi, ngay từ khi còn bé tí cho đến lúc già chắc chắn không ai mà không đổ lệ !
- Tiếng khóc đầu đời khi mới lọt lòng mẹ.
- Rồi khóc khi còn bé đòi bú, khi đòi quà, làm nũng …
- Khóc lúc còn bé thơ vắng bóng cha mẹ, nhất là thiếu mẹ hay khi lần đầu đi cườn trẻ, đi học.
- Đôi khi khóc vì mừng vui hay buồn về một sự kiện nào đó ...
- Rồi lớn lên, cũng có thể khóc mừng vì thành công trên đường học vấn hay ngậm ngùi khóc vì thất bại trên đường đới hoặc có lần khóc vì tình yêu lận đận, dở dang.
Nói chung "bật khóc" vì nhiều lý do ….
Trước khi đề cập chi tiết hơn về bài thơ tôi mạn phép giới thiệu sơ về Lão Thi Sĩ Trần Công.
Theo internet thì tác giả người Gò Công, từng là Trung Tá Cảnh sát Quốc Gia Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hiện định cư tại Hoa Kỳ.
Thi sĩ Trần Công |
Hãy nghe tác giả ví von tự giới thiệu, ngắn gọn qua hai câu thơ mở đầu thi phẩm nhưng cũng đủ để chúng ta biêt hay hình dung ra được tuổi tác và những gì Lão Thi Sĩ đã trải qua cho đến nay:
Tuổi đời tôi đã một trăm rồi,
Chống Tây đánh Cộng mất nửa đời.
Đề cập đến sự đổi thay của đất nước - của Miền Nam Việt Nam - vào cuối tháng Tư năm 1975 và hoàn cảnh của mình hiện tại, tác giả ngắn gọn nhưng rất súc tích, dễ hiểu:
Thời thế đổi thay, tôi mất nước
Bỏ xứ , quê người sống nổi trôi
Để diễn tả nỗi lòng và ước mong của mình Lão Thi Sĩ tâm sự
Suốt mấy mươi Năm nuôi hy vọng,
Trở về quê Mẹ lúc cuối đời
Cá nhân tôi rất tâm đắc với các câu thơ trên vì chính đó cũng là tâm trạng của tôi, một người tị nạn chính trị vì cộng sản và từ sau 1975 vẫn tha phương dù lòng lúc nào cũng nhớ thương và mong có ngày về thăm quê Mẹ nhưng hoàn cảnh chính trị đến nay chưa cho phép tôi thực hiện vì rõ ràng chính tôi đã viện dẫn là không thể sống với cộng sản khi ký tên xin tị nạn.
Tiết lộ gián tiếp về tuổi đời của mình cũng như than thân trách phận, tác giả khéo léo gói ghém tất cả chỉ với hai câu thơ :
Nay sắp sửa xuôi tàu thiên cổ
Đường về cố quốc quá xa xôi …
Tất cả chỉ còn là nỗi nhớ và tiếc nuối, hãy nghe tác giả chua xót khóc cho quê hương:
Nhớ nước chạnh lòng rơi nước mắt
Khóc cho Quê Hương, (và) khóc cho Tôi.
Vòng vo như vậy để bây giờ cho tôi mạn phép được giới thiệu nhạc phẩm do tôi phổ nhạc bài thơ Tôi Khóc dưới đây với khả năng tự học mò tàm thụ với ông thầy Google.
Thú thật trong đời tôi hầu như ít khi viết giới thiệu về Thơ-Văn-Nhạc vì tôi không biết gì nhiều về nhạc nên xưa nay nào dám. Thêm nữa, văn chương chữ nghĩa của một cựu học sinh ban B như tôi thì "khỏi chê vì xưa lúc đi học rất ghét môn Việt văn", vậy mà thời gian qua tôi lựu đạn đã xí xọn, gồng mình viết vài bài tạp ghi giới thiệu về thơ nhạc, lại còn bày đặt phổ vài bài thơ mình thích tình cờ thấy trên nhóm / diễn đàn thành nhạc nữa. Thầm nghĩ cũng lạ thật !.
Xin nói thêm, cái hay của thi phẩm "TÔI KHÓC" theo tôi là Lão Thi Sĩ Lão Mã Sơn đã vẻ ra cái khóc pha lẫn sự nồng nàn của một người mất nước cao tuổi đang sống tha phương trong đó. Thi sĩ tác giả kết thúc bài thơ ngắn như muốn diễn tả nỗi đau của người mất nước và cũng chính là nỗi đau của tác giả từng nặng nợ với quê hương khi còn trẻ cho đến cuối tháng Tư năm 1975 …
Tôi mạn phép ngưng ở đây và mời Thi sĩ tác giả, Quý độc giả ghé xem bản nhạc do tôi (người soạn nhạc) biên soạn tài tử ở trên như là món quà đầu năm 2023 kính tặng Lão Thi Sĩ hơn 100 tuổi, Cụ Trần Công Lão Mã Sơn, tác giả của thi phẩm TÔI KHÓC .
© Lê-Ngọc Châu_Nam Đức, Chiều 06. January 2023
(Heilige drei Koenige 2023/ Lễ Ba Vua 2023/ Three Kings 2023)
Tái bút: Tôi nghĩ trong giới Quân-Cán-Chính và giới Văn-Thi Sĩ của VNCH cũng như của PenViet Hải Ngoại nói riêng có khá nhiều ca nhạc sĩ chuyên nghiệp nên NẾU vị nào hát thiện nguyện tặng Lão Thi Sĩ trên 100 tuổi Trần Công thì chắc chắn sẽ mang lại niềm vui cho Thi sĩ tác giả nói riêng. Trân trọng (LNC).
******************************************