Dân Mỹ Mong Đợi Gì Ở Ông Trump Sau Hội Nghị CPAC?
Dân Mỹ Mong Đợi Gì Ở Ông Trump Sau Hội Nghị CPAC?
Trần Phong Vũ
- Tổng Thống Trump mải là khắc tinh của cánh tả đảng Dân Chủ!
- Dù Trump TT hay Trump dân đen vẫn phải “đuổi cùng diệt tận”
Sự thất bại trong vụ đàn hặc ông Trump lần thứ hai là một vố đau cho đảng Dân Chủ -cách riêng cho ông Biden.
Trong thế chẳng đặng đừng, dù biết trước không dễ thành công, nhưng từ cặp Biden/Harris tới Pelosi, Obama, Hillary và đảng Dân Chủ, nói chung, đều phải nhắm mắt làm liều để cuối cùng gánh lấy thất bại đau đớn. Giản dị vì họ thừa hiểu nếu không triệt được ông Trump có nghĩa là mối họa tâm phúc vận còn.
Nói rõ hơn là những toan tính của phe Dân Chủ cực tả nhằm xóa bỏ nền tảng văn minh Thiên Chúa Giáo, -trước mắt là chặn đứng chủ trương MAGA do ông Trump khởi xướng, để mở đường tiến mau tiến mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa, nếu vụ đàn hặc lần này không xong, sẽ khó tránh khỏi thân bại danh liệt!
Nay thì cả tập đoàn thiên tả trong đảng Con Lừa đã thấy trước mắt những khó khăn tân chính quyền do con rối Jos Biden cầm đầu đang phải đối diện. Đầu tiên là những dấu hiệu từ bất mãn đến chống đối đã bắt đầu xuất hiện trong dư luận quần chúng Hoa Kỳ. Nó không chỉ giới hạn về phía đảng Cộng Hòa, cụ thế là trên 70 triệu cử tri đã dồn phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020… mà ngay cả trong nội bộ đảng Dân Chủ hiện nay.
Đó là những bất cập nảy sinh từ chuyện đánh đu với đảng CSTQ của Tập Cận Bình, chủ trương nối lại bang giao với Iran, đảo ngược chính sách về khai thác năng lượng, dầu khí, mở cửa biên giới đón nhận di dân bất hợp pháp và thái độ lúng túng, bất nhất của ông Biden trong việc đối phó với dịch vi khuẩn Vũ Hán, trong đó có vấn đề mở lại trường học.
Giữa tình trạng rối bời ấy, chuyện cựu Tổng Thống Donald Trump quyết định xuất hiện công khai tại CPAC, Hội Nghị Hành Động Chính Trị Bảo Thủ hàng năm của đảng Cộng Hòa vào ngày 28-02-21 đang trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng, gây chú ý cho công luận trong cũng như ngoài Hoa Kỳ. Riêng đối với tân chính quyền của ông Biden, nó là một cơn ác mộng.
Trao đổi với người dẫn chương trình Maria Bartiromo trên hệ thống Fox News hôm cuối tuần qua, ông Stephen Miller, nguyên Cố vấn cao cấp của cựu TT Trump tuyên bố:
“Tôi đã có cơ hội nói chuyện với Tổng thống Trump và ông ấy cho biết là rất vui mừng và vinh dự được có bài phát biểu sắp tới của mình tại CPAC, vào Chúa Nhật 28-02-21, ngày cuối cùng kết thức hội nghị. Tại buổi diễn thuyết này, ông Trump sẽ đưa ra một tầm nhìn tích cực cho tương lai đất nước Hoa Kỳ, tầm nhìn mà trong đó chúng ta đứng lên công khai chống lại Trung Quốc mà vẫn tiếp tục làm trước khi rời nhiệm sở để phục hồi ngành sản xuất của chúng ta. Từ đấy, mở ra viễn cảnh trong đó các trường học được tái mở cửa và biên giới đóng lại đối với dân nhập cư bất hợp pháp. Đây cũng là một viễn cảnh trong đó sự độc quyền [và kiểm duyệt] của Big Tech bị loại bỏ để mở cửa cho tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và tự do tư tưởng lên ngôi, bởi vì đó là điều đất nước này hướng đến”
Vẫn theo ông Stephen Miller, cấu trúc bài phát biểu của ông Trump cho thấy cựu Tổng thống đang theo dõi chặt chẽ đường lối của chính quyền Biden, bởi các chủ đề trong bài phát biểu này tương thích với một số sắc lệnh hành pháp do tân Tổng thống Joe Biden đã ký kể từ khi ông nhậm chức.
Biden và một số người được bổ nhiệm trong nội các của ông ta đang phải đối mặt với những chỉ trích về những gì có vẻ khoan nhượng hơn đối với Trung Quốc so sánh với lập trường dứt khoát đối kháng dưới thời chính quyền ông Trump. Chủ nhân mới tòa Bạch Ốc cũng đang cố gắng để đưa ra một thông điệp dễ được dư luận quần chúng chấp nhận hơn về thời điểm các trường học sẽ được mở cửa trở lại khi phải đối phó với các phản đối bên trong lẫn bên ngoài qua việc xóa sổ các chính sách cứng rắn của Trump về tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Stephen Miller nói tiếp:
“Ông ấy sẽ trình bày một tầm nhìn lạc quan về một quốc gia nơi cộng đồng dân cư được an toàn, nơi tội phạm phải trở về với nơi mà luật pháp đã dành riêng cho chúng, và nơi mọi người có thể kiếm được một mức lương cao và các sản phẩm được sản xuất tại nội địa Hoa Kỳ, nơi chúng cần và phải được sản xuất, chứ không phải ở Trung Quốc, không phải ở bất cứ nước ngoài nào khác”.
Miller, cựu kiến trúc sư của chính sách nhập cư trong chính quyền Trump, trước đó đã nói trong cuộc phỏng vấn rằng các hành động của Biden đối với vấn đề nhập cư là “điên rồ”. Ông khẳng định:
“Đạo luật do Tổng thống Biden và các nghị sĩ Dân chủ tại Quốc hội đưa ra về cơ bản sẽ xóa bỏ căn tính dân tộc của nước Mỹ, và đây là lần đầu tiên có khi trong cả lịch sử nhân loại chưa hề có. Luật này đề xuất gửi đơn đăng ký đến những người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất trước đó và cấp cho họ cơ hội nhập cảnh trở lại đất nước theo một lộ trình nhập quốc tịch nhanh chóng. Điều này chưa từng có tiền lệ xưa nay”.
Nhận xét của Trump khi lên tiếng tại hội nghị CPAC về Big Tech và tự do ngôn luận sẽ trở nên đặc biệt quan trọng khi Twitter, Facebook và các hệ thống mạng xã hội khác đã bịt miệng ông trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ. Kể từ khi bị kiểm duyệt trên các hệ thống đưa tin nhanh do Big Tech nắm giữ độc quyền, Trump chưa xuất hiện trước công chúng lần nào. Chính ông Trump đã đưa ra những bình luận đầu tiên trước giới truyền thông vào ngày người dẫn chương trình radio bảo thủ Rush Limbaugh qua đời.
Được biết, CPAC, cuộc họp thường niên lớn nhất của các nhà hoạt động bảo thủ đảng Cộng Hòa, sẽ diễn ra tại Orlando, Florida, từ ngày 25-28 tháng 02. Cựu TT Donald Trump sẽ có bài diễn văn vào ngày cuối cùng của hội nghị. Trước đây ông đã có một vài lần phát biểu tại CPAC khi còn đương nhiệm. Cố vấn cấp cao hiện tại của Trump, Jason Miller nói với Newsmax hôm 20 tháng 02 rằng bài phát biểu của Trump cũng sẽ vạch ra lộ trình cho tương lai cho Đảng Cộng hòa (GOP).
Ông cho hay những gì bạn sẽ nghe Tổng thống Trump phát biểu hôm Chúa nhật 28/2 là tương lai của Đảng Cộng hòa và số lượng các bài học mà chúng ta đã học được trong năm 2020, khi chúng ta thấy Tổng thống Trump đã thu hút được một số lượng kỷ lục những cử tri Mỹ gốc Phi châu, cử tri Mỹ gốc Latinh. Ông nói: Đây là một số lượng vượt mức bình thường, được coi là lớn nhất những gì chúng ta từng thấy trong lịch sử các đời tổng thống thời hiện đại của Đảng Cộng hòa. Chúng ta phải giúp những cử tri này gia nhập đảng.
Những tiết lộ trên đây về nội dung diễn từ của ông Trump trước diễn dàn CPAC cùng với nhận định cùa cựu cố vấn Stephen Miller liên quan tới dự kiến về tương lai nước Mỹ của cựu Tổng thống cho thấy tầm ảnh hưởng lớn lao của ông trong nội bộ đảng Cộng Hòa, cho dẫu ông vừa thất cử nhiệm kỳ hai. Sự kiện sau khi rời tòa Bạch Ốc, các nhà lập pháp uy tín thuộc đảng Cộng Hòa, kể cả Chủ tịch đãng đã bay về nơi ông nghỉ hưu, không phải chỉ vì lý do xã giao mà còn để tham vấn với ông về chuyện quốc gia đại sự liên hệ tới vấn đề tái cấu trúc đảng Cộng Hòa tương lai, trong đó cụ thể nhất là tìm ảnh hưởng của ông cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hai năm sắp tới, bao gồm cả cuộc tổng tuyển cử năm 2014.
Khuya Thứ Ba 23-02, chúng tôi nhận được bản tin riêng của The League Of Power cho hay: cựu TT Donald Trump sẽ xuất hiện trong phiên họp khoáng đại kết thúc Hội nghị CPAC hôm Chúa Nhật 28-02-2021với tư cách Keynote Speaker. Cùng tham dư trong thuyết trình đoàn Hội nghị kỳ này còn có cựu Ngoại trường Mike Pompeo, Thống Đốc Florida Ron DeSantis và Sarah Hucckabee Sander, nguyên Giám Đốc Báo Chí tòa Bạch Ốc.
Theo nhận định của The League Of Power thì chuyện ông Trump sẽ nói gì tại Hội nghị CPAC mùa Xuân năm 2021 không quan trọng bằng những dự kiến tương lại của ông trong nỗ lực góp phẩn tạo thế mạnh cho đảng Cộng Hòa trong bốn năm trước mặt.
Quanh dư luận tách đảng hay giữ đảng?
Sau khi TT Donald Trump rời tòa Bạch Ốc về nghỉ tại Mar a Lago, Florida, nhiều nguồn dư luận loan truyền trong đại chúng là có thể ông sẽ tách khỏi đảng Cộng Hòa để thành lập một đảng mới, nếu thực sự ông tính tới chuyện tái ứng cứ vào năm 2024. Trong khi ấy, chính cá nhân cựu TT chưa hề một lần đề cập chuyện lập đảng. Căn nguyên chính khiến những tin tức loan truyền trên mạng xã hội đua nhau bàn bạc về chuyện này vì ông Trump đã có trên 70 triệu cử tri đảng Cộng Hòa sẵn sàng theo ông.
Với một người giầu kinh nghiệm trong nghệ thuật đàm phán, trước đây giới hạn ở lãnh vực kinh doanh và bốn năm qua lăn lộn trên chính trường với biết bao cạm bẫy, kẻ thương người ghét, cựu TT Trump có thừa kinh nghiệm để không bao giờ tự mình rơi vào cái bẫy của đối phương.
Lý do nào khiến người viết có ý nghĩ là hơn ai hết, chính phía đảng Dân Chủ mong mỏi ông Trump tự tách rời khỏi đảng Cộng Hòa để thành lập một chính đảng riêng cho mình, một hành vi chỉ có lợi cho phía đảng Dân Chủ trong hệ thống tuy mệnh danh đa đảng nhưng thực chất chì là lưỡng đảng mà thôi. Giản dị vì trong trường hợp tách ra như thế, không những đảng tân lập mà ngay cả đảng Cộng Hòa nguyên thủy cũng tự làm cho mình trở nên suy yếu. Trong điều kiện ấykhông còn khả năng đối đầu với dảng Dân Chủ nữa.
Những cuộc gặp gỡ gần đây giữa các lãnh tụ đảng Cộng Hòa hiện đang trực tiếp điều hành đảng hay đang có mặt trong hệ thống tam quyền phân lập của chính quyền trung ương và cựu TT Donald Trump cho chúng ta hiểu cả hai bên đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết trong lúc này. Cũng chính từ đấy, những người am hiểu tình hình nhận ra tầm múc quan trọng của Hội nghị CPAC vào cuối tuần này, trong đó cựu TT Donald Trump được mời với tư cách Keynote Speaker bên cạnh những khuôn mặt bảo thủ hàng đầu trong đảng Cộng Hòa.
Tưởng cũng cần nhắc tới những sinh hoạt sôi nổi của những chính khách thuộc đảng Cộng Hòa trong những ngày tiền Hội nghị CPAC.
Trong buổi phát sóng tối Chủ nhật (21/02) của The Next Revolution with Steve Hilton trên Fox News, Dân biểu Matt Gaetz được yêu cầu bình luận về tương lai của Đảng Cộng hòa cũng như cuộc đấu đá nội bộ của đảng từng diễn ra khá gay gắt trong thời gian trước và sau cuộc Tổng Tuyển Cử năm vừa qua mà có thể là một trong những căn nguyên dẫn tới sự thất cử nhiệm kỳ hai của ông Trump.
Gián tiếp nhắc tới khả năng trở lại sân khấu chính trị của cựu TT Donald Trump, ông Gaetz tuyên bố:
“Sau ‘Nghệ thuật của đàm phán, thương thảo’, chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng để chào đón ‘Nghệ thuật của sự tái xuất trên chính trường”.
Theo quan điểm của Dân biểu Matt Gaetz, ông tin tưởng “tương lai của Đảng Cộng hòa là quyết định tái ứng cử của Tổng thống Trump vào năm 2024”. Ông Gaetz tiết lộ là bản thân ông đã “dành nhiều giờ đàm đạo với vị Tổng thống thứ 45 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ″ và mô tả ông Trump “có sự tập trung và tinh thần chiến đấu hoàn toàn phù hợp với mức độ cống hiến và lòng yêu nước mà ông ấy đã có thời làm tổng thống”.
Trước đó Dân biểu Gaetz đã gây chú ý khi tuyên bố rằng “thành phần cơ sở của Đảng Cộng hòa muốn quay trở lại các cuộc đấu tranh dang dở, các giao dịch thương mại tồi tệ của một ‘cường quốc mới nổi’ và các đoàn lữ hành ‘không mời mà đến’ lăm le vượt biên giới của chúng ta”.
Ông cũng khẳng định, chắc chắn có phe ‘Nước Mỹ trên hết’ dốc tâm & tích cực ủng hộ cựu TT Donald Trump, và có phe “thành phần cơ sở muốn quyền lực của họ trở lại”. Nói ra điều này, Dân biểu Matt Gaetz gián tiếp muốn nhắc tới một số dân cử đã quay lưng lại với TT Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
Đáp lại câu hỏi của người dẫn chương trình Steve Hilton về việc cử tri có vẻ muốn thấy một sự đoàn kết trong Đảng Cộng hòa, ông Gaetz trả lời: “Điều quan trọng là chúng ta phải biết mình là ai để xứng đáng giành chiến thắng vào năm 2022. Tất cả lịch sử dường như chỉ ra rằng Đảng Cộng hòa có thể lấy lại Hạ viện, nhưng chúng ta phải xứng đáng giành chiến thắng, và điều đó có nghĩa là chúng ta phải ủng hộ những điều quan trọng đối với những người Mỹ bình thường”.
Trong buổi hội thoại trên đài phát thanh với John Catsimatidis tại thành phố New York mới đây, nguyên chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich nhắc lại sự kiện Thương Viện do Dân Chủ nắm đa số đã thất bại lần thứ hai trong âm mưu đàn hặc cựu TT Donald Trump. Theo ông Gingrich, sự kiện này đã mở đường cho ông Trump trở lại tòa Bạch Ốc trong cuộc tổng tuyển cử bốn năm tới. Ông cũng đưa ra những tiên đoán đầy ngạc nhiên về sự nghiệp chính trị tương lai của vị Tổng thống thứ 45 Hiệp Chúng Quốc Mỹ.
Dịp này, nguyên chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich đã lên tiếng vạch trần sự thảm bại của Mitch McConnell trong âm mưu loại ông Trump khỏi đảng Cộng Hòa trong khi cựu TT vẫn duy trì được vị thế vững chắc trong nội bô đảng.
Giải thích thắc mắc của Catsimatidis, ông Gingrich cho hay, điều đáng nói là ông Trump vẫn giữ được những mối liên hệ lớn lao trong đảng khiến không ai có thể chống lại đương sự. Ông nhấn mạnh: điều tôi muốn nói là bạn có thể than phiền về ông Trump. Có thể phê phán ông. Tuy nhiên, riêng với Mitch McConnell, y không có khả năng đụng chạm tới Trump. Bởi lẽ ông ta không không đủ tư thế và vây cánh. Tưởng cũng cần nhắc bạn một điều là có một thứ loại hình thiết lập bên trong Washington là người ta thường tụ tập nhau trong những buổi trà đàm. Trong khi ấy trên địa bàn quốc gia rộng lớn bên ngoài Hoa Thịnh Đốn vào năm 2015, trong ba người thì có hai không ưa gì giới lãnh đạo trong Quốc hội thuộc đảng Cộng Hòa, do đó Donald Trump đã được chọn làm ứng viên TT của đảng.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich cũng so sánh trường hợp McConnell với Dân biểu Kevin McCarthy, lãnh tụ khối thiểu số, người đã nhìn ra sức mạnh của cựu TT Trump.
Các cuộc thăm dò đã chứng tỏ là Gingrich va McCarthy đã nhận định đúng rằng Trump xứng đáng là người lãnh đạo đảng Cộng Hòa và rằng: đảng Cộng Hòa không thể thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 nếu không có sư hỗ trợ của ông Trump.
Ông Biden tuyên chiến với Thiên Chúa Giáo
Bản tin của VietCatholic cho hay: hôm 18-02-2021, tân Tổng thống Joe Biden đã đưa ra tuyên bố kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua Đạo luật Bình đẳng, một đạo luật loại bỏ sự thừa nhận của luật pháp với giới tính nam và nữ; cấm phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới (nhận thức chủ quan của một người về giới tính của họ).
Hành động này của ông Biden đã gặp phản ứng mạnh mẽ của giới lãnh đạo Thiên Chúa Giáo, bao gồm Công giáo và các hệ phái Tin Lành.
Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Bill Donohue đã chính thức lên tiếng cảnh báo hôm thứ Hai ng ày 22-02 trong một bài viết đăng trên trang mạng của tổ chức. Chủ tịch Bill Donohue nhấn mạnh: Đạo luật Bình đẳng này sẽ “thúc đẩy cuộc tấn công toàn diện nhất đối với Thiên Chúa giáo.”
Ông Donohue phân tích rằng Đạo luật Bình Đẳng có 2 mục đích: Thứ nhất, nó sẽ sửa đổi Đạo luật Quyền Công dân năm 1964 để đưa khuynh hướng tình dục và bản dạng giới vào định nghĩa giới tính. Thứ hai, nó sẽ làm suy yếu Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo bằng cách ưu tiên quyền của người đồng tính hơn quyền tự do tôn giáo và lương tâm.
Trên thực tế, Đạo luật Dân quyền năm 1964 chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn chấm dứt phân biệt chủng tộc. Đạo luật này cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia chứ không liên quan gì đến khuynh hướng tình dục và quyền của người chuyển giới, một khái niệm vốn chưa xuất hiện vào những năm 1960. Ông Donohue lập luận, việc thêm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới vào luật này không chỉ vi phạm mục đích của pháp luật mà còn gây gánh nặng quá mức cho các cơ sở thờ tự và các tổ chức tôn giáo khác.
Đạo luật Dân quyền năm 1964 cấm phân biệt chủng tộc tại các khu vực công cộng; do người da đen đã từng bị từ chối phục vụ trong nhiều cơ sở công cộng, bao gồm nhà hàng và khách sạn. Tuy nhiên Đạo luật Bình đẳng của ông Biden đã đi quá xa tới mức nó làm mất đi ý nghĩa của đạo luật lịch sử năm 1964.
Sau khi nhắc lại những dẫn giải mang tính lạm dụng khác, ông Bill Donohue kết luận: “Công chúng, đặc biệt là người Công giáo, khó mà hiểu được tại sao những người từng tự nhận là ‘người Công giáo sùng đạo’ như ông Biden và bà Pelosi lại muốn ủng hộ [một] đạo luật chống Thiên Chúa giáo một cách hiển nhiên như Đạo luật Bình đẳng”.
Trên trang web của mình, Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã công khai cảnh báo: Đạo luật Bình đẳng sẽ “phân biệt đối xử với những người có đức tin” và “trừng phạt các tổ chức có đức tin, chẳng hạn như tổ chức từ thiện và trường học phục vụ mọi người trong cộng đồng, chỉ vì đức tin của họ”.
Ngoài ra, mới đây,, Đức Tổng giám mục Joseph Naumann của thành phố Kansas với tư cách Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Sự Sống nói rằng ông Biden nên “ngừng tự nhận mình là một người Công giáo sùng đạo và thừa nhận rằng quan điểm của ông về phá thai là trái với giáo huấn đạo đức Công giáo”.
Đảng Dân Chủ đòi bỏ các kênh truyền hình cánh hữu
Hôm Thứ Hai 22-02, hai Dân biểu Đảng Dân chủ California, Anna Eshoo và Jerry McNerney đã gửi thư cho 12 công ty truyền hình cáp, vệ tinh và phát trực tuyến, cho biết sẽ chống lại việc lan truyền thông tin sai lệch.
Mục tiêu của hai Dân biểu này chỉ nhắm đến các hãng truyền thông có khuynh hướng bảo thủ, bao gồm Fox News, Newsmax và OANN với chủ đích cáo buộc các hãng này phát tin tức sai lệch về nhiều chủ đề, trong số đó có vấn đề virus corona, cuộc bầu cử năm 2020, và vụ người biểu tình xâm nhập vào Điện Capitol Hoa Kỳ hôm 06-01.
Các hệ thống truyền thông Newsmax, Strategic Vision Group, Fox và cả Ủy ban Truyền thông đảng Cộng Hòa đều đã lên tiêng phản bác những lời tố cào vô căn cứ kể trên.
Hôm thứ Hai, ngày 22-02, Newsmax đã phổ biến một tuyên bố chỉ trích điều mà hãng tin tức này nói là một cuộc tấn công vào Tu chính án thứ nhất của Hoa Kỳ. Thông báo của Newsmax viết:
“Việc Đảng Dân chủ tại Hạ viện tấn công vào quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản trong Tu chính án thứ nhất của Hoa Kỳ khiến tất cả người dân Mỹ phải ớn lạnh. Newsmax đã đưa tin công bằng và chính xác về các cáo buộc và khiếu nại của cả hai bên trong cuộc tranh cử gần đây. Chúng tôi đã không nhìn thấy việc đưa tin cân bằng như vậy khi CNN và MSNBC thúc đẩy [thuyết âm mưu] trò lừa bịp thông đồng với Nga (để chống lại Tổng thống Trump) trong nhiều năm, phát sóng nhiều tuyên bố và các cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ mà hóa ra là hoàn toàn sai sự thật”
Phát ngôn viên của Fox đã nói với The Epoch Times qua email: “Là kênh tin tức cáp được xem nhiều nhất trong năm 2020, Fox News Media đã cung cấp cho hàng triệu người Mỹ những bản tin chuyên sâu, cũng như đưa tin nóng hổi và quan điểm rõ ràng. Việc các cá nhân thành viên Quốc hội [thuộc Đảng Dân chủ] nhấn mạnh bài phát biểu chính trị mà họ không thích và yêu cầu các nhà phân phối dịch vụ cáp tham dự vào việc phân biệt quan điểm tạo ra một tiền lệ khủng khiếp.”
Nền năng lượng độc lập của nước Mỹ!
Với tiêu đề trên đây, tác giả Nguyễn Thị Bé Bảy viết:
Chỉ hai tuần trước, nước Mỹ là một quốc gia hoàn toàn độc lập về năng lượng và chúng ta không có nguy cơ về lưới điện ở Texas bị quá tải do thời tiết bất thường. Cái gì đã khiến mọi sự có thể thay đổi trong hai tuần?Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ và chỉ trong vài tuần, ông ta đã tìm cách xoay sở để làm tê liệt hoàn toàn ngành năng lượng ở Mỹ với một loạt sắc lệnh hành pháp mới. Và Joe đã đạt được thành công mỹ mãn!
Có lẽ quý vị đã cảm nhận được nỗi đau mỗi lần đổ xăng, khi Biden tuân hành mệnh lệnh về biến đổi khí hậu, một giáo phái quái dị của Đảng Dân Chủ. Chỉ trong hai tuần, Joe Biden đã làm giá xăng tăng lên 18%. Quý vị hãy hình dung những gì ông ta sẽ làm trong vài năm tới!Theo hãng AAA, giá xăng trung bình hiện nay ở California khoảng 3,48 đô la một gallon, coi như đắt nhất nước Mỹ, rẻ nhất là ở Mississippi với 2,18 đô la.
Nhưng với việc Joe Biden điều hành toàn bộ ngành kỹ nghệ dầu khí ở Mỹ bằng những tay thợ bạt rừng xẻ gỗ, thì giá xăng trung bình trên toàn quốc dự kiến sẽ đạt đến 4 đô la/1 gallon cuối năm nay, hiện tại giá trung bình là 2,50 đô la/1 gallon. Vì vậy, với bất cứ số tiền nào mà quý vị đang chi bây giờ cho mục đổ xăng, thì hãy cộng thêm 60% vào cuối năm nay, năm đầu tiên tại chức của Joe Biden.
Căn tính nhỏ mọn, trí trá của ông Biden
Ông Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia, hôm Chúa Nhật 21-02 đã công khai lên tiếng đề cao thành tích của cựu TT Donal Trump mà không quan tâm tới sự bất bình của chính quyền Biden/Harris. Ông nói rằng chính quyền ông Trump xứng đáng được ghi nhận công lao cho việc phát triển vắc-xin coronavirus “ngoạn mục”. Ông nói:
“Operation Warp Speed (chiến dịch chế tạo vắc-xin của chính quyền ông Trump), mà tôi đánh giá rất cao, là một nỗ lực mà nhiều người trong chúng tôi ban đầu không tin là cần thiết. Và nó được coi như một Dự án Manhattan”,
Collins cũng lưu ý rằng vắc-xin “được hoàn thành chỉ trong 11 tháng kể từ khi chúng ta biết về loại virus này, nhanh hơn ít nhất 5 năm so với trước đây”.
Phát biểu của ông Collins đáng chú ý hơn cả vì nó xuất hiện sau khi Tổng thống Joe Biden nói với CNN vào ngày 16/2 rằng “phải có vắc-xin, thứ mà chúng tôi không có khi nhậm chức…”. Có điều ông Biden đã vô tình hay cố ý quên rằng đích thân ông đã được chích vắc-xin trước khi ông Trump rời nhiệm sở.
Trong chuyến thăm ngày 19/2 tại nơi sản xuất vắc-xin Pfizer, ông Biden cũng đã tuyên bố sai sự thật rằng, “chỉ hơn bốn tuần trước, Mỹ không có kế hoạch thực sự nào để tiêm chủng cho hầu hết đất nước”.
Nói chuyện với Cooper của CNN, ông Biden tuyên bố khơi khơi là trong ngày ông nhậm chức, nhà kho thuốc ngừa trống trơn, vì khi ấy chưa có thuốc ngừa. CNN đã công khai cải chính lời tuyên bố sai sự thật này.
Dư luận dân chúng Mỹ chưa quên rằng thuốc ngừa có sớm được là do công lao chăm sóc, thúc đẩy của Tổng Thống Trump.
Trần Phong Vũ
Nam California, ngày Thứ Ba 23-02-2021