Đồng Tâm: Nguyễn Phú Trọng Vội Vã Truy Tặng 3 Huân Chương Cho 3 Con Chó
Cổng vào Đồng Tâm |
Ngày 14 tháng 7 năm 2020
H,
Tin được đăng trên đài VOA ngày
10/07/2020 cho biết Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ “Hà Nội muốn biến ‘điểm nóng’ Đồng
Tâm thành ‘nông thôn mới’.”
Yêu cầu nàyđược đưa ra tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ Đức vào ngày 9/7, ba ngày sau khi Chánh án Toà án
Nhân dân Hà Nội cho báo chí biết sẽ đem vụ án Đồng Tâm ra xét xử vào tháng tới.
Phần đài RFA thì cho biết Giáo
sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, khi trảlời đãnói: “…Mưu
đồ của cộng sản khó biết lắm, ngoài mồm người ta có thể nói đó là quyền lợi và
hạnh phúc của nhân dân Đồng Tâm, nhưng trong bụng họ thì mình không thể biết được
thật sự người ta nghĩ như thế nào?”
Cũng trên đài RFA, Tiến sĩ
Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, hôm 10 tháng
7 năm 2020, cho rằng: “…Chắc chắn chính quyền muốn xóa đi cái ký ức tội ác ở
Đồng Tâm. Bởi vì theo ông, ‘Nông thôn mới’ là một kiểu tuyên truyền của nhà
nước, tức là những nơi đấy phải theo các quy định của nhà nước và của đảng rất
là nghiêm túc. Họ chỉ muốn nói rằng, trước kia Đồng Tâm chưa phải là ‘Nông thôn
mới’, chưa đạt tiêu chuẩn... Bây giờ làm như vậy để cho nó ‘ngoan ngoãn’ đi...”[GG
in đậm].Ông nói tiếp:
“Tôi nghĩ không bao giờ họ có thể xóa đi cái
tội ác đã xảy ra ở Đồng Tâm. Bởi vì đó là cái sự cố chưa từng có trong lịch sử
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay là từ năm 1975 đến nay là của Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam..., khi mà 3.000 cảnh sát được trang bị đầy đủ vũ khí
đến tận răng, vào trong làng vào buổi sáng tinh mơ để bắt người, giết người...,
gây ra chuyện kể cả 3 cảnh sát bị chết... Chuyện
cần làm rõ là Cụ Kình bị giết như thế nào? 3 người cảnh sát kia bị chết như thế
nào?"[GG in đận].
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A:“…Cho dù chính quyền có làm rõ được nguyên
nhân những cái chết ở Đồng Tâm, trừng trị
những kẻ gây tội ác... thì lúc đó cũng chưa gột sạch được vết nhơ này, và nó sẽ được nhắc lại trong lịch sử cho đến
muôn đời sau” [GG in đậm].
Phần Luật sư Đặng Đình Mạnh, khi
trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, hôm 10/7/2020, qua tin nhắn, cho rằng: việc
chính quyền chủ trương đưa các địa phương trở thành xã 'Nông thôn mới', phát
triển các mặt trong đời sống xã hội là điều rất đáng ghi nhận, kể cả với xã Đồng
Tâm. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“…Cho dù chủ trương có thực hiện thành công,
thì điều đó cũng không thể xóa đi được ký ức xấu về trận tấn công, xâm nhập nhà
dân trong những ngày giáp tết nguyên đán, bắn
chết 01 cụ già hơn 80 tuổi, 03 chiến sĩ công an tử thương và đưa vào vòng lao
lý đến 29 người dân...Chúng tôi mong rằng, chính quyền sẽ có những nỗ lực về
phương diện pháp lý để trả lại công lý cho những người dân lương thiện.Động thái đưa 29 người dân Đồng Tâm ra xét
xử hình sự trong thời gian tới chỉ khoét sâu hơn nỗi đau của họ và khó có thể
tranh thủ được đồng tình của người dân.”[GG in đậm].
Thôn Hoành, thuộc xã Đồng Tâm,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là nơi đã xảy ra vụ đụng độ giữa hàng trăm cảnh sát và
người dân vào rạng sáng ngày 9/1, khiến cụ Lê Đình Kình và 3 cảnh sát thiệt mạng.
Sau đó 29 người dân thôn Hoành bị bắt và đang đối diện với các mức án cao, do bị
cáo buộc tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”. Giáo Giàđã
đề cập đến chuyện này trong Thư Cho Con ngày 16-2-2020, với tựa đề “Anh
Hùng Té Giếng” [xin vui lòng xem lại].
Chuyện xảy ra ngày 9/1/2020 thì hôm sau, 10/1/2020, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng vội vã ký Quyết định số 41/QĐ-CTN, truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất
cho ba cá nhân Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân và Phạm Công Huy,
vì “đã lập chiến công đặc biệt
xuất sắc”. Với Quyết định này, Chủ tịch nước cũng đã phá kỷ lục truy tặng
huân chương, như:
1. Nhanh gấp
4 lần so với thời gian mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang cần để xem xét và ký quyết định (vào
ngày 21/2/2018) truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhì cho Thượng úy công an
Lưu Minh Thức, đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ truy bắt đối tượng liên
quan đến vụ án giết người (vào ngày 17/2/2018).
2. Nhanh gấp
3 lần so với thời gian mà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cần để xem xét và ký quyết định
(vào ngày 10/7/2014) truy tặng Huân chương Chiến công cho các sĩ quan và chiến
sĩ quân đội đã hy sinh và bị thương trong vụ rơi máy bay Mi-171 (xảy ra vào
sáng 7/7/2014).
Chuyện không dừng lại ởđó, trong Quyết
định số 41/QĐ-CTN, ký ngày 10/1/2020, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gọi Thượng
tá Nguyễn Huy Thịnh là Đại tá, gọi Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân là Trung úy,
và gọi Trung úy Phạm Công Huy là Thượng úy, mặc dù một ngày sau đó (tức 11/1/2020) Bộ trưởng
Bộ Công an mới ký quyết định thăng cấp bậc hàm cho ba người ấy.Mấy ngày sau nữa, Dương Đức Hoàng Quân lại được truy phong tiếp lên Thượng úy và Phạm
Công Huy được truy phong tiếp lên Đại úy.Tức là, hai sĩ quan cấp úy được truy phong hai cấp, trong khi liệt sĩ thường chỉ được truy phong một cấp mà
thôi.
Trở lại vụ ánĐồng Tâm này, Tòa
án Nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến đưa ra xét xử trong tháng 8.Và
liên quan đến chỉ thị phải đưa Đồng Tâm trở thành xã ‘Nông thôn mới’ vào năm 2021. Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng, khi
trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, hôm 10/7/2020,cho rằng:
“Tôi nghĩ theo hai cách, đầu tiên có lẽ nhà
cầm quyền thấy chuyện xử lý ở Đồng Tâm đã vượt qua khỏi tầm của cuộc khủng hoảng
bình thường, nó đã ra đến thế giới. Thứ hai, đây cũng có thể là xoa dịu bớt sự phẫn uất của người dân.Tôi
nghĩ họ làm như thế thì lại làm người ta chú ý đến Đồng Tâm hơn, và vấn đề Đồng
Tâm sẽ là một vấn đề rất là lớn.”[GG in đậm].
Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng,
nhận định thêm:
“Theo cá nhân tôi, trong tình hình khó khăn
hiện nay, nhà cầm quyền phải tìm mọi cách để đổi mới.Có nhiều cách để lựa chọn
như lắng nghe dư luận, lắng nghe ý kiến của người dân... thì nhà cầm quyền lại chọn cách đàn áp. Tôi cho rằng họ không
có con mắt viễn kiến, họ có nỗi sợ,
họ lo lắng cho tương lai của đảng, họ không đủ dũng cảm đổi mới để đất nước
thay đổi, mà họ chọn đàn áp để xã
hội sợ hãi, quay trở lại thời đảng và nhà nước nắm hết tất cả như
ngày trước.Những việc như vậy có thể ổn định trong ngắn hạn, nhưng nó rất
nguy hiểm và rủi ro như cái lò xo bị nén nhiều quá thì sức bật trở lại của nó
có thể gây xáo trộn cho xã hội.”[GG in đậm và gạch dưới].
Đó làđiều mà trước đó khiếnBlogger
Chung Hoàng Chương đãbị xử 18 tháng tù vì ‘xuyên tạc’ vụ Đồng
Tâmtrong phiên tòa ngày 27/04/2020ở Cần Thơ, theo tin được phổ biến trên đài
VOA.
Theo cáo trạng, ngày
15/9/2019, Công an quận Ninh Kiều phát hiện tài khoản Facebook “Chương May Mắn”,
do ông Chung Hoàng Chương làm chủ tài khoản, đã đăng, chia sẻ nhiều bài viết có
nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Trung ương và địa phương.Kết
thúc phiên tòa ngày 27/4/2020, Tòa án Nhân dân quận Ninh Kiều đã tuyên phạt ông
Chung Hoàng Chương 18 tháng tù về tội “Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân”
Bà Nguyễn Thảo Nguyên, vợ của ông Chương,
người vừa dự phiên tòa sáng nay ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ, nói với VOA:
“Kết quả phiên tòa họ tuyên án anh Chương 18
tháng tù. Anh Chương không yêu cầu luật sư vì ảnh biết rằng tòa án này dựng lên
thì đã có một mức án sẵn đối với ảnh rồi, cho dù ảnh nói gì nữa thì cũng không
được gì hết.
“Phiên tòa ngày hôm đótôi không được thông báo
gì cả, chỉ có người quen báo thì tôi mới bất ngờ biết là hôm nay có phiên tòa
và may là sáng nay tôi đến kịp.”
Truyền
thông Cộng sản Viêt Nam cho biết ông Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, chủ tài khoản
Facebook Chương May Mắn “đã
viết bài và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm uy
tín, danh dự của cá nhân khác,” và đặc biệt là vụ đụng độ đất đai vào ngày 09/01/2020 ở xãĐồng Tâm, huyện Mỹ Đức,
TP.Hà Nội, khiến 3 công an và 1 thường dân tử vong.[https://vov.vn/tin-nong/xuyen-tac-vu-dong-tam-facebooker-chuong-may-man-linh-an-18-thang-tu-1042406.vov]
Báo CAND dẫn cáo trạng cho biết,
ngày 15/9/2019, Công an quận
Ninh Kiều phát hiện tài khoản Facebook mang tên Chương May Mắn “đăng, chia sẻ trên nhiều bài viết mang nội
dung chống phá Đảng, Nhà nước bôi nhọ lãnh đạo Trung ương và địa phương.”Ông Chương
bị bắt vào ngày 11/01/2020 với
cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do ngôn luận,”
theo điều 331 Bộ Luật Hình sự.
“Cụ thể là
việc 3 chiến sĩ công an đã anh dũng hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ thì chủ
tài khoản Chương May Mắn lại ví
von với những câu chữ thể hiện sự vô cảm, xúc phạm người khác một cách
rõ ràng,” báo Thanh Niên trích cáo trạng của Viện Kiểm sát cho biết hôm 27/04.
Bà Thảo Nguyên cho biết thêm về cáo buộc
này:
“Cái bài mà họ bắt ảnh là ‘xuyên tạc Đồng
Tâm.’ Anh ấy không đồng ý ở chỗ là họ cáo buộc rằng ví ba chiến sĩ hy sinh là ba con chó. Anh ấy nói rõ rằng anh
ấy không có từ nào để ví von như như
vậy.Ảnh chỉ nói rằng “Một chiến
sĩ hy sinh và chết 3 con chó,” mà thôi.
“Khi đó
Viện Kiểm sát không trả lời, nhưng nói rằng anh ấy đăng lên như vậy thì người đọc
không hiểu như cách giải thích của anh Chương, và rằng người ta sẽ hiểu nôm na là như vậy.”[GG in đậm
và gạch dưới].
Truyền thông Việt Nam trích lời VKS nhấn
mạnh: “hành vi này thể hiện sự vô cảm,
xúc phạm người khác một cách rõ ràng và có
chủ đích làm người đọc hiểu sai lệch về vấn đề đang diễn ra ở Đồng Tâm,
cổ vũ cho việc làm sai trái của một số người khác.”
Nhà báo Mặc Lâm, nguyên Editor
ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do, viết blog cho đài VOA, ngày 15/01/2020, trong bài
viết “Đồng Tâm: Có một huy chương từ
nhân dân” đã Không ngần ngại cho rằng:
“…Khi những cơn sóng bất mãn về các tấm huân
chương trao đi thì cái chết của cụ Kình tiếp tục làm chúng trở thành sóng thần,
ít ra trên mạng xã hội, hầu như không ai là không biết đến cái tên Lê Đình Kình
cùng hình ảnh của ông tràn ngập hệ thống mạng xã hội Việt Nam. Người ta công
khai buồn bã, khóc than và nhất là lên án kẻ đã bắn vào ông, một cụ già 84 tuổi
đời với 58 tuổi đảng. Một cụ ông minh mẫn đến kỳ lạ, nhớ và kể vanh vách những
diễn biến về Đồng Tâm từ bao nhiêu năm qua mà không cần liếc qua một trang giấy
nào. Có xem video của ông Andre Menras khi về chính ngôi nhà của cụ quay lại
những gì mà cụ nói người ta khó tin đây là một con người của bạo loạn. Trong từng
lời từng chữ, cụ khẳng định việc làm của mình là chống lại bất công, sai trái của
những ai cố tình lèo lái vụ Đồng Tâm vào ba chữ “tranh chấp đất”. Cụ khẳng định
ý đồ của nhiều người chức quyền muốn lấy đất Đồng Tâm vì nó liên quan tới tập
đoàn Viettel, nơi từng có một sĩ quan làm việc cho Viettel khẳng định với cụ là
đất Đồng Tâm đã được chính quyền huyện Mỹ Đức bán cho tập đoàn này” [xem phụđính
1].
Đến ngày 8 tháng 7 năm 2020 đài
RFA đăng bản tin “Hai tổ chức xã hội dân
sự lên tiếng về việc bắt giữ và truy tố người dân Đồng Tâm giữ đất”. Bản
tin cho biết “Hai tổ chức là Mạng lưới
Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền vào ngày 7 tháng 7 ra thông
cáo báo chí về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ đất đai 6
tháng sau vụ công an tấn
công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội.
Thông cáo báo chí của hai tổ
chức vừa nêu nhắc lại cáo trạng mà
thành phố Hà Nội công khai hôm 25 tháng 6 vừa qua. Cáo trạng truy tố 25
người dân Đồng Tâm bị bắt trước đó với cáo buộc giết người, để chịu trách nhiệm
về cái chết của ba sĩ quan công an trong cuộc đột kích vào làng Đồng Tâm vào rạng
sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua. Cáo trạng cũng truy tố 4 người khác với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.
Tuy nhiên theo thông cáo báo
chí thì qui trình xét xử quốc tế
và các tiêu chuẩn xét xử công bằng không được áp dụng cho những người bị
giam giữ.
Ngoài 29 người dân Đồng Tâm, lực
lượng an ninh Hà Nội và tỉnh Hòa Bình còn bắt
giữ bốn người bảo vệ nhân quyền ôn hòa là bà Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn Thị Tâm,
và hai ông Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt
Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền thì cơ quan chức năng Việt Nam thay vì tiến hành
điều tra vụ tấn công vào xã Đồng Tâm để xác định trách nhiệm; trong đó có việc giết
chết ông Lê Đình Kình, lại trả thù những người bảo vệ nhân quyền.
Do đó, hai tổ chức tuyên bố 4 điểm, trong đó nêu lên:
1. Cuộc
đấu tranh chính đáng bảo vệ quyền của người dân Đồng Tâm chống lại sự chiếm đoạn đất đai tùy tiện của chính quyền
Hà Nội để giao cho Tập đoàn Công Nghiệp-Viễn Thông (Viettel);
2. Những người chỉ đạo và thực hiện cuộc tấn
công vào Đồng Tâm phải chịu trách nhiệm, bị điều tra và chịu sự trừng phạt
theo pháp luật;
3. Việc
bắt giữ và truy tố 29 người dân Đồng Tâm không có cơ sở và có động cơ chính trị khi sử dụng hình phạt tập thể nhằm đe dọa những người dân khác trong
việc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền;
4. Việc
bắt giữ và khởi tố 4 người bảo vệ nhân quyền tại Dương Nội là độc đoán nhằm trả thù hoạt động ôn hòa của họ
khi thực thi quyền tự do ngôn luận.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam
và Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi Việt
Nam hủy bỏ những cáo buộc và trả tự do cho những người bị giam giữ. Đồng thời,
cũng kêu gọi sự lên tiếng của các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân yêu chuộng
tự do, sự thật, nhằm đòi hỏi công lý
cho những người bị bắt giữ và truy tố như vừa nêu.
Mặc dù lưu ý với lãnh đạo huyện
ngoại thành Hà Nội về “nhiều thiếu sót,
khuyết điểm” về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt trong
lĩnh vực quản lý đất đai, nhưng người đứng đầu thành uỷ Hà Nội cho rằng huyện Mỹ
Đức cơ bản đã “chủ động phối hợp” và
“tham mưu kịp thời” cho trung ương,
thành phố nên đã “giải quyết dứt điểm vụ
việc phức tạp tại Đồng Tâm”, báo Tiền Phong tường thuật.
29 người dân Đồng Tâm đã bị
cáo buộc “tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng
thi hành nhiệm vụ” trong đêm xảy ra vụ bố ráp 9/1 khiến cho ông Lê Đình
Kình (người đại diện cho dân làng trong vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền
và người dân) và 3 công an tử vong. Trong đó, 25 người bị truy tố về tội “Giết người” và 4 người bị truy tố về tội
“Chống người thi hành công vụ”.
Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, vốn
là một cựu Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm bị Viện Kiểm sát buộc tội là người chủ
mưu, thường xuyên “xuyên tạc về nguồn gốc
khu đất”, kích động, lôi kéo người dân tham gia khiếu kiện. Ông đã bị bắn
chết ngay trong phòng ngủ trong đêm diễn ra vụ bố ráp.
Sau khi xảy ra vụ xung đột dẫn
đến chết người ở Đồng Tâm, nhiều cơ quan ngoại giao của các nước và các tổ chức
nhân quyền quốc tế đã lên tiếng kêu gọi
Việt Nam cho phép các cơ quan báo chí và các tổ chức quốc tế được đến Đồng
Tâm để tìm hiểu vụ việc, cũng như có một cuộc điều tra độc lập về vụ
xung đột.Tuy nhiên, yêu cầu này cho tới nay vẫn chưa được Hà Nội phản hồi.
Đặt mục tiêu phải biến “điểm
nóng” Đồng Tâm trở thành “xã nông thôn mới” vào năm 2021, Bí
thư Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại cuộc họp ngày 9/7 rằng “cả Hà Nội và huyện Mỹ Đức” sẽ phấn đấu để thực hiện thành công mục
tiêu này.
“Tôi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2022, huyện đạt chuẩn nông thôn mới,
về đích trước 1 năm so với mục tiêu của huyện.Riêng đối với Đồng Tâm phấn đấu
năm 2021 đưa lên thành xã nông thôn mới”, Vietnamnet dẫn lời ông Huệ nói.
Cũng tại cuộc họp, một báo cáo
chính trị đã được đưa ra, trong đó đề cập đến những nguyên nhân “khách quan”
khiến cho Đồng Tâm trở thành “điểm nóng” như địa hình rộng, có đông đồng bào
tôn giáo, dân tộc dẫn đến khó khăn về mặt quản lý, bên cạnh nguyên nhân “chủ
quan” là những vi phạm về quản lý đất đai chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời,
và một số cán bộ, đảng viên “thoái hoá,
biến chất, làm trái chủ trương, đường lối của Đảng” dẫn đến giảm sút uy tín
và niềm tin nơi người dân.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết
tỷ
lệ kết nạp đảng viên tại địa phương hiện nay “chưa đạt chỉ tiêu nghị quyết đề
ra”.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì chất lượng sinh hoạt đảng
yếu, nội dung “chưa sát thực tiễn”,
trong khi tỷ lệ xin ra khỏi đảng đang có chiều hướng gia tăng.
Chưa biết trong tháng 8/2020 tới
đây Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ xét xử vụán Đồng Tâm như thế nào. Có phát hiện
được:
·
Kẻ giết cụ Lê Đình Kình là ai không?
·
Sau khi giải phẩu có tìm thấy viên đạn trong người
cụ Kình là của khẩu súng nào không?
·
Khẩu súng này của ai?
·
Người giết ba công an là ai?
·
Sao chúng bị chết cháy chung trong cái giếng trời
cao 4m giữa nhà?
·
Ai đốt cháy chúng?
·
Sao trong phiên tòa xử Chung Hoàng Chương không
dám nêu đính danh chúng là 3 con chó?
·
Sao không dám nói Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
vội vã truy tặng huân chương chiến công cho 3 con chó chỉ một ngày sau khi chúng
bị chết cháy?
Để từđó dự đoán Đồng Tâm có trở
thành “Nông Thôn Mới” năm 2021 như Bíthư
Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tuyên bố tại Đại hội Đại biểu ngày 10/7/2020 vừa
qua hay không? [xem phụđính 2].
Tất cả sẽ được thời gian trả lời.
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụđính 1
Đồng Tâm: Có
một huy chương từ nhân dân
15/01/2020
[xem hình:Ông Lê
Đình Kình. Photo Đong Tam TV]
Cho tới sáng cùng ngày thì người
dân bên ngoài Đồng Tâm biết thêm một ít thông tin nhờ… hệ thống Công an. Mọi tờ
báo không có tin tức riêng mà được một bản tin do Bộ Công an phát ra và vì vậy
người dân lại càng bị bao vây giữa bốn bức tường thông tin. Bất kể lực lượng
đông đảo của người sử dụng Facebook chăm chăm vào Đồng Tâm, chính quyền tỏ ra rất
cao tay khi phong tỏa mọi con đường vô hình lẫn hữu hình để thâm nhập vào bên
trong Đồng Tâm nơi có gần 9.000 người sinh sống và làm việc.
Rồi báo chí được thêm tin từ Bộ
Công an cho biết có ba công an tử thương trong trận tấn công này. Tên tuổi của
cả ba người được công khai và sáng ngày 11 tức hai ngày sau khi tử thương cả ba
được truy thưởng huân chương chiến công hạng nhất từ Chủ tịch nước. Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Công an về việc phong liệt
sĩ, truy thăng quân hàm trước thời hạn cho 3 người đã hy sinh.
Ba người được truy tặng Huân
chương gồm: đại tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát
Cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động); trung úy Dương Đức Hoàng Quân
(cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Thủ đô) và thượng úy Phạm Công
Huy (cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát PCCC và
cứu nạn cứu hộ, Công an Hà Nội).
Theo thiếu tướng Tô Ân Xô -
Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết quyết định này dựa trên đề
xuất của Bộ Công an. Trước hết là truy thăng quân hàm vượt cấp với 3 chiến sĩ.
Hai là công nhận 3 người hy sinh là liệt sĩ. Ba là đề nghị truy tặng Huân
chương chiến công hạng Nhất. Và bốn là tổ chức lễ tang 3 chiến sĩ theo nghi thức
Công an nhân dân tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Cùng lúc đó là cái xác của cụ
Lê Đình Kình được cơ quan công an giao trả về cho gia đình.
Khi những cơn sóng bất mãn về
các tấm huân chương trao đi thì cái chết của cụ Kình tiếp tục làm chúng trở
thành sóng thần, ít ra trên mạng xã hội, hầu như không ai là không biết đến cái
tên Lê Đình Kình cùng hình ảnh của ông tràn ngập hệ thống mạng xã hội Việt Nam.
Người ta công khai buồn bã, khóc than và nhất là lên án kẻ đã bắn vào ông, một
cụ già 84 tuổi đời với 58 tuổi đảng. Một cụ ông minh mẫn đến kỳ lạ, nhớ và kể
vanh vách những diễn biến về Đồng Tâm từ bao nhiêu năm qua mà không cần liếc
qua một trang giấy nào. Có xem video của
ông Andre Menras khi về chính ngôi nhà của cụ quay lại những gì mà cụ
nói người ta khó tin đây là một con người của bạo loạn. Trong từng lời từng chữ,
cụ khẳng định việc làm của mình là chống lại bất công, sai trái của những ai cố
tình lèo lái vụ Đồng Tâm vào ba chữ “tranh chấp đất”. Cụ khẳng định ý đồ của
nhiều người chức quyền muốn lấy đất Đồng Tâm vì nó liên quan tới tập đoàn
Viettel, nơi từng có một sĩ quan làm việc cho Viettel khẳng định với cụ là đất
Đồng Tâm đã được chính quyền huyện Mỹ Đức bán cho tập đoàn này.
Dưới cái nhìn của rất nhiều
người quan tâm tới vụ Đồng Tâm thì cụ Lê Đình Kình là một anh hùng thực sự. Anh
hùng vì cụ dám đứng ra chống lại cả hệ thống. Vời gần 60 năm sinh hoạt đảng
cùng với những chức vụ nhỏ nhất là Chủ tịch Hợp Tác xã, rồi Trưởng công an, rồi
Bí thư UBND Xã Đồng Tâm cụ Kình không lạ gì tâm ý của đảng trước các vấn nạn
gai góc về đất đai. Biết nhưng cụ không sợ hãi, cụ đứng lên trước người dân Đồng
Tâm năm lần bảy lượt bị khủng bố, bắt giữ, đánh đập, thương tồn thân xác đến
tàn tật nhưng cụ không chùn chân. Đã vậy cụ còn cho phép cả nhà mình từ con đến
cháu, quây quần chung quanh cụ như những con chim nhỏ bé núp dưới đôi cánh đại
bàng để cùng nhau sống còn với miếng đất của mình và của nhân dân.
Cái chết của cụ kéo theo sự tù
tội của con cháu cùng hệ lụy không đếm hết của người dân Đồng Tâm. Có lẽ đây là
cái chết của một đảng viên gây thương tổn xã hội nhiều nhất.Nó khiến người dân
thương cảm bao nhiêu thì hệ thống đảng lại bị dằn xóc bấy nhiêu.Người đứng
trong đảng còn lương tri thì chắt lưỡi tiếc cho một hành động được họ đánh giá
là “nông nỗi’. Người có chức phận lên án cụ là kẻ phản động chống đảng… cũng
không hiếm người nhanh chóng bị cào vào làn sóng dư luận viên cho rằng cụ bị
mua chuộc…Mọi biểu hiện đều cho thấy hình ảnh của cụ không những sẽ biến mất
sau cái chết như chính quyền mong đợi mà nó lại bùng lên như ánh đuốc trong đêm
tối soi rọi những góc khuất nhất của vụ án Đồng Tâm.
Người dân nhắc tới cụ Kình
luôn đi kèm tới lời lẽ không hay về ba công an tử thương trong vụ tấn công Đồng
Tâm. Có người nhắc tới như một sự đáng tiếc vì dù sao ba người cũng thi hành
công vụ mà chết, có người giận cá chém thớt cho rằng hành vi tấn công nhân dân
vào đêm tối sẽ chuốc hậu quả không thể khác hơn, nhưng một luồng dư luận khác lại
công phẫn với người ký quyết định trao tặng huân chương mà không để ý tới sự bất
mãn của nhân dân trước cái chết của cụ Kình.
Ba cái huân chương này không
khác gì là vật hối lộ cho một quyết định nông nỗi. Nó chứng tỏ hành vi chữa
cháy, an tâm những người có mặt trong trận càn Đồng Tâm và nhắn nhủ với lực lượng
vũ trang rằng dù gì đi nữa thì họ cũng sẽ được đảng bao che nếu họ biết vâng lời
đảng.
Cụ Lê Đình Kình là một nỗi đau
của đảng vì cụ không vâng lời đảng và vì vậy cụ được nhân dân tôn kính.Không có
bất cứ thứ huân chương nào đáng tôn quý bằng những cái cúi đầu thinh lặng tưởng
nhớ của người dân.Cụ được người dân cả nước đồng lòng nhớ tới và vì vậy cụ vĩnh
viễn là một biểu tượng nhân cách trong thời đại mà sự luồn cúi được tôn vinh
trong cả hệ thống.
Phụđính 2
Thứ Tư, 24 tháng
6, 2020
Giữa một thời mà Việt Nam tự hào là nước yêu hoà bình,
gìn giữ hoà bình, giải quyết xung đột chủ quyền bằng phương pháp đối thoại hoà
bình...mà trong một dêm hàng ngàn cảnh sát chính quy được huy động súng ống, đạn
dược tấn công một ngôi làng quê.
4 người chết vì đạn bắn, dao đâm, lửa đốt và gần 30 người nông dân già trẻ, trai gái bị bắt vì tội ''giết người''.
Sự việc để lại bàng hoàng trong lòng người dân Việt Nam, nhiều lời cảm thán nén trong lòng như.
-Ta đang sống thời nào đây?
Hàng ngàn đứa trẻ tuổi đôi mươi được nhà nước huy động lên mạng xã hội chửi rủa những người dân làng kia, họ được nhồi nhét tư tưởng thành những kẻ khát máu, sùng sục căm hơn. Chúng buông đủ mọi lời lẽ man rợ và thô tục như đm thằng già Kình phải treo xác mày lên, giết cả họ nhà mày, băm thây bọn dân làng này...
Không những chúng căm dân làng ấy, chúng căm hận cả nhưng ai cất tiếng nói đòi làm rõ ngọn nguồn.
Chứng kiến một cuộc tấn công đầy mùi súng đạn chiến tranh và chết chóc ở ngôi làng kia đã là một vết thương lớn trong lòng ngườicó lương tri, hậu quả vết thương này sẽ còn lâu lắm mới nguôi ngoai. Nhưng đau xót hơn là những việc như thế không có gì bảo đảm sẽ không còn xảy ra. Đọc những gì mà đám thanh niên đang ở trong công an, quân đội tung lên mang xã hội. Chúng ta thấy rằng với tính chất khát máu được nhồi sọ như vậy vào những người lính trẻ trong lực lượng vũ trang, những cuộc đàn áp đẫm tang thương như thế trong đất nước này sẽ còn tái diễn.
Một thanh niên khát máu trong lực lượng vũ trang, đoàn viên như thế ít nhất là có 2 người thân là bố mẹ.Nếu tính ông bà, anh em ruột thì bình quân một thanh niên ấy có đến 4 người thân tất cả.Đấylại là một nỗi xót xa nữa, những người như thế thấy con em mình thái độ khát máu như vậy, không can ngăn hoặc không biết, hoặc còn ủng hộ chúng suy nghĩ như vậy.
Nghĩ xem tương lai đất nước này sẽ là gì?là những khối người, những giai cấp đang nung nấu trong lòng sự thù hận lẫn nhau. Xã hội Việt Nam ngày nay đang phân hoá sâu sắc giữa người giàu và người nghèo, giữa những ngừoi hưởng đặc quyền, đặc lợi và những người bị đối xử bất công. Từ những phân hoá ấy được hỗ trợ thêm bằng lòng thù hận sẽ dẫn đến những hành động độc ác từ cái lớn như pháp luật ở phiên toà, thái độ của quốc hội, đến những cái nhỏ nhất như mớ rau, con cá tẩm hoá chất.Có nghĩa làm gì được lợi cho mình, chết người khác cũng mặc mẹ nó.
Kẻ quan chức, dân biểu nghĩ như vậy.Kẻ bán rau, thịt cũng nghĩ như vậy.
Từ đâu mà một gia đình nông dân bình thường, thuần chất như gia đình bà Cấn Thị Thêu trở thành người phản kháng lại nhà nước?
Nói chính xác họ phản kháng lại những chính sách, quyết định bất công của nhà nước.Từ những chínhsách, quyết định bất công ấy đã khiến họ phải bất đắc dĩ trở thành người phản kháng.
Hãy nhìn cuộc sống của họ xem, họ làm nông, trồng cây lấy trái bán.Họ chăm chỉ sớm khuya bên chậu cua đồng ngoài chợ. Họ tần tảo, lam lũ như bản tính nông dân của cha ông họ hàng ngàn năm trước. Họ quây quần vợ chồng, con cháu ấm êm trong một mái nhà.
Những người nông dân thuần chất như thế không thể hứng lên mà thành phản động chống nhà nước. Chỉ có nhà nước dồn ép họ thành người phải phản đối lại chính sách nhà nước bằng thứ vũ khí đơn sơ nhất mà ai cũng mang trên người, đó là lời nói.
Hôm nay xem clip Trịnh Bá Phương nói trong lúc công an dùng kiềm cộng lực phá cửa nhà Phương. Phương bình thản nói khúc chiết, không cao giọng, không hận thù, hình ảnh đứa bé con Phương mới sinh được vài ngày nằm trong nhà. Ngoài kia là một lũ người đang sừng sực khí thế đàn áp phá cửa.
Tôi ứa nước mắt, tôi đau đớn trước thái độ bình thản của Trịnh Bá Phương lắm. Một người nông dân, một người cha, một người đàn ông hàng ngày ngồi chợ bốc cua cân bán, nào phải anh hùng gì đâu, được tôi luyện rèn giũa như quân đội, công an đâu. Cái khí chất ấy không phải khí chất của một anh hùng, một tráng sĩ. Đó là phản ứng của một con người hiền lành, chất phác đã tuyệt vọng về đạo lý, pháp luật ở xã hội này.
Cái đó mới gây xót xa, càng ngẫm càng xót xa cho phận người địa vị nhỏ nhoi trong xã hội.
Tuyệt vọng về đạo lý khi thấy hàng triệu người dân khác thờ ơ, bàng quan trước những bất công.Tuyệt vọng về pháp luật khi chứng kiến sự công bằng bị chà đạp trắng trợn.
Thủ đoạn bắt cả gia đình một lúc thật dã man, đòn khủng bố này sẽ đánh vào tình ruột thịt.Ai cũng muốn nhận tội về mình để mẹ, anh trai, em trai của mình về. Với tâm lý ấy, thành ra ai cũng là người nhận tội nhiều nhất. Người ta sẽ dùng thủ đoạn, mày nhận đi tao sẽ để anh mày, em mày, mẹ mày, con mày về chẳng hạn.
Ai mà đủ tỉnh táo để khước từ lời đề nghị như thế?
Một ngôi làng tang tóc, một gia đình tang thương. Một xã hội hận thù nhau từ thượng tầng đến hạ tầng.Từ những đồng chí trong uỷ viên bộ chính trị hận thù nhau đến xương tuỷ, ngày đêm bày mưu tính kế để diệt cả dòng họ nhau.Đến những người dân đen bán rau, bán cá cũng dùng hoá chất hại người một cách thản nhiên như lẽ sống ở đời này là phải thế.
Khi tôi viết những dòng chữ này, con trai tôi vào hỏi, bố làm việc à, bố có thấy Picachu của con đâu không? Tôi chỉ chỗ Picachu, con trai tôi ôm con thú bông Picachu thơm rồi nói con cảm ơn bố.
Một thiếu niên 15 tuổi, cao bằng bố, đi tìm Picachu ngủ nói lên điều gì.
Là xã hội, cuộc sống mà nó đang ở đó không phải xã hội mà 10 năm trước nó sống.
10 năm trước lúc nó 5 tuổi.Nhìn thái độ của mẹ nó khi nghe điện thoại, nó hỏi mẹ nó.
- Mẹ ơi, bố lại bị người ta bắt rồi à.?
Con của Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương giờ chắc đang ngủ say......
4 người chết vì đạn bắn, dao đâm, lửa đốt và gần 30 người nông dân già trẻ, trai gái bị bắt vì tội ''giết người''.
Sự việc để lại bàng hoàng trong lòng người dân Việt Nam, nhiều lời cảm thán nén trong lòng như.
-Ta đang sống thời nào đây?
Hàng ngàn đứa trẻ tuổi đôi mươi được nhà nước huy động lên mạng xã hội chửi rủa những người dân làng kia, họ được nhồi nhét tư tưởng thành những kẻ khát máu, sùng sục căm hơn. Chúng buông đủ mọi lời lẽ man rợ và thô tục như đm thằng già Kình phải treo xác mày lên, giết cả họ nhà mày, băm thây bọn dân làng này...
Không những chúng căm dân làng ấy, chúng căm hận cả nhưng ai cất tiếng nói đòi làm rõ ngọn nguồn.
Chứng kiến một cuộc tấn công đầy mùi súng đạn chiến tranh và chết chóc ở ngôi làng kia đã là một vết thương lớn trong lòng ngườicó lương tri, hậu quả vết thương này sẽ còn lâu lắm mới nguôi ngoai. Nhưng đau xót hơn là những việc như thế không có gì bảo đảm sẽ không còn xảy ra. Đọc những gì mà đám thanh niên đang ở trong công an, quân đội tung lên mang xã hội. Chúng ta thấy rằng với tính chất khát máu được nhồi sọ như vậy vào những người lính trẻ trong lực lượng vũ trang, những cuộc đàn áp đẫm tang thương như thế trong đất nước này sẽ còn tái diễn.
Một thanh niên khát máu trong lực lượng vũ trang, đoàn viên như thế ít nhất là có 2 người thân là bố mẹ.Nếu tính ông bà, anh em ruột thì bình quân một thanh niên ấy có đến 4 người thân tất cả.Đấylại là một nỗi xót xa nữa, những người như thế thấy con em mình thái độ khát máu như vậy, không can ngăn hoặc không biết, hoặc còn ủng hộ chúng suy nghĩ như vậy.
Nghĩ xem tương lai đất nước này sẽ là gì?là những khối người, những giai cấp đang nung nấu trong lòng sự thù hận lẫn nhau. Xã hội Việt Nam ngày nay đang phân hoá sâu sắc giữa người giàu và người nghèo, giữa những ngừoi hưởng đặc quyền, đặc lợi và những người bị đối xử bất công. Từ những phân hoá ấy được hỗ trợ thêm bằng lòng thù hận sẽ dẫn đến những hành động độc ác từ cái lớn như pháp luật ở phiên toà, thái độ của quốc hội, đến những cái nhỏ nhất như mớ rau, con cá tẩm hoá chất.Có nghĩa làm gì được lợi cho mình, chết người khác cũng mặc mẹ nó.
Kẻ quan chức, dân biểu nghĩ như vậy.Kẻ bán rau, thịt cũng nghĩ như vậy.
Từ đâu mà một gia đình nông dân bình thường, thuần chất như gia đình bà Cấn Thị Thêu trở thành người phản kháng lại nhà nước?
Nói chính xác họ phản kháng lại những chính sách, quyết định bất công của nhà nước.Từ những chínhsách, quyết định bất công ấy đã khiến họ phải bất đắc dĩ trở thành người phản kháng.
Hãy nhìn cuộc sống của họ xem, họ làm nông, trồng cây lấy trái bán.Họ chăm chỉ sớm khuya bên chậu cua đồng ngoài chợ. Họ tần tảo, lam lũ như bản tính nông dân của cha ông họ hàng ngàn năm trước. Họ quây quần vợ chồng, con cháu ấm êm trong một mái nhà.
Những người nông dân thuần chất như thế không thể hứng lên mà thành phản động chống nhà nước. Chỉ có nhà nước dồn ép họ thành người phải phản đối lại chính sách nhà nước bằng thứ vũ khí đơn sơ nhất mà ai cũng mang trên người, đó là lời nói.
Hôm nay xem clip Trịnh Bá Phương nói trong lúc công an dùng kiềm cộng lực phá cửa nhà Phương. Phương bình thản nói khúc chiết, không cao giọng, không hận thù, hình ảnh đứa bé con Phương mới sinh được vài ngày nằm trong nhà. Ngoài kia là một lũ người đang sừng sực khí thế đàn áp phá cửa.
Tôi ứa nước mắt, tôi đau đớn trước thái độ bình thản của Trịnh Bá Phương lắm. Một người nông dân, một người cha, một người đàn ông hàng ngày ngồi chợ bốc cua cân bán, nào phải anh hùng gì đâu, được tôi luyện rèn giũa như quân đội, công an đâu. Cái khí chất ấy không phải khí chất của một anh hùng, một tráng sĩ. Đó là phản ứng của một con người hiền lành, chất phác đã tuyệt vọng về đạo lý, pháp luật ở xã hội này.
Cái đó mới gây xót xa, càng ngẫm càng xót xa cho phận người địa vị nhỏ nhoi trong xã hội.
Tuyệt vọng về đạo lý khi thấy hàng triệu người dân khác thờ ơ, bàng quan trước những bất công.Tuyệt vọng về pháp luật khi chứng kiến sự công bằng bị chà đạp trắng trợn.
Thủ đoạn bắt cả gia đình một lúc thật dã man, đòn khủng bố này sẽ đánh vào tình ruột thịt.Ai cũng muốn nhận tội về mình để mẹ, anh trai, em trai của mình về. Với tâm lý ấy, thành ra ai cũng là người nhận tội nhiều nhất. Người ta sẽ dùng thủ đoạn, mày nhận đi tao sẽ để anh mày, em mày, mẹ mày, con mày về chẳng hạn.
Ai mà đủ tỉnh táo để khước từ lời đề nghị như thế?
Một ngôi làng tang tóc, một gia đình tang thương. Một xã hội hận thù nhau từ thượng tầng đến hạ tầng.Từ những đồng chí trong uỷ viên bộ chính trị hận thù nhau đến xương tuỷ, ngày đêm bày mưu tính kế để diệt cả dòng họ nhau.Đến những người dân đen bán rau, bán cá cũng dùng hoá chất hại người một cách thản nhiên như lẽ sống ở đời này là phải thế.
Khi tôi viết những dòng chữ này, con trai tôi vào hỏi, bố làm việc à, bố có thấy Picachu của con đâu không? Tôi chỉ chỗ Picachu, con trai tôi ôm con thú bông Picachu thơm rồi nói con cảm ơn bố.
Một thiếu niên 15 tuổi, cao bằng bố, đi tìm Picachu ngủ nói lên điều gì.
Là xã hội, cuộc sống mà nó đang ở đó không phải xã hội mà 10 năm trước nó sống.
10 năm trước lúc nó 5 tuổi.Nhìn thái độ của mẹ nó khi nghe điện thoại, nó hỏi mẹ nó.
- Mẹ ơi, bố lại bị người ta bắt rồi à.?
Con của Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương giờ chắc đang ngủ say......
Người Buôn Gió [xem hình]