Điểm Tin Thứ Tư 01/07/2020
Hình minh họa. ông Châu Văn Khảm (ngoài cùng bên trái) ra tòa ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/11/2019 - AFP |
Anh Tuấn Phạm
- Thư gửi thủ tướng Úc về trường hợp tù chính trị Châu Văn Khảm tại Việt Nam (RFA) - Gần 50 hội đoàn của người Việt tại Úc ký tên vào thư chung gửi thủ tướng Scott Morrison về trường hợp công dân Châu Văn Khảm đang phải thụ án tù 12 năm ở Việt Nam với cáo buộc ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’. Bức thư đề ngày 20 tháng 6 kêu gọi chính phủ Canberra cần có những hành động cấp thiết để cứu ông Châu Văn Khảm, 71 tuổi, công dân Úc gốc Việt hiện đang bị phía Việt Nam giam giữ với nhiều chứng bệnh được nói nguy hiểm cho sinh mạng ông này. Theo nội dung thư thì từ khi ông Châu Văn Khảm bị bắt vào ngày 13 tháng 1 năm ngoái cho đến nay, đặc biệt tại các phiên toà sơ thẩm vào ngày 11 tháng 11 năm 2019 và phiên phúc thẩm vào ngày 2 tháng 3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Úc có cử bà Tổng lãnh sự tại Sài Gòn tham dự các phiên xử; tuy vậy chính phủ Canberra và Bộ Ngoại giao Úc cần làm nhiều hơn nữa để lên tiếng bệnh vực, can thiệp bảo vệ công dân Châu Văn Khảm
- Báo động đỏ kinh tế toàn cầu suy sụp (RFI) - Thanh Hà - Thế giới đang đứng trước một cuộc « khủng hoảng với những tác động tai hại hơn mọi dự báo », « đà phục hồi chậm hơn so với mong đợi » và dịch Covid-19 đẩy toàn cầu vào một môi trường « đầy bất trắc ». Từ Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) hay Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) đều rất bi quan về viễn cảnh tăng trưởng của thế giới cho giai đoạn 2020 và 2021.
- Trung Quốc tự tin đủ sức đối phó với Mỹ ở biên giới Ấn Độ và Biển Đông (RFI) - Minh Anh - Biên giới Ấn – Trung căng thẳng, Biển Đông dậy sóng vì những tranh chấp lãnh hải. Ở những nơi này đều thấp thoáng nguy cơ xung đột Mỹ - Trung. Báo mạng EurAsian Times ngày 29/06/2020 đặt câu hỏi : Liệu Bắc Kinh có sẵn sàng đối mặt với Hoa Kỳ tại Biển Đông và biên giới Ấn – Trung hay không ? Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang làm cho tình hình ở châu Á thêm nóng bỏng. Tại Biển Đông, ngay sau khi ASEAN khẳng định UNCLOS là cơ sở để giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, Bắc Kinh ra thông báo tổ chức tập trận trong năm ngày từ 01-05/07 ở quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, Hoa Kỳ lần đầu tiên điều ba hàng không mẫu hạm đến tập trận cũng tại khu vực Biển Đông trong những ngày qua.
- VIU – Thông cáo của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VNTB) - Kính thưa quý vị, Trong thời đại toàn cầu hoá, việc hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường và liên kết với các quốc gia phát triển khác. Trong chiều hướng đó, cho tới nay, Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó, đặc biệt có 2 FTA thế hệ mới: – Ngày 8/3/2018, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). – Ngày 8/6/2020, Quốc Hội đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Liên Âu (EVFTA). Một trong những yêu cầu quan trọng trong cả hai FTA này là Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động, đặc biệt quyền được thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Nghiệp đoàn). Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động
- VNTB – Ai sẽ bảo vệ những người lao động tự do? (VNTB) - Mai Lan (VNTB) – Để đáp ứng yêu cầu từ EVFTA, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết đến năm 2023 Việt Nam sẽ phê chuẩn Công ước 87 về tự do hiệp hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), qua đó cho phép người lao động được tự do thành lập tổ chức của mình, cũng như có quyền thương lượng tập thể với chủ lao động. Với lộ trình trên, cho thấy có lẽ cũng còn mất nhiều thời gian nữa ở Việt Nam mới có quyền tự do về công đoàn, nghiệp đoàn. Khi Công ước 87 được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn thực thi tại Việt Nam, thì nó còn cần cả hệ thống tương ứng, ví dụ như quyền tự do hội đoàn; trong đó chấm dứt bắt buộc những hội đoàn dân sự phải là tổ chức trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương.
- VNTB – Ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM có tham nhũng hay không? (VNTB) - Hoài Nguyễn (VNTB) – Nếu ông Lê Thanh Hải không tham nhũng, thì vì sao ông lại bị cách chức Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015? Nếu không là Ủy viên Bộ Chính trị, thì… Ông Lê Thanh Hải, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, nguyên Bí thư TP.HCM, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Theo lý lịch, ông có bằng Cao cấp Lý luận Chính trị, Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Văn chương. Từ ngày 28-6-2006 đến 5-2-2016, ông Lê Thanh Hải là Bí thư Thành ủy TP.HCM. Từ ngày 24-4-2006 đến 26-1-2016, ông Lê Thanh Hải là Ủy viên Bộ Chính trị. Nhìn từ cột mốc thời gian cho chức vụ theo thứ tự lớn, nhỏ thấy rằng để có thể ngồi vào ghế Bí thư Thành ủy TP.HCM, điều kiện tiên quyết, ông Lê Thanh Hải phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Khi mất chức Ủy viên Bộ Chính trị, đồng nghĩa trong tương lai cận kề, người đó buộc phải rời ghế Bí thư Thành ủy/ Tỉnh ủy.
- Người Việt nay mai đừng trách ông Trump (BoxitVN) - Thục Quyên - Những người Mỹ gốc Việt bênh hay chống ông là điều bình thường, vì những quyết định cũng như cách hành xử của ông sẽ ảnh hưởng lên đời sống của họ và tương lai con cháu họ, và ngược lại, là công dân HK, họ có trong tay lá phiếu để ảnh hưởng khiến ông Trump có được tiếp tục làm tổng thống nữa không. Do đó, lưu tâm và tham dự vào những đánh giá đúng sai, khen chê, tâng bốc, hay moi móc thói hư tật xấu của người đang ứng cử điều khiển vận mệnh quốc gia của họ thêm 4 năm nữa (và sẽ để lại những hậu quả lâu hơn) là hiện tượng bình thường.
- Bất đồng chính kiến Việt Nam: Góc nhìn qua các thế hệ (BoxitVN) - Quốc Phương - Nhân việc hôm 25/6/2020, học giả nghiên cứu Hán – Nôm Trần Khuê, nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến qua đời ở Sài Gòn, một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ở VN chia sẻ quan điểm của mình về thực lực và triển vọng của hoạt động dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở nước này, trước thềm Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam và dài hạn. Qua bút đàm hôm 29/6, các nhà hoạt động nói với BBC News Tiếng Việt về việc liệu các thế hệ tiếp nối các nhà bất đồng nổi tiếng như Trần Khuê hay Hoàng Minh Chính v.v…, nay có thể làm được gì hay không.
- Những hình ảnh đoàn người từ nhiều nơi đến chia tay linh mục Đặng Hữu Nam tạm nghỉ mục vụ để về ở tại Tòa Giám Mục giáo phận Vinh (BoxitVN) - Không chỉ một lần, tôi được nhìn thấy hình ảnh vị linh mục này đứng giữa sự yêu thương và bảo vệ của những người dân Công giáo lẫn lương giáo, chân thành đến mức xúc động. Sẽ không có một bài học giáo khoa nào có thể đủ sống động bằng hiện thực trước mắt, về cách sống đứng về nhân dân, và đứng thẳng như linh mục Đặng Hữu Nam. Xin chào cha, dù như thế nào, cha cũng đã sống như một người Việt Nam và là một vị chủ chăn can trường trong thời đại hôm nay.
- Gia đình tù nhân lương tâm khiếu nại việc đối xử thô bạo, nhục mạ bởi quản giáo (RFA) - Gia đình của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ hôm 23 tháng 6 năm 2020, gửi thư khiếu nại khẩn cấp đến Viện Trưởng Viên Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Đồng Nai và các cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam để tố cáo việc cán bộ trại giam Z30A Xuân Lộc cho cảnh sát cơ động vào đánh đập tù nhân, tuy nhiên cho đến nay gia đình vẫn chưa nhận được câu trả lời. Trong 2 cuộc điện thoại dài 6 phút hôm 17 tháng 6, ông Nguyễn Văn Đức Độ đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" kể cho người nhà nghe việc ông bị đánh đập và biệt giam từ một tháng trước đó vì bị cho là kích động bạo loạn khi dám có kiến nghị trại giam cho phép tù nhân được phơi nắng vào những ngày cuối tuần.
- Hai đường thẳng song song (BoxitVN) - Nguyễn Lân Thắng - Có một chuyện về nông dân Dương Nội hiếm ai biết được nếu chỉ là người ủng hộ và quan sát từ xa. Ấy là chuyện tôi đố ai tìm thấy bất cứ một hình chụp nào của chị Cấn Thị Thêu và chị Nguyễn Thị Tâm. Cùng là dân oan ở Dương Nội, cùng đi đòi đất, cùng tham gia đấu tranh trong các hoạt động khác như bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đòi hỏi thực thi công lý… trong suốt hơn 10 năm qua, nhưng hai người phụ nữ kiên cường này chưa bao giờ đứng cạnh nhau.
- Giáo viên hợp đồng và lời nhắn nhủ tới lãnh đạo TP Hà Nội (BBC) - Nhiều giáo viên hợp đồng tại Hà Nội đang đề đạt chính quyền xem lại quyết định "không cho họ đặc cách mà phải qua thi tuyển, xét tuyển" vào viên chức các cơ sở giáo dục.
- Giáo viên lo ngại về mức lương theo quy định mới của Bộ Giáo dục (RFA) - Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông công lập được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục-Đào tạo vào ngày 16/6/2020. Báo mạng Giáo dục Việt Nam liên tục đăng tải các ý kiến của các giáo viên và giới viên chức trong ngành giáo dục, kể từ khi dự thảo Thông tư mới được công bố. Đài RFA ghi nhận những điểm đáng chú ý trong dự thảo Thông tư mà những người làm việc trong ngành giáo dục phản ánh là mức lương của giáo viên được thay đổi, tính theo xếp hạng; tựu trung là dựa vào bằng cấp mà không theo vị trí việc làm
- Kiểm toán nhà nước được xử phạt hành chính: ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’? (RFA) - Theo nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước thì cơ quan Kiểm toán Nhà nước được quyền xử phạt hành chính bắt đầu từ ngày 1/7. Cụ thể, tại Điều 11, Luật đã bổ sung thêm quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước được xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nhận xét về điều luật mới của kiểm toán nhà nước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 này, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng cho rằng Việt Nam ngày càng có những quy định ra đời bất chấp mọi quy tắc tư pháp và luật pháp
- Thu hồi đất theo phán quyết của tòa có khó không? (RFA) - Diễm Thi, RFA - Nhiều vụ án. Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 30 tháng 6, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa cho biết, việc thu hồi những dự án đất đai bị sai phạm theo phán quyết của tòa án là rất khó, không thể thực hiện nổi bởi có khu đất đã bán, có khu đất đã thế chấp ngân hàng… Bí thư Đà Nẵng cho rằng những sai phạm đất đai bị cử tri nêu ra là sai lầm của các lãnh đạo giai đoạn trước đã nghỉ hưu, nay những người đương nhiệm phải cố gắng khắc phục theo trình tự. Luật sư Hà Huy Sơn lên tiếng về việc này: “Sai phạm về đất đai thì phải thu hồi chứ không có điều luật nào nói là khó, không thu hồi được. Chỉ nói theo luật thôi, sai phạm thì phải thu hồi, còn chuyện đại biểu quốc hội nói là khó thì khó như thế nào? Không thu hồi được trong trường hợp nào của luật chứ không thể nói như thế được.”
- Mặt Trận Tổ Quốc TP.HCM không báo cáo tham nhũng với hàm ý ‘đã sạch tham nhũng’? (RFA) - Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) khóa XI, vào ngày 30 tháng 6 năm 2020, đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động công tác 6 tháng đầu năm, chuẩn bị cho 6 tháng cuối năm 2020. Tại Hội nghị, Ủy ban MTTQVN tại TPHCM đã công bố báo cáo dài 18 trang về công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ tại địa phương. Tuy nhiên, trong toàn bộ báo cáo không hề có phần giám sát tham nhũng. Phát biểu tại Hội nghị, Kỹ sư Đồng Văn Khiêm, thành viên Hội đồng tư vấn phản biện của Ủy ban MTTQVN tại TP.HCM, đặt câu hỏi: 'Phải chăng TP.HCM đã hết tham nhũng, nên báo cáo không có nội dung phòng chống tham nhũng?' Làm sao mà hết tham nhũng được, có cơ chế gì mà chống tham nhũng, mà đã thực hiện được đâu, mà hết tham nhũng được. Còn tại sao họ không nêu lên thì tôi cũng không hiểu. -Lê Văn Triết
- Cựu lãnh đạo trường Đại học Hoa Sen bị bác đơn kiện sau hơn 4 năm (RFA) - Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30/6 đã bác đơn kiện của ban quản trị cũ trường Đại học Hoa Sen đối với Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sau khi hoãn phiên tòa trong hơn 4 năm qua. Báo trong nước loan tin dẫn nội dung phiên tòa diễn ra cùng ngày. Cho biết thêm ban cựu lãnh đạo Đại học Hoa Sen gồm ông Trần Văn Tạo - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Bùi Trân Phượng - nguyên hiệu trưởng, ông Đỗ Sỹ Cường - nguyên phó hiệu trưởng đã yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 5891 của UBND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM về việc chấp thuận kết quả Hội nghị cổ đông bất thường, chấp thuận Hội đồng quản trị mới của trường không bao gồm ban lãnh đạo cũ.
- Dù ở lại SC Heerenveen, Đoàn Văn Hậu vẫn khó được ra sân? (BBC) - Quan ngại về khả năng cầu thủ Việt Nam được trọng dụng tại đội bóng Hà Lan ngay cả khi được ở lại.
- Chuyện gì đang xảy ra giữa Nga, Hoa Kỳ và Afghanistan? (BBC) - Nga phủ nhận cáo buộc đã trả tiền cho chiến binh Taliban để giết lính Mỹ. Phóng viên Jonathan Marcus của BBC đánh giá những cáo buộc này.
- Mỹ bắt đầu dỡ bỏ quy chế đặc biệt cho Hồng Kông (RFI) - Trọng Thành - Để trả đũa việc Bắc Kinh ra luật về an ninh Hồng Kông, chính quyền Mỹ kể từ ngày 29/06/2020, bắt đầu dỡ bỏ quy chế đặc biệt dành cho đặc khu, trước hết với việc đình chỉ xuất khẩu sang Hồng Kông các vũ khí, thiết bị quân sự và các công nghệ lưỡng dụng, có thể sử dụng cho mục tiêu dân sự và quốc phòng. Theo AFP, trước ngày Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua luật an ninh cho Hồng Kông (30/06), ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua ra thông báo cho biết bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ không cho phép bán các phương tiện phòng vệ, các thiết bị quân sự, sang Hồng Kông, tương tự như với Trung Quốc. Theo lãnh đạo ngoại giao Mỹ, Washington cũng sẽ có các biện pháp để giới hạn việc xuất khẩu các công nghệ quốc phòng và các công nghệ lưỡng dụng, tương tự như với Trung Quốc
- Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức (BBC) - Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hong Kong bắt đầu bỏ cuộc vì lo sợ luật mới cũng như sự trừng phạt mà luật này cho phép.
- Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong (BBC) - Giới chỉ trích lo ngại luật này là mối đe dọa lớn cho bản sắc của Hong Kong, cảnh báo rằng nó sẽ làm suy yếu nền độc lập tư pháp của Hong Kong và phá hủy các quyền tự do của thành phố, vốn không tồn tại ở TQ đại lục.
- Bắc Kinh bị tố triệt sản cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (RFI) - Minh Anh - Trung Quốc tiến hành một chính sách kiểm soát sinh sản bằng cách ép buộc triệt sản nhắm vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đây là nội dung của một nghiên cứu do quỹ Jamestown Foundation của Mỹ thực hiện, được công bố ngày 29/06/2020. Căn cứ vào các tài liệu hành chính tham khảo được và qua trao đổi với nhiều nhân chứng, nhà nghiên cứu người Đức Adrian Zenz nhận thấy con số sinh nở của người Duy Ngô Nhĩ sụt giảm rất mạnh từ năm 2016. Nhiều phụ nữ cho biết bị ép triệt sản nếu không muốn bị gởi đến các trại cải huấn. Việc đặt vòng tránh thai dường như cũng đã được áp đặt cho nhiều người khác
- Philippines lại bị tổ chức quốc tế lên án vì bạo lực cảnh sát (RFI) - RFI - Từ năm 2016 đến 2019, ít nhất có 122 trẻ em đã bị sát hại trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines, do tổng thống Rodrigo Duterte phát động. Phần lớn là nạn nhân của lực lượng an ninh. Chắc chắn con số trên vẫn còn thấp so với thực tế. Trên đây là những chi tiết trong báo cáo do Tổ chức Thế giới chống Tra tấn trình bày trước hiệp hội các thông tín viên tại Liên Hiệp Quốc ngày 29/06/2020.
- WHO cảnh báo dịch Covid-19 ‘gia tăng’ và ‘còn lâu mới chấm dứt’ (RFI) - Thu Hằng - Dịch Covid-19 trên thế giới vừa vượt qua hai ngưỡng biểu tượng : hơn nửa triệu người thiệt mạng và hơn 10 triệu ca nhiễm. Ngày 29/06/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh báo dịch virus corona tiếp tục « gia tăng » và « còn lâu mới chấm dứt ». Tình hình vẫn nghiêm trọng ở châu Mỹ và dường như có chiều hướng tái bùng phát ở Trung Quốc, trong khi các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn có hàng chục ca nhiễm mới hàng ngày. Theo thống kê của AFP từ những nguồn chính thức, số ca tử vong vì Covid-19 trên khắp thế giới đã tăng gấp đôi trong chưa đầy hai tháng (250.000 tính đến ngày 05/05) và thêm 50.000 ca được ghi nhận trong 10 ngày gần đây.
- Venezuela trục xuất đại sứ của Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Thu Hằng - Ngày 29/06/2020, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro gia hạn 72 tiếng cho đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu tại Caracas để rời khỏi Venezuela. Quyết định được đưa ra nhằm đáp trả loạt biện pháp trừng phạt được Liên Hiệp châu Âu thông qua cùng ngày nhắm vào 11 quan chức Venezuela. Trong một bài diễn văn, tổng thống Nicolas Maduro tỏ ra phẫn nộ về quyết định của Bruxelles : « Họ là ai mà dám áp đặt đe dọa ! ». Bà Isabel Brilhante Pedrosa, đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, có 72 tiếng và Caracas « sẽ cung cấp một chuyến bay » vì hiện tại Venezuela ngừng mọi chuyến bay thương mại vì lý do dịch Covid-19
- VNTB – Trung Quốc kiểm duyệt Zoom: Khó khăn cho các trường đại học Hoa Kỳ?! (VNTB) - Khánh An dịch (VNTB) – Phản ứng của Zoom cũng như các công ty nước ngoài khác khi bị buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận yêu cầu của chính phủ Trung Quốc hoặc mất quyền truy cập vào thị trường Trung Quốc. Công ty Zoom của Mỹ gần đây đã thừa nhận rằng họ đã làm một việc tồi tệ là tạm thời đóng tài khoản của một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ vào tháng trước sau khi họ tổ chức một sự kiện ảo để kỷ niệm ngày 4 tháng 6 nhân vụ thảm sát Thiên An Môn. Zoom khăng khăng rằng họ đã làm như vậy nhằm “ tuân thủ luật pháp địa phương”, nhưng không nêu rõ họ đã phạm vào luật nào.
- Làn sóng tẩy chay có khiến Facebook sụp đổ? (BBC) - Khi Ford, Adidas, Microsoft và HP tạm ngưng quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội, Facebook có nên lo lắng?
- ‘Đừng gọi tôi là BAME’: Vì sao một số người bác bỏ từ này (BBC) - Trong bối cảnh tranh luận về Black Lives Matter, tại sao một số người cảm thấy khó chịu khi bị gọi là cộng đồng “BAME”?
- Tìm thấy chủng virus cúm 'có khả năng gây đại dịch' ở Trung Quốc (BBC) - Các nhà khoa học nói chủng virus mới được tìm thấy ở lợn nhưng có thể lây sang người và cần được theo dõi sát sao.