Điểm Tin Thứ Sáu 31/07/2020
Một tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang có tranh chấp Trung-Nhật. Ảnh tư liệu do tuần duyên Nhật Bản chụp ngày 22/12/2015. AP |
Anh Tuấn Phạm
- Biển Hoa Đông: Mỹ cam kết giúp Nhật giám sát tàu Trung Quốc (RFI) - Trọng Nghĩa - Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Nhật Bản ngày 29/07/2020 đã cho biết sẽ giúp Tokyo giám sát các hành vi xâm nhập nhiều “chưa từng thấy” của tàu Trung Quốc vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, hiện do Nhật kiểm soát, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Cam kết được đưa ra vào lúc tàu đánh cá Trung Quốc bị tình nghi là sẽ tràn ngập vùng biển Nhật Bản.
- Trung Quốc điều máy bay tập trận tại Biển Đông (RFA) - Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 30/7 cho biết nước này đã điều các máy bay H-6G và H-6J tham gia tập trận tại Biển Đông với “cường độ cao suốt ngày đêm”... Tin nói các máy bay oanh tạc của Trung Quốc đã diễn tập cất và hạ cánh ban ngày lẫn đêm, cũng như diễn tập tấn công các mục tiêu trên biển, tấn công tầm xa. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói các cuộc tập trận nằm trong chương trình huấn luyện phi công thường niên, nhưng không nói rõ thời điểm và khu vực của các hoạt động tập trận này.
- Hoa Kỳ chuyển giao 2 tàu tuần tra cho Việt Nam (RFA) - Hoa Kỳ chuyển giao 2 tàu tuần tra cỡ lỡn lớp Hamilton đã loại biên của Lực lượng tuần duyên Mỹ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vào ngày 27/7 cho biết 2 tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton (3.200 tấn) bao gồm chiếc CSB 8020, đã được chuyển giao hồi năm 2017 và chiếc chiếc John Midgett, dự kiến chuyển giao vào cuối năm 2020. Hai tàu tuần tra vừa nêu trị giá khoảng hơn 58 triệu USD, thuộc trong số tiền 150 triệu USD mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam trong 3 năm tài khóa từ 2016-2019, thông qua chương trình tài trợ quân sự nước ngoài (FMF). Chương trình FMF được Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp tài chính cho các nước dùng mua sắm thiết bị và dịch vụ quân sự của Mỹ, nhưng không cung cấp trực tiếp khoản tiền này cho nước được nhận mà trực tiếp chi trả cho các công ty Mỹ.
- Đại dịch COVID 19 và lỗ hổng an ninh biên giới (BoxitVN) - Nguyễn Ngọc Chu - 1. Mối đe doạ an ninh biên giới. Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng chống dịch Covid 19 cho đến tháng 6/2020. Nhưng lỗ hổng biên giới đã đưa Việt Nam rơi vào một tình trạng lây lan virus corona Vũ Hán mới vào cuối tháng 7/2020, rộng hơn và nguy hiểm hơn tất cả các đợt lây lan trước đây. “Đốn củi 3 năm đốt 1 giờ”. Chủ quan buông lỏng kiểm soát biên giới đã đưa đến hậu quả vô cùng đắt giá. Nhưng hy vọng rằng, với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ và sự đồng lòng của toàn dân, Việt Nam sẽ vượt qua làn sóng dịch mới.
- Tòa giảm 3 tháng tù cho 2 tài xế chống "BOT bẩn" dù không xin giảm nhẹ hình phạt (RFA) - Sáng ngày 30 tháng 7 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên giảm 3 tháng tù giam mỗi người đối với ông Bùi Mạnh Tiến và bà Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như) với cáo buộc tội danh "gây rối trật tự công cộng". >Phiên tòa phúc thẩm xử hai tài xế bắt đầu từ ngày 29-7 và kéo dài đến sáng ngày 30-7 mới tuyên án, theo đó ông Tiến phải chịu mức án 15 tháng tù giam và bà Huệ phải chịu mức án 39 tháng tù giam do cộng với bản án 24 tháng tù giam trước đó.
- Đã có ‘tiền lệ gặp gỡ tù an ninh quốc gia’ khi chưa kết thúc điều tra? (BoxitVN) - Hoài Nguyễn - Tin tức về thân nhân các ông Nguyễn Đức Thạch, ông Phạm Chí Thành đã được ‘thăm gặp’ ngay trong giai đoạn đang điều tra vụ án, liệu có phải đang mở ra một tiền lệ cho việc luật sư cũng có thể gặp thân chủ của mình ngay ở giai đoạn điều tra ở nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia? Lâu nay, khi luật sư nhận bảo vệ thân chủ ở nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, gần như chưa có ai được gặp thân chủ trong giai đoạn điều tra, và trớ trêu thay đây lại là quy định của pháp luật Việt Nam.
- Kinh tế thị trường ở Việt Nam: Khoảng cách từ “miệng” đến “tay” còn xa (BoxitVN) - Ấp úng 34 năm, giờ mới nói ra được: Nhà nước ta là nhà nước “sở hữu và kiểm soát”, nên không thể đi với “kinh tế thị trường”, tức không thể có “kinh tế thị trường định hướng XHCN”! Cẩm Tú - Sau hơn 30 năm đổi mới, con đường chuyển sang kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn dang dở, trong đó, điều phối hành chính vẫn chiếm ưu thế. Theo GS.TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), trên thế giới hiện nay có hai bộ chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường. Thứ nhất là Index of Economic Freedom do Quỹ di sản (The Heritage Foundation) và Tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal) của Mỹ xây dựng từ năm 1995, thứ hai là Economic Freedom of the World do Viện Fraser Institute (Canada) xây dựng.
- “Tiếng gai hót trong bụi mận…” (VNTB) - Phạm Xuân Cần - Đùa mà có ý thật. Vì lâu nay, trong tai, trong mắt của một vài người, báo Lao động Nghệ An chưa bao giờ là tiếng chim lảnh lót, líu lo, ríu rít ngợi ca như rất nhiều tờ báo khác. Trong tai, trong mắt họ, Lao động Nghệ An chẳng khác gì một cái gai. Vậy thì phải nói là “tiếng gai hót…” chứ nhỉ? Lời tòa soạn: Tác giả Phạm Xuân Cần là một ‘nhà báo không thẻ’. Nghề nghiệp chính của ông là làm quản lý ở Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An. Ông là người đã đề xuất mục “Công Nông đối thoại” trên Lao động Nghệ An, và ông được giao ‘thủ chuyên mục’ này suốt 7 năm trời. Đến đời tổng biên tập Nguyễn Thị Thu Hương, ông lại đề xuất mở mục theo kiểu người Nghệ là “Nói cho vuông”. Thời gian này ông đã nghỉ hưu.
- Tạp chí Nhân quyền do Hà Nội phát hành chục năm qua, ai đọc? (RFA) - Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ Việt Nam vào ngày 30/7 đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ra Tạp chí Nhân quyền Việt Nam số đầu tiên. Theo tin VOV loan đi, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam được xem là tạp chí chuyên ngành hàng đầu về quyền con người ở Việt Nam với nhiều bài viết phản ánh thành tựu đảm bảo quyền con người ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó đã góp phần tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội, làm cho bạn bè quốc tế hiểu đúng hơn về tình hình nhân quyền Việt Nam. Bên cạnh đó, những bài viết được đăng tải trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam còn có tính nghiên cứu, phản bác các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch hoặc kết hợp đưa thông tin về tình hình nhân quyền trên thế giới, quan điểm của cộng đồng quốc tế về vấn đề quyền con người để định hướng dư luận…
- Nguyên chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong từng trốn truy nã hơn 20 năm bị 30 tháng tù treo (RFA) - Tòa án Nhân dân (TAND) thành phố Hòa Bình vào ngày 29 tháng 7 mở phiên xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Quang Huy, nguyên Chánh văn phòng Tòa án Nhân dân huyện Cao Phong về tội "Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia." Truyền thông quốc nội dẫn nguồn tin tại phiên xét xử cho biết, ông Nguyễn Quang Huy thừa nhận hành vi phạm tội của ông và cho rằng ông hoàn toàn không biết mình bị truy nã cũng như nhận mọi thông tin giấy tờ triệu tập, giấy quyết định của cơ quan điều tra trong suốt hơn 20 năm qua.
- Cấp đất trái quy định tại Tuy Đức, hàng loạt cán bộ Đắk Nông lãnh án tù (RFA) - Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông ngày 29-30/7 mở phiên tòa sơ thẩm đối với 9 nguyên cán bộ huyện Tuy Đức tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Báo trong nước loan tin ngày 30/7 cho biết thêm 1 trong 9 người vừa nêu là ông Lê Văn Quang, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, hiện đang tạm đình chỉ chức vụ để chữa bệnh nên chưa truy tố, xét xử.
- Tổ chức bảo về động vật phát hiện hàng chục động vật quý hiếm tại rừng cao nguyên Kon Plông (RFA) - Giang Nguyễn - Tố chức Bảo tồn động vật hoang dã Quốc tế, FFI, phát hiện hàng chục quần thể động vật quý giá được phát hiện tại khu rừng Kon Plông, tỉnh Kontum, Việt Nam. Truyền thông trong nước đưa tin ngày 29 tháng 7 và cho biết những phát hiện này có giá trị lớn đối với nỗ lực bảo tồn sinh học. Theo đó, qua những cuộc khảo sát tại rừng Kon Plông, 121 loài động vật được phát hiện, trong đó có quần thể cầy vằn, một loại động vật được xếp hạng nguy cấp theo Danh mục đỏ (IUCN), Liên Minh Quốc Tế Bảo vệ Thiên nhiên. Tổ chức FFI cũng đã phát hiện nhiều chà vá chân xám. Trên toàn cầu có 500 cá thể và nơi này có thể là quần thể chà vá chân xám lớn nhất trên phạm vi phân bố được biết tới. Ngoài ra, FFI cũng đã phát hiện hơn 120 cá thể vượn đen má vàng Trung bộ tại khu rừng này.
- VNTB – Hệ thống dữ liệu ở bệnh viện Đà Nẵng có vấn đề? (VNTB) - Sơn Trà (VNTB) – Nếu không có vấn đề thì vì sao ngành y tế không truy xuất dữ liệu cung cấp cho các địa phương, tránh việc các tỉnh bị động chờ đợi. Tại cuộc họp vào chiều 30-7 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Yên với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này, bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, cho hay hiện tỉnh này vẫn còn 22 người khám, chữa bệnh và thăm bệnh tại các bệnh viện ở TP Đà Nẵng trong thời gian có người mắc Covid-19 đã trở về Phú Yên, nhưng không khai báo y tế. Ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết tỉnh này đã chỉ đạo và các lực lượng chức năng đang đồng loạt vào cuộc để tìm, động viên những người này trình báo cơ quan y tế
- Doanh nghiệp trông đợi gì khi Chính quyền TP.HCM cam kết hỗ trợ? (RFA) - Tại buổi đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) với chủ đề “Phát triển kinh tế và nắm bắt cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, diễn ra vào ngày 28/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong cho biết Chính quyền thành phố tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp và cam kết sẽ chuyển thành hành động cụ thể trong quý III/2020. Đặc biệt, liên quan Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong khẳng định mục tiêu đưa hiệp định này thành nhân tố quan trọng trong việc triển khai các giải pháp phục hồi kinh tế sau tác động của dịch COVID-19.
- Nhiều người tìm cách trốn cách ly giữa mùa dịch COVID-19 (RFA) - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa phát hiện 9 người đi trên tàu đánh cá của Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90511 để về Thừa Thiên-Huế tránh dịch và trốn cách ly. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 30 tháng 7. Theo tin, 9 người trên tàu đánh cá đều trú tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Họ trốn cách ly bằng tàu cá vì cho rằng đường bộ có quá nhiều chốt chặn không cho người từ vùng dịch Đà Nẵng ra Huế.
- Virus corona ở Đà Nẵng: Quanh tin đồn bệnh nhân 449 người Mỹ là F0 (BBC) - Covid-19 đang từ tâm dịch Đà Nẵng lan ra nhiều tỉnh thành khác, với ca bệnh tăng lên mỗi ngày; các biện pháp truy tìm nguồn lây lan được tăng cường tới mức cao nhất và nhiều người cho rằng bệnh nhân 449 người Mỹ là F0.
- Donald Trump muốn hoãn bầu cử tổng thống Mỹ 2020 (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa ra kêu gọi, nói rằng bầu cử tổng thống tháng 11 nên được tạm hoãn, vì bỏ phiếu qua bưu điện có thể tạo ra lừa đảo và kết quả sai.
- Bộ Tư pháp Mỹ mô tả hoạt động của hai gián điệp mạng Trung Quốc (BBC) - Chuyên gia an ninh mạng đưa ra nhận xét về gián điệp mạng Trung Quốc, nhân dịp Bộ Tư pháp Mỹ mô tả hoạt động của hai trong những kẻ chuyên đánh cắp bí mật thương mại, vũ khí và dược phẩm của Hoa Kỳ.
- Mỹ: Lực lượng liên bang chuẩn bị lùi khỏi các cuộc biểu tình ở Portland (BBC) - Thống đốc tiểu bang Oregon gọi các đặc vụ liên bang là "một lực lượng chiếm đóng" Portland, nhưng tổng thống nói rằng họ đã cứu thành phố.
- Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ xác nhận rút 12.000 quân khỏi Đức (RFI) - Thùy Dương - Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper ngày 29/07/2020 thông báo rút 12.000 quân trong số khoảng 34.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Đức. Lãnh đạo Lầu Năm Góc nhận định kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Đức là cần thiết về chiến lược. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó lại nói ông sẵn sàng xét lại kế hoạch, nếu Đức tăng đóng góp tài chính cho Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
- Mỹ cảnh báo hợp tác với Huawei sẽ phải trả giá (BoxitVN) - Xuân Mai - Đại sứ Mỹ tại Brazil – Todd Chapman, hôm 29-7 cảnh báo nước chủ nhà rằng họ có thể đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu cho phép tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G. Ông Chapman có ý nhắc đến cảnh báo trước đó của Mỹ về chuyện Trung Quốc không bảo vệ tài sản trí tuệ. Cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc Washington đang tăng cường nỗ lực nhằm hạn chế vai trò của Huawei trong việc tham gia phát triển mạng di động thế hệ mới tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh
- Tầm nhìn « China 2025 » hay bản chỉ dẫn đánh cắp công nghệ ? (RFI) - Minh Anh - Leo thang căng thẳng Mỹ - Trung bước sang một nấc mới : « Cuộc chiến lãnh sự ». Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tuần qua ra lệnh đóng cửa các tòa lãnh sự lẫn nhau : Một của Trung Quốc tại Houston và một của Mỹ tại Thành Đô. Hoa Kỳ đặc biệt tố cáo Bắc Kinh gia tăng các hoạt động gián điệp, đánh cắp công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu « Tầm nhìn Made in China 2025 » đầy tham vọng.
- Luật an ninh Hong Kong: Bốn sinh viên bị bắt vì tội 'xúi giục' (BBC) - Một nhóm ủng hộ độc lập cho Hong Kong cho biết những người bị bắt bao gồm cựu lãnh đạo của nhóm, Tony Chung.
- VNTB – EU Trừng Phạt Trung Quốc vì Luật An Ninh Hồng Kông, Hướng tới Lập Trường Cứng Rắn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc (VNTB) - Khánh An dịch (VNTB) – Brussels hạn chế xuất khẩu thiết bị mà Bắc Kinh có thể sử dụng để đàn áp đồng thời đánh giá lại các thỏa thuận dẫn độ. BRUSSELS, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì cách xử lý các vấn đề liên quan đến Hồng Kông vào thứ ba, EU có lập trường đối với Bắc Kinh gần giống với lập trường cứng rắn hơn của chính quyền Trump
- Covid-19 : Cuộc chạy đua tìm vắc xin đang tới đâu ? (RFI) - Anh Vũ - Trong khi trận đại dịch Covid-19 đã làm gần 700 nghìn người thiệt mạng trên thế giới và đà lây lan vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, vắc xin có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-ConV-2 đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Các nhà khoa học, phòng thí nghiệm trên khắp thế giới từ nhiều tháng qua đang lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra liều thuốc chủng công hiệu, an toàn phòng ngừa Civid-19. Dù một số kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đầy tỏ ra khả quan, nhưng đến nay thế giới vẫn chưa có loại vắc xin nào được coi là thành phẩm hoàn chỉnh. Cùng lúc, các cường quốc cũng lao vào cuộc chạy đua khốc liệt nhằm tìm ra liều thuốc quý tạo ra một cuộc cạnh tranh toàn cầu. Trên thế giới hiện có bao nhiều « ứng viên vắc xin » ? Trong ghi nhận gần đây nhất, ngày 24/07, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thống kê hiện trên thế giới có 25 « ứng viên vắc xin » đang được đánh giá trong những thử nghiệm lâm sàng ở người ( giữa tháng 6 chỉ có 11).
- Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào? (BBC) - Làm việc từ nhà nhiều hơn, muốn tự tay làm mọi thứ, môi trường trong sạch hơn..., và nhiều thứ khác mà Covid-19 làm thay đổi cuộc sống chúng ta.