Điểm Tin Thứ Ba 14/07/2020
Một chiến đấu cơ F/A-18E hạ cánh trên tầu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76). Đằng xa là tầu USS Nimitz (CVN 68), cùng tập trận ở Biển Đông ngày 06/07/2020. © AP - US Navy |
Anh Tuấn Phạm
- Biển Đông trước thực tế Trung Quốc “ỷ mạnh hiếp yếu, nuốt lời” (RFI) - Thu Hằng - Từ ngày 01-05/07/2020, Trung Quốc tiến hành tập trận ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, chiếm của Việt Nam vào năm 1974. Đây là một trong ba cuộc tập trận mà báo chí Trung Quốc gọi là « tam đại chiến địa » ở ba vùng biển từ bắc xuống nam : Hoàng Hải, Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông) để phô trương sức mạnh. Điều đáng chú ý là Trung Quốc quyết định tổ chức cuộc tập trận hàng năm này ngay sau khi lãnh đạo ASEAN ra thông cáo chung, cứng rắn hơn, vào ngày 26/06 sau cuộc họp thượng đỉnh do Việt Nam làm chủ tịch và khẳng định Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở giải quyết bất đồng ở Biển Đông. Vừa tập trận « răn đe » xong, Bắc Kinh lại kêu gọi các nước ASEAN tiếp tục đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Vậy Bắc Kinh tính toán gì ? Lập luận của Trung Quốc có đáng tin cậy không ? Liệu nguy cơ va chạm có xảy ra ở Biển Đông không, trong khi hải quân Mỹ tiếp tục tăng cường tuần tra, điều máy bay ném bom và huy động ba tầu sân bay lần lượt tham gia tập trận ?
- Lập trường của Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông (RFA) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Pompeo vào ngày 13 tháng 7 ra tuyên bố về lập trường của Washington đối với những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Theo đó Hoa Kỳ cổ xúy cho một vùng Ấn độ- Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hiện nay Washington đang củng cố chính sách của Hoa Kỳ tại khu vực quan yếu và đang gây ra những tranh cãi là Biển Đông. Washington minh định rằng tuyên bố của Bắc Kinh đối với những nguồn tài nguyên xa bờ tại hầu hết khu vực Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, chiến dịch bắt nạt của Bắc Kinh nhằm kiểm soát những nguồn tài nguyên đó cũng phi pháp
- Philippines quyết không thỏa hiệp với Trung Quốc về Biển Đông (BBC) - Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tuyên bố phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài là điều "không thể thỏa hiệp".
- Cơ hội và Thách thức cho Việt Nam & ASEAN năm 2020 (BoxitVN) - Nguyễn Quang Dy - Năm 2020 tuy có nhiều biến động khó lường, nhưng Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19 một cách đầy ấn tượng. Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN Đặc biệt về Covid-19 họp trực tuyến (14/4). Sau hai tháng bị hoãn, Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến (26/6). Tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông được dư luận đánh giá cao, phản ánh đoàn kết cao hơn của ASEAN cũng như vai trò lớn hơn của Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN năm 2020.
- Ai mới là bạn của Việt Nam trên Biển Đông (BoxitVN) - Nguyễn Trọng Thiêm 2020-07-11 - Những mong đợi về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện quyền thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 06.1 vừa qua đã tiêu tan khi ngày 9/7, thông tin chính thức trên trang web của tập đoàn Noble đã đưa tin hợp đồng của giàn khoan Noble Clyde Boudreaux ở Việt Nam đã bị huỷ bỏ. Tập đoàn Noble cũng cho biết là trong hợp đồng thuê giàn khoan này có bao gồm điều khoản phải bồi thường khi huỷ hợp đồng.
- Quyền tự do “không công đoàn” (BoxitVN) - Mai Lan - Nếu người lao động từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn, thì họ sẽ chịu thiệt gì trong tương lai? Không tham gia công đoàn: mỗi năm sẽ thêm thu nhập ít nhất là 12%. Trước tiên, nếu pháp luật Việt Nam cho phép quyền tự do công đoàn đối với người lao động, và cả đối với bên sử dụng lao động, thì trong trường hợp từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn tại nơi làm việc, trước mắt người lao động hưởng lợi ngay là không phải mất mỗi tháng là 1% tiền lương – tiền lương ở đây bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Thiền đối đầu chấp pháp CS (BoxitVN) - Bs Nguyễn Đan Quế Viết lại kỷ niệm này để tặng cháu Nguyễn Quang Hồng Ân nhân xem cháu đàn. 1978 tôi bị bắt. Một đám đông công an mặc thường phục đột ngột xông vào nhà cùng với công an khu vực. Còng tay. Đọc lệnh bắt và xét nhà khẩn cấp với tội danh ‘cầm đầu Mặt trận Dân tộc Tiến bộ, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng‘. Ào ào như xôi chia nhau lục soát nhà. Còn tôi, đưa ra xe đi ngay. Hai tên lực lưỡng kẹp cứng ở băng sau. Tịch thu kính trắng, thay bằng kính đen để cho có ai quen cũng không nhận ra.
- Việt Nam: Phòng giam giữ hay lò lửa đày đọa con người? (BoxitVN) - LS Ngô Ngọc Trai (Gửi tới BBC từ Hà Nội) Mới đây tôi cùng hai luật sư đồng nghiệp đã có buổi làm việc với ông Trương Duy Nhất tại trại giam. Từng làm việc trong một cơ quan báo chí nhà nước là Báo Lao động, sau đó nghỉ ra ngoài làm báo tự do, hiện ông Nhất đang bị giam giữ tại Trại tạm giam T16 nằm ở huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội trong một vụ án liên quan đến tài sản. Khi làm việc, chúng tôi thấy hai cánh tay bị can nổi các mẩn đỏ, hỏi thì được biết trên người cũng có và do thời tiết nắng nóng của buồng giam
- Bộ Công an khám xét các cán bộ gần cận Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (BBC) - Bộ Công an nói các đối tượng bị khám xét "có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".
- Người dân lo ngại gì khi CSGT được trang bị thêm nhiều loại súng? (RFA) - Thông tư số 65/2020 của Bộ Công an thay thế cho Thông tư số 1/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/8 tới đây. Theo Điều 11 của Thông tư số 65 quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, còng số 8. Thông tư mới nêu rõ “Việc trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật”
- Facebook giới hạn truy cập 5 bài viết của RFA chỉ trong 4 tháng! (RFA) - Trang Facebook của Đài Á Châu Tự Do vào ngày 13/7 đã bị chặn bài viết ‘Cử tri mong Tổng bí thư ở lại nhiệm kỳ nữa - sự dọn đường cho ông Trọng ở lại?’ Bài này được chia sẻ vào ngày 30/6 trước đó. Theo đó, những người dùng Facebook tại Việt Nam không thể xem được nội dung bài viết này. Như vậy chỉ trong 4 tháng, từ tháng 4-7/2020, Facebook đã chặn truy cập của người dân trong nước đối với 5 bài viết trên trang mạng xã hội của Đài Á Châu Tự Do với lý do được Facebook đưa ra là: “Vì những hạn chế pháp lý của địa phương, chúng tôi giới hạn quyền truy cập vào bài đăng của quý vị tại Việt Nam”.
- Trung Quốc hăm dọa sự tồn vong của thể chế chính trị Việt Nam! (RFA) - Diễm Thi, RFA - Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phiên bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc có bài viết nhan đề “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” của tổng biên tập Hồ Tích Tiến. Bài báo xuất hiện vào dịp Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tác giả “khuyên” Việt Nam cảnh giác trong mối quan hệ với Hoa Kỳ bởi mục đích lớn nhất của Mỹ khi phát triển quan hệ với Việt Nam là “lợi dụng Việt Nam”, “chia cắt mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc”. Bên cạnh việc nhắc lại chuyện Mỹ đã ném hàng ngàn, hàng vạn tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam thời chiến tranh, ông Hồ Tích Tiến ca ngợi chính sách láng giềng hữu nghị lâu dài của Trung Quốc với Việt Nam. Bài báo kết luận rằng thể chế chính trị Việt Nam khó trường tồn lâu dài nếu chính trị Trung Quốc không ổn định.
- Vì sao các cựu lãnh đạo TPHCM liên quan vụ Thủ Thiêm chưa bị truy tố? (RFA) - Một loạt cán bộ lãnh đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa bị khởi tố về tội 'Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãnh phí theo Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015. Người có chức vụ cao nhất bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quyết định khởi tố hôm 10/7 là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM Trần Vĩnh Tuyến; kế đến là ông Trần Trọng Tuấn - Phó chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM; Phan Trường Sơn - Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc; Trần Quốc Đạt - Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản; và Lê Tấn Hòa - chuyên viên Sở Xây dựng. Vì sao chỉ những cán bộ cấp phó có sai phạm đất đai bị khởi tố? Còn những vị cựu lãnh đạo thành phố như Lê Thanh Hải, tức Hai Nhựt; Nguyễn Văn Đua, tức Ba Đua; Tất Thành Cang tức năm Cang và Lê Hoàng Quân... mặc dù bị chính quyền kết luận có sai phạm trong vụ Thủ Thiêm, nhưng chỉ bị kỷ luật mà vẫn chưa truy tố?
- VNTB – Bà Hồ Thị Kim Thoa đã biến mất (RFI) - Nguyễn Nam
(VNTB) – Tin tức trên báo chí về khởi tố và cho tại ngoại hậu tra với ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa. Tuy nhiên ít ai biết rằng trên thực tế bà Hồ Thị Kim Thoa đã bóng tăm chim cá từ lâu rồi. Bà Hồ Thị Kim Thoa đã có quỹ thời gian quá dư dã cho tất toán mọi sai lầm, kể cả việc ‘biến mất’ khỏi Việt Nam.
- Khởi tố 2 nguyên cán bộ công an thành phố Hồ Chí Minh liên quan vụ cướp 35 tỷ (RFA) - Cục Cảnh sát hình sự đã khởi tố hai nguyên cán bộ Công an thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Anh Tuấn do có liên quan đến vụ cướp tiền trong ví điện tử trị giá 35 tỷ đồng. Báo trong nước loan tin ngày 13/7, cho biết thêm 2 người vừa nêu sau khi được chia hàng trăm triệu đồng sau vụ cướp, đã nộp lại số tiền khắc phục hậu quả lúc bị phát giác.
- 7 cán bộ liên quan sai phạm đất đai tại Hải Phòng bị truy tố (RFA) - Công an Thành phố Hải Phòng ngày 13/7 vừa kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 7 cán bộ ở quận Dương Kinh về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến quản lý đất đai. Tin từ truyền thông trong nước cho biết, trong số 7 cán bộ vừa nêu có 4 người bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Nguyễn Hữu Mạnh, nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Dương Kinh, Hoàng Đình Điển, cán bộ Phòng Kinh tế, Lê Đại Hùng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Đỗ Thị Hải Thanh, cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai. Ba người còn lại bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” gồm: Nguyễn Văn Sự, nguyên cán bộ địa chính phường Anh Dũng, Phạm Văn Đoan, nguyên là Chủ tịch UBND phường Anh Dũng và Phạm Văn Tuấn, nguyên là cán bộ Văn phòng đăng ký sử dụng đất quận Dương Kinh
- Tổng thầu EPC Trung Quốc nêu điều kiện thanh toán mới chạy thử tuyến Cát Linh- Hà Đông (RFA) - Thông tin được mạng báo Kinh tế Đô Thị loan đi ngày 13 tháng 7, dẫn phát biểu của đại diện Tổng thầu Trung Quốc EPC về điều kiện để các công việc tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông được diễn ra đúng kế hoạch. Vào ngày 1 tháng 6 vừa qua , truyền thông trong nước loan tin Tổng thầu Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội dù không hứa ngày chạy tàu, nhưng lại đề nghị giao thêm số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác hoàn thiện.
- Khi các “BOT di động” được trang bị vũ khí giết người hàng loạt (BoxitVN) - Đỗ Ngà - Hiện nay trên quốc lộ 1A cứ trung bình 62 km là có một trạm BOT. Theo cách gọi của dân đi xe tải đường dài thì đấy là BOT cố định, như vậy nghĩa là đối với họ, còn có BOT di động? Vâng! “BOT di động” là từ mà dân đi xe tải đường dài gọi các toán CSGT chặn đường làm luật. Nếu ở nước ngoài người ta đi vài ba trăm km không thấy bóng dáng CSGT là bình thường, nhưng ở Việt Nam thì CSGT dày đặc, cứ khoảng 60- 80km thì chắc chắn người dân phải gặp một toán như thế. Như vậy, nếu vận tải hàng hóa từ Nam ra Bắc, ngoài việc đóng phí cho BOT cố định thì còn phải đóng các BOT di động này nữa. Các BOT di động này ăn đậm hơn các BOT cố định nhiều lần. Những xe tải vận chuyển hàng, thì mỗi lần qua BOT di động phải đóng tiền triệu chứ không ít.
- Kinh tế thời Covid-19: ‘VN đừng mong đón đại bàng’ (BoxitVN) - Việt Nam thông báo chính thức là không có một ca tử vong nào vì Covid-19. Thế nhưng nền kinh tế lại đang gánh chịu thiệt hại to lớn, thất nghiệp cao vì dịch virus corona. Từ Florida, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, cựu chuyên gia cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chia sẻ với BBC News Tiếng Việt những đánh giá của ông về viễn cảnh kinh tế Việt Nam, và hướng đi mà ông cho là phù hợp với tình thế hiện thời.
- Covid-19: Công nhân người Việt ở Guinea Xích đạo 'bị ép đi làm' (BBC) - Thêm hàng chục người Việt dương tính sau khi đã có 22 ca nhiễm nhưng hàng trăm người khác vẫn phải đi làm trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm.
- Trường chuyên VN: Đổi mới giáo dục là ''cách giải quyết cơ bản hơn'' (BBC) - Thử tìm hiểu căn nguyên của vấn đề giáo dục ở VN thông qua tranh luận gần đây về trường chuyên, lớp chọn nên được dẹp bỏ, bán đi hay đổi mới.
- Covid-19: Mở trở lại, tiệm nail người Việt ở Anh 'vừa mừng vừa lo' (BBC) - Những người làm nghề nail vui vì được đi làm trở lại sau gần bốn tháng nghỉ việc, nhưng lo lắng về an toàn sức khỏe và thu nhập.
- Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: tại sao Mác vẫn chưa chết? (Bài 24) (BoxitVN) - Đoàn Hưng Quốc - Tư tưởng Mác phá sản. Chủ nghĩa Mác bị chôn vùi trong đám tro tàn lịch sử. Vậy mà Mác đang đội mồ sống dậy và trở nên thời thượng (fashionable) trong giới trí thức Tây Phương, khi báo chí mỗi ngày nêu nổi bật khoảng cách giàu nghèo (wealth gap) và bất công (inequality) xã hội. Giới cấp tiến mà tiêu biểu là Thomas Piketty (Pháp) hay Bernie Sanders (Mỹ) dù có hay không tự nhận là Mác-xít, tuy sự nghiệp chính trị chưa thành nhưng tư tưởng và trào lưu xã hội do họ vực dậy không hề suy giảm mà có khả năng làm thay đổi cấu trúc tư bản Âu-Mỹ trong vài thập niên sắp tới.
- Châu Âu khó đạt đồng thuận về Thổ Nhĩ Kỳ (RFI) - Mai Vân - 27 ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu đến họp hôm nay, 13/07/2020, tại Bruxelles, với trọng tâm là mối quan hệ khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay các thành viên Liên Âu vẫn không đạt được một quan điểm chung để đối phó với Ankara và nhất là để đưa ra được biện pháp thích ứng trước những tranh chấp ngày càng nhiều, từ vấn đề đảo Sýp, di dân, cho đến Libya. Đây là chủ đề khiến Pháp rất bực tức vì Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya. Chính Paris đã đề xuất cuộc họp và cho rằng có thể trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề tranh chấp gay gắt cuối cùng là thánh đường Hagia Sophia ở Istanbul sẽ được biến thành đền thờ Hồi Giáo. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử của thánh đường này
- Quyết định về Huawei của Anh cho thấy căng thẳng chiến lược với Trung Quốc (BBC) - Xung khắc về 5G là một trong nhiều khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt với các nước trên thế giới.
- Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi ngày càng bị gạt ra bên lề thị trường 5G châu Âu (RFI) - Trọng Nghĩa - Theo tiết lộ của báo chí Anh vào hôm qua, 12/07/2020, tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi vừa xin được gặp khẩn cấp thủ tướng Anh Boris Johnson để bàn về một thỏa thuận theo đó Luân Đôn sẽ dời ngày loại bỏ Hoa Vi ra khỏi mạng 5G của Anh Quốc qua sau cuộc bầu cử Quốc Hội… vào tháng 6 năm 2025. Theo tuần báo Anh Sunday Times, Hoa Vi hy vọng là với một chính phủ mới hình thành sau cuộc bầu cử, Anh Quốc có thể đảo ngược quyết định chống tập đoàn Trung Quốc. Cố gắng giờ chót trên đây của Hoa Vi được đưa ra hai hôm sau khi báo chí Anh ngày 10/07, tiết lộ là Luân Đôn sắp yêu cầu các doanh nghiệp loại bỏ hoàn toàn các thiết bị của Hoa Vi trong hệ thống mạng viễn thông 5G của Anh
- Công nghệ giám sát nhà tù của Huawei xuất khẩu ra toàn cầu (BoxitVN) - Du Miên - Thiết bị mạng của công ty Trung Quốc Huawei cho phép đàn áp hàng loạt, đang được xuất khẩu trên toàn thế giới. Bủa vây bởi hàng loạt nghi vấn và chỉ trích, nhà cung cấp thiết bị mạng Trung Quốc Huawei tiếp tục phải đối mặt thêm một cáo buộc mới. Ở phương Tây, công ty này đã trở nên nổi tiếng với thiết bị mạng 5G và là nhà sản xuất thiết bị cầm tay lớn thứ 2 trên thế giới. Nó cũng là một công ty dẫn đầu trong công nghệ AI (Trí thông minh nhân tạo).
- Hồng Kông : Hiệu quả trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc rất hạn chế (RFI) - Thanh Phương - Đáp lại việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, Hoa Kỳ đang dự trù nhiều biện pháp trả đũa, nhưng khả năng trừng phạt của Mỹ rất giới hạn, bởi vì đánh vào Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính lớn của thế giới, sẽ gây tác hại cho các công ty và người tiêu dùng của cả Hoa Kỳ, phương Tây lẫn Hồng Kông, theo các quan chức và các nhà phân tích được hãng tin AP trích dẫn ngày 12/07/2020. Chỉ vài ngày sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 02/07/2020 đã thông qua một đạo luật dự trù trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông nào thi hành các quy định mới về an ninh để trấn áp dân Hồng Kông, vi phạm nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ». Luật này cho phép tổng thống Mỹ phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với các quan chức nói trên. Hiện tổng thống Donald Trump chưa cho biết rõ là ông sẽ ký ban hành hay không, nhưng Bắc Kinh đã dọa là sẽ có “các biện pháp trả đũa rất mạnh” nếu luật được ban hành.
- Một vũ trụ, một chế độ (BoxitVN) - Y Chan - Nhiều người còn mắt tròn mắt dẹt trước điều khoản số 38, quy định rằng bất kỳ ai, cho dù có phải là cư dân Hong Kong hay không, cho dù có sống ở đặc khu hay không, đều sẽ phải chịu sự trừng phạt nếu vi phạm các quy định của đạo luật. Những nhà bình luận chính trị đã gọi đây là hình thái mới, “một quả địa cầu một chế độ”, hay “đạo luật dẫn độ cấp vũ trụ” của Trung Quốc. Đích thị là theo nội dung của những người soạn thảo ra nó, bất kỳ ai, người viết hay bạn đang đọc bài, thậm chí là một người ngoài hành tinh, chỉ cần có biểu đạt chỉ trích chính quyền đặc khu Hong Kong hoặc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đều sẽ là đối tượng bị trừng phạt của luật này.
- Hồng Kông : Bầu cử sơ bộ của đối lập, trận chiến danh dự cuối cùng (RFI) - Thụy My - Vài tiếng đồng hồ trước bầu cử, những cửa hàng cho mượn chỗ bị làm áp lực, chính quyền o ép các đại biểu địa phương để ngăn trở 250 phòng phiếu hoạt động, viện thăm dò PORI (đồng tổ chức) bị bố ráp…Nhưng mặc cho sự đe dọa của cảnh sát và con virus, khí trời nóng bức, người dân Hồng Kông vẫn xếp hàng dài trước những điểm bỏ phiếu cơ động
- Bầu cử tổng thống Ba Lan: Andrzej Duda tái đắc cử với 51,2% phiếu (BBC) - Đương kim tổng thống Ba Lan Andrzej Duda theo quan điểm bảo thủ đã thắng điểm không nhiều trước đối thủ thuộc phái cởi mở hơn, Rafal Trzaskowski.
- Ngôi làng đẹp nhất nước Áo hóa 'làng ma' vì Covid-19 (BBC) - Hallstatt, nổi tiếng trên Instagram là ngôi làng đẹp nhất nước Áo, trở nên tiêu điều vắng vẻ khi du khách không còn tới nữa vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.