Đức Quốc: Bầu cử 2020 tại Hamburg-Đức, đảng SPD giành chiến thắng, CDU sút giảm nặng và FDP bị loại ra khỏi nghị viện
Lá Thư từ Đức Quốc
Bầu cử 2020 tại Hamburg-Đức, đảng SPD giành chiến thắng, CDU sút giảm nặng và FDP bị loại ra khỏi nghị viện
* Lê-Ngọc Châu
Lời phi lộ: Người viết rất ngại và muốn tránh hiểu lầm nên không đề cập đến "cái tôi đáng ghét". Tuy nhiên cho tôi được một lần nói tí xíu về mình đối với độc giả thường theo dõi hay tình cờ đọc Lá Thư từ Đức quốc do tôi biên soạn hay phóng dịch. Tôi đơn thuần là một người tỵ nạn chính trị vì cộng sản và xin hiểu theo nghĩa chính xác, hoạt động hoàn toàn độc lập.
Nhờ có tí vốn liếng tiếng Việt khi còn theo học trung học ban Toán ở VN mang theo ra nước ngoài, không nhiều lắm cộng thêm với chút ít tiếng Đức học được và với sự khích lệ của anh bạn, tôi lâu nay có cơ hội làm quen với "chữ nghĩa, văn chương" và từ đó viết lách, dịch thuật trở thành một trong vài "món quà giải trí tinh thần" cho riêng tôi, nhất là từ khi nghỉ hưu (non)!.
Xa hơn nữa, mục đích chính của tôi ngoài chuyện trao dồi thêm kiến thức vốn hạn hẹp của mình, ngoài giải trí ra còn muốn giới thiệu đến độc giả ngoài Đức cũng như đồng hương ở Đức vì hoàn cảnh chưa hiểu hết tin tức, thời sự, đời sống xã hội - kể cả chính trị vốn đa diện - của nơi tôi định cư với hy vọng là độc giả sẽ hiểu rõ hơn qua những bài viết hay Lá Thư do tôi biên soạn, phổ biến trên vài tờ báo, trang mạng điện tử.
Là một người tị nạn chính trị vì cộng sản đồng thời là ngưới có gốc di dân nên tuy chẳng ưa gì đảng tả có xu hướng xã hội chủ nghĩa hay đảng hữu khuynh có chủ trương "bài ngoại, không thích người ngoại quốc nói chung" nhưng tôi cố gắng tránh sự đánh giá một cách chủ quan về các sự kiện chính trị xảy ra ở Đức. Đi từ căn bản này, từ sự khách quan như có thể nên sự phê bình của tôi đôi khi không phù hợp với quan điểm người đọc là điều khó tránh được. Và như đã thưa ở trên, văn chương chữ nghĩa của tôi cũng giới hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sơ sót xin quý độc giả hoan hỷ cho mọi sơ sót -tuy luôn cố gắng- khó tránh từ phía người viết.
Ngoài ra, dựa trên căn bản học hỏi và cầu tiến, cá nhân tôi chỉ mong đón nhận được sự chỉ giáo có tính cách xây dựng thật sự của các bậc thức giả. Trân trọng (LNC_Đức)
***
Hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Hai năm 2020 một nghị viện (Quốc hội) cho nhiệm kỳ mới được bầu lại tại Hamburg / Bắc Đức, được gọi là "Buergerschaftswahl (citizenship election)". Khoảng hơn 1,3 triệu người được kêu gọi để quyết định cho số đại biểu dân cử trong nghị viện.
Cử tri Hamburg được kêu gọi đi bầu để chọn người đại diện từ các đảng phái tranh cử. Liên minh màu Đỏ-Xanh theo kết quả khảo sát trước bầu cử có khả năng thành hình như nhiệm kỳ qua và có thể tiếp tục cầm quyền dưới sự lãnh đạo của SPD.
Ứng cử viên (ỨCV) hàng đầu của SPD là đương kim Đô trưởng Peter Tschentscher. Đối thủ chính của ông Tschentscher là bà Katharina Fegebank (Xanh) hiện là Thị trưởng thứ 2 của Hamburg. Các ỨCV còn lại của CDU, Linke, FDP hay AfD hầu như không có cơ hội chống chọi lại với SPD và Xanh là hai đảng đang dẫn đầu ở Hamburg theo kết quả thăm dò cử tri. Điểm đáng nói ở đây là Xanh muốn giành chiến thắng trở thành đảng mạnh nhất kỳ bầu cử này, để bà Fegebank thay ông Tschentscher (SPD) trong chức vụ đứng đầu lãnh đạo Hamburg.
Hiếm khi có cuộc bầu cử căng thẳng, khá gay cấn ở Hamburg và không thể đoán trước số phận của CDU, FDP và AfD sau "vụ bê bối" chính trị trong lần bầu cử Thống đốc của tiểu bang Thueringen (thuộc DDR, cộng sản Đông Đức cũ) mà ngay sau đó các đảng phái và dân chúng Đức lên án dữ dội !.
Để quý đọc giả tiện theo dõi, so sánh người viết ghi lại kết quả bầu cử Hamburg cách đây năm năm. Năm 2015, cử tri đi bầu khoảng 57 phần trăm. Tại thời điểm đó, SPD đã đạt 45,6% trước CDU (15.9%), Xanh (The Greens) 12,3%, Tả khuynh (Linke) 8,5%, FDP (7,4%) và đảng AfD 6,1%. Năm 2020, cử tri đi bầu khoảng 63,3 phần trăm.
Xin nói thêm. AfD, một đảng mới trong những năm gần đây đã tạo nên sự kích động - thậm chí ở Berlin và ở Thueringen: đảng AfD (die Alternative für Deutschland, tạm dịch là "Giải pháp cho Đức" (đúng nghĩa là: Sự phải chọn một trong các giải pháp khác nhau cho Đức !). AFD được "ngồi" trong chín nghị viện tiểu bang và cũng tham chính tại nghị viện Hamburg từ 2015.
Theo kết quả sơ khởi lúc 22h47 ngày 23.02.2020 thì FDP chiếm 5,0% (tỉ lệ ít nhất phải đạt được!) và lọt vào nghị viện nhưng ngay sau đó ban bầu cử khám phá ra là có thể có một sự nhầm lẫn ở phòng bỏ phiếu Langenhorn nên kiểm phiếu lại và tôi phải chờ đến hôm nay mới viết xong bài tóm lược theo kết quả bán chính thức vừa được công bố. FDP run rẩy cho đến giây phút chót và cuối cùng vì FDP không đạt đủ 5% theo luật định nên bị loại một cách đau đớn, không được tham chính ở Hamburg. Tuy nhiên có điều cũng nói thêm, ứng cử viên hàng đầu của FDP, Anna von Treuenfels đã giành được chiến thắng trực tiếp tại Blankenese để bà ta vẫn có thể được quyền tham chính - với tư cách là đại diện duy nhất của FDP.
Và sau đây là kết quả bầu cử và số ghế được công bố tối 24.02 sau khi đã kiểm phiếu lại:
⦁ SPD : 39,2 % tính ra được 54 ghế (-4)
⦁ CDU : 11,2% được 15 ghế (-5)
⦁ Xanh : 24,2% tương đương 33 ghế (+18)
⦁ Tả Khuynh (Linke) : 9,1% được 13 ghế (+1)
⦁ AfD : 5,3% được 7 ghế (-1)
⦁ FDP: 4,9% (thất cử) nhưng được 1 ghế nhờ Treuenfels thắng cử trực tiếp.
Như vậy nghị viện Hamburg có tất cả 123 ghế, để cầm quyền liên minh cần tối thiểu 62.
Thay lời kết: Dựa vào kết quả bầu cử kể trên, người viết đưa ra vài nhận định riêng sau đây:
- kết quả bầu cử chính thức sẽ được công bố nay mai nhưng có thể nói là không thay đổi bao nhiêu sau nhiều đợt kiểm phiếu và như vậy có 6 đảng được tham chính tại Hamburg.
- Liên minh đang cầm quyền SPD + Xanh chiếm đa số phiếu tuyệt đối, hay nói đúng hơn có thể tiếp tục cầm quyền tại nghị viện Hamburg, nếu họ liên minh với nhau. CDU sút giảm nặng so với năm 2015.
- CDU với 11,2% là kết quả tồi tệ thứ hai đối với CDU từ trước đến nay - kể từ Thế chiến II.
- Đảng FDP run sợ trước thất bại và cuối cùng bị loại khỏi nghị viện Hamburg.
Có thể nói vụ bê bối chính trị ở Thueringen vì FDP và CDU "hợp tác" với AfD bầu ứng cử viên Kemmerich của FDP vào chức thống đốc vừa qua (nhưng sau đó vì FDP và CDU bị chống đối dữ dội nên Kemmerich từ chức) làm cho cử tri mất tin tưởng nên ở Hamburg hậu quả là CDU sút giảm và FDP bị thất cử đưa đến sự khủng hoảng trong nội đảng CDU và FDP. Chưa biết số phận của ông Lindner, chủ tịch của FDP trong tương lai sẽ như thế nào .?
- AfD vẫn lọt vào nghị viện Hamburg dù bị kết án và biểu tình chống dữ dội trong vài tuần qua sau vụ bầu cử ở Thueringen và là nghị viện thứ 16 AfD tham chính. Như vậy dù muốn dù không phải công nhận là đảng AfD tham chính tại tất cả nghị viện tiểu bang của Đức.
Nhân tiện người viết nói thêm là AfD liên tục thắng cử tại hầu hết các tiểu bang của nước Đức kể từ tháng Ba năm 2016 với chủ đề chống mạnh mẽ lại "chính sách tỵ nạn" của bà Merkel và chính phủ đương nhiệm. AfD đã có 6 lần đắc cử trước khi người tỵ nạn chưa ào ạt vào Đức cho nên nếu bảo rằng AfD "100% cực đoan tuy có vài chính trị gia gộc của AfD đã từng công khai tuyên bố mang tính cách bài ngoại thấy rõ" thì lý do này có lẽ thiếu cơ sở, chưa đứng vững được. Chẳng lẽ những người bầu cho AfD trong năm 2014 đến 2020 đều "bài ngoại" hết cả sao?. Nhìn thật kỹ và khách quan mà nói thì ngay trong đảng AfD có khá nhiều đảng viên từng là thành viên lâu năm của CDU nói riêng "đầu quân" vào AfD vì thế tôi nghĩ rằng nếu các chính trị gia kinh nghiệm, tên tuổi của các đảng phái Đức nói chung quan niệm "tất cả đảng viên hay cử tri ủng hộ hay bầu cho AfD đều là hữu khuynh" thì không chuẩn lắm (theo nhận định của tôi). Nếu đánh giá "đơn giản" như vậy thì phải giải thích thế nào cho logic đối với các cử tri bầu cho die Linke là hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức cũ (?) khi mà chủ nghĩa cộng sản DDR đã bị vứt bỏ vào thùng rác từ cuối năm 1989 đưa đến sự thống nhất nước Đức vào 03. Oktober 1990.? Đề cập đến điều này để thử đặt ra câu hỏi: "Vậy những người bầu cho Linke là ai, phải chăng chính họ còn "ưa thích chủ thuyết cộng sản" mà họ chưa lột xác được - và quan điểm xã hội chủ nghĩa hay nói rõ hơn chủ thuyết cộng sản - vẫn còn tiềm ẩn trong con người của họ (?) vì rõ ràng die Linke có chủ trương "tả khuynh". Xin nhường sự nhận xét lại cho độc giả. Tuy nhiên cũng nói thêm, cử tri bầu kín với lá phiếu dân chủ và cho dù kết quả bầu cử tốt ở tiểu bang Brandenburg (AfD hạng nhì chỉ thua SPD), ở Thueringen hay Sachsen (thuộc DRR cũ, ở Sachsen tháng 9 năm 2019 AfD đạt đến 27,5% số phiếu, chỉ thua CDU với 32,1% và ở Thueringen AfD về nhì sau die Linke, mạnh hơn hai đảng CDU, Xanh) - thì AfD đến nay cũng chỉ đóng vai trò đối lập mà thôi vì ngay từ đầu các đảng phái khác tuyên bố là họ KHÔNG liên minh với đảng "có khuynh hướng cực hữu AfD", cũng giống như CDU liên bang đến nay khẳng định là KHÔNG hợp tác với đảng Tả Khuynh!.
- Lực lượng mạnh nhất sau cuộc bầu cử ở Hamburg 23.02.2020 theo thứ tự là SPD, kế đến là Xanh, CDU, Tả Khuynh (die Linke) và AfD. Qua đó, SPD ưu tiên được quyền thương lượng với các đảng khác để thành lập "chính phủ" và thông thường thì đảng mạnh nhất sẽ lãnh đạo, trong trường hợp này ông Peter Tschentscher (SPD) giữ chức Đô trưởng Hamburg.
- Theo toán học và dựa vào kết quả bầu cử thì có thể có một liên minh tay hai cầm quyền.
Người viết thử phân tích dựa vào đa số ghế tuyệt đối là 62 xem ai sẽ cầm quyền ở Hamburg:
1) Liên minh mạnh nhất là SPD+Xanh (87 ghế) vì SPD và Xanh đã cùng nhau cầm quyền khá tốt từ năm 2015 cho đến khi bầu cử lại vào đầu năm 2020.
2) Có thể thành lập Liên minh SPD+CDU (Đỏ-Đen) mạnh thứ hai gồm 69 ghế nhưng có lẽ chỉ thành hình trừ khi SPD không muốn liên minh với Xanh mà nguyên nhân người viết chỉ có thể
phỏng đoán như sau:
a) SPD hay cả Xanh không nhượng bộ nếu Xanh đòi hỏi nhiều bộ quan trọng trong chính quyền mới vì kết quả bầu cử của Xanh lần này cao gấp đôi so với năm 2015.
b) SPD còn có lựa chọn nữa là liên minh với CDU tuy cộng lại chỉ hơn 7 phiếu so với đa số phiếu tuyệt đối 62. Lý do khác là biết đâu ông Tschentscher và SPD-Hamburg "cay cú" với chủ trương tranh cử của Xanh trước bầu cử là Xanh với ỨCV hàng đầu Fegebank đã tuyên bố muốn thay thế ông Tschentscher (SPD) trong chức vụ Đô trưởng, lãnh đạo Hamburg.
3) Giải pháp thứ ba là SPD đi với Linke, nhưng theo tôi khó thành vì yếu với 67 phiếu.
Chính trị đa diện và đôi khi rất phức tạp. Nhưng việc gì đến sẽ đến là điều chắc chắn. Vì vậy người viết dự đoán sớm muộn gì cũng phải có một liên minh lên nắm quyền tại Hamburg vì các đảng phái Đức nói chung sợ mất sự ủng hộ của cử tri nếu kéo dài thời gian đàm phán khi mà có hai giải pháp khá rõ ràng: SPD hoặc liên minh với Xanh hay là với CDU.
Tóm lại, Hamburg đang đứng trước sự chọn lựa một hỗn hợp pha màu giữa màu Đỏ (SPD) với màu Xanh hoặc Đen (CDU). Tôi nghĩ rằng liên minh màu Đỏ-Xanh vốn đã có kinh nghiệm làm việc chung trong suốt 5 năm qua sẽ cầm quyền tại Hamburg thêm nhiệm kỳ nữa và nếu đúng như vậy thì tất cả các đảng tham chính còn lại tại đây trở thành đối lập trong nghị viện!.
⦁ © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, tối ngày 24.02. 2020)
Nguồn: AFP, DPA, Yahoo News và đài truyền hình ARD, ZDF.
Bầu cử 2020 tại Hamburg-Đức, đảng SPD giành chiến thắng, CDU sút giảm nặng và FDP bị loại ra khỏi nghị viện
* Lê-Ngọc Châu
Lời phi lộ: Người viết rất ngại và muốn tránh hiểu lầm nên không đề cập đến "cái tôi đáng ghét". Tuy nhiên cho tôi được một lần nói tí xíu về mình đối với độc giả thường theo dõi hay tình cờ đọc Lá Thư từ Đức quốc do tôi biên soạn hay phóng dịch. Tôi đơn thuần là một người tỵ nạn chính trị vì cộng sản và xin hiểu theo nghĩa chính xác, hoạt động hoàn toàn độc lập.
Nhờ có tí vốn liếng tiếng Việt khi còn theo học trung học ban Toán ở VN mang theo ra nước ngoài, không nhiều lắm cộng thêm với chút ít tiếng Đức học được và với sự khích lệ của anh bạn, tôi lâu nay có cơ hội làm quen với "chữ nghĩa, văn chương" và từ đó viết lách, dịch thuật trở thành một trong vài "món quà giải trí tinh thần" cho riêng tôi, nhất là từ khi nghỉ hưu (non)!.
Xa hơn nữa, mục đích chính của tôi ngoài chuyện trao dồi thêm kiến thức vốn hạn hẹp của mình, ngoài giải trí ra còn muốn giới thiệu đến độc giả ngoài Đức cũng như đồng hương ở Đức vì hoàn cảnh chưa hiểu hết tin tức, thời sự, đời sống xã hội - kể cả chính trị vốn đa diện - của nơi tôi định cư với hy vọng là độc giả sẽ hiểu rõ hơn qua những bài viết hay Lá Thư do tôi biên soạn, phổ biến trên vài tờ báo, trang mạng điện tử.
Là một người tị nạn chính trị vì cộng sản đồng thời là ngưới có gốc di dân nên tuy chẳng ưa gì đảng tả có xu hướng xã hội chủ nghĩa hay đảng hữu khuynh có chủ trương "bài ngoại, không thích người ngoại quốc nói chung" nhưng tôi cố gắng tránh sự đánh giá một cách chủ quan về các sự kiện chính trị xảy ra ở Đức. Đi từ căn bản này, từ sự khách quan như có thể nên sự phê bình của tôi đôi khi không phù hợp với quan điểm người đọc là điều khó tránh được. Và như đã thưa ở trên, văn chương chữ nghĩa của tôi cũng giới hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sơ sót xin quý độc giả hoan hỷ cho mọi sơ sót -tuy luôn cố gắng- khó tránh từ phía người viết.
Ngoài ra, dựa trên căn bản học hỏi và cầu tiến, cá nhân tôi chỉ mong đón nhận được sự chỉ giáo có tính cách xây dựng thật sự của các bậc thức giả. Trân trọng (LNC_Đức)
***
Hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Hai năm 2020 một nghị viện (Quốc hội) cho nhiệm kỳ mới được bầu lại tại Hamburg / Bắc Đức, được gọi là "Buergerschaftswahl (citizenship election)". Khoảng hơn 1,3 triệu người được kêu gọi để quyết định cho số đại biểu dân cử trong nghị viện.
Cử tri Hamburg được kêu gọi đi bầu để chọn người đại diện từ các đảng phái tranh cử. Liên minh màu Đỏ-Xanh theo kết quả khảo sát trước bầu cử có khả năng thành hình như nhiệm kỳ qua và có thể tiếp tục cầm quyền dưới sự lãnh đạo của SPD.
Hiếm khi có cuộc bầu cử căng thẳng, khá gay cấn ở Hamburg và không thể đoán trước số phận của CDU, FDP và AfD sau "vụ bê bối" chính trị trong lần bầu cử Thống đốc của tiểu bang Thueringen (thuộc DDR, cộng sản Đông Đức cũ) mà ngay sau đó các đảng phái và dân chúng Đức lên án dữ dội !.
Để quý đọc giả tiện theo dõi, so sánh người viết ghi lại kết quả bầu cử Hamburg cách đây năm năm. Năm 2015, cử tri đi bầu khoảng 57 phần trăm. Tại thời điểm đó, SPD đã đạt 45,6% trước CDU (15.9%), Xanh (The Greens) 12,3%, Tả khuynh (Linke) 8,5%, FDP (7,4%) và đảng AfD 6,1%. Năm 2020, cử tri đi bầu khoảng 63,3 phần trăm.
Xin nói thêm. AfD, một đảng mới trong những năm gần đây đã tạo nên sự kích động - thậm chí ở Berlin và ở Thueringen: đảng AfD (die Alternative für Deutschland, tạm dịch là "Giải pháp cho Đức" (đúng nghĩa là: Sự phải chọn một trong các giải pháp khác nhau cho Đức !). AFD được "ngồi" trong chín nghị viện tiểu bang và cũng tham chính tại nghị viện Hamburg từ 2015.
Theo kết quả sơ khởi lúc 22h47 ngày 23.02.2020 thì FDP chiếm 5,0% (tỉ lệ ít nhất phải đạt được!) và lọt vào nghị viện nhưng ngay sau đó ban bầu cử khám phá ra là có thể có một sự nhầm lẫn ở phòng bỏ phiếu Langenhorn nên kiểm phiếu lại và tôi phải chờ đến hôm nay mới viết xong bài tóm lược theo kết quả bán chính thức vừa được công bố. FDP run rẩy cho đến giây phút chót và cuối cùng vì FDP không đạt đủ 5% theo luật định nên bị loại một cách đau đớn, không được tham chính ở Hamburg. Tuy nhiên có điều cũng nói thêm, ứng cử viên hàng đầu của FDP, Anna von Treuenfels đã giành được chiến thắng trực tiếp tại Blankenese để bà ta vẫn có thể được quyền tham chính - với tư cách là đại diện duy nhất của FDP.
Và sau đây là kết quả bầu cử và số ghế được công bố tối 24.02 sau khi đã kiểm phiếu lại:
⦁ SPD : 39,2 % tính ra được 54 ghế (-4)
⦁ CDU : 11,2% được 15 ghế (-5)
⦁ Xanh : 24,2% tương đương 33 ghế (+18)
⦁ Tả Khuynh (Linke) : 9,1% được 13 ghế (+1)
⦁ AfD : 5,3% được 7 ghế (-1)
⦁ FDP: 4,9% (thất cử) nhưng được 1 ghế nhờ Treuenfels thắng cử trực tiếp.
Như vậy nghị viện Hamburg có tất cả 123 ghế, để cầm quyền liên minh cần tối thiểu 62.
Thay lời kết: Dựa vào kết quả bầu cử kể trên, người viết đưa ra vài nhận định riêng sau đây:
- kết quả bầu cử chính thức sẽ được công bố nay mai nhưng có thể nói là không thay đổi bao nhiêu sau nhiều đợt kiểm phiếu và như vậy có 6 đảng được tham chính tại Hamburg.
- Liên minh đang cầm quyền SPD + Xanh chiếm đa số phiếu tuyệt đối, hay nói đúng hơn có thể tiếp tục cầm quyền tại nghị viện Hamburg, nếu họ liên minh với nhau. CDU sút giảm nặng so với năm 2015.
- CDU với 11,2% là kết quả tồi tệ thứ hai đối với CDU từ trước đến nay - kể từ Thế chiến II.
- Đảng FDP run sợ trước thất bại và cuối cùng bị loại khỏi nghị viện Hamburg.
Có thể nói vụ bê bối chính trị ở Thueringen vì FDP và CDU "hợp tác" với AfD bầu ứng cử viên Kemmerich của FDP vào chức thống đốc vừa qua (nhưng sau đó vì FDP và CDU bị chống đối dữ dội nên Kemmerich từ chức) làm cho cử tri mất tin tưởng nên ở Hamburg hậu quả là CDU sút giảm và FDP bị thất cử đưa đến sự khủng hoảng trong nội đảng CDU và FDP. Chưa biết số phận của ông Lindner, chủ tịch của FDP trong tương lai sẽ như thế nào .?
- AfD vẫn lọt vào nghị viện Hamburg dù bị kết án và biểu tình chống dữ dội trong vài tuần qua sau vụ bầu cử ở Thueringen và là nghị viện thứ 16 AfD tham chính. Như vậy dù muốn dù không phải công nhận là đảng AfD tham chính tại tất cả nghị viện tiểu bang của Đức.
Nhân tiện người viết nói thêm là AfD liên tục thắng cử tại hầu hết các tiểu bang của nước Đức kể từ tháng Ba năm 2016 với chủ đề chống mạnh mẽ lại "chính sách tỵ nạn" của bà Merkel và chính phủ đương nhiệm. AfD đã có 6 lần đắc cử trước khi người tỵ nạn chưa ào ạt vào Đức cho nên nếu bảo rằng AfD "100% cực đoan tuy có vài chính trị gia gộc của AfD đã từng công khai tuyên bố mang tính cách bài ngoại thấy rõ" thì lý do này có lẽ thiếu cơ sở, chưa đứng vững được. Chẳng lẽ những người bầu cho AfD trong năm 2014 đến 2020 đều "bài ngoại" hết cả sao?. Nhìn thật kỹ và khách quan mà nói thì ngay trong đảng AfD có khá nhiều đảng viên từng là thành viên lâu năm của CDU nói riêng "đầu quân" vào AfD vì thế tôi nghĩ rằng nếu các chính trị gia kinh nghiệm, tên tuổi của các đảng phái Đức nói chung quan niệm "tất cả đảng viên hay cử tri ủng hộ hay bầu cho AfD đều là hữu khuynh" thì không chuẩn lắm (theo nhận định của tôi). Nếu đánh giá "đơn giản" như vậy thì phải giải thích thế nào cho logic đối với các cử tri bầu cho die Linke là hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức cũ (?) khi mà chủ nghĩa cộng sản DDR đã bị vứt bỏ vào thùng rác từ cuối năm 1989 đưa đến sự thống nhất nước Đức vào 03. Oktober 1990.? Đề cập đến điều này để thử đặt ra câu hỏi: "Vậy những người bầu cho Linke là ai, phải chăng chính họ còn "ưa thích chủ thuyết cộng sản" mà họ chưa lột xác được - và quan điểm xã hội chủ nghĩa hay nói rõ hơn chủ thuyết cộng sản - vẫn còn tiềm ẩn trong con người của họ (?) vì rõ ràng die Linke có chủ trương "tả khuynh". Xin nhường sự nhận xét lại cho độc giả. Tuy nhiên cũng nói thêm, cử tri bầu kín với lá phiếu dân chủ và cho dù kết quả bầu cử tốt ở tiểu bang Brandenburg (AfD hạng nhì chỉ thua SPD), ở Thueringen hay Sachsen (thuộc DRR cũ, ở Sachsen tháng 9 năm 2019 AfD đạt đến 27,5% số phiếu, chỉ thua CDU với 32,1% và ở Thueringen AfD về nhì sau die Linke, mạnh hơn hai đảng CDU, Xanh) - thì AfD đến nay cũng chỉ đóng vai trò đối lập mà thôi vì ngay từ đầu các đảng phái khác tuyên bố là họ KHÔNG liên minh với đảng "có khuynh hướng cực hữu AfD", cũng giống như CDU liên bang đến nay khẳng định là KHÔNG hợp tác với đảng Tả Khuynh!.
- Lực lượng mạnh nhất sau cuộc bầu cử ở Hamburg 23.02.2020 theo thứ tự là SPD, kế đến là Xanh, CDU, Tả Khuynh (die Linke) và AfD. Qua đó, SPD ưu tiên được quyền thương lượng với các đảng khác để thành lập "chính phủ" và thông thường thì đảng mạnh nhất sẽ lãnh đạo, trong trường hợp này ông Peter Tschentscher (SPD) giữ chức Đô trưởng Hamburg.
- Theo toán học và dựa vào kết quả bầu cử thì có thể có một liên minh tay hai cầm quyền.
Người viết thử phân tích dựa vào đa số ghế tuyệt đối là 62 xem ai sẽ cầm quyền ở Hamburg:
1) Liên minh mạnh nhất là SPD+Xanh (87 ghế) vì SPD và Xanh đã cùng nhau cầm quyền khá tốt từ năm 2015 cho đến khi bầu cử lại vào đầu năm 2020.
2) Có thể thành lập Liên minh SPD+CDU (Đỏ-Đen) mạnh thứ hai gồm 69 ghế nhưng có lẽ chỉ thành hình trừ khi SPD không muốn liên minh với Xanh mà nguyên nhân người viết chỉ có thể
phỏng đoán như sau:
a) SPD hay cả Xanh không nhượng bộ nếu Xanh đòi hỏi nhiều bộ quan trọng trong chính quyền mới vì kết quả bầu cử của Xanh lần này cao gấp đôi so với năm 2015.
b) SPD còn có lựa chọn nữa là liên minh với CDU tuy cộng lại chỉ hơn 7 phiếu so với đa số phiếu tuyệt đối 62. Lý do khác là biết đâu ông Tschentscher và SPD-Hamburg "cay cú" với chủ trương tranh cử của Xanh trước bầu cử là Xanh với ỨCV hàng đầu Fegebank đã tuyên bố muốn thay thế ông Tschentscher (SPD) trong chức vụ Đô trưởng, lãnh đạo Hamburg.
3) Giải pháp thứ ba là SPD đi với Linke, nhưng theo tôi khó thành vì yếu với 67 phiếu.
Chính trị đa diện và đôi khi rất phức tạp. Nhưng việc gì đến sẽ đến là điều chắc chắn. Vì vậy người viết dự đoán sớm muộn gì cũng phải có một liên minh lên nắm quyền tại Hamburg vì các đảng phái Đức nói chung sợ mất sự ủng hộ của cử tri nếu kéo dài thời gian đàm phán khi mà có hai giải pháp khá rõ ràng: SPD hoặc liên minh với Xanh hay là với CDU.
Tóm lại, Hamburg đang đứng trước sự chọn lựa một hỗn hợp pha màu giữa màu Đỏ (SPD) với màu Xanh hoặc Đen (CDU). Tôi nghĩ rằng liên minh màu Đỏ-Xanh vốn đã có kinh nghiệm làm việc chung trong suốt 5 năm qua sẽ cầm quyền tại Hamburg thêm nhiệm kỳ nữa và nếu đúng như vậy thì tất cả các đảng tham chính còn lại tại đây trở thành đối lập trong nghị viện!.
⦁ © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, tối ngày 24.02. 2020)
Nguồn: AFP, DPA, Yahoo News và đài truyền hình ARD, ZDF.