Bức tường Bá Linh sụp đổ 30 năm trước: Tuần lễ tưởng niệm ở Berlin bắt đầu
Hình: Những người cổ vũ ngồi sau khi bức tường mở trên các cơ sở biên giới ở Cổng Brandenburg. |
Bức tường Bá Linh sụp đổ 30 năm trước:
Tuần lễ tưởng niệm ở Berlin bắt đầu
* Lê Ngọc Châu
Dẫn nhập: Lịch sử luôn bất biến và tổ chức Lễ kỷ niệm về một sự kiện nào đó cũng là chuyện hiển nhiên và thường tình. Ngoài Nam - Bắc Hàn ra, Đức và VN trước đây giống nhau là cả hai quốc gia bị chia đôi. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn rất rõ ràng là cs Bắc Việt cưỡng chiếm Nam VN (Việt Nam Cộng Hòa) bằng vũ lực do khối cộng sản quốc tế và Nga-Tàu cung cấp. Ngược lại Đức Thống Nhất bằng cuộc "Cách Mạng Ôn Hòa" không đổ máu và kẻ chiến thắng là Tây Đức. Khác với VN, kẻ chiến bại DDR được Tây Đức giúp không hận thù, chẳng "cải tạo hay bắt bỏ tù rục xương" binh lính, công an,mật vụ chìm hay giới cầm quyền DDR nói chung để từ đó người dân xứ cộng sản DDR hiện tại đang có đời sống sung túc, có đầy đủ nhân quyền.
Người Viêt Tị Nạn cộng sản hằng năm tổ chức kỷ niệm ngày Quốc Hận 30.4, ngày VNCH bị khai tử ở khắp mọi nơi họ đang định cư. Tương tự Đức mỗi năm đến ngày 03 tháng Mười họ kỷ niệm mừng ngày Đức Thống Nhất cũng như tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Bức tường Bá Linh (người Việt chúng ta quen thuộc vớ tên "Bức Tường Ô Nhục Bá Linh") sụp đổ.
Năm nay, nhân 30 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ, Đức tổ chức Tuần Lễ kỷ niệm trọng thể. Nhân đọc bản tin do báo chí Đức loan tải nên tôi chuyển ngữ giới thiệu đồng hương biết một sự kiện lịch sử quan trọng của Đức. Người Đức hồi tưởng lại các cuộc biểu tình từ mùa thu năm 1989, khởi đầu cho cuộc "Cách Mạng Ôn Hòa" với sự can đảm của dân DDR khi chính họ đứng lên biểu tình liên tục một thời gian dài công khai chống lại chế độ độc tài đảng trị đưa đến sự sụp đổ của đảng SED cũng như chế độ cộng sản Đông Đức, kéo theo sự sụp đổ của toàn khối cộng sản Đông Âu sau đó. Mời độc giả đọc bản tin sau đây. (LNC)
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 chắc chắn trong ký ức - với những người đã ở đó. Trong thời gian qua, một thế hệ đã trưởng thành mà không tự mình trải qua sự sụp đổ của Bức tường. Cho ngày kỷ niệm, bây giờ thủ đô Berlin nhìn lại và mong chờ (nach vorn geblickt/ looked forward).
Berlin (dpa) - Thủ đô Bá Linh (Berlin) hồi tưởng với một tuần lễ hội cho sự sụp đổ của bức tường 30 năm trước. Vào tối thứ Hai, Thị trưởng của Thủ đô Berlin, Michael Mueller (SPD) "khai trương" tuần lễ hội ở cổng Alexanderplatz.
Ở đó, chính xác là 30 năm trước vào ngày 04 tháng 11 năm 1989, hàng trăm ngàn người Đông Đức đã biểu tình cho quyền Tự Do Ngôn Luận và Dân Chủ. Đó là cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử DDR (cộng sản Đông Đức), vài ngày trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. Ngày lịch sử trở nên sống động vào tối thứ Hai với màn trình diễn vĩ đại tại địa điểm chính ban đầu.
Theo phương châm "7 ngày - 7 địa điểm" các bài đọc, sự sắp đặt, nói chuyện của nhân chứng, gian hàng thông tin, phim và triển lãm được lên kế hoạch tại các địa điểm ở Berlin về cuộc cách mạng hòa bình cho đến ngày 09 tháng 11, như công ty Dự Án Văn Hóa (Kulturprojekte GmbH) đã công bố. Sẽ tổ chức hơn 200 sự kiện thay mặt nghị viện do liên minh Đỏ-Đỏ-Xanh (SPD + Linke + Xanh) nắm quyền.
Thượng nghị sĩ văn hóa Klaus Lederer (đảng Tả Khuynh/die Linke) biện minh cho khái niệm "phi tập trung" bằng cách nói rằng tình hình ở Đức đã thay đổi. Từ tinh thần lạc quan trước đây đã trở thành suy nghĩ và sự quan tâm đến việc giữ gìn dân chủ. Để kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, những quả bong bóng phát sáng dọc theo biên giới cũ đã trỗi dậy trong một hành động ngoạn mục trên bầu trời đêm.
Chủ tịch nghị viện, Ralf Wieland, đã mời vào tối thứ Hai một cuộc thảo luận về hậu quả của cuộc cách mạng hòa bình trong quốc hội tiểu bang. Ở đó, cựu đối thủ cộng sản Đông Đức, bà Marianne Birthler đựơc mong đợi. Vào thời điểm đó, bà ta là một trong những diễn giả tại Alexanderplatz. Nữ Ca sĩ Uschi Bruening, nhạc sĩ sáng tác Gerhard Schoene và nhạc sĩ Lukas Natschinski sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc sau đó.
Trước đó, Thượng nghị sĩ đặc trách Văn hóa Klaus Lederer (đảng Tả Khuynh/die Linke) sẽ trình bày một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt tại Cổng Brandenburg. Khoảng 30.000 ghi chú với tầm nhìn, mong muốn hoặc tin nhắn từ mọi người được nối kết với một Đám Mây Tự Do dài 150 mét, trải dài trên đường phố mang tên ngày 17 tháng Sáu. Hành động hồi tưởng các cuộc biểu tình từ mùa thu năm 1989 qua các biểu ngữ. Vào thứ hai, một cuộc triển lãm mang tên "Freiheitslinie U5 (tạm dịch Dòng Tự Do U5 / freedom line U5). Điểm dừng tiếp theo Tự do? » Được khai trương tại ga tàu điện ngầm ở đường Schillingstraße.
Điểm nổi bật của tuần sẽ là một chương trình sân khấu lớn tại Cổng Brandenburg vào tối ngày 09 tháng 11. Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier cũng sẽ nói chuyện với người dân ở đó. Ngoài ra một bài phát biểu của bà Birthler cũng được dự tính. Staatskapelle Berlin dưới thời Daniel Barenboim chơi Bản giao hưởng số 5 của Ludwig van Beethoven.
Steinmeier và Thủ tướng Đức Angela Merkel (CDU) dự đoán sẽ được chờ đợi trong lễ kỷ niệm chính vào ngày kỷ niệm tại Đài tưởng niệm "Mauer / bức tường) trên đường Bernauer Straße". Ở đó cũng sẽ thắp nến. Điều này là để tôn vinh sự can đảm của phe đối lập DDR, khiến cho cuộc cách mạng hòa bình trở nên khả thi, Tổ chức Bức tường Berlin cho biết.
Trong tuần lễ hội, người dân Berlin (Bá Linh) có thể đắm mình vào quá khứ trên "Con đường của Cách mạng" hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận và buổi hòa nhạc. Ngoài Alexanderplatz, các dự án văn hóa bao gồm Cổng Brandenburg, Nhà thờ Gethsemanekirche và trụ sở cũ của Stasi.
Kurfuerstendamm ở Tây Bá Linh cũ cũng là một trong những nơi mang tính cách mạng. Đại lộ là điểm đến đầu tiên của nhiều người Đông Đức ngay sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ. Trong Nhà thờ Gethsemanekirche, mọi người dân Đông Đức đã gặp nhau trước thời điểm cuối của DDR (cộng sản Đông Đức) để cầu nguyện và hòa nhạc.
Cũng được phát triển là một ứng dụng (App) truyền tải dấu tích ba chiều về biên giới Berlin dài gần 160 km giữa Đông-Tây. Các chi phí của chương trình kỷ niệm đã được nghị viện ước tính vào khoảng mười triệu euro.
Sau khi xây dựng Bức tường vào ngày 13 tháng 8 năm 1961, sự phân chia Đức tồn tại hơn 28 năm. Theo phát hiện khoa học có ít nhất 140 người đã chết cạnh bức tường Bá Linh bởi "chế độ biên giới DDR". Trong một nghiên cứu khác, theo đó ít nhất 327 người đã thiệt mạng ở biên giới Đức-Đức, sự nghi ngờ đã xuất hiện gần đây.
© Lê Ngọc Châu chuyển ngữ (Nam Đức, chiều 05.11.2019)
- Url: Theo dpa, Sun., ngày 03 tháng 11.2019