Matt Mahan

ads header

Breaking News

Điểm Tin Thứ Tư 23.01.2019 (ANM)

Dân Sài Gòn biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa 1974
Điểm Tin Thứ Tư 23.01.2019 (ANM)
Anh Tuấn Phạm

  • 45 năm ngày mất Hoàng Sa (19.1.1974-19.1.2019) (RFABLOG) - Song Chi. Hoàng Sa, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ Quốc bị mất vào tay Trung Cộng đến nay đã 45 năm. Việc lấy lại Hoàng Sa ngày càng trở nên xa vời và hoàn toàn không thể thực hiện được khi nào đảng cộng sản VN còn là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, bởi nhiều lẽ: Sự hèn hạ, phụ thuộc quá nặng nề của đảng cộng sản VN đối với đảng cộng sản Trung Quốc; tính chính danh của đảng cộng sản VN để đưa vụ Hoàng Sa ra trước tòa án quốc tế là không có, khi nào đảng cộng sản VN còn chưa chính thức thừa nhận tính chính danh của chính thể VNCH và chủ quyền của VNCH đối với Hoàng Sa khi ấy; sự đàn áp của nhà cầm quyền VN làm thui chột lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của người VN. Phải là một chế độ khác, một đảng chính trị khác, do dân bầu lên, hoàn toàn có tư thế độc lập, tự tin, ngẩng cao đầu trước Trung Cộng và biết nghĩ đến quyền lợi của đất nước, quyết tâm lấy lại Hoàng Sa và cả Trường Sa, thì may ra mới có hy vọng.
  • Nỗi buồn Hoàng Sa nay đã lên bờ (RFABLOG) - Ngày 19 tháng 1 năm nay là dịp kỷ niệm đúng 45 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa lúc ấy do VNCH quản lý. 45 năm một chặng đường dài, báo chí năm nay làm cho nhân dân ngạc nhiên vì cả ba tờ báo lớn đều đi những loạt bài mạnh mẽ lên án người bạn phương Bắc đã có dã tâm khi cướp mất Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa 1974 (VOA) - Ngày 19/01/2019 vừa qua, nhân kỷ niệm đúng 45 năm ngày diễn ra trận hải chiến tại Hoàng Sa giữa Quân lực Việt Nam cộng hòa và Hải quân Trung quốc, cộng đồng người Việt ở ngoại ô thủ đô Washington, Hoa Kỳ đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm sự kiện này. Buổi lễ đã được mở đầu bằng nghi thức dâng hương tri ân 74 chiến sĩ hải quân của Quân lực Việt Nam cộng hòa đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc vào thời điểm đó.
  • VNTB- Đảng Xanh ‘tham chiến’: EVFTA càng bế tắc cho chính thể Việt Nam (VNTB) - Thường Sơn (VNTB) - Một cái lắc đầu của Quốc hội Đức sẽ khiến cánh cửa EVFTA có thể đóng sập ngay trước mũi giới chóp bu Hà Nội - đối tượng mà cho tới nay vẫn không có bất cứ cải thiện nào về nhân quyền, nếu không muốn nói là ngược lại. Việc Đảng Xanh - một trong những chính đảng chiếm vai trò quan trọng trong Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức - vừa phát ra một ‘tối hậu thư’ liên quan đến số phận chơi vơi của EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU), càng khiến Bộ Chính trị Hà Nội bế tắc hơn trên con đường tiếp cận bản hiệp định này - màu mỡ đến mức sẽ giúp cho chính thể độc đảng ở Việt Nam duy trì số xuất siêu hơn 30 tỷ USD vào thị trường châu Âu, mang về một nguồn ngoại tệ quý báu để giúp chế độ này trả nợ nước ngoài lên đến hàng chục tỷ USD/năm và cầm hơi ngân sách được năm nào hay năm đó cho chế độ.
  • Hiện tượng Nguyễn Thiện Nhân và bản chất bộ máy cộng sản độc tài (RFABLOG) - Một thời gian dài, khi con cháu của những người cộng sản được tấp nập gửi đi ra học hành ở các nước tiên tiến văn minh, nhiều người cho rằng: Chính những thế hệ này sẽ học tập, quan sát và nhìn thấy thực tế ở những đất nước tự do, dân chủ và sau khi trở lại, chính họ sẽ xây dựng một xã hội Việt Nam dân chủ hơn, tự do hơn và hy vọng Việt Nam sẽ thoát khỏi một chế độ độc tài chính bằng những con người đó. Tuy nhiên, họ đã nhầm lẫn lớn về không chỉ người cộng sản, mà ở chính bản chất của thể chế cộng sản đang ngự trị trên đất nước Việt Nam.
  • Hoạt động xung quanh UPR 2019 Genève (RFABLOG) - Ba gia đình tù nhân lương tâm đã có mặt ở Genève. Ngày 20/1/2019 chị Nguyễn Thị Quý vợ TNLT Lê Đình Lượng (15 năm tù) đã đặt chân xuống sân bay Charles de Gaule (Pháp) để vận động cho UPR (cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) tại Geneve, Thụy Sỹ sẽ diễn ra vào ngày mai 22/1/2019. Trước đó, chị Nguyễn Kim Thanh vợ TNLT Trương Minh Đức (12 năm tù), anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa con trai TNLT Mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù) cũng đã có mặt tại Pháp để đi Genève vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.
  • Liên Hiệp Quốc kiểm điểm định kỳ về nhân quyền Việt Nam (RFI) - Ngày 22/01/2019, Việt Nam kiểm điểm về nhân quyền lần thứ ba trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại Genève - Thuỵ Sĩ, theo cơ chế Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về Nhân Quyền (gọi tắt là Universal Periodic Review - UPR). Cứ khoảng bốn năm một lần, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc tới Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại Genève để đối thoại về tình hình nhân quyền tại nước mình.
  • Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ (bài 13) (RFABLOG) - Câu hỏi: Xin hỏi về kinh nghiệm làm việc với công an, an ninh. Trước hết xin cho biết nguyên tắc chung làm việc với công an, an ninh? Trả lời: Thông thường, có ba trường hợp làm việc với công an, an ninh. Trường hợp thứ nhất, vô tình trong một sự kiện nào đó bị bắt vào đồn như biểu tình, đi thăm nhà người đấu tranh... trường hợp này không có gì nhiều để nói. Chủ yếu cần nắm vững luật pháp về quyền cá nhân trong cuộc sống để không thực hiện những yêu cầu vô lý của công an. Trường hợp thứ hai, công an, an ninh triệu tập làm việc chủ yếu về các việc cá nhân tham gia đấu tranh. Đây là trường hợp quan trọng nhất cần có kinh nghiệm. Trường hợp cuối cùng, làm việc với an ninh khi đã bị khởi tố, phần lớn đã bị bắt giam. Trường hợp này mức độ quan trọng không bằng trường hợp thứ hai.
  • Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ (bài 14) (RFABLOG) - Câu hỏi: Xin cho biết nhận định về vấn đề tổ chức, về ý nghĩa và tầm quan trọng? Trả lời: Ý nghĩa thông thường thì tổ chức, hay đấu tranh có tổ chức bao giờ cũng cần thiết. Đấu tranh có tổ chức hiệu quả là cấp số nhân so với đấu tranh cá nhân, đơn lẻ. Chính vì vậy, yêu cầu thường trực của người đấu tranh, của Phong trào Dân chủ là cần có tổ chức để hoạt động, để đấu tranh.
  • bài 1 Nguyễn Thiện Nhân: Kỳ vọng và thất vọng! (RFABLOG) - Có một thời kỳ, tôi và nhiều người khác đã từng kỳ vọng vào ông với những yếu tố nỗi trội về gia thế, tư chất và môi trưởng học tập. Sinh ra trong gia đình trí thức, được học hành trong môi trường chuẩn mực về khoa học và văn hóa sống như Đại học Oregon, Viện Đại học Harvard. Hẳn Nguyễn Thiện Nhân là người học thật và có thực học. Với kiến thức, tâm huyết, tầm nhìn ông sẽ làm nhiều điều hữu ích cho đất nước.
  • bài 2 Nguyễn Thiện Nhân: Lộc Hưng- Cơ hôi sám hối  (RFABLOG) - Con người Việt dễ dung thứ và cũng dễ tin chừng như do sự đóng khung của hoàn cảnh, trong thực trạng đời sống bế tắc và quá nhiều bất trắc người ta cần có cái để hy vọng sống sót. Vì vậy, nhiều người dù đã từng hy vọng và thất vọng về ông Nguyễn Thiện Nhân lại một lần nửa thắp lửa lòng tin khi ông quay lại TP làm Bi thư Thành ủy... Tuy nhiên hơn một năm qua, trong vai trò mới, dấu ấn tích cực của Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân cho TP chừng như còn quá mờ nhạt vẫn chỉ trong lời hứa hẹn. Không bàn đến những chuyện nội bộ sâu xa, hãy nhìn lại cách nói và làm của ông Nguyễn Thiện Nhân trong việc giải quyết 2 sự kiện Thủ Thiêm và Lộc Hưng.
  • Tại sao họ khởi kiện? (VOA) - Người dân Vườn rau cái Tết này tuy lê lết dưới gầm cầu, trú thân trong các cơ sở tôn giáo hay tạm trú trong nhà người thân, bạn bè chí ít họ cũng còn cái để mà hy vọng...
  • VNTB- Ông Trọng, ông Tập và tiền đề một cuộc cách mạng? (VNTB) - Ánh Liên (VNTB) - Như mọi khi, chúng ta sẽ nhìn cuộc chiến quyền lực chính trị Việt Nam qua gương Trung Quốc. Trung Quốc và vòng lặp cách mạng. Christian A. Herter, Giáo sư danh dự về Chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins, Biên tập viên của The American Interest, và là tác giả của một bài viết trên The American Interest với nội dung mô tả ba cuộc cách mạng tại Trung Quốc.
  • VNTB- Cuộc tìm kiếm đau buồn của Việt Nam: 300.000 linh hồn mất tích (VNTB) - Tác giả bài báo: Joseph Babcock | The New York Times International Edition Saturday – Sunday, December, 22-23, 2018. Mai Hưng dịch (VNTB) - Nhiều thập kỷ đã qua sau khi cuộc chiến tranh với Mỹ kết thúc, các gia đình Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm hài cốt của những thân nhân họ, những người vẫn còn mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ...Hơn 300.000 binh sĩ Việt Nam vẫn còn mất tích trong cuộc chiến tranh với Mỹ, một thống kê đau buồn gây đớn đau, nhức nhối cho hàng ngàn gia đình Việt Nam, chủ yếu là ở miền Bắc. Và mặc dù chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực phân tán, không đồng bộ (nguyên văn: “scattered efforts”) để tìm kiếm hài cốt, nhưng những nguồn lực dành cho việc tìm kiếm người Việt bị mất tích chỉ là một phần nhỏ so với những nguồn lực được dành cho việc tìm kiếm và hồi hương hài cốt của 1.600 người Mỹ vẫn được liệt kê là mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ (nguyên văn: “M.I.A” = missing in action) từ cùng chính cuộc chiến tranh này.
  • Tôi không tin có một lá đơn lái xe của Bộ Công thương tố cáo Bộ trưởng như đang lan truyền trên mạng (RFABLOG) - Vì nó lẻ mẻ. Thứ nhất, nếu thực sự lái xe của Bộ đứng đơn tố cáo thật, có lẽ thông tin sẽ không chỉ loanh quanh ở những thứ rất dễ gây phẫn nộ-nhưng thực chất lại khá lẻ mẻ như đánh xe chở vợ con và họ hàng bên ngoại đi mua sắm, đưa đón, hay nửa đêm chạy khắp Hà Nội lùng mua ruốc gửi vào cho vợ bộ trưởng kịp ăn trong bữa. Ở Việt Nam, ai cũng biết lái xe riêng cho bộ trưởng, hay cho quan chức là vị trí không bao giờ một người không thân thuộc có thể ngồi vào. Chiếc xe là một trong những địa điểm an toàn và cất giữ nhiều bí mật nhất của họ.
  • Ơn đảng, cả nước thành Chí Phèo (RFABLOG) - Mới đây, trước Quốc hội, khi nói về chế độ giam giữ trong nhà tù Việt Nam, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nêu lo ngại rằng: “Có người nói như thế này thì đi tù còn hơn. Thành ra có người cố gây ra điều gì đó để được xử tù”. Điều này đã gây sự chú ý rất lớn trong xã hội. Vì sao, một Bộ trưởng Công an, chuyên môn đi bắt người, giam giữ người trong tù đày lại phát biểu một điều về thực tế xã hội Việt Nam là người dân tìm cách để đi tù? Phải chăng, chế độ nhà tù Việt Nam quá sung sướng và hấp dẫn đến mức người dân bất chấp tình trạng “Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại” – nghĩa là một ngày ở tù bằng một ngàn năm ở ngoài?
  • Tại sao nhiều Việt kiều muốn về nước ăn Tết? (VOA) - Về Việt Nam để gần gũi với người thân cũng như được đón một không khí Tết trọn vẹn hơn ở hải ngoại là lý do một số người Việt sống ở nước ngoài muốn về Việt Nam trong ngày lễ trọng nhất của dân tộc Việt Nam trong năm
  • Tết với nồi bánh chưng… có cánh (VOA) - Gần 20 năm qua tôi hầu hết đều xa nhà mỗi khi Tết đến. Tôi giờ cũng đã có con lớn và đối với chúng Giáng Sinh quan trọng hơn cả. Tết ta đến chúng vẫn đi học, tôi vẫn đi làm. Nhưng năm nào tôi cũng vẫn làm mâm cơm cúng mời ông bà...
  • Lợi thế của Việt Nam để đón thượng đỉnh Kim-Trump ? (RFI) - Chưa biết có được chọn tổ chức thượng đỉnh Mỹ- Bắc Triều Tiên lần thứ nhì hay không, nhưng Việt Nam có nhiều ưu điểm trong mắt của cả Washington, Bình Nhưỡng lẫn Seoul. Trên đây là nội dung bài báo "Vì sao Việt Nam có thể là nơi diễn ra thượng đỉnh Trump - Kim ? " của Mike Ives đăng trên trang mạng báo New York Times, ngày 21/01/2019.
  • Diễn Đàn Kinh Tế Davos khai mạc, nhưng vắng Mỹ (RFI) - Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) Davos -Thụy Sĩ, khai mạc hôm 22/01/2019. Khoảng 3.000 người - bao gồm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, chính quyền và nhiều nhân vật có tên tuổi của xã hội dân sự - tham gia vào Diễn đàn lần thứ 49 này. WEF mở ra trong không khí ảm đạm sau khi Quỹ Tiền Tệ Quốc (IMF) Tế liên tục hạ thấp dự báo tăng trưởng.
  • Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu? (VNTB) - Nguồn: Michael Schuman, “Forget the Trade War. China Is Already in Crisis”, Bloomberg Businessweek, 17/01/2019. Biên dịch: Lê Hồng Hiệp. Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới đang hướng ánh mắt lo lắng về phía Trung Quốc. Và họ có lý do để làm điều đó. Tăng trưởng kinh tế trong quý thứ ba đã giảm xuống còn 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Lần đầu tiên số lượng tiêu thụ xe hơi đã giảm trong hơn hai thập niên. Thông báo của Apple vào đầu tháng 1 rằng doanh số iPhone tại Trung Quốc đang chùng xuống đã cảnh báo thế giới về việc một Trung Quốc đang trì trệ sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận của các công ty.
  • “Nghiện” tín dụng, kinh tế TQ đáng nhẽ đã “vỡ tung” từ giữa năm 2018: Tại sao chưa xảy ra? (BoxitVN) - Tất Đạt - Thay vì một "vụ nổ bom tài chính" bất ngờ hủy diệt hệ thống ngân hàng, phiên bản khủng hoảng của Trung Quốc kéo dài hơn, chậm rãi hơn và khó nhận diện hơn. Cấu trúc kinh tế Trung Quốc. Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới lại có lí do chính đáng để lo lắng về Trung Quốc. Tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia này trong quý 3 đã giảm xuống mốc 6,5% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng ...
  • Trung Quốc : Kinh tế lâm vào khủng hoảng ? (RFI) - Đề tài được nhiều báo Pháp ngày 22/01/2019 tập trung phân tích nhiều nhất là tình hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khựng lại trong năm 2018. Les Echos trên trang nhất dành một góc chạy tựa « Tăng trưởng : Báo động Trung Hoa ».
  • Quần đảo Kuril : Trọng tâm cuộc gặp Abe-Putin tại Matxcơva (RFI) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, hôm nay, 22/01/2019 tới Matxcơva và hội đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin. Hồ sơ quần đảo Kuril là trọng tâm cuộc gặp thượng đỉnh. Theo AFP, đây là lần thứ 25, lãnh đạo hai nước gặp nhau, kể từ năm 2013.
  • Thế giới bất trắc, Paris-Berlin cần nhau hơn bao giờ hết (RFI) - Hiệp định hợp tác Pháp-Đức mà Emmanuel Macron và Angela Merkel ký kết tại Aix-la-Chapelle ngày 22/01/2019 nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai đầu tàu châu Âu từ kinh tế, chính trị cho đến quốc phòng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và chính trường Liên Âu đứng trước nhiều bất trắc, thời điểm được chọn không phải là ngẫu nhiên.
  • Hoa Kỳ: "Shutdown" bước sang tháng thứ hai (RFI) - Ngày 22/01/2019, tình trạng « shutdown » tại Mỹ chính thức bước sang tháng thứ hai làm tê liệt một bộ phận các hoạt động của chính quyền liên bang. Đây cũng là kỷ lục dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ có thể sớm hoạt động bình thường trở lại.
  • Venezuela : Một nhóm binh sĩ kêu gọi dân chúng thủ đô nổi dậy (RFI) - Tại Venezuela, ngày 21/01/2019, vào lúc 3 giờ sáng, giờ địa phương, một nhóm binh sĩ đã kêu gọi nổi dậy chống chế độ Maduro. Lời kêu gọi của họ ngay lập tức được dân chúng tại nhiều khu phố nghèo ở thủ đô Caracas hưởng ứng đông đảo. Cuộc nổi loạn của nhóm binh sĩ tự xưng thuộc « Vệ binh quốc gia » đã nhanh chóng bị an ninh dập tắt.
  • Châu Âu muốn chinh phục Mặt Trăng trước năm 2025 (RFI) - Sau Nga, Mỹ, Trung Quốc, châu Âu cũng muốn đổ bộ lên Mặt Trăng. Cơ quan Không Gian châu Âu (ESA) đã giao cho tập đoàn ArianeGroup nghiên cứu về khả năng đặt chân được lên Mặt Trăng trước năm 2025.
  • Ngành truyện tranh Pháp nhân liên hoan Angoulême (RFI) - Thành phố Angoulême nổi tiếng nhờ hai sự kiện văn hóa : liên hoan phim tiếng Pháp mỗi mùa hè và festival truyện tranh quốc tế tổ chức vào đầu năm. Đúng với thông lệ, Liên hoan truyện tranh Angoulême lần thứ 46 diễn ra từ 24/01 cho tới 27/01/2019.