Phải Trả Lại Sự Thật Cho Cuộc Chiến Việt Nam
John Kerry diện kiến Đỗ Mười.Ảnh trưng bày trong Viện Bảo Tàng CS |
Nhàn SF
Ba mươi tháng Tư năm nay là vừa đúng 43 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Thế nhưng tại hải ngoại cuộc chiến vẫn chưa được làm sáng tỏkhi người ta nhắc đến nó. Với sự tiếp tay của nhóm phản chiến như Stanley Karnov, Peter Arnett, hàng loạt phim thời sự chiến tranh VN do CS cung cấp tài liệu được chiếu đi chiếu lại mục đích đem chính nghĩa về cho CS. Để quảng bá cho luận điều này , các cuộc hội thảo hội luận được mở ra liên tục Điển hình là cuộc Hội Luận năm 1994 mang tên “Tưởng Nhớ VN” tại Hoa Thịnh Đốn với sự góp mặt của nhà văn Stanley Karnow nhà báo Peter Arnett cùng Jan Scruggs người sáng lập Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Mỹ trong cuộc chiến VN taiHoa Thịnh Đốn.Đây là ba nhân vật phản chiến đã góp một bàn tay giúp CSVN thắng cuộctrong thời chiến cũng như vận động trải thảm đỏ mời Mỹ trở lại VN trong thời bình.
Năm 1984 đài truyền hình PBS chiếu một loạt phim có tên “Vietnam: A Television History” của nhà văn Stanley Karnow. đã xuyên tạc lịch sử Việt Nam, không nhắc gì đến quá khứ CS của Hồ Chí Minh, mô tả ông ta được người dân VN coi như là một nhà ái quốc và mập mờ cho rằng tư tưởng HCM có ảnh hưởng đến tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảngvà kể cả học trò của ông ta cũng có mặt trong tổ chức này. Để phản bác lại, Accuracy in Media Inc (AIM) đã làm cuốn phim “ The Real Story” trình bày sự thật về con người Hồ Chí Minh. Giới thiệu phim là tài tử nổi tiếng Charlton Heston. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích xuất hiện trong phim này tường trình về những cuộc xuống đường rầm rộ chống PBS, khởi đầu từ New Orleans, đến Houston San Diego, Hoa Thịnh Đốn...mà trong đó có người Việt Nam, Mỹ, đàn ông, đàn bà thanh niên nam nữ tham dự.
Peter Arnett là phóng viên của hãng AP, qua Việt Nam làm phóng sự được CS “ưu ái” cho phép nay vào bưng, mai ra Hà Nội làm tường trình những gì mà Hà Nội muốn đưa ra trước công chúng Mỹ cũng như toàn thế giới. Hình ảnh bệnh viện trường học bị phá huỷ vì bom được thu vào ống kinh trong tiết mục“ tường trình tại chỗ” mang về cho Peter Arnett giải thưởng Pulitzer đồng thời những cuộc biếu tình chống chiến tranh lan rộng từ Hoa kỳ đến khắp nơi trên thế giới. Sau này qua cuốn sách “Portrait of the enemy” của sinh viên phản chiến Đoàn Văn Toại người ta mới vỡ lẽ: CS Bắc Việt đã đặt súng phòng không gần trường học, bệnh viện để máy bay Mỹ dội bom vào nơi nào có súng phòng không bắn lên .
(nguồn Fb Pham Thắng Vũ) |
Sự từ chức rời khỏi CNN sau vụ “Tailwind và chất độc sarin” vào năm 1998 là cũng có lý do của nó .Peter Arnett đưa tin tố cáo “ quân lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến VN, đã xử dụng hơi độc “sarin” trong chiến dịch hành quân Tailwind tại Hạ Lào tháng 9 năm 1970 chống lại các quân nhân Hoa Kỳ đào ngũ với sự đồng ý chấp thuận của Toà Bạch Ốc dưới thời TT Nixon và Trung Ương Tình Báo Hoa Ky”. Tin này gây nên làn sóng phẩn nộ từ các cựu quân nhân tham chiến trong cuộc hành quân Tailwind. Tướng hồi hưu Perry Smith, lúc đó là phân tích gia thời cuộc cho CNN đã từ chức vì mang tiếng là phân tích gia quân sự mà ông laị không được duyệt xét bản phúc trình này trước khi CNN cho phổ biến. Ông phát biểu trên tờ Washington Post “CNN đã gây tổn hại nghiêm trọng cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”
Cuối cùng ngày 31-3-2003 Peter Arnett lại chính thức bị NBC sa thải vì đã cho phép đài truyền hình Iraq phỏng vẩn nhất là đã sai lầm khi đưa ra những nhận xét cá nhân của mình vào cuộc phỏng vấn đó .Peter Arnett cũng đã lên tiếng xin lỗi.Sau vụ tai tiếng này thì hình ảnh người phóng viên thường tự hào “chỉ tường trình những gì trước mắt” đã bị lu mờ Có tin ông ta đã về VN.
Ngoài Peter Arnett còn bao nhiêu nhà làm truyền thông nữa , như Don Luce, khi đến miền Nam chỉ chăm chú vào “chuồng cọp” Côn Sơn, sau 1975 đãbỏ lơ trại tù “Học tập cãi tạo” lại xung phong vào đoàn quân đi kiện chất độc da cam , như Seymour Hersh,trậnTet Mậu Thân và Mỹ Lai chỉ cách nhau 1 tháng 30 ngày sao ông lại không nhắc gì đến cảnh chôn sống giết hại gần 3000 người tại Huế ? Nhắc đến phản chiến mà không đề cập đến vai trò của John Kerry, Jane Fonda, Tom Hayden là một điều vô cùng thiếu sót. Họ được coi như anh hùng phản chiến , tố cáo sai sự thật, kêu gọi sinh viên bãi khoá, quăng trả huy chương, nhục mạ quân đội, giúp cho quân nhân đào ngủ, biểu tình rầm rộ buộc Quốc Hội áp lực cho TT Nixon phải rút quân ngay tức khắc. ..đưa đến ngày 30 tháng 4, ngày tang thương cho dân tộc Việt Nam.
John Kerry diện kiến Đỗ Mười.Ảnh trưng bày trong Viện Bảo Tàng CS |
Jan Scruggs chủ tịch của tổ chức VVMF( Vietnam Veterans Memorial Fund) người đứng ra quyên góp để thành lập Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Veterans Memorial) tại Washington DC mà không nhận sự trợ giúp nào của chính phủ.
Sau khi bang giao giữa hai nướcđược thiết lập,Jan Scruggs thường liên kết với các cựu chiến binh Hoa Kỳ đưa họ về thăm VN kể từ chuyến đầu tiên năm 1999. Mục đích của chuyếnđi , theo ông, là giúp cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ tiếp xúc với các “viên chức địa phương” để thấy rằng VN đã thay đổi, người VN rất tử tế thân thiện nên cần phải cùng nhau “hàn gắn vết thương chiến tranh”. Ông vận động gây quĩ cho chương trình “ tháo gỡ bom mìn” còn sót lại sau chiến tranh.Trước đây,hằng năm cứ gần đến 30-4 thì những khám phá “bom mìn nổ chậm” lại được không những báo chí Đảng thổi phồng lên.mà còn xuất hiện cả trên bản tin của các hãng thông tấn Hoa Kỳ..
Nhờ vào những bài viết kèm theo hình ảnh nạn nhân đạp phải mìn của David Lamb, ký giả tờ Los Angeles Times và nhất là John Kerry, người bạn cùng chí hướng , vận động tại Quốc Hội, tháng Tư năm 2005, Hoa Kỳ lần đầu tiên đã bằng lòng cung cấp cho VVMF 5 triệu mỹ kim qua chương trình “tháo gỡ bom mìn”.Tin này được đưa ra trong lúc Jan Scruggs cùng nhóm 25 cựu chiến binh Hoa Kỳ đang đi thăm Hà Nội, chuyến viếng thăm lần thứ 10 của ông. Vui mừng vì thành quả này, trả lời cho Việt ngữ BBC, Jan Scruggs đã ca tụng đất nước “Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam Tự Do Hạnh Phúc” này là một đất nước “tuyệt vời và văn minh” ( ghi chú: người mặc áo đen trong hình là Jan Scruggs)
Năm 2010 chuyện trò trên đài VOA Jan Scruggs cho biết từ 1975 đến nay có hơn 100.000 người Việt bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Con số nạn nhân hơn 100 ngàn kể từ 1975 đến nay mà Jan Scruggs đưa ra chẳng biết trong đó có em nào của trường Tiên Thuận D không? Và có biết bao nhiêu trẻ thơ, người dân vô tội đã bỏ mạng trong chiến dịch “chết theo cấp số” đề ra của Đảng từ những năm 2000 đến 2004 dùng làm bằng chứng cho cái gọi là “tội ác chiến tranh” để lãnh được trợ cấp 5 triệu Mỹ Kim do công lao của Jan Scruggs đi “hàn gắn vết thương chiến tranh”?
Không ai có thể quên được câu chuyện xảy ra vào ngày lễ Cựư Chiến Binh Hoa Kỳ 11-11-1996 taị Bức Tường Tưởng Nhớ Hoa Thịnh Đốn. Một vở kịch đã được phe phản chiến Jan Scruggs dàn dựng cho cô Kim Phúc , nạn nhân bị phỏng vì bom Napalm gặp ông mục sư John Plummer tự nhận là người ném bom cho cô bị thương. Hai người ôm nhau, người “ thú tội” kẻ “tha thứ” . Câu chuyện đã bị báo Baltimore Sun miền Đông vạch trần vì phi vụ ném bom là của VNCH, mục sư John Plummer cũng phải lên tiếng xin lỗi trên tờ báo này.
Trình diễn một câu chuyện láo khoét ngay dưới bức Tường Tưởng Nhớ thì liệu đây có phải là điều sĩ nhục 58286 vong linh đã hi sinh cho lý tưởng tự do hay không? Cố Thiếu Tá Ronald N. Timberlake, nguyên phi công thuộc sư đoànMột Không Kỵ căn cứ Bearcat Biên Hoà đã gửi cho các báo kể cả báo tiếng Việt một bài báo trong đó có đoạn như sau:
“ Chúng tôi – những người chiến đấu cho tự do của nhân dân Việt Nam – đã bị bêu xấu mà chưa các cựu chiến binh nào trước chúng tôi phải chịu như vậy trên chính đất nước chúng tôi. Tôi mong rằng những người mà vì họ chúng tôi đã chiến đấu, đã đổ máu và vì họ chúng tôi đã bị mất bạn bè tin cẩn và tuổi thơ ấu quí báu, sẽ giúp chúng tôi trong cuộc tranh đấu để đính chánh về những lời nói láo về chúng tôi.”( Trích từ VN nhật báo)
Cộng đồng người Việt tị nạn chúng ta cũng đã làm được việc đáng khen.. Điển hình là cuộc Hội luận các nhà văn quốc tế qui tụ những văn nghệ sĩ xuất thân từ cựu chiến binh Hoa Kỳ và các nước có chiến tranh như Việt Nam, Nicaragua,El Salvador v .v do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh và Hậu Quả Xã Hội William Joiner tổ chức tại đại học Massachachusetts hằng năm vào đầu tháng 7.Tính đến năm 1997 là lần thứ 10, về phía VN thì chỉ có văn nghệ sĩ từ VN qua dự..
Năm 1998, cộng đồng người Việt tại Massachusetts đã đến gặp thẳng ban tổ chức đòi hỏi phải có tiếng nói của VNCH trong cuộc hội luậnthì mới trung thực.. Kết quả là hai năm liền, 1997 và1998 các nhà văn tị nạn như Trần Trung Đạo, Trần Doãn Nho ,Trần Hoài Thư,Hoàng Ngọc Liên, Hà Thúc Sinh được mời tham dự. Họ đã cho cử toạ thấy Việt Nam là một đất nước hoà bình nhưng lại bị cai trị bởi sự hận thù, bắt bớ tù đày, tiêu diệt cả nền văn hoá.miền Nam.
Với tham dự viên quốc tế thì đây là lần đầu tiên họ biết được tại VN có hai Giáo hội Phật Giáo, một Quốc Doanh và một Chính Thống.. Lần đầu tiên họ biết rằng cuộc chiến VN không phải là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và CS Bắc Việt mà là giữa tự do và CS trong đó có hàng triệu người dân, người lính VNCH đã hy sinh bảo vệ mãnh đất miền Nam tự do.
Bản tin tổng kết của Trung Tâm đã ca ngợi tinh thần đấu tranh của các nhà văn tị nạn đưa đến chân lý “ Sự thật không phải bao giờ cũng thuộc về kẻ thắng” và bản tin không nhắc gì đến phái đoàn cán bộ CSVNcũng có mặt taị đó Giám đốc điều hành trung tâm , giáo sư Kevin Bowen đã đề cao sự đóng góp của phái đoàn làm cho chương trình của trung tâm ngày thêm phong phú.. Tuy nói thế nhưng là người gẳn bó với nhà nước CSVN, Kevin Bowen không thế nào để sự thật được phô bày mãi như thế nên đã chấm dứt vĩnh viễn chương trình Hội luận ngay sau đó. . ( Theo bản tin nhóm Internet Viet-NE và bài báo của nhà bình luận Đại Dương trên VN Nhật Báo)
Hội Nghị Thượng Đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ( The Vietnam war Summit ) tổ chức tại Texas vào năm 2016 tuyên bố xoá bỏ quá khứ hướng về tương lai.nhưng thật sự có có xoá bỏ quá khứ hay không ? Việc trao huy chương cho các cựu chiến binh tham chiến tại VN,hành động Jan Scruggs từ chức chủ tịch VVMF ( Vietnam Veterans Memorial Fund) , cô Kim Phúc đi thẩm mỹ viện cà các vết sẹo để không phái đi rao giảng “Hoà bình” “Tha Thứ” nữa thì vẫn chưa đủ được coi là xoá bỏ quá khứ khi mà nhân vật Hồ Chí Minh vẫn được ca tụng như trước .
Nhận thức được mối nguy hại cho tuổi trẻ khi mà sách vở phản chiến tràn đầy trường học , Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Cali, bà Janett Nguyễn đã tường trình Dự luậs SB 895 có mục đích thiết lập chương trình giảng dạy toàn tiếu bang vầ cuộc chiến Việt Nam. DL này được các cộng đồng khắp nơi ủng hộ và đã được Ủy Ban điều Trần Giáo Dục Thượng Viện thông qua ngày 14-5-2018. DL SB 895 còn phải đưa qua Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện để xem xét và quyết định các chi phí cần thiết cho một chương trình giảng dạy’ . Nếu được chuẩn thuận DL SB 895 mới được đệ trình lên Thượng Viện để bỏ phiếu.
Đây là một Dự Luệt vô cùng quan trọng, nếu may măn được thành luật thì “sự thật cuộc chiến VN đã được trả lai cho chúng ta..
Mong quí đồng hương váo trang mạng ký tên ủng hộ http://baovecongdong.com
Tháng 5-2018
Nhàn SF
(Nhóm Thân Hữu Nguyễn Chí Thiện)