Thông Báo Số 2 lập hồ sơ báo động quốc tế về Hội Cờ Đỏ
Phái đoàn vận động cùng với Đại Sứ Lưu Động Sam Brownback, ngày 21/02/2018 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (ảnh HT TVL) |
Về lập hồ sơ báo động quốc tế về Hội Cờ Đỏ
Ngày 28 tháng 2, 2018
http://machsongmedia.com
Sau khi ra Thông Báo Số 1 ngày 25 tháng 2, chúng tôi đã nhận được khá nhiều dữ liệu về Hội Cờ Đỏ, cùng với danh tính của một số nhân vật cầm đầu. Chúng tôi đang soạn hồ sơ và sẽ công bố bản thảo để lấy ý kiến bổ sung trước khi đúc kết và gửi hồ sơ đến các cơ quan quốc tế.
Chúng tôi cũng nhận được một số thắc mắc. Dưới đây, dưới đây là câu trả lời chung.
Tại sao chọn thời điểm này?
Đây là thời điểm thuận lợi vì: (1) Cựu Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback vừa nhậm chức Đại Sứ Lưu Động về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; (2) Tháng 5 tới đây sẽ là cuộc đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, được tổ chức ở Hoa Thịnh Đốn.
Đại Sứ Lưu Động Brownback quan tâm đặc biệt đến tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Ông là đồng tác giả của Luật Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ được ban hành năm 1998, và cũng là người ủng hộ quyết định đưa Việt Nam vào danh sách CPC năm 2004. TNS Brownback đã vào thăm LM Nguyễn Văn Lý trong tù, vận động tự do cho LM Lý, và hỗ trợ chúng tôi để đưa một số người cháu và cộng sự viên của LM Lý sang Hoa Kỳ tị nạn.
Trong số nhiều vấn đề mà chúng tôi nêu ra tại buổi họp với Bộ Ngoại Giao ngày 21 tháng 2 vừa qua, Đại Sứ Lưu Động Brownback đặc biệt quan tâm đến Hội Cờ Đỏ và muốn có thông tin chi tiết về hội này.
-----------------------------------------------------------
Thông Báo của BPSOS: Cần Thông Tin Về Hội Cờ Đỏ
Dùng luật Hoa Kỳ để "chiếu tướng" Hội Cờ Đỏ
Ngày 25 tháng 2, 2018
http://machsongmedia.com
Chúng tôi đang lập hồ sơ để vận động Hoa Kỳ chỉ định “Hội Cờ Đỏ” là một Thực Thể Đáng Quan Tâm Đặc Biệt (Entity of Particular Concern, hay EPC) do những hành động khủng bố nhắm vào một số cộng đồng Công Giáo trong thời gian gần đây.
Để lập hồ sơ, chúng tôi cần những thông tin sau đây:
(1) Lai lịch của tổ chức (lý do, thời điểm, hoàn cảnh… hình thành)
(2) Cấu trúc tổ chức, bao gồm thông tin cá nhân và chức năng của các thành phần chủ chốt, thành phần hội viên, trụ sở…
(3) Các hoạt động mang tính cách khủng bố kèm với hình ảnh, video, vật chứng, nhân chứng, tên tuổi của các thủ phạm và những giới chức đằng sau, thông tin liên lạc của nhân chứng…
Tại các buổi họp với Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ trong tuần qua, chúng tôi đã trình bày về những hành vi khủng bố của Hội Cờ Đỏ trong bối cảnh đàn áp tôn giáo nói chung đang diễn ra ở Việt Nam. Chúng tôi đề nghị Bộ Ngoại Giao áp dụng một điều khoản mới trong luật Hoa Kỳ để chỉ định Hội Cờ Đỏ là EPC.
Hội cờ đỏ |
BPSOS theo dõi và lập hồ sơ các vụ đàn áp người tranh đấu vì môi sinh
Mạch Sống, 25 tháng 2, 2018
http://machsongmedia.com
Thứ Sáu 23 tháng 2 vừa qua, Luật Sư Baskut Tuncak, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Nhân Quyền và các Chất và các Chất Thải Độc Hại, đã cùng với 3 vị báo cáo viên đặc biệt khác chính thức lên tiếng về tình trạng đàn áp người đấu tranh bảo vệ môi sinh ở Việt Nam.
Bản thông cáo báo chí chung của 4 báo cáo viên đặc biệt của LHQ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả những người đang bị tù đày vì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân của thảm hoạ môi sinh do Nhà Máy Gang Thép Formosa gây ra, gồm có Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Nam Phong (2 năm), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (10 năm), và Nguyễn Văn Hoá (7 năm).
Tổ chức BPSOS cho biết là ngoài ra còn có 4 nữ tù nhân là giáo dân Giáo Xứ Đông Yên: Hoàng Thị Thái, Mai Thị Tiệm, Mai Thị Tịnh, và Lê Thị Thủy, bị tuyên án từ 3 đến 6 tháng tù ngày 3 tháng 11, 2017 về tội gây rối trật tự công cộng. Thực ra, họ đã biểu tình để đòi công lý trong việc đền bù thiệt hại do Formosa gây ra.
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp đã phải đi lánh nạn ở Thái Lan để tránh thoát sự bắt bớ, tù đày. Văn phòng pháp lý của BPSOS ở Thái Lan đang bảo vệ cho một số người trong hoàn cảnh này.
BPSOS cũng đang theo dõi sát tình trạng một nữ giáo dân của Giáo Xứ Đông Yên đang bị chính quyền Hà Tĩnh hăm doạ và sách nhiễu trong mấy ngày qua.
Nữ giáo dân Đông Yên và các tham dự viên cùng với Ông Tuncak tại hội nghị về môi sinh ở Philippines, ngày 07/12/2016 (ảnh Ban Toxics) |