Matt Mahan

ads header

Breaking News

Ngô Quốc Sĩ: Thời Tính trong chính trị

Ông Trương Tấn Sang
THỜI TÍNH TRONG CHÍNH TRỊ
Ngô Quốc Sĩ

Người làm chính trị cần thức thời và có viễn kiến. Chính sự thức thời và viễn kiến giúp họ học được bài học qúa khứ, thích ứng với hiện tại và dự phóng tốt đẹp cho tương lai. Nhìn lại lịch sử, thế giới cộng sản đã sụp đổ do các yếu tố khách quan như sức mạnh của quyền lực cứng cũng như quyền lực mềm của thế giới tự do, và yếu tố chủ quan như khát vọng dân chủ tự do của người dân cộng với sự thức tỉnh đúng thời điểm của guồng máy lãnh đạo cộng sản.

Thật vậy, nếu không có sức ép của Tổng Thống Reagan với chủ trương hòa bình trong sức mạnh, và ảnh hưởng tinh thần của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II, cùng với ý thức đổi mới của Tổng Bí Thư Gorbachev và quyết tâm loại bỏ cộng sản của Yeltsin thì chưa hẳn thế giới cộng sản đã sớm sụp đổ như hiện nay, ngoài ước tính của các lý thuyết gia chính trị..

Riêng Việt Nam, chế đô cộng sản vẫn tồn tại khi ý thức hệ cộng sản đã tàn tạ, bởi lẽ, các yếu tố khách quan cũng như chủ quan chưa đủ để tạo nên sự chuyển đổi. Khách quan thì sức mạnh đối kháng quân sự cũng như chính trị còn yếu kém, mặc dù nguời Việt khắp nơi đã thể hiện ý chí chống cộng quyết liệt và thế giới đã cực lực lên án chủ trương độc tài toàn trị và những đàn áp dân chủ tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Chủ quan, thì tuy lòng dân uất hận, chán ghét chế độ đến cực điểm, ý thức xã hội dân sự đang triển nở, và nội bộ đảng cộng sản cũng đang chia rẽ xâu xé lẫn nhau. Nhưng lũ “con cháu Bác” vẫn bám chặt vào nhau để tồn tại như Pham Thanh Nghiên đã cảnh giác: “Dù cộng sản rệu rã đến mấy vẫn có thễ hồi sinh nếu không gặp một sức ép nào đáng kể từ khối quần chúng.”

Điều đáng nói là có một số thành phần lãnh đạo đã thức tỉnh, lên tiếng chống lại chế độ, nhưng tiếng nói phản kháng của họ không có tác dụng, vì đã qúa muộn! Thực vậy, khi còn quyền lực trong tay, thì họ ngậm miệng ăn tiền hay khiếp sợ không dám hé miệng! Chỉ khi bi thất sủng hay hay mất hết quyền lực, thì mới lên tiếng phản kháng, tiêu biểu như Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn An, Nguyễn Trọng Vĩnh.

Nguyễn Hộ sau khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị loại bỏ, mới thốt lên “Nguời ta vắt chanh bỏ vỏ. Chúng nó nuốt luôn cả vỏ..”. Còn Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, sau khi rời chức vụ, mới hé miệng đề nghị “cải tổ cơ cấu hệ thống chính trị” nhưng chẳng ai còn đếm xỉa đến ý kiến của ông!” Dương Quỳnh Hoa sau khi từ bỏ đảng CS mới dám nhận xét về các “đồng chí” vốn vỗ ngục tự hào là đỉnh cao trí tuệ loài người “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản”

Hôm nay, đến lượt Trương Tấn Sang. Dư luận đang bàn tán về bài viết mới đây của ông cựu Chủ Tịch Nhà Nuớc cộng sản Việt Nam.Trong bài viết mang tên “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai” Trương Tấn Sang đã lên giọng kẻ cả, nhắn nhủ tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phải mở lại lịch sử, noi gương tiền nhân mà chấn chỉnh thái độ và chính sách. Ông Sang đã viện dẫn những yếu tố thành công và thất bại của qúa khứ thời Trần, thời Lý và thời Lê, để gọi là “ôn cô nhi tri tân” có ý cảnh giác các nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay.

Trương Tấn Sang đã hé lộ thái độ có vẻ “trí thức’ của mình trong ý hướng tìm về lịch sử dân tộc: “những giây phút thả mình vào lịch sử cũng đã hình thành trong tôi nhiều suy nghĩ và hành động.”

Trước hết, ông đã phân tích khá thấu đáo những nguyên nhân thành công và thất baị của nhà Trần. Theo ông, nhà Trần thành công vì đã phân biệt được việc “Trì Quốc” khác với “Trị Quốc.” Trì quốc là “giữ nước, công việc của trăm họ của muôn dân. Còn trị quốc chỉ là công việc của một số ít người.” Từ nhận thức sâu sắc đó, nhà Trần với Trần Thái Tông, đã vực dậy một dân tộc vốn ốm yếu, loạn lạc giai đoạn cuối đời Lý lúc ấy đã mạt vận, “để trở thành một cường quốc, chiến thắng Nguyên Mông, vốn được coi là bách chiến bách thắng, vó ngựa dẫm nát khắp Á- Âu”. Theo ông Sang, chiến thắng lẫy lừng đó chỉ có thể đạt được là nhờ “sức mạnh vô địch của nhân dân ta và chỉ ra một chân lý lịch sử dân tộc, là một khi đã trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nuớc góp sức,” đúng theo lời Trần Hưng Đạo. Nhưng tiếc thay, triều đại nhà Trần cũng đã kết thúc với sự thoái hóa chính trị và đạo đức của triều đình, đúng như lời cảnh giác của Chu Văn An: “Vua không còn thực hiện phận làm vua sáng, ghét bỏ người hiền, không ưa lời nói thẳng. trong dụng kẻ bất tài. để gian thần lộng hành, tham nhũng lan tràn..thì cái Danh không còn Chính nữa. Mạt lộ không còn xa”

Ngẫm cho kỹ, những lời cảnh giác của Chu Văn An với Trần Dụ Tông, cũng chính là lời cảnh giác của Trương Tấn Sang đối với tập đoàn lãnh đạo Hà Nội hôm nay. Tập đoàn Trọng Lú, Phúc Ngu, Ngân Ngẩn và Quang Tối hôm nay đang lặp lại nguyên hình Dụ Tông, ghét bỏ nguời hiển, trong dụng kẻ bất tài vô đạo, gian thần lộng hành, tham nhũng lan tràn, thì chính danh thật sự đã tiêu vong và chế độ đang bước vào lộ mạt..

Bước qua triều Lê, Trương Tấn sang cũng đã phân tích lẽ thành bại khá chính xác. Nhà Lê thành công với “những vị hoàng đế anh minh như Lê Thánh Tông đã ra lệnh cho danh sĩ Thân Nhân Trung soạn văn bia với câu “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, đã dựa vào nhân tài để tạo dựng hàng loạt những giá trí văn hiến, truyền lại cho đời sau, đưa Đại Việt lên hàng cường quốc trong khu vực..” Nhưng tiếc thay, nhà Lê cũng đã vấp phải lỗi lầm lịch sử, lặp lại vết chân vô đạo của lịch sử nên đành đi đến chỗ suy vong “do tài năng yếu kém và đạo đức suy đồi của những nguời cầm quyền” đúng như lời cảnh báo của Lê Qúy Đôn: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng lan tràn, sĩ phu ngoảnh mặt”

Phân tích lẽ thành bại của nhà Trần, nhà Lê, Trương Tấn Sang dù không vạch mặt chỉ tên, cũng ngầm ám chỉ những khuôn mặt lãnh đạo hôm nay, vô tài vô đức, đang hủy hoại đất nước và dân tộc, chẳng khác gì lãnh đạo thời Trần thời Lê giai đoạn mạt vận. Ông Sang đã thẳng thắn phơi bày hiện thực băng hoại tại Việt Nam “ Chẳng phải trong nhân dân, trong mỗi đảng viên đã luôn bất bình và phẫn nộ trước nạn tham nhũng suy thoái? Chẳng phải chúng ta đang chứng kiến những kẻ có lòng tham vô đáy lợi dụng kẻ hở của chính sách, lợi dụng quyền lực để móc túi nhân dân, rồi chính những kẻ đó và bè cánh lại tìm mọi cách để chui sâu trèo cao hơn, nhằm bảo đảm cho khối tài sản ăn cắp đó tiếp tục sinh sôi nảy nở!”

Quả là bi đát! Một xã hội đang tan rã. Một đất nước đang bên bờ vực thẳm. Tội về ai đây? Không biết có thực tâm hay không, nhưng ít ra Tương Tấn Sang cũng đã tự thú nhận “Mỗi chúng ta rồi đây đều phải đứng trước sự phán công bằng của lịch sử, của dân tộc..”.

Hình như có một chút thành khẩn nào đó, tạo nên một chút phấn khởi nào đó với những tâm tình bộc bạch của Họ Trương. Nhưng phải nói là rất tiếc, rất tiếc, những thổ lộ này không được thốt lên khi ông Sang còn tại chức, còn quyền hành trong tay! Kroutchev hạ bệ được Staline khi còn là Tổng Bí Thư. Gorbachev giải thể được cộng sản khi còn quuyền lực trong tay. Nay Trương Tấn Sang có nói gì đi nữa thì cũng đã quá muộn, khi quyền lực đã rời khỏi bàn tay dính máu..Thời tính trong chính trị chẳng quan trọng đó sao?