Matt Mahan

ads header

Breaking News

Trời không dung gian đảng Tàu cộng.

Add caption
TRỜI KHÔNG DUNG GIAN ĐẢNG TÀU CỘNG
Nguyễn Thành Trí

Những tháng mùa hè mỗi năm ở vùng Đông Nam Á miền Tây Thái Bình Dương thường thường có những trận giông bão rất lớn hay những cơn siêu-bão kéo dài nhiều ngày bao trùm cả một khu vực rộng lớn gồm có một số hải đảo của nước Phi, quần đảo Trường Sa, một số tỉnh ven biển miền trung Việt Nam, hoặc cơn bảo thổi lên hướng tây bắc đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa, tới Hồng Kông, Hải Nam, miền Bắc Việt Nam, Quảng Đông và vùng duyên hải Hoa Lục.  Lẽ tất nhiên là những cơn giông bão này đều đã gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng, nhà cửa, tài sản và vật chất đủ loại. Trong lúc bão có nhiều mưa, sóng to, gió lớn cũng còn gây ra những nơi đất bị sụt trùi, lũ lụt, và có những bờ biển bị sóng lớn làm sạt lở vĩnh viễn.

Vào những ngày cuối tuần thứ Bảy 30/7/2016, Chủ Nhật 31/7/2016 cơn siêu-bão Nida đã trút xuống Phi Luật Tân hơn 300 mm nước mưa, trước khi nó lướt qua Biển Đông Nam Á. Vào đêm thứ Hai 1/8/2016 cơn siêu-bão Nida với sức gió rất mạnh và sóng lớn cao tới 11m lướt ngang quần đảo Hoàng Sa tiến tới đổ bộ lên Hồng Kông, và rồi một số nơi ven biển của Tỉnh Quảng Đông, Hoa Lục vào sáng sớm ngày 2/8/2016. Chính quyền Hồng Kông đã thông báo cơn siêu-bão Nida là báo động bão cấp 8, nó là một cơn bão mạnh nhất kể từ năm 1983 cho tới nay ở Hồng Kông. Riêng chính quyền Hoa Lục đã thông báo cơn siêu-bão Nida báo động đỏ, là mức báo động cao nhất trong hệ thống báo động về sự nguy hiểm của giông bão và sóng biển cao lớn 11-12 mét.

Kể từ năm 2010 tới nay Tàu Cộng đã ngang nhiên chiếm giữ một số đảo san hô, bãi đá ngầm, bãi cát cạn ở trong quần đảo Trường Sa, rồi ra hết sức mau chóng cải tạo xây dựng chúng trở thành những đảo nhân tạo có các phương tiện để sinh sống như một nông trại chăn nuôi gia súc và trồng rau quả. Cũng có một điều đáng chú ý là Tàu Cộng đã xây dựng trên những đảo nhân tạo này các trạm cứu hộ, các trại lính, phi trường đủ dài để có thể sử dụng cho máy bay quân sự, bến cảng nước sâu, và hải đăng, vân vân đủ thứ. Tàu Cộng phải gấp rút làm như vậy để củng cố lập trường cứng rắn đòi chủ quyền cả vùng Biển Đông Nam Á.

Vào ngày 12/7/2016 những đảo nhân tạo của Tàu Cộng đã thực sự bị một trận siêu-bão pháp lý do Toà Trọng Tài Thường Trực căn cứ vào Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) có phán quyết rằng Hoa Lục Tàu Cộng không có tư cách pháp lý chủ quyền vùng Biển Đông Nam Á (Southeast Asian Sea) mà Tàu Cộng gọi là Biển Hoa Nam (South China Sea). Như vậy trên phương diện luật pháp quốc tế những đảo nhân tạo của Tàu Cộng không hiện hữu với tư cách pháp lý. Tàu Cộng đã tạo ra chúng một cách bất hợp pháp.  Quả thật đây là một trận siêu-bão pháp lý trên những tài sản của một quốc gia, khi những người cầm quyền của nước đó tuyên bố quyền làm chủ, thì lại bị vạch mặt là những kẻ cướp của ngưới khác.

Mặc dù những người cầm quyền Tàu Cộng đã từng tỏ ra ngang ngược tuyên bố rằng xem thường phán quyết của Toà Án Quốc Tế, và họ cứ tiếp tục một cách gấp rút xây dựng những đảo nhân tạo chưa làm xong, họ cũng buộc phải đối mặt với những trận siêu-bão của thiên nhiên trong vùng Biển Đông Nam Á.  Những trận siêu-bão của Biển Đông Nam Á mới thực sự là một đe doạ có thật mãnh liệt tiêu huỷ, nhận chìm những đảo nhân tạo của Tàu Cộng.  Những người cầm quyền Tàu Cộng có thể ngang ngược bỏ qua trận siêu-bão pháp lý của Toà Án Quốc Tế, nhưng bọn họ không thể xem thường những trận siêu-bão của Ông Trời, của Biển Đông Nam Á xảy ra mỗi năm.

Rõ ràng Trờì Không Dung Gian Đảng Tàu Cộng! Có lẽ đầu óc của bọn họ đã quá đơn giản nghĩ rằng Biển Đông Nam Á như cái Ao Cá Bác Mao ở trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh thường khi bình yên không bị mưa bão ngập lụt. Trên thực tế bọn họ có thể hung hăng khiêu khích cả cộng đồng quốc tế trong việc cưỡng chiếm cả vùng Biển Đông Nam Á, nhưng bọn họ không thể hung hăng khiêu khích với Ông Trời, với những trận siêu-bão, cuồng phong, sóng thần cùng với mức nước biển càng ngày càng dâng cao do hậu quả của tình trạng trái đất bị hâm nóng.

Trong năm 2014 có một bản báo cáo kết quả nghiên cứu về san hô được phổ biến trong tờ tập san Nature Communications trình bày những lợi ích của các rạn san hô dưới biển trong việc làm giảm bớt những nguy hiểm thiên nhiên có thể gây ra cho con người đã đang sống trên các vùng ven biển. Bản báo cáo cho biết rằng các rạn san hô làm giảm năng lượng của sóng biển tới 97%.  Những đỉnh ngọn của rạn san hô hay là các cạnh hướng ra phía biển của rạn san hô làm phân tán năng lượng của sóng biển tới 86%.  Rõ ràng đây là quá nhiều năng lượng của sóng biển va đập vào các đảo nhân tạo. Các bờ tường kè đá được xây xung quanh chân của các đảo nhân tạo để chống chọi lại sóng biển va đập liên tục vào bờ. Nhưng đó là phần ở trên, cái phần quan trọng hơn là ở dưới, là phần rạn san hô đã bị bồi đắp che khuất, là phần nền của các đảo nhân tạo. Cho dù cái phần nền bằng rạn san hô này bị bồi đắp khuất lấp, nhưng nó vẫn còn đó và nó vẫn luôn luôn bị va đập bởi một sức mạnh rất lớn của sóng biển.

Cũng có một đặc điểm của các rạn san hô là từ thuở đất trời giao hợp sinh ra san hô cho tới nay “san hô sống ở biển tự điều chỉnh để lớn”, san hô vươn lên theo mức nước biển. Bây giờ bọn Tàu Cộng trút cát đá xi măng lên trên các rạn san hô để xây trại lính, phi trường, hải đăng, vân vân; vì các rạn san hô không thể sống tự nhiên như trước nữa, các rạn san hô đã bị hư hại, chúng sẽ làm cho xói mòn, sụt trùi bất cứ cái gì đang đè lên chúng. Người ta phải nhớ rằng “san hô là sinh vật ở biển” nên san hô có phản ứng, san hô không phải là đá vôi, đá sỏi. Bây giờ bọn Tàu Cộng lại đặt ách nô lệ lên cả các loài San Hô ở Biển Đông Nam Á.

Nói một cách cụ thể là vài tháng sau khi Tàu Cộng đã đang cải tạo xây dựng đảo san hô Fiery Cross Reef, Chữ Thập, thì một góc đảo đã bị sụt trùi xuống biển. Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Tàu Cộng phải im lặng, nhanh tay sửa lại chỗ bị hư hại. Nếu xem xét một cách khách quan về cấu trúc xây dựng của đảo nhân tạo Fiery Cross Reef thì rõ ràng nó chỉ đủ vững chắc một cách tạm bợ trong những điều kiện bình thường. Còn trong trường hợp có một cơn siêu-bão với sức giông gió 185km một giờ hoặc là mạnh hơn và những đợt sóng biển lớn cao 6m hoặc cao hơn, thì đảo nhân tạo Fiery Cross Reef sẽ bị cuốn trôi đi mất, hay ít nhất cũng bị thiệt hại nặng. Tình trạng an toàn thiên nhiên của tất cả các đảo nhân tạo (1) Cuarteron Reef, (2) Fiery Cross Reef, (3) Gaven Reef (North), (4) Johnson Reef, (5) Hughes Reef, (6) Subi Reef, (7) Mischief Reef của Tàu Cộng ở Biển Đông Nam Á đều sẽ bị những cơn siêu-bão tàn phá như vậy.

Tóm tắt để kết luận rằng bọn Tàu Cộng có thể trâng tráo, ngang ngược, chịu đấm ăn xôi, trơ trơ bộ mặt bọn cướp biển, hung hăng làm ngơ trước cơn siêu-bão pháp lý của Toà Án Quốc Tế; tuy nhiên, bọn Tàu Cộng không thể khiêu khích Ông Trời, xem thường những cơn siêu-bão của Biển Đông Nam Á trong khi các đảo nhân tạo được Tàu Cộng xây dựng trên những “rạn san hô bị Tàu Cộng cưỡng chiếm làm nô lệ” nên san hô đã phản kháng bằng cách san hô tự huỷ, xói mòn, sụt trùi bởi sóng biển liên tục va đập vào.  Rất rõ ràng là các đảo nhân tạo của Tàu Cộng được xây dựng lên chỉ có tính chất tạm bợ, không vững chắc lâu dài. Quả thật, Trời Không Dung Gian Đảng Tàu Cộng!

Nguyễn Thành Trí  
Sài Gòn, Chủ Nhật 7/8/2016