Từ Tôn Nữ T Ninh “khốn nạn” đến Ng Xuân Phúc “tự sướng”
Từ Tôn Nữ Thị Ninh “Khốn Nạn”
Đến Nguyễn Xuân Phúc “Tự Sướng”
Ngày 15 tháng 7 năm 2016
H,
Trước hết, Giáo Già xin điểm mặt Tôn Nữ Thị Ninh, người đàn bà nổi tiếng vô liêm sĩ, lâu lâu khuấy động dư luận một lần, cho mọi người thấy cái tư cách của một con ếch lúc nào cũng muốn làm thành con bò, tận lực phình bụng cho được lớn như con bò, khiến bụng bể nát, nằm mọp dưới chân bò, xác thân dẹp lépthảm hại, cho người qua kẻ lại phỉ nhổ cười chê.
Xin kể trước một thí dụđiển hình. Khi đó, trong lúc lúng túng đối phó với những tấn công dồn dập của dư luận về những vi phạm nhân quyền của Đảng và Nhà nước CSVN,tại buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ, vào tháng 10 năm 2004, y thịđã nói: "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi." Y thị không chịu nói “những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh”đó là những đứa nào và chúng “đã bị trừng trị theo cách nào”; khiến nhiều người nghe thấy y thị như kẻnằm ngửa phun nước miếng lên trời.
Cho tới gần đây, trong chuyến viếng thăm VN của TT Obama, ngày 25-5-2016, giấy phép thành lập Đại học Fulbright VN được trao ở Sài Gòn [Tp HCM] bà bàng hoàng "khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học tân lập này”. Bà nói:“Tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi". Bà bàng hoàng và không thể hiểu nổi vìbà cứ tưởng người được bổ nhiệm là chủ tịch phải là bà chớ không phải là Thượng nghị sĩ Bob Kerry.
Cái khốn nạn của bà năm ở chỗđó, vị từ lâu bà từng hãnh diện là “Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư thục Trí Việt”, tuy dự án này bị thất bại, dù bàcóbỏ công sang California, Hoa Kỳ, để tìm sự ủng hộ, đầu tư cho trường. Bà đã bị tẩy chay thê thảm.
Bà càng khốn nạn hơn nữa khi lên tiếng trong hai bài viết liên quan đến nội vụ khiến ông Bob Kerrey bị “lạc đạn”; vì, thay vìcông kích TT Obama và những người trách nhiệm bổ nhiệm ông Bob Kerry, bàkhông dám nên quay ra nặng lời công kích ông Bob Kerry. Bà trơ trẽn moi lại chuyện hận thù cũ, moi lại chuyện ông Bob Kerry từng là người dính líu đến chuyện xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre). Đó là chuyện lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em, trong khi truy tìm cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Sau cuộc thảm sát, ông Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của cuộc tuần tiễu làm21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí". Chuyện này đã khiến ông Bob Kerry hối hận cả đời, tuy so với cuộc chiến do Cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam VN gây ra, khiến nhiều triệu người dân Việt vô tội bị giết chết,nóchẳng thắm vào đâu.
Y thị nhớ chuyện Bob Kerry làm chất 21 thường dân mà bàlại quên cuộc cải cách ruộng đất ở miền bắc, từ năm 1953 đến năm 1956, đã giết hại hàng mấy chục ngàn đồng bào vô tội. Y thị cũng quên luôncuộc tàn sát hơn 4000 thường dân vô tội ngay tại Huế, quê hương hoàng tộc của bà, trong trận chiến Mậu Thân 1968, do Việt cộng gây ra, với vô số nạn nhơn bị trói lại với nhau bằng dây kẽm gai, bịbắn chết, bịcuốc, xẻng đập chết… Gần hơn nữa, ngay trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chắc bà phải biết, phải nghe,chuyện bộ đội CS miền Bắc đã xả súng tàn sát hơn 200 thường dân tại ấp phú Mỹ, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh trên đường tiến về Sài gòn…Bà có nghe ai bày tỏ chút hối hận nào như Bob Kerry không?
Khốn nạn hơn nữa là hai bài viết của bà xuất hiện trong vòng vài ngày với văn phong hằn học.Bài sau hằn học hơn bài trước.Trong thư ngỏ ngày 7 tháng 6, bà đã viết rằngbà sẵn sàng gặp lại ông Bob Kerry… Để chi vậy? Phải chăng làđể nghe ông Bob Kerry xin… bà tha tội… hayđểxin… ông ấy từ nhiệm để nhường chức vụ Chủ tịch cho bà;mặc dùông ấy là người nhiệt thành gắn bó với dự án, kể từ những bước tiền thân của nó hơn 20 năm trước, một người vừa có kinh nghiệm lãnh đạo giáo dục đại học, vừa có vị thế chính trị cao, có uy tín trong nước Mỹ, đểlàm việc cho FUV… Nếu đúng vậy thì bàchỉ là con nhỏ lùn đứng bên cạnh nhà thờ Đức Bàở Sài Gòn. Nó chứng tỏ Bàđã vô cùng hèn hạ vàkhốn hạn hơn cả cái khốn nạn mà dư luận dành cho bà. Do vậy, quyết định trụ lại của ông Kerrey càng cho thấy tầm vóc trí tuệ và đạo đức của ông khác xa của Tôn Nữ Thị Ninh và của những kẻ đứng sau lưng bà, bất kể chúng ở Hà Nội hay Bắc Kinh.
Cần nhớ thêm nữa là ngày 29-5-2016, khi truyền thông CS Việt Nam nêu lại vấn đề này, ông Bob Kerrey vẫn tiếp tục thể hiện sự hối lỗi sâu sắc;ông nói: “Tôi đã xin lỗi nhân dân Việt Nam về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách thành tâm và cùng vềnhững nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới”.
Hơn nữa, qua báo Tuổi Trẻ của VC, Bíthư Thành ủy Sài Gòn, một ủy viên bộ chánh trị VC, Đinh La Thăng [xem hình], nói rằng:“Ông Bob Kerry là người ủng hộ mạnh mẽ đàm phán các hiệp định thương mại giữa hai nước, cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright. Phần khác, Tổng thống Barack Obama, trong phát biểu trước thanh niên tại TpHCM ngày 25/5 đã cảm ơn và ghi nhận đích danh ông Bob Kerrey vì đã đi đầu trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước”. Đinh La Thăng nói thêm: “Tôi hiểu ông phải rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay, dù hiểu rõ hậu quả của nó, cũng vì để có cơ hội tốt nhất giúp cho dự án FUV thành công, hiến tặng nhân dân Việt Nam những kinh nghiệm quý báu mà ông tích cóp trong nhiều năm qua…”
Vậy mà đến lúc10h00 ngày 8/6/2016, bài của Tuổi Trẻ ghi lại phát biểu của Đinh La Thăngbị gỡ bỏ. Aiđã ra lịnh gỡ bỏ bài báo này; và xa hơn nữa; ai làkẻ đã mau chóng ra lịnh cho Tôn Nữ Thị Ninh gắt gao lên án Bob Kerry với ý đồ khốn nạn là mong cho… trống chỗ để y thị ngồi vào.
Thôi, hãy để cho Tôn Nữ Thị Ninh gậm nhấm mối “căm hờn” của kẻ cả đời bon chen khốn nạn, nhưng không được ngồi trên chiếc ghế Chủ tịch FUV, dưới sự chỉđạo của Bắc Kinh, hay ai đó giấu mặt bên trong Bộ Chánh trị CSVN; để bước sang chuyện Formosa Vũng Áng; vấn nạnđang từng ngày di hại dân tộc Việt, vấn nạnô nhiễm môi sinh từ biển cả đến đất liền, mà bọn cầm quyền CSVN và Trung cộng chung chia trách nhiệm. Trước hết, xin được điểm qua những diễn biến quan trọng trong vụ cá chết bí hiểm ở các tỉnh miền Trung Việt Nam:
Tháng Tư 2016: Cá chết hàng loạt
• Ngày 6: Tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà). Cá chết nhiều trong các ngày 6 và7/4.
• Ngày 10: Hiện tượng cá chết xuất hiện tại Quảng Bình.
• Ngày 15: Cá chết lan đến Thừa Thiên – Huế.
• Ngày 16: Xuất hiện cá chết tại Quảng Trị.
• Ngày 21: Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp Vũng Áng được vì đây là khu vực có yếu tố nước ngoài, “đoàn không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra”.
• Ngày 22: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hà Tĩnh “kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thông mới và tiến độ dự án Formosa”.
Một người dân lặn biển, ông Nguyễn Xuân Thành phát hiện thấy đường ống xả thải hóa chất dưới đáy biển, “nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngửi cảm thấy rất ngạt thở”.
• Ngày 23: Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân nói “việc báo chí khiến dư luận hiểu nhầm rằng Formosa xả trộm bằng đường ống khổng lồ dưới đáy biển”, đồng thời khẳng định “Formosa được phép xả thải” và đường ống ngầm của hãng là hoàn toàn hợp pháp.Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản Nguyễn Viết Nghĩa tuyên bố cá chết bất thường là do “độc chất mạnh”, với nguồn nước biển ô nhiễm xuất phát từ khu công nghiệp Vũng Áng.
• Ngày 24: Cuộc họp giữa Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ Tài nguyên Môi trường nói Formosa có một số “vi phạm trong việc thực hiện súc rửa đường ống”.Bộ Tài nguyên Môi trường nói sẽ tìm ra kết quả gây cá chết trong “5 ngày nữa”.
• Ngày 26: Formosa Hà Tĩnh ra thông cáo nói họ “kinh ngạc” và “không thể hiểu nổi” tình trạng sinh vật biển chết, gây ô nhiễm trên biển với quy mô lớn.
Năm thợ lặn tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải nhập viện sau khi lặn từ khu vực biển Vũng Áng lên.
• Ngày 27: Có thông tin xuất hiện cá chết ở Đà Nẵng. Chính phủ ra công điện yêu cầu bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy hải sản chết bất thường.
Bộ Tài nguyên Môi trường ra kết luận ban đầu theo đó nói có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết, gồm tác động độc tố hoá học của con người và trên biển, và là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ. Formosa Hà Tĩnh được xác định là "chưa thấy có mối liên hệ nào" với tình trạng cá chết hàng loạt.
• Ngày 28: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo trong cuộc họp Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu xác định "bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ".
• Ngày 29: Khu vực biển Đà Nẵng tiếp tục có tình trạng cá chết dạt bờ ồ ạt, trong đó có nhiều cá thể cỡ lớn, tới 10kg.
• Ngày 29-30: Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.
Tại Huế, một nhóm nghệ sỹ biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng về vụ cá chết nhưng bị công an can thiệp.
• Ngày 30: Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng các lãnh đạo đi tắm biển cùng người dân và ăn cá để giải tỏa lo âu cho người dân.
Tháng Năm 2016: Biểu tình diễn ra ở nhiều nơi
• Ngày 1: Tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối thảm họa môi trường này, yêu cầu minh bạch và tìm ra nguyên nhân gây cá chết hàng loạt.
Trong bản tin 20 giờ, Đài truyền hình Việt Nam VTV công bố bắt hai nhà hoạt động tên Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn vì đã tới khu vực Formosa và Kỳ Hà, Hà Tĩnh "thu thập thông tin và hình ảnh để phát tán trên mạng internet nhằm mục đích kích động người dân".
Người lao động Việt Nam tại Đài Loan xuống đường thể hiện quan điểm về sự kiện cá chết tại khu vực Hà Tĩnh.
• Ngày 2: Vào giờ đêm, Văn phòng Chính phủ phát đi thông cáo yêu cầu giám sát hệ thống xả thải của công ty Formosa, cấp gạo và hỗ trợ tài chính cho ngư dân, đồng thời đề nghị ngư dân đánh bắt ở vùng ngoài 20 hải lý và hỗ trợ tiêu hủy cá chết.
• Ngày 3: Bảy linh mục tại các giáo xứ trong huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh gửi kiến nghị lên thủ tướng vì vụ cá chết hàng loạt xảy ra trong khu vực này.
An ninh Việt Nam thả ông Chu Mạnh Sơn, một nhà hoạt động bị bắt tại khu vực Vũng Áng, tâm điểm của thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung.Ông Chu Mạnh Sơn được thả sáng ngày 3/5. Tuy nhiên, người bị bắt cùng đợt với ông là ông Trương Minh Tam hiện vẫn chưa được thả.
• Ngày 5: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, người phát ngôn Chính phủ được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: "Bộ Thông tin - truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện việc đưa tin trung thực, khách quan, đúng định hướng, có cơ sở khoa học, đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, luận điệu sai trái, kích động nhằm ổn định tình hình, không gây tâm lý hoang mang trong dư luận".
• Ngày 6: Lời kêu gọi tiếp tục biểu tình ngày 8/5 được phát đi trên mạng xã hội với lý do ‘Chính phủ cố tình chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết’.
• Ngày 8: Hàng trăm người dân Việt Nam ở Sài Gòn và nhiều thành phố, địa phương trong cả nước đã xuống đường tuần hành, biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt.
• Ngày 14: Nhiều nhà hoạt động nói họ bị "tạm giữ" và "ngăn cản" ngay tại nhà, không thể tham gia xuống đường biểu tình trong tuần thứ ba liên tiếp vì sự kiện cá chết ở miền Trung Việt Nam.
• Ngày 15: Các cuộc biểu tình tại Hà Nội và TP HCM nhanh chóng bị giới chức trấn áp. Tin tức nói nhiều người biểu tình đã bị các lực lượng an ninh bắt giữ.
• Ngày 27: VTV phát chương trình ’60 phút mở: Bạn chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì, trong đó người dẫn chương trình Tạ Bích Loan cùng năm khách mời chất vấn Phan Anh, một MC của VTV, "Tại sao bạn lại phải chia sẻ clip hai con cá chết của Vũng Áng?" ’60 phút mở’ đã gây tranh luận gay gắt trong cộng đồng cư dân mạng ở Việt Nam.
• Ngày 29: Hàng trăm người Việt tại Nhật biểu tình đòi làm rõ nguyên nhân thảm họa cá chết tại Việt Nam.
Tháng Sáu 2016: Công bố nguyên nhân cá chết
• Ngày 5: Tại Hà Nội, cuộc tuần hành nhân ngày Môi trường Thế giới và vì 'cá chết hàng loạt, bất thường' bị các lực lượng an ninh nhanh chóng giải tán. Một số người tham gia bị bắt đưa đi.
• Ngày 8: Hà Tĩnh buộc Formosa Hà Tĩnh và Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN) lắp thiết bị tự động kiểm soát khí chất thải, bụi tại các lò cao nhiệt điện.
• Ngày 11: Tôm hùm và cá chết hàng loạt ở biển Phú Yên.
• Ngày 12: Hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An xuống đường, tuần hành từ nhà thờ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và sau đó tuần hành trên Quốc Lộ 37.
• Ngày 16: Quốc hội Đài Loan họp báo liên quan tới cáo buộc Formosa Hà Tĩnh thải chất độc gây ô nhiễm. Formosa Plastic Group bị áp lực từ các nhóm môi trường địa phương, nghị sỹ và một hội đoàn của người Việt, chất vấn về vụ cá chết bí ẩn ở miền Trung Việt Nam.
• Ngày 26: Một số báo Việt Nam đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.
• Ngày 28: Formosa ký biên bản thừa nhận sai phạm, trước sự chứng kiến của đại diện nhiều bộ ngành Việt Nam, trong đó có cả Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án tối cao và đại diện bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng.
• Ngày 29: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Nguyên Thành phát biểu, công khai thừa nhận những sự cố tại Formosa Hà Tĩnh “là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tình miền Trung của Việt Nam”, nhưng nói nguyên nhân không phải do Formosa Hà Tĩnh mà là do các nhà thầu phụ của hãng gây ra.
• Lãnh đạo Formosa hứa hẹn bồi thường mọi thiệt hại và “cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam”.
• Ngày 30: Văn phòng Chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo đó xác định là do sự cố xả thải và từ lò luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh. Lãnh đạo Formosa hứa hẹn bồi thường 500 triệu đô la USD cho mọi thiệt hại và “cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam”.
Như vậy, hai tháng sau thảm họa, ngày 30 tháng 6, 2016, nhà cầm quyền CS Việt Nam mới họp báo công bố nguyên nhân cá biển chết dạt vào bờ, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, là do nhà máy gang thép Formosa ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, xả hàng trăm tấn hóa chất trực tiếp ra biển. Trong đó có những chất kịch độc như cyanure, phenol kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc-Nam, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.
Hàng triệu con cá và các loại thủy sản khác dạt vào bờ chỉ là phần nhỏ của sự thiệt hại trong khi sự thiệt hại ở tầng đáy lớn nhiều lần; sự di hại được ước tính kéo dài nhiều thập kỷ chưa chắc đã phục hồi được, nếu không có một kế hoạch quy mô khoa học và vô cùng tốn kém.
Hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn, cũng như các tỉnh có cá chết, đã biểu tình nhiều lần đòi hỏi nhà cầm quyền phải điều tra và công khai minh bạch nguyên nhân làm cá và các loại thủy sản, sinh vật biển chết, cũng như các kế hoạch khôi phục biển. Sự chậm trễ, mập mờ và những thông tin nhỏ giọt được đưa ra làm cho quần chúng phẫn nộ và mất tin tưởng vào lời tuyên truyền của nhà cầm quyền.
Khi vụ việc mới được đưa ra cách đây ba tháng, phóng viên của báo Thanh Niên hỏi quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường về cá chết có khả năng bị “nhiễm kim loại nặng” hay không thìThứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã trả lời rằng hỏi thế là làm “tổn hại cho đất nước”.Nhưng thực tế cho thấy biển miền Trung và người dân ở đó đang bị tổn hại quá nhiều qua vụ cá chết.Mặt khác, đất nước Việt Nam còn bị tổn hại hơn nữa nếu Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam không để cho vụ việc được làm rõ và người dân được bồi thường thỏa đáng.
Sau đó, trước sức ép dư luận, chúng buộc lòng phải miễn cưỡng tổ chức điều tra, truy tìm thủ phạm, nhưng thực chất là tìm cách dàn xếp với thủ phạm, để lấp liếm trách nhiệm của mình.Số tiền 500 triệu đô la Mỹ không phải là kết quả của một sự đánh giá mức độ thiệt hại.Thực tếđó chỉ là số tiềnchữa cháy, hònglàm chìm sự kiện.
Đúng ra, đàm phán đãbí mật diễn ra giữa Formosa và đại diện Chính phủ Việt Nam, chủ chốt là Bộ Công an, kèm thêm Bộ Tài Môi và vài thành phần khác.Cuối cùng, thông tin được phổ biến cho biết: “đàm phán thành công, Formosa nhận trách nhiệm, cúi đầu xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD”. Từđó, nhà cầm quyền CSVN trơ trẽn nói: “Trong lịch sử, chưa từng bao giờ có một doanh nghiệp nước ngoài lớn như thế phải cúi đầu nhận tội [xem hình] ngay tại họp báo và bồi thường nửa tỉ Mỹ kim như thế. Ta đàm phán giỏi quá! Chứ nếu nó chối hết, nó gạt hết, không đền bù thiệt hại thì làm gì được nó, thậm chí giới đầu tư nước ngoài nhìn vào đó lại lũ lượt kéo nhau đi khỏi Việt Nam thì mới thật sự là chết, chết, chết…”.
Cũng từ đó,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã “tự sướng”, hí hửng đón nhận 500 triệu USD, cho dầu chuyện “cúi đầu nhận tội” của Formosa chỉ qua một đoạn quay hình trước, được phát lại, chớkhông trực tiếp, như một thứngạo mạn coi thường nhà cầm quyền CSVN.
Cho tới nay Không mấy ai biết được chính xác sự hủy hoại môi trường là do những hóa chất như phi-nôn, xyanua và hydrôxít sắt, hay còn những chất độc hại nào khác; và nó đã tàn phá môi trường biển quanh khu vực nhà máy Formosa đến mức nào, ảnh hưởng đến hệ sinh thái sẽ kéo dài bao nhiêu năm.
Đó là những vấn đề cần cấp bách phải được đặt ra, và tìm câu trả lời, trước khi chấp nhận lời xin lỗi và những bồi thường. Chuyện đâu có dễ dàng coi như nhận 500 triệu USD rồi kết thúc, cho Nguyễn Xuân Phúc được “lâng lâng tự sướng”, rồichém gió lung tung, mà không cần biết thế giới từng có bao nhiêu vụ tương tự xảy ra. Điển hình như năm 1984 ở Bhopal, Ấn Độ, có vụ nổ ở nhà máy hóa chất gây thiệt mạng nhiều ngàn người và ảnh hưởng đến sức khoẻ mấy trăm ngàn người khác, khiến các nạn nhân, qua các tổ hợp luật sư, kiện các công ty trách nhiệm ra tòa; nhiều năm sau vụ việc được giải quyết, các nạn nhân được bồi thường hơn 400 triệu đôla. Vài trường hợp khác cũng được nói tới như vụ như Exxon Valdez làm đổ dầu ở Alaska, vụ bể giếng khoan dầu ở Vịnh Mexico, các tập đoàn có trách nhiệm đều bị phạt theo luật bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ, phải làm sạch lại môi trường như trước đó. Trong nhiều vụ người dân có thể đứng đơn kiện công ty đã gây hại cho sức khoẻ hay làm mất nguồn sinh sống và đòi bồi thường thiệt hại.
Về phần Formosa, Luật sư Lê Công Định [xem hình], trong bài phỏng vấn của cô Phạm Thanh Ngiên,đã nói: “Những gì diễn ra trong 84 ngày kể từ khi xảy ra thảm hoạ Chính phủ đã bỏ qua tất cả trình tự luật định cần thiết để tự mình điều tra và kết luận điều tra, qua đó tự mình xác định thiệt hại mà hoàn toàn không tạo điều kiện cho các nạn nhân thảm hoạ chính thức yêu cầu đòi bồi thường, rồi cũng tự mình làm việc riêng với Formosa để giải quyết sự việc và dễ dàng chấp nhận mức giá bồi thường 500 triệu USD mà Formosa đề xuất…” Ông cũng nói thêm: "Tôi cũng như tất cả mọi người dân đều ngạc nhiên vì cho đến giờ quan chức Chính phủ và các bộ ngành liên quan vẫn ung dung tự tại trong chiếc ghế của mình, bất kể những yếu kém chuyên môn, hành động vô trách nhiệm và vi phạm pháp luật rõ ràng mà toàn dân đều trông thấy như thế. Đất nước này thật lạ!"
Do vậy, trong một vài năm tới, nếu không có sự đổi thay nào đáng kể, những tai họa tương tự như Formosa sẽ lại giáng xuống người dân, nhưở Bô xít Tây Nguyên, ở nhà máy giấy Hậu Giang, ở dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận...Những đe dọa hiển hiện đang lơ lửng trên đầu người dân Việt.
Trở lại chuyện Nguyễn Xuân Phúc “tự sướng” nhận 500 triệu đô la bồi thường, rồi chém gió lung tung; không ai biết Phúc có chịu nghĩ: Số tiền đó nếu“Chia đều cho nhân dân những tỉnh phía Bắc miền Trung chịu đựng tai họa cá chết, mỗi người chỉ mua được hai thùng mì gói; nếu các quan chức tham nhũng ăn chặn thì chắc họ chỉ mua được một thùng; nếu tai họa còn kéo dài chắc không ai có cả mì gói để ăn”.
Cả nước đã nhìn thấy thủ phạm là Formosa ngay từ lúc tai họa cá chết bắt đầu; nhưng trong gần ba tháng trời những người có trách nhiệm không những im lặng một cách vô liêm sỉ mà còn dùng quyền lực trấn áp tất cả những người dân muốn nêu câu hỏi. Do vậy, để nhìn rõ vấn nạn, một Bản tuyên bố của 19 tổ chức tôn giáo, chính trị và dân sự độc lập được công bố nêu rõ các hành động phản dân, hại nước của tập đoàn cầm quyền [xem toàn văn trong phần phụ đính].
Chưa hết, có lẽ Nguyễn Xuân Phúc đã “tự sướng” rồi chém gió như vậy nên không thấy, hay thấy mà cứ làm lơ như không thấy Formosa chẳng những làm chết cá, chết biển, mà còn làm ô nhiễm cả môi sinh đất liền, bằng cách chôn lấp rác thải trên một phần diện tích rừng 327 thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), khiến nơi này nghiễm nhiên trở thành nơi chứa rác thải kể từ khi Dự án Formosa xuất hiện.
Tại địa phương, trong khi ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng TN&MT thị xã Kỳ Anh, nói với phóng viên báo chí rằng ông không hề hay biết về vụ việc này thì ông Trần Anh Đàn, Chủ tịch UBND P. Kỳ Trinh lại nói rằng “chính quyền có biết bãi rác này”, nhưng vì người ta… “đổ vào ban đêm, lâu ngày đổ một xe nên chính quyền rất khó kiểm soát, bắt giữ. Đúng, rừng không thể là nơi đổ rác thải được.Còn về nguồn gốc rác chưa kiểm tra nên không biết”.
Tuy nhiên, theo tường thuật của phóng viên Báo điện tử Infonet, lối rẽ vào đường mòn tới rừng 327, những đống rác cao tới 1m nằm khắp nơi, trong mọi ngõ ngách khu rừng. Sâu trong rừng là một bãi đất rộng chừng 5ha được chọn làm nơi tập kết những bãi rác khổng lồ. Có hàng chục đống rác cao hơn 2m, mỗi đống chừng 10m3, ước tính lượng rác lên tới hơn 100 tấn.
Được biết thêm là “Người dân ở đây cho rằng, rác này có nguồn gốc từ Formosa, do chính Cty CPXD Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh cho xe chở đến đổ tại khu rừng này. Rác không chỉ được đổ ở trong rừng, hai bên đường mòn dẫn vào rừng mà một lượng rác lớn được đổ ngay tại các khe suối, trên thượng nguồn, đồng nghĩa việc chất độc đã len lỏi vào hàng ngàn hộ dân sinh sống gần đó. Sau mỗi trận mưa, chất thải trôi xuống hồ Mục Hương, nơi cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các hộ dân tại 2 phường Kỳ Trinh, Kỳ Long… Người ta quan sát trong các đống rác khổng lồ có những bộ quần áo, đồng phục lao động giống với trang phục của công nhân Formosa. Nhiều loại vật dụng có in nhãn mác bằng chữ Trung Quốc.”
Chính một cán bộ đang công tác tại Formosa Hà Tĩnh thừa nhận: “Đây chính là chất thải kim loại nặng, được lắng lại sau quá trình xử lý nước thải. Nó như một lớp bùn đen đọng lại dưới đáy hồ và được múc lên rồi đóng gói đi chôn lấp. Việc làm này là hết sức nguy hiểm vì có thể trong lớp bùn đó còn chứa rất nhiều kim loại nặng, có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường”. Mặt khác, Công ty CPXD môi trường đô thị là đơn vị hợp đồng nhận xử lý 267 tấn rác thải công nghiệp, dạng bùn đen của Formosa đã đem hàng trăm tấn chất thải trên chôn vào vườn nhà dân thay vì đưa đi xử lý.Sự việc vô cùng nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người dân xã Kỳ Anh nhưng không một hành vi tội ác nào bị xử lý.Do vậy, xin hỏi Nguyễn Xuân Phúc có còn tiếp tục “tự sướng” và chém gió nữa hay không?
Trong lúc đợi cóđược câu trả lời [tuy biết rằng không có] Giáo Già thêm lần nữa nhớ lờiLuật sư Lê Công Địnhchâm biếm, khi ông đề cập tới số tiền 500 triệu đô la được công bố: “Từ nay ai chụp mũ những người đấu tranh chống chế độ toàn trị của cộng sản là nhận tiền từ các thế lực thù địch nhằm chống phá đất nước, hãy nhìn vào số tiền 500 triệu USD.Nhà cầm quyền này đã muối mặt vơ lấy số tiền to hơn bất cứ khoản nào mà các thế lực thù địch có thể tài trợ, để huỷ hoại tương lai đất nước và dân tộc. 50 năm nữa liệu con cháu chúng ta có thể khắc phục được thảm hoạ ngày hôm nay?”.
Đồng thời, trước vấn nạn Formosa, lên tiếng về những người trẻ tuổi đang dấn thân nhận lãnh trách nhiệm nhà báo Đoan Trang nói: “Dù còn ít ỏi, nhưng rõ là có một thiểu số người đã hiểu ra rằng chuyện môi trường và lợi ích của nhân dân không phải và không thể là chuyện ‘cứ để Đảng và Nhà nước lo’; không phải là Đảng và Nhà nước thì không thể sai hay không thể ngu dốt, mà thậm chí ngược lại: Họ không những sai, không những ngu dốt, mà còn bạo ngược và vô liêm sỉ nữa, một trong các bằng chứng là họ bán cả hiện tại và tương lai của dân tộc này chỉ với giá 500 triệu USD.Có nhiều người đã đặt câu hỏi: Bây giờ phải làm gì? Đó là một câu hỏi rất đúng, nhưng thực ra chúng ta đã và đang làm rồi: Chúng ta đang học cách suy nghĩ độc lập, thoát khỏi sự định hướng của chế độ, chúng ta đang bóc mẽ bản chất bất tài, hại dân hại nước của độc tài…”. Sau đó côkết luận: “Đó chỉ là những bước đầu tiên, và những người dấn thân phải tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm của mình”.
Trong tinh thần và hành động “nhận lãnh trách nhiệm của mình” anh em No-U vừa lên tiếng mờigọicác tổ chức, cá nhân ở các địa phương cùng hưởng ứng, tổ chức biểu tình tại khắp các miền đất nước để thể hiện tinh thần, thái độ của người dân Việt Nam trước sự kiệnTòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông và phản đối nhà nước bá quyền Trung Cộng. Riêng tại Hà Nội, anh em No-Usẽ biểu tình vào lúc: 8h30 sáng ngày Chủ Nhật, 17/7/2016, tại Tượng đài Lý Thái Tổ - Bờ Hồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính
Tuyên Bố của các Tổ chức Xã hội Dân sự và Chính trị Việt Nam
về thái độ của nhà cầm quyền trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển
04-07-2016
Kính thưa
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Cho tới hôm nay, đã gần ba tháng kể từ vụ cá chết ở Vũng Áng rồi khắp bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Đất nước Việt Nam lần đầu tiên gánh chịu một thảm họa nghiêm trọng bất ngờ ập xuống, tàn phá môi trường, gây ảnh hưởng lên hàng triệu đồng bào làm những nghề liên quan tới biển, cũng như đang từ từ giáng xuống toàn thể Dân tộc với những di hại khôn lường trên bao thế hệ. Thảm họa này cũng kéo theo những mối nguy cho chủ quyền đất nước trên lãnh hải và lãnh thổ, trong tình hình Trung Quốc đang tìm mọi cách thôn tính Biển Đông.
Thế mà tới tận lúc này, người dân thay vì thấy một chính quyền luôn tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” nỗ lực chu toàn trách nhiệm, thì lại chỉ chứng kiến những hành động gieo hoang mang và gây công phẫn từ giới lãnh đạo chính trị mà có vẻ nằm trong một chiến dịch tổng lực nhằm dẹp yên vụ cá chết, nhất là sau cuộc họp báo công bố thủ phạm và nguyên nhân của thảm họa chiều ngày 30-06-2016 tại Hà Nội. Chiến dịch tổng lực đó đã biểu hiện cụ thể như sau:
1. Cung cách bưng bít vô lương tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tin nhắn điện thoại nay bị chặn những từ khoá như “Formosa”, “Vũng Áng”, “cá chết”… Báo chí nhà nước đã không đưa một dòng nào về hai cuộc biểu tình lớn vì môi trường đầu tháng 05, trái lại còn cáo buộc một số người tội “kích động” dân chúng xuống đường “gây rối loạn”. Ngày 13-05, báo Nông thôn ngày nay bị phạt 140 triệu đồng vì in trên ấn phẩm Thế giới tiếp thị bài “Nhân dân mãi mãi là người đến sau”, và “Lời than của các loài cá”. Ngày 30-05, VTV6 phát chương trình “60 phút mở – Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” nhằm khẳng định video clip “Hai con cá chết trong nước biển Vũng Áng?” của VTC là ngụy tạo, đồng thời đấu tố MC Phan Anh vì đã đưa nó lên trang FB của mình. Hôm 06-06, tờ Giáo dục và Thời đại Online phải rút xuống bài viết “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó” sau khi nó lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Ngày 10-06, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng trị đã phát hiện 30 tấn cá đông lạnh có chứa chất độc phenol với nồng độ nguy hiểm, truyền thông nhà nước lại tiếp tục đăng tải các nội dung phi khoa học, đưa ra các nhận định theo hướng trấn an dối gạt người dân từ các quan chức và trí thức của chế độ.
2. Hành vi đàn áp vô pháp luật của Bộ Công an. Cuối tháng 04-2016, hai phóng viên tự do đi làm phóng sự về cá chết tại Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị công an bắt nhốt, tra khảo, hành hạ trong nhiều ngày. Trong các cuộc xuống đường vì môi trường tháng 05 và đầu tháng 06 tại Hà Nội và Sài Gòn, rất nhiều công an bịt mặt, vận thường phục hoặc côn đồ đầu gấu được thuê mướn đã xông vào đánh đập dã man những người biểu tình, kể cả trẻ thơ và phụ nữ. Chưa hết, an ninh, dân phòng, thanh niên xung phong còn bắt một số biểu tình viên về đồn đánh cho nhừ tử; thậm chí còn nhốt họ vào trại hỗ trợ xã hội nhiều ngày, bỏ đói, hành hạ, làm nhục. Ngoài ra, công an mật vụ còn bao vây các bãi biển miền Trung không cho bất cứ ai chụp ảnh, quay phim hay nói chuyện với ngư dân lâm nạn. Nhiều phóng viên đi lấy tin ở vùng biển này đã bị tấn công đến đổ máu. Quan chức Bộ Công an còn cho rằng những người biểu tình là theo sự xúi giục của “các lực lượng thù địch”, và đã chuẩn bị phương án đàn áp trong ngày công bố 30-06 cũng như trong thời gian tới đây.
3. Biện pháp ngăn chặn vô nhân đạo của Bộ Y tế. Đó là cấm xét nghiệm hay thông báo kết quả xét nghiệm cho những ai bị ngộ độc biển hay ngộ độc cá. Nạn nhân đầu tiên là thợ lặn Lê Văn Ngày, chết hôm 24-04-2016, sau khi thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương. Hàng loạt thợ lặn ở khu công nghiệp này cũng có biểu hiện bị nhiễm độc nước biển. Tuy vậy, sau gần một tháng kiểm tra sức khỏe, họ chẳng những không nhận được kết quả mà còn bị đe dọa chấm dứt hợp đồng lao động. Gia đình một thợ lặn còn tiết lộ có người “muốn đưa mấy anh em thợ lặn đi khám, nhưng bác sĩ trong Sài Gòn nói rằng trên Bộ cấm rồi nên họ không dám làm… và rằng bây giờ đi khắp Việt Nam, cả Hà Nội, Huế, SG cũng không có ai dám cho kết quả xét nghiệm” (theo RFA 27-05-2016).
4. Nhưng mặt khác, kể từ đầu tháng 5-2016 đến nay, Bộ Y tế lên tiếng phụ họa chủ trương tuyên truyền của nhà nước “Biển cơ bản là sạch”, bất chấp nhiều hiểm họa tiềm tàng ở khu vực ven bờ. Ngày 10-05, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia của Bộ đã nhanh chóng xác nhận 139 mẫu hải sản “an toàn” của bốn tỉnh miền Trung được đánh bắt xa bờ, nhưng lại bỏ mặc việc xét nghiệm độ nhiễm độc của hải sản gần bờ (theo RFI 01-06-2016).
5. Hoạt động trấn an nực cười và hỗ trợ lấy có của viên chức nhà nước. Chiều 25-05, tại bãi biển Nhật Lệ, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đã làm Lễ phát động “Tuần làm sạch môi trường và tắm biển” nhằm truyền tải thông điệp biển an toàn, hải sản sạch để nhân dân và du khách yên tâm tắm táp, sử dụng hải sản rõ nguồn gốc, tham gia làm sạch bãi biển… Từ ngày 01 đến 08-06, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam mà chẳng hề nhắc đến thảm họa sinh thái. Tối 14-06, tại Quảng trường Ba Đình, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động chương trình “Góp cờ cùng ngư dân bám biển”, tặng cho họ 2,5 triệu lá cờ đỏ như một thông điệp hãy thôi bám bờ khóc than mà ra khơi bám biển để “giữ chủ quyền” cho Đảng…
6. Mặt khác, tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng thôn, xóm tổ chức thu tiền của các hộ gia đình được cấp gạo hỗ trợ với lý do trả phí vận chuyển, hoặc cấp gạo nhưng không đủ số lượng quy định (Báo mới 18-05). Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã được giải ngân 2,023 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân thiệt hại, nhưng đến nay Ủy ban xã vẫn chưa chịu cấp phát cho họ và số tiền này có nguy cơ bị thất thoát (FB Thanh niên Công giáo 07-06). Chính phủ hứa sẽ hỗ trợ tiêu thụ số thủy sản đánh bắt xa bờ, nhưng một tàu đánh cá thuộc thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đánh bắt được gần 30 tấn cá mu ở ngoài 30 hải lý rồi cập cảng Vũng Áng ngày 30-05 thì chẳng có cơ quan nào chịu thu mua. Rốt cuộc số cá bị thối rữa. Nói chung, chương trình hỗ trợ của nhà cầm quyền đối với ngư dân lâm nạn nơi có nơi không, chỗ nhiều chỗ ít.
7. Thái độ lấp liếm và dung túng vô trách nhiệm của Chính phủ. Sau sứ điệp ngầm “Hãy an tâm” mà TBT Nguyễn Phú Trọng nhanh chóng trao cho tập đoàn Formosa Hà Tĩnh ngày 22-04-2016, các quan chức liên tục có những tuyên bố kiểu câu giờ và đánh lạc hướng. Như ngày 02-06, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo: “Đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì đang phản biện”!?! Bên cạnh đó, Chính phủ còn từ khước sự giúp đỡ của Hoa Kỳ (theo tiết lộ của Đại sứ Ted Osius ngày 08-06 tại Washington DC) và của Đài Loan (theo tiết lộ của một viên chức nước này trong một cuộc họp báo ở Đài Bắc hôm 16-06).
Đúng ngày họp báo 30-06, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn hùng hồn tuyên bố: “Ngay từ đầu những người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo yêu cầu điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân, thủ phạm gây ra, đánh giá hậu quả gây ra, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng…”. Thế nhưng, chẳng có “quan” nào phải từ chức, bị truy cứu trách nhiệm dân sự hay hình sự vì đã để xảy ra thảm họa. Thậm chí chẳng có “quan” nào đứng lên xin lỗi toàn dân và các nạn nhân, vì đã phát biểu lừa gạt công luận hoặc từng ra tay đàn áp người bảo vệ môi trường.
Trước ngày họp báo, đã xuất hiện bức thư nhận lỗi của Formosa. Điều tra nguyên nhân thảm họa môi trường là vấn đề kỹ thuật và pháp lý, lẽ ra kết quả phải công bố trước khi công ty nhận lỗi về mình.Vậy mà ngược lại.Điều đó cho thấy Chính phủ chờ thuyết phục Formosa thừa nhận trước mới dám công bố nguyên nhân sau. Như thế là có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đôi bên trong sự kiện nghiêm trọng này để đối phó công luận!
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho hay: Vì Formosa đã nhận lỗi trước người dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết về bồi thường hỗ trợ, nên Chính phủ cũng có “chính sách độ lượng” mà không truy tố!?! Điều này phải chăng có liên hệ với việc hoãn thi hành Bộ luật Hình sự sửa đổi vốn phải có hiệu lực ngày 01-07.Vì với Điều 235, khoản 5, điểm (d) trong Bộ luật này, Formosa phải bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Ngoài việc chấp nhận sự “đổ thừa” của Formosa là do mất điện trong vài ngày đầu tháng 4-2016, nên các chất kích độc phenol và xyanua chảy tràn ra biển, chấp nhận để Formosa tiếp tục hoạt động như một ổ độc chất lâu dài cho môi trường đất nước và một nguy cơ tiềm tàng cho an ninh Tổ quốc, nhà cầm quyền lại tự ý chấp nhận 500 triệu đôla bồi thường mà không thông qua sự đánh giá tường tận của chuyên gia và phán quyết nghiêm túc của tòa án về tác hại khủng khiếp do Formosa gây ra trong hiện tại và tương lai. Như thế là vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Ngoài ra, đó là số tiền bèo bọt, vô nghĩa, mang tính cách lăng nhục, một hình thức đấm mõm quan chức và bố thí cho nạn nhân, kết quả sự thỏa thuận trên lưng nhân dân của một nhà nước vô trách nhiệm với một tội phạm môi trường khét tiếng. Với cái giá đó, Đảng Cộng sản đang bán rẻ hiện tại và tương lai dân tộc!
Tất cả vụ việc này đang gây phản ứng mạnh mẽ trong công luận nhân dân và thậm chí trên báo giới “lề Đảng”
Trước tình hình đó, các tổ chức xã hội dân sự và chính trị ký tên dưới đây tuyên bố:
1. Cực lực lên án nhà cầm quyền cộng sản, cụ thể là Bộ Chính trị, sau thời gian dài của thảm họa quốc gia, đã chẳng có một phán quyết nghiêm chỉnh nào về thủ phạm tội ác, một biện pháp hữu hiệu nào để khôi phục môi trường, một hỗ trợ đúng nghĩa nào cho các nạn nhân thảm họa. Ngược lại, sau khi để cho Formosa chiếm giữ một khu vực quan trọng về an ninh quốc phòng, với những điều kiện ưu đãi cách kỳ lạ, để rồi tuôn ra độc chất hủy hoại môi trường chưa từng có, nay nhà cầm quyền vẫn cho nó ung dung tồn tại và hoạt động để tiếp tục gieo tai ương, thay vì đưa nó ra truy tố trước pháp luật và đóng cửa nó vĩnh viễn.
2. Kịch liệt phê phán Chính phủ Việt Nam thay vì cúi đầu nhận lỗi trước nhân dân, bãi nhiệm và truy tố những quan chức dính líu tới tiến trình cho phép một tác nhân nước ngoài vào gây hiểm họa cho chính Tổ quốc và Đồng bào, thì lại bày ra màn trình diễn “nhận lỗi” của một tội phạm được ngay đặc xá, như khúc dạo đầu để Đảng Cộng sản tiếp tục trục lợi trên lưng nhân dân Việt Nam, những người sẽ tiếp tục hứng chịu thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng. Cung cách này dựa trên điều 4 Hiến pháp hết sức ngang ngược và sự hỗ trợ của một Quốc hội chỉ biết im lặng.
3. Tha thiết kêu gọi toàn thể Đồng bào, các lực lượng quần chúng (sinh viên học sinh, nông dân, ngư dân, công nhân), các cộng đồng tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiếp tục xuống đường thường xuyên và đông đảo, tỏ quyền lực nhân dân, tạo sức mạnh quần chúng để đòi Đảng và nhà cầm quyền cộng sản phải trả lẽ trước công lý. Bởi lẽ cái chết của biển cũng như của cá chỉ là ngọn của vấn đề, gốc chính là cái chết của lương tâm, của đạo đức, của lý trí và của chính trị nơi hàng lãnh đạo mà ngày càng lộ rõ là vô Tổ quốc và vô Dân tộc.
4. Cụ thể đề nghị với toàn thể Đồng bào “Một Tháng Hành Động Vì Môi Trường Việt Nam”, kể từ ngày 6/7/2016 đến 6/8/2016. Trong tháng này, chúng ta sẽ kêu gọi nhau thực hiện những hành động sau:
a. mặc áo trắng có biểu tượng cá chết khi ra đường;
b. biểu tình cá nhân hay tập thể để đòi đóng cửa Formosa;
c. tổ chức các đoàn đi hỗ trợ ngư dân, đặc biệt hỗ trợ pháp lý để kiện Formosa ra tòa;
d. và mọi sáng kiến cần thiết khác.
Riêng Đồng bào hải ngoại, xin hãy tổ chức triển lãm hình ảnh toàn bộ vụ Formosa cũng như có những hoạt động lên án tội ác phá hủy môi trường của thủ phạm lẫn đồng lõa để vận động quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam.
Làm tại Việt Nam ngày 04 tháng 07 năm 2016
Các tổ chức xã hội dân sự độc lập:
1- Báo Sài Gòn. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh
2- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm
3- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
4- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
5- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Các ông Lê Văn Sóc, Lê Quang Hiển
6- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn
7- Hội Bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Bà Hà Thị Vân
8- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
9- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi
10- Hội cựu Tù nhân LT thanh niên Công giáo. Đại Diện: Anh Nguyễn văn Oai
11- Hội Người dân Đòi quyền sống: Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương
12- Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng
13- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
14- Mạng lưới Các Tổ chức XHDS Độc lập. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ
15- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ
16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.
17- Phong trào liên đới Dân Oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
18- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
19- Ban vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện Phó giáo sư Hoàng Dũng
Một số tổ chức chính trị và dân sự khác:
1- Đảng Dân chủ Nhân dân Việt Nam. Đại diện: Bác sĩ Lê Nguyên Sang
2- Đảng Việt Tân. Đại diện: ông Hoàng Tứ Duy
3- Họp Mặt Dân Chủ. Đại diện: Ông Lâm Đăng Châu
4- Tổ chức Tranh đấu đòi Nhân quyền tại Việt Nam của Người Việt Hải ngoại (MRVN). Đại diện: TS. Nguyễn Tiến Thành
5- Trung tâm Việt Nam Hannover (CHLB Đức) Đại diện: Ông Lê Nam Sơn.