Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN?
Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm cơ hội “có một không hai” để “hạ cánh trong vinh quang”, trong khi có tin Tổng thống Barack Obama nhận lời mời tới thăm Việt Nam vào tháng Năm.
Theo nhận định của các nhà phân tích, hội nghị thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN ở California, Mỹ, là thời cơ để ông Nguyễn Tấn Dũng tự thể hiện và lấy lại thanh thế sau khi để chức tổng bí thư lọt vào tay ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng vừa qua.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ của Đại học George Mason, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Dũng tới hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ở “trong thế yếu” sau những biến cố chính trị vừa qua, nhưng đây lại là một cơ hội cho người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Ông Hùng nói thêm: “Đây là cơ hội cho Việt Nam nói tiếng nói của mình. Nếu ông Dũng hoặc thuyết phục được đảng, hoặc đảng của ông ấy có thể họp với nhau đưa ra tín hiệu lớn nào đó, để ông ấy đại diện cho Việt Nam, đưa ra một sáng kiến nào quan trọng, hoặc có lời tuyên bố nào hoành tráng. Điều đó không những giúp cho ông ấy xuống một cách vinh quang mà cũng có thể giúp cho Việt Nam nói được tiếng nói, nhất là bây giờ, ông ấy lại là “lame-duck” [vịt què, tại vị trong khi chờ người khác lên kế nhiệm], thành ra ông ấy có thể nói bạo hơn bình thường. Trong chính trị, người ta có thể đưa ra cái gọi là “trial balloon” (quả bóng thử đường [thăm dò]). Có thể đưa ra tuyên bố thử đã. Còn sau này nếu có thì ông thay thế sẽ làm khác đi.”
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN là cuộc họp quốc tế quan trọng đầu tiên mà ông Dũng tham gia sau khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12 cuối năm ngoái.
Bên lề cuộc họp ở Sunnylands, California, nơi Tổng thống Mỹ từng đóng tiếp Chủ tịch Trung Quốc, ông Obama đã có cuộc họp song phương với Thủ tướng Dũng.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc tiếp tục củng cố mối bang giao Việt – Mỹ trong khuôn khổ của mối quan hệ đối tác toàn diện.
Ngoài ra, đôi bên cũng “nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, vấn đề an ninh biển và nhân quyền đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương”.
Ông Obama cũng nhận lời mời đến thăm Việt Nam vào tháng Năm tới khi ông đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
Đây là lần đầu tiên phía Nhà Trắng nêu cụ thể thời gian ông Obama tới thăm Việt Nam. Trước đó, trong các cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khác như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hoa Kỳ, ông Obama chỉ lên tiếng “nhận lời mời”, mà không nêu ngày giờ cụ thể.
Một số nhà quan sát cho rằng việc đó cho thấy ít nhất một thành công của ông Dũng tại hội nghị Mỹ - ASEAN.
Trước hội nghị này, có tin cho hay rằng Thủ tướng Việt Nam không tham dự, nhưng sau đó đã đổi ý sau sự can thiệp của phía Hoa Kỳ.
Cuộc họp chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ với tổng thư ký và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 15/2 đến 16/2.
Theo dự kiến, hôm nay, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận vấn đề an ninh biển, đặc biệt là biển Đông, nơi nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có các tuyên bố chủ quyền trái ngược với Trung Quốc.
Liên quan tới chủ đề này, phát biểu tại lễ khai mạc hôm qua, Tổng thống Obama nói:
“Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực -- nơi các luật lệ quốc tế, nhất là quyền tự do hàng hải, được tôn trọng, và các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, thông qua luật pháp.”
Các quan chức Nhà Trắng được hãng tin Reuters trích lời nói rằng Tổng thống Mỹ sẽ truyền đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc là tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình và không phải bằng việc “bắt nạt” nước khác.
Các nhà phân tích cho rằng một thách thức có lẽ là làm sao để tất cả các nước ASEAN, nhất là Campuchia và Lào, hai quốc gia bị coi là chịu sức ép của Bắc Kinh, tán đồng một tuyên bố mạnh mẽ về biển Đông.
Chưa rõ là ông Dũng sẽ phát biểu như thế nào tại cuộc thảo luận này.
Nhưng ông từng tuyên bố “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” liên quan tới vấn đề biển Đông và quan hệ với Bắc Kinh, và nhận được nhiều sự ủng hộ của dân chúng.
Chính tuyên bố này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng ông Dũng đã làm mếch lòng Trung Quốc, nhưng lại được Mỹ “quan tâm”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm cơ hội “có một không hai” để “hạ cánh trong vinh quang”, trong khi có tin Tổng thống Barack Obama nhận lời mời tới thăm Việt Nam vào tháng Năm.
Theo nhận định của các nhà phân tích, hội nghị thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN ở California, Mỹ, là thời cơ để ông Nguyễn Tấn Dũng tự thể hiện và lấy lại thanh thế sau khi để chức tổng bí thư lọt vào tay ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng vừa qua.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ của Đại học George Mason, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Dũng tới hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ở “trong thế yếu” sau những biến cố chính trị vừa qua, nhưng đây lại là một cơ hội cho người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Ông Hùng nói thêm: “Đây là cơ hội cho Việt Nam nói tiếng nói của mình. Nếu ông Dũng hoặc thuyết phục được đảng, hoặc đảng của ông ấy có thể họp với nhau đưa ra tín hiệu lớn nào đó, để ông ấy đại diện cho Việt Nam, đưa ra một sáng kiến nào quan trọng, hoặc có lời tuyên bố nào hoành tráng. Điều đó không những giúp cho ông ấy xuống một cách vinh quang mà cũng có thể giúp cho Việt Nam nói được tiếng nói, nhất là bây giờ, ông ấy lại là “lame-duck” [vịt què, tại vị trong khi chờ người khác lên kế nhiệm], thành ra ông ấy có thể nói bạo hơn bình thường. Trong chính trị, người ta có thể đưa ra cái gọi là “trial balloon” (quả bóng thử đường [thăm dò]). Có thể đưa ra tuyên bố thử đã. Còn sau này nếu có thì ông thay thế sẽ làm khác đi.”
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN là cuộc họp quốc tế quan trọng đầu tiên mà ông Dũng tham gia sau khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12 cuối năm ngoái.
Bên lề cuộc họp ở Sunnylands, California, nơi Tổng thống Mỹ từng đóng tiếp Chủ tịch Trung Quốc, ông Obama đã có cuộc họp song phương với Thủ tướng Dũng.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc tiếp tục củng cố mối bang giao Việt – Mỹ trong khuôn khổ của mối quan hệ đối tác toàn diện.
Ngoài ra, đôi bên cũng “nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, vấn đề an ninh biển và nhân quyền đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương”.
Ông Obama cũng nhận lời mời đến thăm Việt Nam vào tháng Năm tới khi ông đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
Đây là lần đầu tiên phía Nhà Trắng nêu cụ thể thời gian ông Obama tới thăm Việt Nam. Trước đó, trong các cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khác như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hoa Kỳ, ông Obama chỉ lên tiếng “nhận lời mời”, mà không nêu ngày giờ cụ thể.
Một số nhà quan sát cho rằng việc đó cho thấy ít nhất một thành công của ông Dũng tại hội nghị Mỹ - ASEAN.
Trước hội nghị này, có tin cho hay rằng Thủ tướng Việt Nam không tham dự, nhưng sau đó đã đổi ý sau sự can thiệp của phía Hoa Kỳ.
Cuộc họp chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ với tổng thư ký và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 15/2 đến 16/2.
Theo dự kiến, hôm nay, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận vấn đề an ninh biển, đặc biệt là biển Đông, nơi nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có các tuyên bố chủ quyền trái ngược với Trung Quốc.
Liên quan tới chủ đề này, phát biểu tại lễ khai mạc hôm qua, Tổng thống Obama nói:
“Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực -- nơi các luật lệ quốc tế, nhất là quyền tự do hàng hải, được tôn trọng, và các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, thông qua luật pháp.”
Các quan chức Nhà Trắng được hãng tin Reuters trích lời nói rằng Tổng thống Mỹ sẽ truyền đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc là tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình và không phải bằng việc “bắt nạt” nước khác.
Các nhà phân tích cho rằng một thách thức có lẽ là làm sao để tất cả các nước ASEAN, nhất là Campuchia và Lào, hai quốc gia bị coi là chịu sức ép của Bắc Kinh, tán đồng một tuyên bố mạnh mẽ về biển Đông.
Chưa rõ là ông Dũng sẽ phát biểu như thế nào tại cuộc thảo luận này.
Nhưng ông từng tuyên bố “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” liên quan tới vấn đề biển Đông và quan hệ với Bắc Kinh, và nhận được nhiều sự ủng hộ của dân chúng.
Chính tuyên bố này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng ông Dũng đã làm mếch lòng Trung Quốc, nhưng lại được Mỹ “quan tâm”.