Matt Mahan

ads header

Breaking News

San Jose: Cơ hội có thêm Nghị viên người Việt thứ hai

Hình chụp trước khi phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh, ứng cử viên Nghị viên đơn vị 4 San Jose
Ai Là Ứng Viên Có Nhiều Tiềm Năng Nhất?

LTS. Cử tri đơn vị 04 San Jose vào ngày 7 tháng Tư này sẽ có cơ hội chọn người thay thế cho nghị viên Kansen Chu, và đây sẽ là một trong những cơ hội mà cộng đồng người Việt ở San Jose có thêm một nghị viên thứ hai trong hội đồng thành phố. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu cộng đồng và cử tri người Việt tham gia bầu cử đông đảo trong lần này, cũng như đoàn kết và thống nhất lá phiếu cho một ứng viên người Việt có tiềm năng nhất cũng như có kiến thức, kinh nghiệm, bản lãnh, có tư cách, có quá trình đóng góp và đặc biệt có tấm lòng cùng quyết tâm phục vụ cho quyền lợi của cộng đồng. Để tìm biết ứng viên đó là ai, sau đây chúng tôi xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của ban Thời Luận Việt Nam Tự Do với ông Nguyễn Mạnh, một trong 10 ứng viên tranh chức nghị viên đơn vị số 4 San Jose. Cuộc phỏng vấn dưới sự điều hợp của nhà báo Huỳnh Lương Thiện chủ nhiệm tờ Mõ San Francisco & Oakland cùng các ông Nguyễn Vạn Bình, báo Ý Dân, ông Phạm Lễ, báo CM  magazine và ông Mỹ Lợi Chủ nhiệm trang Việt Vùng Vịnh.


HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Chúng tôi xin trân trọng kính chào quý vị. Đây là chương trình Thời Luận của Việt Nam Tự Do, trước hết chúng tôi xin được giới thiệu những quý vị có mặt ngày hôm nay. Thứ nhất chúng tôi xin giới thiệu nhà báo Nguyễn Vạn Bình, chủ nhiệm của bán nguyệt san Ý Dân, một cái khuôn mặt rất là quen thuộc trong cộng đồng chúng ta; thứ hai là phóng viên Mỹ Lợi chủ nhân của trang website rất là nổi tiếng, Việt Vùng Vịnh ở Bắc Cali và bên cạnh chúng tôi là nhà báo Phạm Lễ, chủ biên của CM Magazine, và chúng tôi Huỳnh Lương Thiện, chủ nhiệm tuần báo Mõ San Francisco, Oakland, và sau cùng là ông Nguyễn Mạnh ứng cử viên khu vực 4, nghị viên khu vực 4 của San Jose, và chúng tôi xin kính chào quý vị.

NGUYỄN MẠNH: Xin chào.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thưa quý vị, như quý vị cũng đã biết, cộng đồng người Việt chúng ta ở San Jose đang sắp có một cái cơ hội rất là tốt sau khi cộng đồng đã bầu được cho ông Luật Sư Nguyễn Tâm trở thành nghị viên khu vực 7, thì khu vực 4 đang trống vì ông Kansen Chu đã trở thành dân biểu, và cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngày 7 tháng Tư. Tất nhiên ngày 7 tháng Tư này có thể chúng ta sẽ có một nghị viên gốc Việt thứ hai nếu có sự hợp tác của đồng bào, và đặc biệt trong thời gian qua quý vị cũng theo dõi những chương trình thời luận của một số anh chị em truyền thông, và trong chương trình thời luận ngày hôm, nó có hơi đặc biệt là vì thay vì chúng ta cùng trao đổi với nhau về một cái đề tài liên quan tới cái cuộc bầu cử nghị viên khu vực 4, thì hôm nay chúng ta sẽ đặt câu hỏi với ứng cử viên Nguyễn Mạnh của khu vực 4. Thưa anh Mạnh bây giờ theo anh thì tất cả anh em ở đây có thể hỏi anh bất cứ câu nào hay sao ạ?

NGUYỄN MẠNH: Dạ vâng, bất kỳ vấn đề gì liên hệ đến cái cuộc bầu cử tới đó thì chúng tôi rất là hân hạnh có cơ hội thứ nhất được trả lời tất cả các câu hỏi của các anh ở đây, và thứ hai nữa cũng là cái dịp trình bày với cử tri đơn vị số 4 và toàn thể cộng đồng người Việt chúng ta về những vấn đề, những quan tâm đến cuộc bầu cử này, cũng như quan tâm đến cộng đồng của mình, thì chúng tôi rất là hân hạnh, xin mời anh cứ đặt các câu hỏi.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Dạ vâng, lúc nãy chúng tôi giới thiệu bên này là Nguyễn Vạn Bình trước, thì bây giờ chúng tôi xin mời nhà báo Phạm Lễ là cái người rất là quan tâm đến cái cuộc bầu cử này, chắc chắn anh cũng đã có một số câu hỏi với lại anh Nguyễn Mạnh. Chúng tôi xin mời anh Phạm Lễ đặt câu hỏi trước.

PHẠM LỄ: Cám ơn anh Huỳnh Lương Thiện; câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin đặt với ông Nguyễn Mạnh, ông cho biết vì lý do gì mà ông lại ra tranh cử cái kỳ bầu cử điền khuyết mà tôi thấy là tương đối khó khăn vì có tới 9 ứng cử viên, thì ông cho biết có lý do gì mà ông dám dấn thân ra để mà tranh cử kỳ này?

NGUYỄN MẠNH: Cái lý do thực sự nó cũng rất là đơn giản, là sau một thời gian dài phục vụ người Việt cũng như là phục vụ cộng đồng tại cái khu vực vùng Nam Vịnh này và kể cả khu vực San Francisco và Oakland một phần nào, qua các chương trình truyền thông cũng như là truyền hình, đài phát thanh hoặc là báo. Thú thật, mình làm truyền thông thì mình mới biết là cộng đồng của mình đã không được đối xử tử tế và đàng hoàng bởi các công quyền địa phương, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là quá nhiều viên chức dân cử, viên chức công cử do dân bầu ra, họ lấy lá phiếu, họ xin lá phiếu của cử tri người Việt rất nhiều lần, và sau khi họ lấy được lá phiếu xong, thì dường như là mọi người làm lơ, làm lơ tất cả những gì mà họ đã cam kết, thì mình chứng kiến những cái đó quá lâu và quá nhiều, thành ra mình phải đi tìm một cái gì nó thực tiễn, và nó có kết quả. Cái quan trọng là làm sao mình đem lại cái kết quả, cái thắng lợi cho cộng đồng của mình, thành đạt được những cái nguyện vọng của cộng đồng, những quan tâm của cộng đồng, và bảo vệ những cái quyền lợi cho cộng đồng, và quý vị ở đây cũng đều là những nhà báo, nhà truyền thông thì quý vị nhìn thấy rất rõ tất cả sự kiện đó, rất là đau lòng. Thì tôi nghĩ đây là cơ hội nhất là sau lần bầu cử vừa qua thì ông Sam Licardo đã thắng cử; ổng là người đầu tiên ổng có cái can đảm là không hứa miệng nữa, mà là hứa trên giấy tờ, tức là dẫu sao thì cũng là lời hứa, nhưng trên giấy tờ thì vẫn tốt hơn là chỉ hứa miệng, và tôi có cái cơ hội để làm việc với ông ta trong lúc ông ấy tranh cử, tôi có nói với ông Sam Licardo là để thắng cử thì lấy được lá phiếu người Việt thì vì trước đây ông ấy không có gần gũi với cộng đồng người Việt, bằng như là đối thủ của ổng là ông Dave Cortese. Thì tôi có nói là nếu như mà muốn lấy được lá phiếu của cử tri người Việt, thì ông phải nghiêm chỉnh làm một số các cam kết với lại người Việt trên giấy trắng mực đen đàng hoàng, và phải có sự thành tâm thực hiện tất cả những điều mà ông ta cam kết. Thì dẫu sao thì ông ta cũng là người có cái giá trị về mặt đạo đức, và sự thành thật, vì ông ta đã từng làm công tố viên, từng làm nghị viên, tức là những người biết thượng tôn luật pháp. Dẫu sao thì ông ấy là một người mà tương đối tin được, và can đảm làm những cam kết đó, thì đó là một điều rất tốt. Nhưng mà nếu mà mình có thêm một nghị viên người Việt thứ hai trong hội đồng thành phố, thì với hai nghị viên, thì tôi nghĩ chẳng may ông ta có thất hứa đi chăng nữa cũng không thất hứa được. Từ xưa đến giờ mình bị thất hứa nhiều quá, lúc nào cũng đi mong mỏi, cầu xin, petition, nhờ điều này nhờ điều kia, thỉnh nguyện họ điều này điều kia, thì tại sao bây giờ mình không tìm cách để có thêm người Việt thứ hai, vì nếu mà có thêm người Việt thứ hai ở trong hội đồng thành phố thì cái vị thế của cộng đồng mình không còn là xin xỏ hay là mong chờ người ta thực hiện cái điều mà họ cam kết, mà trở thành cái vị thế bargain, tức là vị thế thương thảo, tức là nếu quý vị muốn lá phiếu của hai nghị viên người Việt thì quý vị phải thỏa đáng những điều sau đây, đặt để vấn đề đàng hoàng, thương thảo, và nếu mà hai người Việt trong đó thì chắc chắn là những điều mà tân thị trưởng Sam Licardo cam kết với cộng đồng người Việt, nếu thị trưởng không làm thì hai cái người nghị viên đó cũng phải đoan chắc là cái ông này phải làm những điều đó, thì đây là tất cả lý do mà tôi muốn tham dự cái cuộc tranh cử lần này, là để cho quyền lợi, cũng như tiếng nói của cộng đồng phải có trong hội đồng thành phố, bằng cách làm sao phải có được hai nghị viên người Việt.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Xin cám ơn ứng cử viên Nguyễn Mạnh. Người kế tôi là anh Mỹ Lợi, anh có câu hỏi gì không xin mời.

MỸ LỢI: Dạ trước tiên xin kính chào quý vị khán thính giả của chương trình Thời Luận và khán thính giả của Việt Nam Tự Do, theo như vừa rồi ông Sam Licardo đã thắng cử chức vụ thị trưởng, thì một trong những cái yếu tố cho sự thắng cử đó là ổng có những sự cam kết. Ông Sam Licardo thì có 10 điều cam kết còn anh chỉ có 9 điều, thì có khác biệt chỗ nào là một, hai nữa là cái yếu tố nào khiến cho ông mạnh dạn để ký cam kết trước mặt đồng hương vào ngày 18 tháng Giêng vừa qua?

NGUYỄN MẠNH: Xin phép được trả lời như thế này, cái việc ký các cái cam kết thì như là tôi đã trình bày nhiều lần trước đây, tôi là một trong những người đã yêu cầu ông Sam Licardo ký các cái bản cam kết đó, vì tôi tin tưởng ở cái sự kiện là người đặt bút xuống ký kết, thì dù muốn dù không, họ cũng có một cái quyết tâm, tức là cái ý định thực thi những điều họ cam kết, chứ không phải như là trong quá khứ, chỉ có ký miệng. Thành ra nếu mình làm nó trở thành cái truyền thống thì người Việt của mình sẽ là một trong những cái tập thể thiểu số hi hữu ở xứ sở này buộc được các ứng viên khi tranh cử là phải ký kết. Như chúng ta được biết, cái cộng đồng đầu tiên làm được là cộng đồng người Do Thái, thì thường là các ứng viên của họ đều phải ký các cam kết. Đối với cộng đồng Do Thái nó là một việc rất là quan trọng, và làm sao tất cả các ứng viên khi tranh cử, dù là Mỹ, dù là Việt hay không phải là người Việt, các ứng viên khi tranh cử cần phải cam kết trên giấy trắng mực đen, trên giấy tờ, thì cái sự cam kết đó mới nghiêm chỉnh, và nó có một cái mức độ để người cử tri, người ta có thể tin tưởng được, người ta bỏ phiếu cho người đó. Thì qua cuộc bầu cử chức thị trưởng San Jose vừa rồi đó, như là anh Lợi có thể được biết, một số các ứng viên khác cũng đã ký, trong đó có luật sư Nguyễn Tâm, cũng đã ký kết những điều cam kết với cử tri người Việt. Tôi cũng không muốn thoát ra ngoài cái ngoại lệ đó, tôi nghĩ đó là một điều quan trọng, và đó là lý do mà tôi đã ký các cam kết này. Trong 9 cái điều cam kết đó thì thực ra, nó cũng phản ảnh, coi như là hầu hết các cam kết của ông Sam Licardo, có thể nó thu gọn lại thay vì 10 cái nó dài dòng văn tự, thì có thể mình thu gọn lại thành 9 điểm. Chỉ có một cái khác biệt là trước đây ông Sam Licardo ổng đã thực hiện được  một điều mà ổng đã cam kết, tức là đã thông qua được cái nghị quyết không chào đón các phái bộ cộng sản đến San Jose, tôi cũng có một cái nghị quyết tương tự, nhưng mà lần này không phải vấn đề chào đón hay không chào đón nó đã được thông qua rồi, và cái nghị quyết mà tôi đưa ra, tôi đề nghị lên hội đồng thành phố là trừng phạt, tiến thêm một bước nữa, tức là trừng phạt những viên chức, những cán bộ cộng sản, hay bất kỳ ai can dự vào vấn đề tra tấn là một, vi phạm nhân quyền là hai, và thứ ba là những người tham nhũng, lạm quyền ở Việt Nam muốn đem tiền bạc cất dấu ở bên Mỹ, đặc biệt tại San Jose này, hoặc là làm ăn ở San Jose này, một hình thức nó gọi là rửa tiền, tức là money laundering, những thứ tiền bạc phi pháp đó họ tìm cách họ chạy, họ đem đi, thì mình cần phải trừng phạt những thứ người đó, không để cho họ tới đây rửa tiền hay làm ăn ở đây. Đó là một trong những điều mà tôi hy vọng là dù tôi thắng hay không thắng cử, tôi cũng sẽ đẩy mạnh để cho hội đồng thành phố, nhất là trường hợp nay đã có nghị viên Nguyễn Tâm, và một người Việt thứ hai để có thể đẩy cái nghị quyết đó thông qua.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Dạ vâng, cám ơn anh Nguyễn Mạnh, bây giờ câu hỏi kế tới chúng tôi xin dành cho nhà báo Nguyễn Văn Bình. Xin mời anh Bình có câu hỏi.

NGUYỄN VĂN BÌNH: Dạ kính thưa quý vị khán thính giả, câu hỏi tôi xin đặt ra với anh Nguyễn Mạnh là theo kinh nghiệm với cộng đồng người Việt Nam, nhất là vụ Madison Nguyễn và vấn đề Little Sài Gòn nó tạo ra việc phân hóa cộng đồng, nếu trường hợp anh đắc cử làm  nghị viên thì trong trường hợp đi đến..., có thể là một vấn đề nào đó tạo phân hóa cộng đồng, thì làm sao anh có thể tránh được?

NGUYỄN MẠNH: Thực sự đó là điều rất là đáng tiếc, khi mà cộng đồng của chúng ta bị phân hóa trên một số vấn đề nó không đáng gì cả, thì phải nói là cái câu chuyện đưa đến sự phân hóa. Trong cái lần mà cộng đồng tranh đấu cho cái tên Little Saigon thì thực sự ra, nếu mà một người chính trị gia khôn ngoan có cái bản lĩnh và có cái hiểu biết, cũng như có cái kinh nghiệm để mà biết, để mà có thể tránh được những cái gì gây phân hóa, thì đó là một cái điều tốt. Nhưng mà có thể cái cộng đồng mình cũng rất là phức tạp. Có những người có thể có tài, có khả năng, nhưng nhiều khi lại trẻ tuổi, không có một cái cảm nhận, hay là cảm thức về vấn đề văn hóa, về cái culture đó của người Việt, thành ra đôi khi nó không được khéo léo trong cái vấn đề trình bày, giao tiếp hay là xử sự, thành ra nó đưa đến những sự phân hóa rất là, rất là đáng tiếc. Thực sự, đó là cái điều mà mình phải nói nó không đáng gì để cho cộng đồng phải vất vả, phải biểu tình ngày đêm qua một thời gian rất dài, hoặc là mất rất lâu để mà có được cái tên Little Saigon. Nếu đó là cái tên mà cộng đồng muốn, nếu đó là cái  biểu tượng của tập thể người Việt chống cộng và họ vẫn thường  đòi hỏi cái điều đó, thì bất kỳ một chính khách nào, không cứ người Việt hay không người Việt họ cũng cảm nhận được cái điều quan trọng đó. Đương nhiên các chính khách họ muốn lấy lòng tất cả cử tri, để họ không bị chống đối, vì không ai muốn bị chống đối khi họ làm chính trị, không ai muốn bị chống đối khi họ là viên chức dân cử. Thì đó là một cái sự kiện một lần nữa, nó rất là đáng tiếc trong cộng đồng của mình. Cũng may là cuối cùng thì cộng đồng mình cũng đạt được cái tên mà họ muốn. Thành phố đã phải nhượng bộ sau một loạt tất cả các cái sai phạm và sai quấy, từ vấn đề Brown Act cho tới vấn đề 92 chữ ký giả mạo, với những cái sai phạm và sai quấy đó, cuối cùng thành phố đã phải nhượng bộ, và họ đã phải chấp nhận cái tên Little Saigon, và ngay cả cái người từng là trọng điểm của sự phân hóa đó, gây nên sự phân hóa đó của cộng đồng, là cựu nghị viên Madison Nguyễn, cựu phó thị trưởng nay cũng đã rời khỏi cái chức vụ ở trong hội đồng thành phố.  Hy vọng với sự ra đi đó thì cộng đồng, cả hai bên sẽ học được tất cả những gì từ cái diễn biến đó, cái không may đó nó đem lại. Thứ nhất mình cần phải chiêm ngẫm để biết xem, qua cái sự kiện đó chúng ta rút tỉa được những cái kinh nghiệm gì, những cái bài học gì, và thứ hai nữa là hy vọng tất cả những viên chức dân cử, họ cũng sẽ learn được tất cả những cái điều đó, để họ có một cái hành xử đúng hơn, hợp lý hơn đối với cộng đồng người Việt chúng ta trong tương lai.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Cám ơn anh Mạnh, tôi có câu hỏi liên quan đến câu trả lời của anh cho câu hỏi của anh Nguyễn Văn Bình. Cái vấn đề Little Saigon thực sự ra theo anh Mạnh giải thích đó là vì.... cái chuyện đó xảy ra một cách đáng tiếc, vì cái người nghị viên lúc đó không có đáp ứng cái yêu cầu của đa số quần chúng, vì vấn đề trẻ tuổi, vì vấn đề văn hóa, nhưng mà tôi có hơi ngạc nhiên là tại vì trong cái đợt đó nó có một cái thăm dò, một cái thống kê rõ ràng, thì qua cái thăm dò đó của cộng đồng, cũng như của tờ báo San Jose Mercury News, họ cũng thật sự không thiết tha gì với ý muốn của cộng đồng, đều cho thấy là đa số, thế nhưng mà tại sao cái cô nghị viên đó vẫn tiếp tục chống lại, nhưng mà cái đó không quan trọng, quan trọng hơn là cái sự đồng tình của rất nhiều nghị viên, kể cả ông thị trưởng thành phố. Anh nên nhớ là cái số phiếu là 8/3. Thế thì như anh nói là những người chính trị gia này họ không muốn mất lòng cử tri, thì đơn giản nhất là cái đa số thôi, đó là dân chủ phải không? Mà tại sao họ không có tôn trọng cái tiến trình dân chủ đa số đó, theo anh?

NGUYỄN MẠNH: Để trả lời trực tiếp cái câu hỏi của anh Thiện thì tôi được phép xin nói như vầy, thứ nhất là tôi chỉ trình bày cái tôi suy đoán và suy nghĩ, cái cảm nhận của tôi đối với vấn đề, cái incident, cái diễn biến của vụ Little Saigon, còn thực sự người trả lời được cái câu hỏi của anh là chính Madison Nguyễn. Tại sao cô ta lại làm như vậy? Tôi chỉ có thể phỏng đoán. Theo tôi nghĩ có thể là vì yếu tố tuổi trẻ hơi thiếu sót, hơi thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết, dẫn đến cái vấn đễ như vậy, chứ còn trên nguyên tắc thì một khi đó là cái điều cộng đồng họ muốn, đa số mọi người muốn thì bất kỳ một người chính khách nào, khôn ngoan nào, trung bình thôi chứ không cần tài giỏi gì cả, thì họ cũng tìm cách họ thỏa đáng cái đó, trừ trường hợp bên trong họ như thế nào thì mình không biết. Còn tại sao, câu anh muốn nói là hội đồng thành phố với tỷ lệ 8/3 thì cái điều đó đơn giản, một lần nữa các viên chức công cử tại thành phố San Jose này, tôi không nói tất cả, nhưng phần lớn họ đã không có một cái sự hành xử đúng, họ không có coi trọng cộng đồng Việt Nam, họ coi thường cộng đồng Việt Nam, và hai nữa là trong cái hội đồng thành phố đó, thì Madison lúc bấy giờ là người nghị viên, thì trên vai trò nghị viên, Madison Nguyễn, chắc chắn là có những cái ảnh hưởng với những người đồng viện ở trong hội đồng thành phố, và nhất là những người như là ông thị trưởng Chuck Reed, thì ông ta muốn điều hành được cái thành phố này thì ông ta phải có được 6 phiếu, tức là một cái đa số của hội đồng thành phố 11 người, thì ông ta phải có được 6 phiếu để ông ta làm được việc, mà cái phiếu của Madison Nguyễn là một trong những cái phiếu gọi là swing vote, tức là cái phiếu mà ngả bên nào thì bên đó thắng, và ông thị trưởng rất cần cái phiếu thứ 6 đó. Thành ra đó có thể là một trong những yếu tố tại sao mà 8/3 của hội đồng thành phố họ bỏ phiếu quyết định cái tên không phải là Little Saigon, bởi vì chính cái người nghị viên đó chống lại cái điều đó. Thành thử ra cái câu chuyện nó không may là như vậy. Nhưng một lần nữa cái sự kiện đó cho thấy những gì? Cái sự kiện đó cho thấy là cộng đồng mình đã không...., người ta đến cộng đồng để xin phiếu, nhất là trường hợp của thị trưởng Reed khi mà tranh cử, đã tìm mọi cách để lấy phiếu của người Việt, nhưng mà khi mà đắc cử rồi thì lại không coi trọng cái cộng đồng, đó là một cái sự kiện rất là đáng tiếc.
Thành thử ra một lần nữa vấn đễ mình phải có được người nghị viên, đông đảo nghị viên trong hội đồng thành phố. Một người cũng là tốt, phản ảnh được cái tỷ lệ 10% dân số, tức là trong 10 khu của thành phố San Jose, 10 quận đó, mình 10%, mình có 1 người nghị viên thì mình cũng phản ảnh của một phần nào đó, và điều đó cũng tốt nhưng mà chưa đủ. Thành ra để thực sự gọi là tranh đấu cho quyền lợi của mình, thì nếu mình có 2 phiếu, rõ rệt là mình có một cái ảnh hưởng rất là lớn lao, đó là một trong những điều mà chúng ta cần phải cân nhắc, làm sao có được nghị viên người Việt thứ hai trong cái cuộc bầu cử này. Và trong tương lai, thêm một cơ hội khác ở trong đơn vị số 8, cũng là một đơn vị có khá đông cử tri người Việt, nếu có thêm được một nghị viên người Việt thứ ba nữa, thì đây là một sự kiện rất là lịch sử đối với thành phố San Jose này.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Dạ vâng cám ơn anh Mạnh, trong ngày lễ Hoàng Sa tại trường YB vừa rồi thì tôi có gặp được một cô cử tri của đơn vị 4, tôi có gặp cô này một lần nhưng thực sự xin lỗi tôi không có biết tên. Cổ hỏi tôi, “anh Thiện ơi, kỳ này đơn vị 4 thì anh thấy sao?” Thì tôi cũng trao đổi vài câu xong rồi tôi hỏi, “còn cô, cô vote cho ai?” Thì cổ nói, “em và gia đình em ủng hộ anh Mạnh tại vì ảnh có tới gõ cửa đàng hoàng, nhưng em có một cái điều không có vui, về truyền thông của anh Mạnh thì tụi này đánh giá cao, nhưng mà có điều thực sự là em không có happy với anh Mạnh, thì anh Thiện có gặp anh Mạnh thì nói giùm.” Nhân đây thì tôi chỉ chuyển lại cái câu hỏi của cô, và nếu mà hôm nay cổ có nghe thì cổ biết ngay là tôi chuyển lại lời nhắn là anh Mạnh trong cái thời gian qua đó ít khi nào ra thấy anh ra cộng đồng, điều đó chứng tỏ là đối với cổ anh không có quan tâm nhiều đến cộng đồng, đó. Thế thì bây giờ ảnh ra anh tranh cử thì đương nhiên gia đình em sẽ ủng hộ đó nhưng mà em vẫn có điều không vui như vậy, là trong thời gian qua ảnh nên ra cộng đồng hoặc là trong thời gian tới ảnh sẽ ra nhiều hơn thì nó tốt hơn. Đó là cái câu hỏi của nữ cử tri đơn vị 4 mà nếu hôm nay cổ nghe thì cổ biết ngay là tôi hứa là tôi sẽ gặp anh Mạnh tôi sẽ nói lại điều đó, cho nên tôi xin chuyển lại cái câu hỏi đó để anh có dịp trả lời.

NGUYỄN MẠNH: Trước hết xin cám ơn câu hỏi của một người quen của anh Thiện, nữ cử tri đơn vị số 4. Thành thật rất cám ơn và cái câu hỏi rất hay, và cũng như là anh Thiện nêu lên và vấn đề đó theo tôi nghĩ là vấn đề quan tâm của khá nhiều người. Thì tôi phải xin thưa như vầy, thực sự ra thì tôi đã đóng góp và tôi đã làm việc với cộng đồng này rất là lâu trên cương vị của một người truyền thông. Tất cả những cái chương trình mà tôi đã làm, tôi đã thực hiện cả ngàn chương trình phỏng vấn rất nhiều người, từ viên chức của công quyền địa phương ở đây, từ cấp liên bang, từ thời xa xưa như dân biểu Zoe Lofgren, rồi một số dân biểu liên bang khác cho tới địa phương, tiểu bang và ngay cả quận hạt ở đây. Có thể nói ngay cả trong các tổ chức đoàn thể ở đây, và trong hàng ngàn cuộc phỏng vấn đó kể cả quý anh ở đây, cũng như một số người khác mà tôi đã tiếp xúc và liên hệ rất là nhiều. Cái đóng góp của tôi cho cộng đồng phần lớn là trên lãnh vực truyền thông, tôi có cố gắng để đem thông tin, để đem tất cả những cái sự thể hay sự kiện mà mọi người cần biết, để mọi người có thể nhìn thấu vấn đề, nhìn rõ vấn đề, và trước sau như một, từ khi tôi bắt đầu sinh hoạt tôi đều tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng của chúng ta ở đây. Tất cả những cái sự kiện đó nó đặt tôi vào vị thế của một người làm truyền thông, nên tôi tránh, tôi cố gắng giữ được cái vai trò của một người gọi là “neutral” tức là độc lập, trung dung, khách quan, một người cần giữ vị thế không có thiên vị, không phe nhóm, và để tránh  sự dị nghị. Và sự thể là nhiều khi mình thì giới hạn, không thể nào đi hết tất cả được, nhiều khi đi chỗ này, không đi chỗ kia, người ta lại nghĩ thế này thế nọ, hoặc cho là thiên vị nhóm này nhóm kia các thứ. Đó là cái giới hạn mà tôi không tránh được, chứ không phải là tôi không quan tâm hay là không suy nghĩ đến cộng đồng, hoặc là không tham dự sinh hoạt của cộng đồng. Như quý vị biết trong gần 30 năm làm truyền thông làm nhà báo, tôi cũng đã đóng góp bằng cách này hay cách khác, ít nhất là trên cái phạm vi khiêm tốn và hạn hẹp của mình trong lãnh vực truyền bá hay là thông tin, hoặc phổ biến các cái tin tức của cộng đồng.
Một lần nữa tôi xin cám ơn người cử tri đơn vị số 4 đã đặt câu hỏi và tôi xin thành thật trả lời rằng tôi ra tranh cử lần này, không gì khác hơn là tất cả cho cộng đồng của mình. Tôi nghĩ đã đến lúc, đã đến cái  thời điểm để mình có thể có được một nghị viên người Việt thứ hai trong hội đồng thành phố, và nếu làm được chuyện đó, thì tôi có thể cam kết với tất cả quý vị ở đây là tất cả 10 điều cam kết của Sam Licardo và trong 9 điều cam kết mà tôi đã công bố hôm nọ, chắc chắn phải làm được và tôi chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề đó.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Xin cám ơn anh Mạnh. Thưa anh Lễ và thưa quý vị, như chúng ta đã biết tại San Jose có nhiều khu vực, nhưng mà cái khu vực 7 đó tương đối là đông người Việt, vào khoảng trên 30%, và kế tới đó có thể nói là khu vực 4 là khoảng trên 20%, và trong cái kỳ bầu cử vừa rồi đó, cử tri ghi danh người Việt là 19%, và cái số thực người Việt đi bầu lên đến 27%, đó là chưa có ứng cử viên gốc Việt, đó là cái đợt vừa rồi đó, thì theo anh Phạm Lễ anh nghĩ sao về cái con số này về cái tỷ lệ này, và anh có câu hỏi nào liên quan tới cái tỷ số, con số này không? xin mời.

PHẠM LỄ: Cám ơn anh Thiện, thưa quý vị, trước khi đi vào cái câu hỏi mà anh Huỳnh Lương Thiện có đưa ra thì tôi có một cái câu hỏi trước cho ứng cử viên. Cái chiến lược của các ứng cử viên khi ra tranh cử là hứa hẹn, thì qua những cái sự kiện, kinh nghiệm làm tan rã cái cộng đồng Việt Nam là bởi vì đó nhóm này thì theo ông ứng cử viên này, nhóm kia thì theo ông ứng cử viên kia, rồi chúng ta đánh lẫn nhau. Cái nguyên tắc của người Mỹ thì ai thắng ai thua không thành vấn đề. Thế nhưng cái tệ hại của cộng đồng là bên thua hay bên được sẽ không bao giờ ngồi lại được với nhau nữa, chứng cớ là chúng ta thấy ngày hôm nay có 2 cái ban đại diên cộng đồng; và cuối cùng nó làm cho cái sự tan rã của cộng đồng. Vậy thì nếu ông Nguyễn Mạnh trở thành một nghị viên trong hội đồng thành phố, và cũng như là 9 điểm ông hứa hẹn, thì nếu mà hội đồng thành phố họ cho một cái trung tâm sinh hoạt cho cộng đồng, cái đó là cái tôi yêu cầu rằng các quý vị nghị viên Việt Nam đắc cử vô trong hội đồng thành phố, bằng mọi cách quý vị phải có một trung tâm cộng đồng cho cộng đồng Việt Nam; và cái thứ hai đó là khi ông làm nghị viên thì chúng tôi biết, chúng tôi làm truyền thông ở đây cũng lâu năm lắm rồi, suốt từ năm 84, 85 đến bây giờ, thì tôi biết mỗi một thành phố họ đều có một cái budget họ quảng cáo những cái dịch vụ của city, nhưng mà đặc biệt, chúng ta làm truyền thông bao năm nay chưa bao giờ mình nhận được những cái quảng cáo đó cho báo giới Việt Nam, người truyền thông Việt Nam cả, vậy thì nếu ông là ứng cử viên và ông đắc cử trong cái chức nghị viên thì ông giải quyết cái vấn đề đó như thế nào?

NGUYỄN MẠNH: Hai vấn đề, thứ nhất xin trả lời cái câu hỏi cuối cùng của anh trước về vấn đề mà thông báo của thành phố qua các giới truyền thông người Việt thì thưa đúng, đây là một vấn đề rất là quan trọng, rất là nghiêm chỉnh, và cũng là một trong những điều cam kết của Sam Licardo trước khi trở thành thị trưởng, và cũng là một trong các cam kết tôi đã ký, tôi đã đặt viết xuống ký, thì cả hai cái cam kết này là điều mà tôi đã nói chuyện với ông Sam Licardo khi tôi soạn thảo bản cam kết của ông ta. Tôi có nói với ông Sam Licardo lúc bấy giờ là ứng viên, rằng đó là điều quan trọng cho quyền lợi của cộng đồng người Việt, và mặc dù họ là cư dân của thành phố, họ đóng góp rất nhiều cho thành phố, họ đóng thuế, họ phát triển doanh nghiệp, họ đã đóng góp cho thành phố này rất là nhiều, nhưng mà cái dịch vụ của thành phố cho họ thì rất là thiếu sót, gần như là họ không có lý gì tới thành phố và thành phố cũng không lý gì tới họ. Lý do? Lý do là bởi vì tất cả những cái thông tin, tin tức bên trong của thành phố từ trước tới nay chỉ nhắm vào những cộng đồng khác, cộng đồng đa số, da trắng hoặc là những cộng đồng khác, cộng đồng Hispanic, mà họ không lý tới cộng đồng người Việt chúng ta, và Sam Licardo đã nhìn nhận đó là một sự khiếm khuyết và ông ta đã đồng ý cam kết là tất cả những sinh hoạt của thành phố đều cần phải trở thành “bilingual” (hai thứ tiếng), thông báo ra đều phải là bilingual và phải sử dụng các phương tiện truyền thông của các sắc dân của trong thành phố, đây là một trong các cái cam kết, và mình cần chờ xem, nhưng mà tôi biết chắc là Sam Licardo sẽ thực hiện điều đó, tức là họ sẽ phải tuyển thêm nhân viên nói song ngữ. Một số người cho biết là điều đó có thể vi phạm hiến pháp của Hoa Kỳ cấm không được tuyển nhân viên dựa trên yếu tố sắc tộc, nhưng mà ở đây không phải là dựa trên vấn đề sắc tộc, mà là dựa trên vấn đề ngôn ngữ, tức là để phục vụ cho các cộng đồng đó khá hơn thì họ phải có nhân viên song ngữ, bởi vì nhân viên song ngữ mới biết được ngoại ngữ để phục vụ thí dụ cho người nói tiếng Việt, hoặc người nói tiếng Hispanic, hoặc người nói tiếng Phi, Tagalog. Cái điều đó hoàn toàn hợp pháp và hợp lý, hợp tình. Đây là một việc trong tương lai mà thành phố sẽ phải làm. Thứ nhất phải gia tăng số nhân viên nói song ngữ, và tất cả những hoạt động hoặc là những thông tin gì của thành phố đều phải phổ biến bằng những ngoại ngữ của những sắc dân, trong đó ít nhất là tiếng Hispanic, của người Latino và của người Việt Nam, hai sắc dân đông nhất, rồi có thể thêm tiếng Hoa hoặc tiếng Phi. Ngoài vấn đề đó ra, thì họ phải sử dụng những phương tiện truyền thông của những sắc dân đó để mà loan tải những tin tức. Mình sẽ thấy những điều đó xảy ra trong tương lai, trong một tương lai gần đây.

PHẠM LỄ: Câu thứ hai?

NGUYỄN MẠNH: Xin anh lập lại cái câu hỏi.

PHẠM LỄ: Câu thứ hai là về vấn đề đòi hỏi một cái trung tâm sinh hoạt cho cộng đồng. Tôi xin được lập lại là nếu mà chúng ta có một cái trung tâm sinh hoạt cộng đồng với sự chấp thuận của hội đồng thành phố thì cái trung tâm đó anh sẽ giao cho bên ông Nguyễn Ngọc Tiên hay là ông Trương Thành Minh?

NGUYỄN MẠNH: Một lần nữa đây là vấn đề rất quan trọng. Tôi xin được trả lời trên quan điểm, cũng như trên cương vị của việc đặt quyền lợi của cộng đồng chúng ta lên trên tất cả các cái quyền lợi cá nhân hay là phe nhóm. Đây là cái yếu tố nói lên vấn đề uy tín cũng như danh dự của cộng đồng, của người Việt của mình ở đây. Bấy lâu nay các sắc dân khác họ đều có một cái trung tâm sinh hoạt cộng đồng, và rõ ràng nhìn cái trung tâm sinh hoạt công đồng của người Mễ đồ sộ, thành phố bỏ ra mấy chục triệu và đồng thời mỗi năm được thêm mấy triệu, vài ba triệu để mà điều hành, tiền của từ thành phố ra. Trong lúc người Việt là một sắc dân đóng góp rất nhiều cho thành phố trên cả hai phương diện thuế và phát triển doanh nghiệp, mà bấy lâu nay bao nhiêu người hứa hẹn, trung tâm sinh hoạt cộng đồng rất nhiều người hứa nhưng mà không làm, cho đến giai đoạn dưới quyền của thị trưởng Reed và phó thị trưởng Madison Nguyễn cũng không làm. Cho dù mình phải nhìn nhận là đã có những cái nỗ lực lúc đầu để mà thành hình cái trung tâm sinh hoạt cộng đồng nhưng mà sau đó, cái khó khăn về vấn đề ngân sách, kinh tế suy thoái trong những năm 2008, 2009, nhân viên bị cắt giảm, bị sa thải, lực lượng cảnh sát đang từ 1,400 người bị giảm gần 500 xuống hiện nay chỉ còn khoảng 900 người, thì mình nhìn thấy ngay là thành phố đã không còn tiền. Tuy nhiên kinh tế nay đã bắt đầu khấm khá, mới bắt đầu khá trở lại thôi chứ chưa phải là dư giả, mới gọi là bắt đầu, thì đương nhiên là thành phố nó vẫn có những cái ưu tiên, thí dụ như ưu tiên phải tái lập lại cái lực lượng cảnh sát cho nó đầy đủ, hoặc là họ có những cái ưu tiên khác là tái lập lại tất cả những cái dịch vụ bị cắt bỏ trước đây. Vấn đề về tiền bạc của thành phố bây giờ nó cũng không có phải là dư giả hay là gì cả. Tuy nhiên cái trung tâm sinh hoạt cộng đồng là một cái nguyện vọng chính đáng của một cái tập thể đã quá lâu, và nhiều người đã hứa hẹn thì bắt buộc là phải thành lập một cái trung tâm sinh hoạt cộng đồng cho người Việt để mọi người và các tổ chức hội đoàn họ có nơi họ đến để hoạt động từ vấn đề về văn hóa, xã hội, và ngay cả những chương trình về giáo dục chăng nữa. Và nếu có được trung tâm sinh hoạt cộng đồng thì nó sẽ khởi sắc hơn, mà đương nhiên đó là cái điều mà cả thị trưởng Sam Licardo cũng như trong lúc ra tranh cử tôi cam kết thực hiện cái điều này, và mình biết là sẽ phải thực hiện cho được, phải thực hiện được, cách này hay cách khác. Một là nếu mà thành phố có tiền, hoặc là có thể du di tiền bạc được trong cái ngân sách của thành phố cho cái trung tâm này, thì why not? Các sắc dân khác có được tại sao chúng tôi không được? Vấn đề này rõ ràng là trên căn bản công bằng, tức là fairness. Bắt buộc mình phải đòi hỏi cho bằng được, nếu có trợ giúp cho những chỗ khác thì phải trợ giúp cho mình, và thứ hai là nếu mà thành phố không có tiền thì thị trưởng Sam Licardo khi tranh cử cam kết là đích thân ông ta sẽ dẫn đầu vấn đề quyên góp tài chính tiền bạc, ông này là một trong những người có khả năng đó, thì mình thấy qua cái cuộc tranh cử vừa rồi ông ta đã quyên được rất nhiều tiền, nên ông ta sẽ làm cái công việc đó, và cộng đồng mình cũng có thể làm được, mình có thể kêu gọi ngay cả trong cộng đồng mỗi người ít nhiều, vận động tổ chức quyên góp thì rồi cũng sẽ phải có được cái khả năng đó. Nhưng mà tôi vẫn đặt lại là trên căn bản fairness, tức là nếu thành phố có tiền và đã giúp cho những sắc tộc khác, những sắc dân khác có được trung tâm sinh hoạt cộng đồng, thì cũng phải giúp một số tương xứng cho tập thể người Việt chúng ta.

PHẠM LỄ: Anh chưa đi vào vấn đề.....

NGUYỄN MẠNH: Câu thứ hai tôi trả lời một cách tổng quát Vì đây là một vấn đề liên hệ đến uy tín và danh dự của cộng đồng, thành ra mình phải đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên, trên tất cả những cái tranh chấp có tính cách bè phái, phe nhóm, vì nó không làm được, không cho thấy được một cái sự hợp tác, thành thử ra cái câu trả lời ở đây là mình phải có một cái format, một cái phương thức để cho mọi người cùng tham gia, cùng đóng góp, cùng vui vẻ, và không nên tranh chấp lẫn nhau. Thì một cái người nghị viên họ phải có khả năng nói chuyện được với tất cả cộng đồng để mà mọi người cùng hiểu đây là cái đóng góp, cái nỗ lực chung, chứ không phải là vì tôi giao cho người này, tôi thiên vị người kia. Nếu quý vị nhìn tôi trên căn bản của một cá nhân đã từng ở trong cái thành phố này trong vòng mấy mươi năm qua, và nếu mà tôi đã giữ được cái vị thế khách quan, trung thực và không thiên vị, không phe nhóm, không bè nhóm, thì tôi nghĩ tôi cũng có thể làm được, tôi sẽ tìm cách để mà cộng đồng ngồi lại với nhau để mà xây dựng một cái gì chung, cho cái quyền lợi chung chứ không phải vì một cá nhân nào cả.

PHẠM LỄ: Anh cũng hiểu là trong cái cộng đồng của chúng ta, tôi nhấn mạnh là chúng ta có một cái sự chia rẽ rất là sâu rộng trong cái cộng đồng này, và hiện nay thưa anh Mạnh, nếu anh là một người nghị viên thứ hai ở trong hội đồng thành phố, tôi đặt cái vấn đề là khi anh làm nghị viên, anh đắc cử anh làm  nghị viên rồi, khi anh thắng cử anh là nghị viên thứ hai trong thành phố thì thưa anh, khi hội đồng duyệt xét cái ngân sách để cho một cái trung tâm cộng đồng, ông nghị viên thứ nhất, hiện nay ông ấy đang bị ảnh hưởng bởi phía liên đoàn cử tri và cộng đồng Trương Thành Minh, ổng sẽ giành cái đó cho bên Trương Thành Minh. Anh là người fairness, anh bảo là phải công bằng, vô tư, như vậy thì trong đó nội bộ, trong hai người nghị viên Việt Nam, anh sẽ phải giải quyết như thế nào?

NGUYỄN MẠNH: Một lần nữa tôi chỉ có thể trả lời trên căn bản cá nhân của tôi. Tôi không thể nào trả lời cho nghị viên Nguyễn Tâm hay là những người khác. Nhưng mà tôi tin tưởng, tôi tin tưởng một điều là nếu mình có một cái tinh thần chung, đương nhiên trên thực tế, nó có rất nhiều điều khó khăn, nhưng mà mình phải vượt qua được những khó khăn cục bộ đó, để mình có thể làm được, đạt được những điều gì quan trọng cho cộng đồng của mình, thì tôi chỉ có thể trả lời là tôi sẽ phải nỗ lực để tôi đem lại sự đoàn kết của cộng đồng, hợp tác của cộng đồng để xây dựng cho cái mục đích chung. Làm được hay không thì đương nhiên, tôi cần sự trợ giúp của tất cả mọi người, nếu quý vị nghĩ tôi là người không thiên vị, không có một chủ trương phe nhóm, bè phái, thì tất cả những điều tôi đưa ra, nếu mọi người thấy hợp lý thì mỗi người một bàn tay. Chứ còn nếu mà tôi là người thiên vị hay nếu tôi là người của phe nhóm này hay phe nhóm nọ, này kia các thứ thì muôn đời, tôi phải nói là muôn đời mình sẽ không làm được gì cả. Và nó sẽ tiếp tục đẩy tới chỗ phân hóa và chia rẽ, nó sẽ đi sâu thêm nữa. Thành ra cá nhân tôi bằng mọi cách tôi tránh tất cả những vấn đề đó.

PHẠM LỄ: Cám ơn anh.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Rất tiếc không có nghị viên Nguyễn Tâm ở đây để có thể trực tiếp trả lời cái thắc mắc quan tâm của anh. Tuy nhiên cái hôm ông ấy tổ chức cái ngày cảm tạ thì luật sư Nguyễn Tâm có nói rõ ràng là ông ấy sẽ được phép sử dụng cái trung tâm Shirakawa trên đường Lucretia gần trường YB. Cái trung tâm đó hiện họ vẫn đang sinh hoạt nhưng mà ít thôi...

NGUYỄN MẠNH: Chưa chính thức,…

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thì họ sử dụng ban ngày cho nên ông (Nguyễn Tâm) được sử dụng weekend và ban đêm, thì đó cũng là thích hợp… Thì ổng nói rằng lúc đó ổng sẽ mời tất cả mọi người đến đó sử dụng, thì mình phải chờ thời gian xem sao, để biết xem ông ấy có thiên vị hay không. Thì câu hỏi kế tiếp chúng tôi xin mời anh Nguyễn Vạn Bình.

NGUYỄN VẠN BÌNH: Trong cuộc bầu cử thị trưởng vừa rồi thì ai cũng biết là anh Mạnh ngả nghiêng support cho ông Sam Liccardo, mà một số rất là đông ủng hộ ông Dave Cortese thì khi anh ra tranh cử trong lần này anh thấy cái phản ứng của những người ủng hộ ông Dave Cortese ra sao, thì làm sao anh lấy được lá phiếu của những người Việt ủng hộ ông Dave Cortese để họ có thể ủng hộ để anh có thể dễ dàng đắc cử được, làm thế nào anh lấy được phiếu họ?

NGUYỄN MẠNH: Việc tôi quyết định ra tranh cử là hoàn toàn để đóng góp cho cộng đồng chúng ta ở đây, thì nếu mà nói về vấn đề của cộng đồng thì mình phải nhìn cái sự kiện nó như vầy, cả hai Sam Liccardo và Dave Cortese đều không phải là người Việt, cả hai đều là người Mỹ gốc Ý, và cả hai đều là những người có trình độ, có khả năng và cả hai đều có thể trở thành thị trưởng, có khả năng và có tư cách để làm thị trưởng giỏi, không ai phủ nhận được cái điều đó mặc dù hai người đi hai đường lối khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng của thành phố. Nhưng mình cần tập trung ở đây, khi tôi quyết định ra tranh cử cũng như cuộc tranh cử của những người đó, mình đặt vấn đề quyền lợi của người Việt đối với cả hai ứng viên, thì như quý vị được biết là trong chính trường của người Mỹ dù là ai ra tranh cử với hai thế lực của Dân Chủ và Cộng Hòa thì những người đặt quyền lợi của họ bao giờ họ cũng chia ra, thí dụ, một tổ chức A cho tiền ứng viên của đảng Dân Chủ, cũng cái tổ chức A đó họ cũng cho tiền ứng viên của đảng Cộng Hòa nhưng mà nếu họ cảm thấy ứng viên Dân Chủ có triển vọng thắng nhiều hơn thì họ cho $7 đồng hay $8 đồng, còn nếu họ thấy ứng viên của đảng Cộng Hòa ít có cơ hội họ có thể cho $3 hoặc $2 đồng. Ở đây vấn đề mình là cộng đồng người Việt, ứng viên nào thắng đi chăng nữa, thì quyền lợi của cộng đồng người Việt cũng cần phải được đảm bảo. Nhìn qua cuộc tranh cử chức thị trưởng vừa rồi rõ rệt một đa số khá lớn, các tổ chức hội đoàn người Việt, vì quan hệ cá nhân và qua thời gian làm việc với ông Dave Cortese đa số các tổ chức hội đoàn người Việt, khá lớn đã ủng hộ ông Dave Cortese. Thì mình cần phải ngồi suy nghĩ là nếu vì một lý do gì Dave Cortese không thắng, mà Sam Liccardo thắng, thì chuyện gì xảy ra? Nếu không có những người Việt làm việc với Sam Liccardo. Đây không phải vấn đề bắt cá hai tay mà là cái sự khôn khéo của tất cả các tổ chức không ở trong vị thế nắm quyền. Nếu mà là trong tay người Việt thì nó không phải là vấn đề, nhưng mà theo kinh nghiệm từ xưa đến nay thì lúc nào mình cũng đi xin xỏ, ai ra tranh cử đều chạy tới vuốt ve lấy phiếu xong, không có được một đáp ứng gì cụ thể vì mình không ở vị thế thương thảo với họ, không ở vị thế đặt điều kiện với họ, thì đó là cái thế yếu vô cùng, cái thế mà người ta muốn cho gì thì cho, không cho thì ráng chịu. Trong cái lần bầu cử này đối với Sam Liccardo, thì thứ nhất phải có những người Việt đứng với Sam Liccardo, và thứ hai đứng với Sam Liccardo nhưng không phải để lập lại cái sự kiện là ông ta cần phiếu xong ông ta phớt lờ. Thành ra cần phải đặt điều kiện với Sam Liccardo, điều kiện ở đây không phải là nói mà là trên giấy trắng mực đen. Nếu vì lý do gì Sam Liccardo thắng thì quyền lợi người Việt đã được bảo vệ, Dave Cortese thắng quyền lợi của người Việt cũng đã được bảo vệ, và phải nhớ một điều đó là quyền lợi của người Việt chứ không phải quyền lợi của Sam Liccardo hay quyền lợi của Dave Cortese. Đó là điều quan trọng mà mình phải nhìn ra, ở đây là vì quyền lợi của mình chứ không phải quyền lợi của hai người kia, hay là của hai phe nhóm, Chamber of Commerce hay là của Nghiệp Đoàn Lao Động Nam Vịnh. Mình không cần biết những quyền lợi đó họ đánh nhau như thế nào, mình chỉ biết làm sao bảo vệ quyền lợi của mình. Thì đó là lý do mà trong cái kỳ vừa rồi, thì nhân đây tôi cũng xin được tiết lộ thêm một số chi tiết bên trong, là trên cương vị của một người làm truyền thông, làm báo chí thì tôi cố giữ vị thế trung dung, tôi nhìn thấy cái vấn đề của cộng đồng, cái quyền lợi của cộng đồng đó thì tôi có mời cả hai người, tôi có mời cả bên Dave Cortese, lẫn bên Sam Liccardo, mời như nhau, mỗi lần tôi mời Sam Liccardo thì tôi cũng mời Dave Cortese, nhưng mà cũng có thể vì misinformed (thông tin sai lạc), bên ông Dave Cortese tôi mời rất nhiều lần, tôi còn đầy đủ các bằng chứng cho thấy bên ông Dave Cortese đã từ chối không xuất hiện trong chương trình, thì có thể người ta nghĩ là tôi thiên vị bên này hay bên kia, thực sự thì tôi nhìn vào cái quyền lợi của cộng đồng.

NGUYỄN VẠN BÌNH: Theo anh thì anh tin tưởng vào những cái cam kết của Sam Liccardo là ông ta sẽ thi hành. Nhưng mà lấy điều gì để bảo đảm là ông ta sẽ thi hành. Theo cái kinh nghiệm của chiến tranh Việt Nam, anh thấy không Nixon trên cương vị tổng thống ký những tờ cam kết với tổng thống Thiệu, những cái tờ cam kết, hay hiệp định Ba-Lê, hay là những cái thơ riêng gởi cho tổng thống Thiệu thì anh thấy lấy điều gì để anh bảo đảm là Sam Liccardo sẽ thực thi những điều cam kết trên giấy trắng mực đen?

NGUYỄN MẠNH: Trả lời trực tiếp câu hỏi của anh là không ai có thể bảo đảm được điều gì cả, không ai bảo đảm được điều gì cả. Mình có thể kết luận là giữa hai vấn đề, một là hứa miệng, hai là hứa trên giấy tờ, thì cái điều hứa nào có phần khả thi nhiều hơn. Ở đây không ai có thể bảo đảm được điều gì cả, đó là điều thứ nhất. Hoặc là khi giữa hai người làm ăn với nhau, anh có thể nghĩ là cái người này ít nhất họ cũng có biết giữ chữ tín, họ là cái người không thể nào lật lọng được, thì nếu anh cảm nhận được cái điều đó thì anh có thể làm ăn được một cách dễ dàng, còn nếu nói chuyện xong mà anh cảm thấy anh chàng này, hay anh dựa trên quá khứ của người này anh bảo rằng anh nghĩ là anh sẽ không tin được, thì đó là tất cả sự thể mà mình phải chấp nhận. Đương nhiên mục tiêu là họ cần thắng cử, thì họ sẵn sàng làm tất cả những điều gì cần thiết, thì mình phải dựa trên cái sự kiện họ muốn thắng cử để mình đặt một số điều kiện. Sam Liccardo như tôi trình bày ngay từ đầu dẫu sao cũng là cái người mà tương đối có một cái giá trị đạo đức nào đó, mặc dù ông ta có thể có những cái lỗi lầm thì ông ta cũng đã đứng ra xin lỗi nhiều lần, thì cái người biết nhận lỗi và biết xin lỗi, là một cái dấu hiệu tốt để mình có thể tin được, để mình có thể làm việc được, và hai nữa là  người ký cam kết trên văn bản, thì nếu mà họ không giữ đúng lời cam kết thì họ sẽ bị cử tri đưa cái bản cam kết ra, ông cam kết như thế này đây, tại sao giờ này chưa được như vậy. Cái đó lúc nào cũng nằm ở đó, khó chạy. Có thể họ chạy nhưng mà có chạy thì họ cũng thấy lúc nào cũng phải đối diện với những điều đó thì họ phải cảm thấy khó chịu. Đó là điều mình mong mỏi. Còn vấn đề cam kết của Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam, thì anh biết cái chiến tranh Việt Nam đó bây giờ mình nhìn lại 40 năm sau, mình chiêm nghiệm lại, mình thấy đó là cả một cái trò hề. Nixon chỉ là mật ước với Nguyễn Văn Thiệu, mà mật ước thì đâu phải là công khai, còn trong trường hợp này thì Sam Liccardo ký cam kết công khai. Nó khác với mật ước, không ai biết gì cả. Sau này nó mới khui từ từ ra thì mình thấy nó là cả một cái chuyện trò hề. Trong trường hợp này mình cứ để cho Sam Liccardo làm những điều ông ta cam kết đã, nếu họ không làm cái điều cam kết thì mình còn giấy trắng mực đen đó, mình còn bản cam kết đó, mình đưa ra mình nói chuyện sau.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Liên quan đến câu hỏi của anh Bình thì tôi có ý kiến thế này. Theo tôi được biết thì trong các lời cam kết của ông Sam Liccardo, thì chính anh Mạnh là người đã gợi ý, và mạnh mẽ hơn nữa là người đã soạn thảo cái bản cam kết và đốc thúc ông ký kết cái điều đó. Thì bây giờ chính anh Mạnh anh cũng nghĩ rằng không có gì bảo đảm là ông ta sẽ thi hành. Vậy thì anh nghĩ thế nào về trách nhiệm của anh trong vấn đề, đối với những điều cam kết của ông Sam Liccardo, mà anh là một trong những người được coi là tác giả luôn của những lời cam kết đó. Thì anh nghĩ thế nào?

NGUYỄN MẠNH: Điều đó đúng, Tôi là người soạn cái đó ra và sau đó thương thảo với ông Sam Liccardo, bây giờ là thị trưởng Liccardo, để mà ký các cái điều cam kết đó. Thì khi mình làm như vậy, thì tôi thấy tôi có trách nhiệm,  tôi cảm thấy cá nhân tôi liên đới trách nhiệm. Tôi không phải là người  cam kết, nhưng mà nay tôi trở thành liên đới trách nhiệm, và đó là lý do tôi ra tranh cử, và đó là lý do tôi nghĩ rằng nếu tôi thắng cử thì tôi sẽ là người đầu tiên trong hội đồng thành phố, là cái người luôn luôn nhắc nhở ông thị trưởng là ông có những cái cam kết đó, và tôi cũng có những cam kết như vậy. Cẩ hai đều có những cam kết như vậy và bắt buộc phải làm , bắt buộc phải thực hiện. Bởi vì nếu mà không làm được, không phải chỉ mình ông thị trưởng, mà nếu tôi thắng cử, cá nhân tôi cũng bị liên đới trách nhiệm. Câu trả lời vẫn quay trở lại vấn đề lý do vì sao tôi ra tranh cử

MỸ LỢI: Thưa anh Mạnh, khi một ứng viên tra tranh cử như chức nghị viên khu vực 4 mà anh ra, thì ứng viên bao giờ cũng phải nghĩ là mình có khả năng thắng cử hay không để ra. Như vậy yếu tố nào khiến anh cảm thấy tự tin là anh hơn những ứng viên khác, anh có thể cho biết?

NGUYỄN MẠNH: Để thắng một cuộc tranh cử đều có một số yếu tố cơ bản như anh biết nó là 02 yếu tố tiền và phiếu. Tiền để trang trả cho tất cả những tốn kém để có thể trở thành một “front runner” tức là người dẫn đầu, người ở thế thượng phong, thì nó đòi hỏi rất là nhiều tiền vì anh phải có ban vận động tranh cử, phải có tiền để gởi các tờ vận động phổ biến quan điểm, những cái cam kết tranh cử. Tất cả những thứ đó đều đòi hỏi tiền bạc. Phải có người gọi phôn cho cử tri để vận động xin phiếu, phải có những người đến gõ cửa từng nhà để xin phiếu, rồi phải trả tốn phí quảng cáo truyền thanh truyền hình, và tất cả những phương tiện truyền thông để phổ biến tất cả các quan điểm, lập trường, chủ trương đường lối cho dân chúng cử tri biết . Cái tốn kém rất là kinh khủng, càng ngày tranh cử càng sôi động bao nhiêu, càng gắt gao bao nhiêu thì cái tốn phí càng tăng bấy nhiêu, đó là vấn đề về tiền. Vấn đề thứ hai và sau cùng là làm sao anh có được lá phiếu của cử tri. Thì may mắn là tôi có một số lợi điểm là tôi đã ở trong truyền thông khá lâu, thành ra đã được đông đảo công chúng và đặc biệt là cử tri người Việt trong khu vực 4 họ có thiện cảm, và qua một thời gian dài nhiều người biết tôi là ai và tôi là như thế nào. Thì đó là cái lợi điểm so với những người không có cái lợi điểm đó. Điểm thứ hai là tôi cũng đã làm việc lâu năm đóng góp chung cho cộng đồng, thì tôi cũng được sự ủng hộ của khá nhiều người, nhờ đó tôi cũng đã có khả năng quyên góp được một số tiền khá nhiều trong 2 lễ đầu tiên sau khi công bố tranh cử, và tôi cũng có một số phương tiện của riêng mình dùng cho cuộc tranh cử. Hiện nay tôi đang dẫn đầu về tiền bạc trong tất cả các ứng viên. Và về phiếu thì tôi đã là người đầu tiên đi vận động gõ cửa nhà của cử tri trong liên tục hơn 3 tuần qua đến thăm hỏi xin phiếu của cử tri, tiếp xúc với cử tri để tìm hiểu về quan tâm và nguyện vọng của cử tri khu 04. Thì cho đến nay tôi nhận được những phản ứng rất là thuận lợi từ các cử tri. Thành ra dựa trên những yếu tố này thì tôi nghĩ là tôi có nhiều cơ hội để thắng cử.   Nhất là vừa rồi tôi được sự trợ nhận (endorsement) của phòng thương mại (Chamber of Commerce), và tôi cũng tiếp xúc cả với bên Nghiệp Đoàn Lao Động Nam Vịnh để mưu tìm sự ủng hộ của họ. Tôi nghĩ là tôi có nhiều triển vọng thắng cuộc bầu cử sắp tới.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Xin mời anh Phạm Lễ.

PHẠM LỄ: hiện nay có tất cả 10 ứng viên trong khu vực đó và 4 người là Việt Nam, mà trước đây anh em truyền thông chúng tôi cũng nghĩ là làm sao ngồi lại được với  4 ứng viên, để đề nghị nhường nhau cho 01 người ra và để hỗ trợ hết mình cho người đó thắng cử rồi sau đó quay trở lại ủng hộ tiếp cho những người kia ra. Nhưng mà 01 trong 04 ứng viên tôi gặp , được 01 tổ chức chính trị địa phương họ yểm trợ hết mình và anh ta có trả lời là anh nhất định không chịu nhường và cũng không rút lui vì người nào có khả năng thì người đó cứ việc ra. Vậy thì thưa anh trong 27% số cử tri người Việt đi bầu trong lần trước thì chuyện gì sẽ xẩy ra?

NGUYỄN MẠNH: Đương nhiên vấn đề chia phiếu chắc chắn sẽ xẩy ra. Không chỉ trong cuộc bầu cử này, mà đã từng xẩy ra trong rất nhiều các cuộc bầu cử khác. Ngay cả trong các cuộc bầu cử lớn lao của xứ này. Như anh thấy phía Cộng Hoà ở vị thế đối lập, mỗi lần tranh cử họ thường có tới 5 hoặc 7 người có khi 8 hoặc 10 ứng viên ra tranh dành vị thế ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hoà. Và họ cũng biết là 8 ứng viên tranh để trở thành ứng viên tổng thống của đảng, thì họ cũng phải tấn công nhau tới tấp, tấn công nhau một cách rất là kịch liệt. Gần như là phơi trần tất cả những yếu điểm, những xấu xa của phía Cộng Hoà ra cho phía Dân Chủ tấn công khai thác. Rõ rệt sự phân tán và chia phiếu sẽ xẩy ra trong các cuộc tranh cử không thể tránh khỏi. Trừ trường hợp là cái cộng đồng đó có tinh thần đoàn kết . Đây là mình nói một cộng đồng nhỏ thôi có được tinh thần đoàn kết, nhưng mà mình nhìn thấy cái tinh thần đó rất ít.  Họ cần phải biết xắp đặt và trợ giúp lẫn nhau. Điều nay không ai giỏi hơn người Do Thái. Không ai giỏi hơn người Do Thái trong vấn đề này. Bởi vì họ là một dân tộc bị bao vây quá nhiều bị mất nước, bị đe doạ triền miên. Thành ra cái dân tộc Do Thái họ làm được chuyện đó rất là hay, rất là tài tình. Một số cộng đồng khác cũng có. Cộng đồng Nhật cũng gần gần đâu đó.  Còn cộng đồng Việt Nam qua kinh nghiệm chiến tranh, qua kinh nghiệm tang thương, qua những thăng trầm đó , thì mình đã nhìn thấy cái cộng đồng nó như thế nào qua 40 năm rồi. Đó là điều không thể tránh khỏi, rất là đáng tiếc. Không ai có thể bảo anh đừng ra hay không ra, cái chuyện đó là không thể, không thể rồi. Trừ trường hợp có 01 cái cơ chế, các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng ngồi lại được với nhau để có thể xắp xếp hay khuyến khích hoặc ít nhất dồn sự ủng hộ cho 01 ứng viên. Thí dụ đa số các tổ chức đoàn thể người Việt ngồi lại dồn sự ủng hộ cho 01 ứng viên, thì những người không được sự ủng hộ, họ có thể rút lui, thì đó là tự họ chứ không ai có thể ép được ai cả. Cho đến nay thì các nỗ lực làm cái chuyện đó đều không thành.

PHẠM LỄ: Thưa anh nếu mà câu lạc bộ báo chí San Jose và giới truyền thông tổ chức một buổi tranh luận cho các ứng viên Việt Nam thì anh có sẽ tham dự hay không?

NGUYỄN MẠNH: Đương nhiên. Tất cả các cuộc tranh luận đều tốt cho người cử tri, vì cử tri qua các cuộc tranh luận đó, ít nhất họ biết được người ứng viên đó là như thế nào để họ quyết định bỏ phiếu. Chuyện tranh luận là chuyện đương nhiên. Nhưng chuyện tranh luận đó không giải quyết được vấn đề chia phiếu. Người ta vẫn ra tranh cử và dù muốn dù không những ứng viên vẫn có được những nhóm ủng hộ cho họ và lá phiếu sẽ phải chia ra. Đó là chia trong sơ bộ. Nhưng mà sau đó có 2 trường hợp, một là cả 2 ứng viên người Việt vào được vòng chung kết, hai là 01 ứng viên Việt Nam và 01 ứng viên không phải Việt Nam vào được vòng “run off”, thì khi đó nên đặt câu hỏi là những ứng viên người Việt không vào được vòng chung kết có sẽ ủng hộ cho ứng viên người Việt được vào chung kết hay không? Thì trên cương vị là một ứng viên người Việt, tôi sẵn sàng yểm trợ tối đa cho bất cứ ứng viên người Việt nào lọt được vào chung kết. Điều quan trọng dù muốn dù không là mình vẫn muốn có người Việt thứ hai trong hội đồng thành phố.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thực ra đó là cái điều rất đúng và cũng mới tại vì trong cái thời gian qua như anh Phạm Lễ có nói thì chúng ta có cái tình trạng là chúng ta không nhường nhịn nhau vì chúng ta không có cơ chế để mà đề nghị thôi chứ đừng có nói là ép được ai rút lui hay không ra tranh cử

NGUYỄN MẠNH: Chưa thể có được ở thời điểm này

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Vâng chưa ở thời điểm này, cho nên phải đi đến một cái vấn đề như anh Phạm Lễ nói là một cái forum. Nhưng cái cuộc tranh luận, thì anh Mạnh nói đúng là nó không giải quyết được vấn đề chia phiếu, nhưng nó giải quyết được vấn đề dồn phiếu, là vì khi ra tranh cử thì ai cũng nghĩ là tôi giỏi tôi xứng đáng cả, thì chỉ qua một cuộc tranh luận công khai thì để cho thính giả cử tri họ đánh giá, là tiện nhất là công bằng nhất. Thì họ đánh giá và họ có thể thấy là ứng cử viên A là khá nhất thì tự động họ dồn phiếu cho ứng cử viên A. Tôi thấy rằng cái cuộc tranh luận này nó giải quyết được vấn đề đó. Vấn đề thứ hai là anh Mạnh đưa ra cái…

NGUYỄN MẠNH: Cho tôi mở ngoặc ở đây về cái sự kiện này trước khi anh hỏi tiếp câu hỏi khác. Cái sự kiện chia phiếu là cái sự kiện không tránh khỏi nếu có nhiều ứng viên ra một lúc, sự kiện đó là không tránh khỏi được là bởi vì đơn giản đối với 4 ứng cử viên người Việt, thí dụ như vậy, thì ứng viên nào họ cũng tìm cách đi vận động, và đương nhiên khi họ đi vận động họ sẽ tìm thấy được người ủng hộ, vấn đề là nhiều hay ít, ai hơn ai. Cái tranh luận đó nó chỉ ảnh hưởng được những người chưa có quyết định dứt khoát, những cử tri không có quyết định dứt khoát, tức là cử tri họ nói là họ không biết bỏ cho ai. Người này đến vận động tôi người kia vận động tôi nhưng mà tôi không dứt khoát là tôi sẽ yểm trợ ai. Thì cái tranh luận nó sẽ giúp cho người cử tri chưa dứt khoát làm quyết định, còn đối với những cử tri mà bấy lâu nay có quan hệ hoặc là bạn bè hay thân hữu thì đương nhiên những người đó sẽ bỏ phiếu cho anh đó. Cả 4 ứng viên người Việt đều có những phạm trù đó, thì đương nhiên lá phiếu là phải chia rồi, điều đó không thể nào thoát khỏi. Vấn đề còn lại là ý thức của người cử tri nếu họ nhận thấy nhu cầu cần phải có người Việt thứ hai trong hội đồng thành phố thì họ phải dồn phiếu như là lời anh Thiện nói, dồn phiếu cho một người đó thôi, đây là sự ý thức của người cử tri, và cử tri sẽ là người quyết định sau cùng ai là người họ muốn đặt vào thành phố để bảo vệ quyền lợi của người cử tri.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thí dụ sau khi vào “run off” rồi thì ứng cử viên gốc Việt còn lại có chịu hỗ trợ, endorse cho ứng viên người Việt vào chung kết hay không?

NGUYỄN MẠNH: Tôi nghĩ nên.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thì đương nhiên là nên rồi nhưng vấn đề là từ trước đến giờ việc đó đã không xảy ra, từ trước tới giờ ai cũng nghĩ là nên cả, thí dụ trong đợt trước cũng vậy ứng viên Nguyễn Tâm vào chung kết với cô Maya thì ứng viên gốc Việt cũng đã từ chối mặc dù đã được vận động, đó là điều rất là đáng tiếc. Nhưng hôm nay anh Mạnh đã hứa, có phải anh hứa hay không?

NGUYỄN MẠNH: Tôi không trả lời được cho những người khác là như thế nào, nhưng riêng cá nhân tôi nếu tôi không đắc cử mà một người khác được vào vòng chung kết tôi sẽ yểm trợ cho người Việt đó.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thế thì quá tốt. Tôi nghĩ đây là anh đã mở ra một cái giai đoạn mới

NGUYỄN MẠNH: Nên làm và cần làm.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Lấy ví dụ vừa rồi ông Sam Liccardo vào run off thì ổng vận động ngay những ứng viên thua như Madison Nguyễn, Rose Hererra, và Oliverio và bên ông kia ông Dave Cortese cũng vận động như vậỵ Thì những ứng cử viên thua theo như truyền thống của người Mỹ tôi thấy rất là hay, tuy họ không thành công nhưng họ không ôm mối hận đó và họ chấp nhận là người thua cuộc và họ chọn ngay ai trong hai người còn lại, người nào tương đối có quan điểm gần gũi với họ hơn thì họ ủng hộ người đó. Họ chuyển cái negative, tức là cái thua của họ, thành cái positive, thành cái thắng lợi để họ góp phần, tôi thấy điều đó rất là good.

PHẠM LỄ: Không, trước đây có một người Việt Nam là anh Scott Phạm, anh đã thua bà Chavez và cuối cùng ảnh đứng ra endorse bà Chavez thắng làm giám sát viên, đó là người Việt Nam đã thực hiện điều đó.

NGUYỄN MẠNH: Nhưng mà điểm khác biệt là không phải người Việt Nam trợ nhận người Việt Nam nhưng mà endorse cho người không phải Việt Nam. Cho tôi được nói thêm về điều mà anh Thiện mới đề cập rằng mình ở đây cũng khá lâu, mình cũng hiểu hệ thống chính trị ở đâỵ Người Mỹ họ tranh cử một cách tối đa, họ làm tất cả những gì cần làm để thắng nhưng nếu họ không thắng, mà là người khác thắng thì họ sẽ nhìn nhận một điều căn bản đó là việc cử tri đã lên tiếng, người dân đã lên tiếng, và họ tôn trọng công chúng cử tri khi họ bắt tay người kia và họ chúc mừng người kia chứ không phải vì họ thích gì ứng viên kia cả. Họ chỉ tôn trọng quyết định của công chúng cử tri và nói là cử tri đã lên tiếng để chúc mừng người thắng cử. Bên trong thâm tâm có thể họ không quên được tất cả những sự cay cú hay là chua cay trong cái cuộc tranh cử. Vì trong cuộc đấu đá nhiều khi cũng rất là khốc liệt, cuộc tranh cử nhiều khi cũng khốc liệt lắm, nhưng mà mọi người đều biết là các ứng viên tranh cử là để trở thành một viên chức công bộc, nói khác đi là một người phục vụ dân, thì khi người dân đã quyết định thì không lý do gì tiếp tục mang theo những sự cay cú hay là cay đắng đó. Hai nữa họ không coi đó như là một vấn đề quá cá nhân, quá hằn học này kiạ Thì người Việt mình cũng nên học hỏi những cái tinh hoa đó của cái hệ thống chính trị này và nên áp dụng để làm sao có lợi cho cộng đồng của mình nhiều hơn. Vì cộng đồng tôi thua tôi sẽ ủng hộ người đó để họ trở thành nghị viên người Việt thứ hai trong hội đồng thành phố thì đó là điều rất tốt.

NGUYỄN VẠN BÌNH: Trong sinh hoạt công đồng của người Việt thì có một số người sau khi đắc cử thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có mời họ về Việt Nam với tư cách của một viên chức dân cử, thì nếu khi anh đắc cử được họ mời thì anh có về hay không?

NGUYỄN MẠNH: Cái vấn đề về hay không về không phải là yếu tố quan trọng mà vấn đề là anh phải đặt quyết tâm tranh đấu cho quyền lợi của người dân ở Việt Nam. Cái quyết tâm tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Dù anh về hay không về nếu mà anh làm thay đổi được cái sự kiện đó thì đó là cái điều mà anh cần làm. Nhưng mà với cái nhìn của tôi hiện nay thì để ở vị thế làm được chuyện đó nó rất là khó khăn đối với cái chế độ hiện nay tại Việt Nam, bởi vì mình quá kinh nghiệm với người cộng sản, mình hiểu hệ thống, mình hiểu con người đó, mình biết họ là gì, tôi không nghĩ là những viên chức công cử ngay cả ở cấp dân biểu liên bang chăng nữa có khả năng làm được gì đối với cái chế độ hiện nay ở Việt Nam.

NGUYỄN VẠN BÌNH: Theo cái kinh nghiệm thì khi anh về, với sự gian trá sắp đặt của cộng sản Việt Nam, quý vị dân cử khi về sẽ bị họ đứng bắt chụp hình với lá cờ của họ và dưới tượng Hồ Chí Minh, thì anh thấy là họ rất là gài bẫỵ

NGUYỄN MẠNH: Mình nên chiêm ngẫm một lần nữa, tất cả những cái biểu kiến, biểu tượng của cái cuộc chiến đó là điều rất là đáng tiếc cho cái thăng trầm của cả một dân tộc, của cả một đất nước, và nếu ngồi nghĩ lại thì phải nói đó thật sự là một điều vô cùng, đáng tiếc cho một dân tộc mà có thể rất ít dân tộc nào trên thế giới lại phải trải qua những cái tang thương như vậy, những cái quá đáng tiếc như vậy, vấn đề quan trọng còn lại ở đây, là đương nhiên là mình không muốn cái chế độ cộng sản nó tồn tại, bởi vì cái chế độ đó quá tệ hại không có đủ nhân cách hay tư cách để đưa đất nước đến thành công, đến thắng lợi, đến vinh quang, đến các tiến bộ của các quốc gia chung quanh đó. Cái chế độ đó cần phải thay đổi, đó là cái quan trọng nhất. Thành ra cho đến khi nào mình làm được , nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố và rất phức tạp. Hiện nay điều kiện để có thể làm được chuyện đó thì tôi phải nói rất là khó, một người nghị viên mà ngay cả thị trưởng của thành phố này đi chăng nữa, để làm được điều đó đối với chế độ đó, tôi không nghĩ như vậy, tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Đó là lý do mà 40 năm qua tôi chưa bao giờ quay trở về Việt Nam.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thực sự ra thì trong 9 điều cam kết của anh Nguyễn Mạnh nó có một điều rất quan trọng là trừng phạt những viên chức cộng sản Việt Nam nào đã vi phạm nhân quyền và rửa tiền v..v… Như vậy anh nghĩ là không thể nào nói chuyện được với cộng sản Việt Nam mà là phải trừng phạt thì nó mới có kết quả hơn và tôi đoán đó là lý do anh không tiện về Việt Nam vì anh đã chủ trương trừng phạt họ rồi thì đương nhiên rất khó để anh trở về. Ở đây tôi muốn đưa ra thí dụ là trong các cuộc giao tiếp trong các cuộc tiếp tân thì ông tổng lãnh sự hay ông đại sứ của Việt Nam ở đây họ muốn ngồi xuống nói chuyện với anh, họ biết quan điểm mà anh muốn trừng phạt họ và họ muốn nói chuyện với anh thì trong trường hợp đó anh giải quyết như thế nào?

NGUYỄN MẠNH: Tôi đã trả lời câu hỏi đó với anh Nguyễn Vạn Bình. Sự kiện không phải vì cái nghị quyết trừng phạt đó mà tôi không về Việt Nam, mà tôi đã quyết định không về Việt Nam từ rất là lâu, khoảng 40 năm qua chưa bao giờ tôi đặt chân quay trở lại đất nước, mặc dù đó là đất nước của mình, đó là điều cũng rất là đau lòng. Trả lời trực tiếp câu hỏi của anh Thiện, tôi đã nhiều lần phỏng vấn một số viên chức cộng sản từ Việt Nam qua Mỹ này và cũng có cơ hội tiếp xúc nói chuyện, đó là trên cương vị của một nhà báo, một nhà truyền thông thì đó không phải là một cái gì vượt quá khuôn khổ thông thường, bình thường. Nhưng mà trên cương vị của một viên chức dân cử và nhất là đại diên cho một tập thể người Việt chống cộng, những nạn nhân của cộng sản tại vùng nàỵ Thứ nhất đương nhiên là tôi phải tôn trọng tất cả những gì của cộng đồng tỵ nạn chống cộng ở đây, và thứ hai cá nhân tôi như mọi người được biết, tôi đã nhìn cái sự kiện đó, tôi đã nhìn cái chế độ đó với rất nhiều chỉ trích về những điều họ làm cùng những sai lầm mà họ đã phạm phải Ngay cả đối với tôi thì họ đã phạm rất nhiều tội to lớn đối với dân tộc và đất nước, thành ra nếu tôi có gặp họ trên cương vị của một người làm truyền thông hay trên cương vị của một viên chức công cử thì tôi sẽ nói với họ là họ cần phải thay đổi, họ cần phải nhận ra những sai lầm để mà sửa sai. Nếu họ muốn chiếm lại được phần nào, chuộc lại được phần nào những lỗi lầm mà họ đã làm thì tôi sẽ đặt điều kiện với họ là họ phải sửa sai, là họ phải thay đổi, là họ phải chứng minh được là họ có một quyết tâm thay đổi, hướng thiện, đi đúng với đường lối, đúng với nguyện vọng của người dân thì lúc bấy giờ mới có thể đối thoại được dù là với viên chức công cử hay với tập thể người Việt ở đâỵ Họ phải chứng minh vì mình đã kinh nghiệm cái chế độ đó họ chỉ nói chứ không bao giờ làm để lừa dối người khác. Do đó chúng tôi sẽ không nói chuyện với quý vị nếu quý vị không có thay đổi, và thứ hai quý vị phải chứng minh là quý vị có thay đổi thì lúc bấy giờ mới nói chuyện. Đó là những điều kiện tiên quyết đối với những người cộng sản.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Anh Mỹ Lợi có ý kiến gì thêm không?

MỸ LỢI: Hồi nãy có tính đặt mấy câu hỏi nhưng mà tự ảnh, ảnh trả lời nên là cũng hoan nghênh tinh thần của ảnh. Tôi tính đặt câu hỏi thì ảnh nói là, nếu trường hợp có một ứng cử viên (người Việt) vào rồi còn trường hợp các ứng cử viên còn lại thì theo quan điểm của ảnh, ảnh sẽ support cho người đó nếu như mà đồng quan điểm, và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, cũng như là 40 năm ảnh không về Việt Nam, rồi ảnh soạn ra cái bản cam kết cho ông Sam Licardo vừa rồi, và nghị quyết không hoan nghênh phái đoàn cộng sản, rồi mới đây ảnh lại ký cam kết này. Bây giờ vấn đề cộng sản tôi không đặt ra nữa, bây giờ tôi chỉ đặt vấn đề cộng đồng; cộng đồng ở đây là cộng đồng các sắc dân ở trong khu vực 4, thì với tư cách là một người cư dân lâu năm, tại đơn vị 4 mà anh ra tranh cử, thì anh cảm thấy những đòi hỏi hay nguyện vọng gì, của người dân và khu vực 4 mà họ đang cần?

NGUYỄN MẠNH: Người dân ở khu vực 4 cũng như người dân thành phố San Jose này thì đa phần các nguyện vọng hay là quan tâm của họ, nó đều thực sự như nhau. Thì đương nhiên một người nghị viên, khi được bầu vào làm nghị viên, dù là họ thắng cử vì phiếu của sắc dân của họ hoặc là người sắc tộc của mình đi chăng nữa, khi họ trở thành nghị viên họ sẽ trở thành đại diện của toàn thể cái đơn vị đó, cư dân trong cái đơn vị đó, thì họ phải chú tâm vào những cái quan tâm của tất cả mọi người. Nhưng mà đương nhiên cùng một sắc tộc thì bao giờ người nghị viên đó cũng có những cái đấu tranh cho cái sắc dân của ho. Đó là một sự kiện gần như là “natural”, tức là một cái việc đương nhiên, tự nhiên nó như vậy.
Để trả lời câu hỏi của anh Lợi ở đây thì cái quan tâm chung của cư dân đơn vị 4 cũng như các nơi khác, họ quan tâm về vấn đề an toàn, an ninh công cộng, họ không muốn nhìn thấy tội phạm gia tăng, họ không muốn nhìn thấy có nhiều băng đảng, họ không muốn thấy nguy hiểm xảy ra, thì cái đó là cái quan tâm bao giờ cũng là hàng đầu. Quan tâm thứ đến là về vấn đề công ăn việc làm, rồi quan tâm về vấn đề nhà cửa, nhà ở, quan tâm về vấn đề giáo dục cho con em, là làm sao có thêm được công ăn việc làm tới khu vực đó mà trả lương cao, trả lương tốt, hoặc là đem thêm doanh nghiệp, phát triển kinh tế, vì nếu có phát triển kinh tế thì mình mới có tiền bạc, thành phố mới có tiền để mà cung ứng các dịch vụ cơ bản, thành phố thiếu tiền trong những năm vừa qua nhiều lắm, họ phải cắt bớt nhân viên, cắt lương, họ cắt dịch vụ, tất cả những cái cắt đó. Bây giờ phải phát triển kinh tế, nói theo lời của một ông tổng thống trước đây ông ấy để  lại một cái câu rất là nổi tiếng là “it’s the economy, stupid”, có nghĩa là tất cả xoay quanh vấn đề kinh tế, vì kinh tế là một trong những cái quan tâm rất là lớn, không phải là chỉ của cư dân mà của thành phố này. Nếu kinh tế phát triển thì cái tax base của thành phố, cái revenue đem vào cho thành phố nó sẽ tăng cao, mà một khi nó gia tăng thì thành phố sẽ có tiền để họ thuê thêm người, làm thêm dịch vụ, tái lập lại tất cả dịch vụ bị cắt từ xưa tới nay. Cái đó là cái vấn đề chung của đơn vị 4 cũng như của thành phố San Jose chúng ta.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Dạ vâng, xin mời anh Lợi

MỸ LỢI: Theo cái suy nghĩ của anh, anh có cái quan điểm như thế nào?  Anh là nhà truyền thông, anh đã từng làm truyền thông, thì ví dụ như đài truyền hình SBTN, nếu họ chiếu những chương trình Việt Nam, như phim ảnh Việt Nam, những sinh hoạt ở Việt Nam, chương trình TV ở bên Việt Nam họ mang qua đây họ chiếu, nếu là SBTN chiếu thì sẽ bị phản đối, biểu tình, chống đối, nhưng tất cả các đài truyền hình khác chiếu thì không sao, anh nghĩ như thế nào về vấn đề này?

NGUYỄN MẠNH: Cái câu hỏi này của anh thì thật là khó, khó cho tôi trả lời. Tôi chỉ có thể nói như vầy, bên Việt Nam họ đang tìm đủ mọi cách để mà họ ảnh hưởng những người Việt ở hải ngoại này, đối với tôi cái tập thể người Việt ở đây, mặc dù bây giờ cái cấu trúc của nó có phần nào thay đổi, vì sau này có quá nhiều người đi không phải là những người của miền Nam Việt Nam trốn chạy cộng sản nữa, mà nó là kết hợp của những người du sinh và tất cả những người mà từ miền Bắc, con cái cán bộ rời khỏi Việt Nam, tìm cách đưa gia đình thân nhân ra khỏi Việt Nam, thì cái cấu trúc của người Việt ở đây nó có phần nào thay đổi. Nhưng mà cái “core”, cái cốt lõi của của tập thể người Việt đây, vẫn là tập thể của những người Việt tỵ nạn cộng sản, tức là những nạn nhân cộng sản, họ chống cái chế độ đó, họ chống cái chủ quyết đó, họ chống tất cả những cái gì từng gây ra tang tóc cho dân tộc, cho đất nước, thì cái “core” đó nó vẫn còn, thành thử ra cái quyền chống cộng là cái quyền hiển nhiên, cái quyền tự nhiên của tất cả tập thể của người Việt ở đây, của đa số những người Việt ở trong cái tập thể này.
Một lần nữa cho đến khi nào mà chính thể đó họ thay đổi, chứ còn nếu mà họ không thay đổi họ tiếp tục nghĩ rằng là họ có phương tiện, họ có tiền của, họ có thể mua giờ của đài truyền hình này, tờ báo kia hay thế này thế nọ, đó là nỗ lực họ đang làm. Nhưng cái vấn đề ở đây là ý thức của người Việt hải ngoại rất cao, cái tinh thần chống cộng cũng rất là cao, tôi không nghĩ là họ chấp nhận, dù là SBTN hay là một cái chương trình nào, tôi không nghĩ là họ sẽ chấp nhận, và nếu cái chương trình nào mà không xứng đáng, không có một cái giá trị, không có cái sức mạnh mà phát thì nhiều khi họ nghĩ không đáng để họ phản ứng. Đó có thể là trường hợp xảy ra nếu tôi không lầm. Trên nguyên tắc, đây là một tập thể của những nạn nhân cộng sản, của những người trốn chạy cộng sản, của những người chống lại những cái chủ thuyết rất là quái dị, và nó từng kéo đất nước, lùi lại cả hàng chục năm, và bây giờ cũng đang làm chậm cái đà tiến của dân tộc Việt Nam. Họ nhìn thấy điều đó chứ không phải họ không nhìn thấy, mà tôi nghĩ là không có cái đài nào mà đi dại dột, đi phát cái chương trình mà có bản chất tuyên truyền này kia cho chế độ ở bên Việt Nam, tôi nghĩ không có một cái cơ sở truyền thông nào mà dại dột đến độ đi phát lại những cái chương trình như vậy.

MỸ LỢI: Không, không phải là họ chiếu những chương trình tuyên truyền cho Việt Nam, mà họ chiếu những phim ảnh và những chương trình văn nghệ, rồi những chương trình chiếu phim bên Việt Nam, rồi những giao lưu.

NGUYỄN MẠNH: Những cái đó thì không đến nỗi, mặc dù không nên. Mặc dù không nên nhưng mà không đến nỗi, tức là những cái có tính cách về văn hóa hay là nghệ thuật này kia các thứ thì nó cũng không đến nỗi. Như anh làm truyền thông anh biết, rất nhiều cơ quan truyền thông đây của mình không có phương tiện, không có đầy đủ resource để mà làm được những chương trình hay; họ trám giờ bằng cách phát cái này phát cái nọ này kia các thứ, và cứ nghĩ là vô thưởng vô phạt. Cái đó là do ý thức của người làm truyền thông.

MỸ LỢI: Ý của mình muốn hỏi anh nhận xét như thế nào về cái giới chống đối chứ không phải về giới truyền thông.

NGUYỄN MẠNH: Cái quyền chống đối là cái quyền chung của tất cả mọi người, nếu họ không đồng ý.

MỸ LỢI: Biết, họ không đồng ý nhưng tại sao họ lại không đồng ý cái đài này chiếu cái đó, mà những đài khác chiếu thì họ làm lơ họ không phản đối?

NGUYỄN MẠNH: Thì cái đó cũng dễ hiểu. Một khi một cái tổ chức hay là cái cơ quan truyền thông đó là một cái truyền thông lớn, nhiều người nghe, nhiều người coi, thì đương nhiên là nó ảnh hưởng nhiều, mà nếu ảnh hưởng nhiều thì họ nghĩ nó đáng để họ chống đối thì họ chống.

PHẠM LỄ: Thưa anh tôi có cái câu hỏi tiếp theo với anh là về vấn đề ý thức hệ như anh vừa nói hồi nãy là anh 40 năm anh đã sang bên này tỵ nạn và anh chưa bao giờ muốn về Việt Nam, thì trường hợp của tôi cũng giống như vây. Bây giờ nếu ông là nghị viên, như trường hợp ông nghị viên Hoàng Duy Hùng ở bên Texas, ổng đã có liên lạc với lại chính quyền cộng sản Việt Nam và nhân viên ngoại giao của Việt Nam, ổng về Việt Nam và ổng chụp hình với ông thứ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, và sau cái kỳ vừa rồi ổng ứng cử thì ổng bị thất cử. Đặt trở lại cái câu hỏi của chúng ta ở địa phương này, đặc biệt là chúng ta có nghị quyết cấm cửa cộng sản, cũng như cái đề nghị của anh là anh lại còn truy tố các thứ nữa, thì trên vấn đề ngoại giao, một người nghị viên hiện tại đã từng về Việt Nam, mở trường đại học và chụp hình với ông Võ Văn Kiệt, chúng ta có cưa ghế họ hay không giống như bên Texas hay không nếu ông là cư dân trong thành phố?

NGUYỄN MẠNH: Bách nhân bách tính, thế giới này cả tỷ người không ai giống ai nhưng mà cái nguyên tắc thì có thể giống nhau được, chúng ta có thể đặt ra một số quy luật, một số nguyên tắc. Nếu anh là người đi từ cộng đồng này ra, đây là cái cộng đồng chống cộng thì anh phải tôn trọng cái cộng đồng đó, và anh không thể đi ngược lại với cộng đồng được. Tôi chỉ có thể trả lời trên căn bản cá nhân của tôi thôi, tôi không biết những người khác như thế nào, tôi đã trả lời rất là rõ. Cái thể chế đó, cái chế độ đó nếu tiếp tục với cái tình trạng hiện nay thì nó không bõ để mình gặp gỡ. Với hai nữa chúng ta phải biết là cái người nghị viên không liên hệ gì tới vấn đề ngoại giao cả. Nó chỉ có một cái thẩm quyền rất giới hạn là giải quyết tất cả các vấn đề của thành phố, và giải quyết các vấn đề của cư dân ở đây, và cư dân ở đây là một cái tập thể khá lớn, trên 100 ngàn người Việt chống cộng, đa số là chống cộng, và một khi họ chống cộng thì cái người nghị viên nào cũng phải tôn trọng cái đường hướng đó của họ. Chống cộng là vì mọi người đều nhìn thấy, mọi người đã chỉ trích chê bai, đã biết rõ cái bản chất nó như thế nào. Chỉ có người nào không bình thường mới đi ủng hộ cái chế độ đó.

PHẠM LỄ: Cái câu hỏi thứ hai liên hệ đến vấn đề môi sinh và đời sống của cư dân khu vực 4, nơi mà anh ra ứng cử. Hiện nay chúng ta biết là chính quyền địa phương San Jose chỉ cho cái cơ sở đó đào xuống khoảng 50 feet và với cái thời tiết như hiện nay thì cái đống rác ở trong khu Alviso đã lên cao khỏi mặt đất khoảng 100 feet, và trong mấy ngày hôm nay thì cái mùi nó tỏa ra khắp cả khu vực. Là một nghị viên trong khu vực thì ông làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?

NGUYỄN MẠNH: Đây là một vấn đề nan giải của thành phố ở khu vực Alviso, khu vực được chỉ định làm nơi giải quyết vấn đề rác rưởi vì thành phố đã nỗ lực rất là nhiều, nhưng mà dân số thì cứ mỗi ngày mỗi tăng. Thành phố đã đưa ra rất nhiều chương trình, từ vấn đề tái dụng nước, tái dụng mọi thứ, sử dụng năng lượng mặt trời để tránh ô nhiễm rất là nhiều, nhưng mà vấn nạn con người muôn thuở là tiêu dùng quá nhiều, rác phế thải ra quá nhiều, không kể phí thải của kỹ nghệ. Thành ra đây là một vấn đề rất khó khăn, trừ trường hợp mình có được những phương tiện dồi dào, có tiền để bỏ vào giải quyết cho tốt đẹp hơn. Hoặc là phải đi tìm một bãi đất trống khác, xa xôi các khu dân cư, tương đối hiện nay khu Alviso được biệt lập, nhưng đó là cái quan tâm của rất nhiều người từ bấy lâu nay. Không phải chỉ một người nghị viên mà giải quyết ngay được, mà đó là vân đề chung của thành phố và của cả quận hạt Santa Clara này.

PHẠM LỄ: Nhưng một khi cái pollution xảy ra như từng xảy ra ở khu mà tôi gọi là “khách sạn ngàn sao” trên đường Story thì cơ quan bảo vệ môi sinh của tiểu bang (state EPA) nó xuống nó phạt hội đồng thành phố San Jose vậy thì cái pollution này nó còn nặng hơn cái pollution đó thì tiền đâu để mà đóng phạt?

NGUYỄN MẠNH: Cho đến nay các cơ quan bảo vệ môi sinh họ đã giám định cái khu vực Alviso rồi và họ cũng tìm đủ mọi cách để giải quyết vấn đề môi sinh đó, đương nhiên một người nghị viên của khu vực 4 phải coi đó như là một trong những cái quan tâm chính, thì cái người nghị viên đó bắt buộc sẽ phải làm việc chung với thành phố để tìm phương cách bảo vệ vấn đề môi sinh cho toàn khu vực.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Bây giờ mình trở về cái thực tế là trong cái cuộc bầu cử này có tất cả 10 ứng cử viên, trong đó có 4 ứng cử viên gốc Việt thế thì một mặt anh phải tranh đấu với các ứng viên gốc Việt, mặt khác anh phải tranh đấu với 5 hay 6 ứng viên không phải người Việt còn lại. Vấn đề thứ hai như anh biết rồi là có những thế lực nó chi phối ảnh hưởng, mạnh nhất là phòng thương mại Chamber of Commerce, thứ hai là Nghiệp Đoàn Lao Động. Thì về phía bên Phòng Thương Mại như chúng ta đã biết là họ đã quyết định ủng hộ cho hai người là anh và luật sư Diệp Thế Lân, còn phía bên Nghiệp Đoàn Lao Động thì họ đã quyết định ủng hộ cho ứng viên Tim Orozco, và người thứ hai cũng quan trọng lắm là Allen Chiu mà mọi người trước đây tưởng là sẽ được phía lao động ủng hộ, thì với một cái bối cảnh như vậy, khi nãy anh có nói là đã vận động phía lao động ủng hộ anh, nhưng bây giờ họ quyết định như vậy rồi thì anh có hy vọng gì không và nếu không có cái sự hỗ trợ của Nghiệp Đoàn Lao Động thì làm sao anh có đủ phiếu để thắng cuộc tranh cử này.

NGUYỄN MẠNH: Để trả lời câu hỏi làm sao có đủ phiếu thì câu trả lời là mình phải nỗ lực làm việc tối đa, làm việc một cách rất là siêng năng cần cù để mà lấy được lá phiếu, đồng thời cần có sự trợ giúp tài chính cho dồi dào để có phương tiện tranh cử. Tất cả hiện nay có 10 ứng viên, trong đó có 9 người tích cực tranh cử, còn một người chỉ để tên thôi, chứ không có tranh cử. Với 9 người như vậy chắc chắn vấn đề chia phiếu sẽ xảy ra, và đây là cuộc bầu cử đặc biệt nó không có gì hào hứng cho lắm. Thành thử ra số cử tri tham gia bỏ phiếu cũng rất là ít, ứng viên nào hoạt động siêng năng hơn, chịu khó hơn đi vận động cử tri, đi tiếp cận cử tri, và ứng viên nào quyên góp được nhiều tiền bạc hơn thì người đó có cơ hội thắng. Như tôi trình bày khi nãy thì tôi có cái may mắn được sự ủng hộ của đông đảo, thành ra hiện tôi đang dẫn đầu về việc quyên góp tiền bạc, và thứ hai nữa về lá phiếu thì tôi đã tiến hành việc đi bộ gõ cửa, tiếp cận với cử tri trong hơn 3 tuần qua và với chiều hướng hiện nay tôi cảm thấy rất là khích lệ, và rất là mừng vì được sự ủng hộ của cử tri rất là nhiều. Nhân tiện đây tôi cũng xin chia sẻ thêm là người Việt trong khu 4 tất cả ghi danh vào khoảng 7,700 người, cử tri người Việt đi bầu trong cuộc bầu cử tháng 11 vừa rồi là khoảng 3,300 người, tức khoảng một nửa (số người Việt ghi danh) đã tham gia bỏ phiếu, thì đây là một cái tỷ lệ rất là lớn. Ghi danh là 7,700, đi bầu là 3,30, tức là tỷ lệ rất là cao. Một sắc dân rất coi trọng lá phiếu, ý thức được cái tầm mức quan trọng của lá phiếu thành ra đây là một tin rất đáng mừng, và như chúng ta được biết là trong cuộc bầu cử này theo như sự ước đoán của tất cả các chuyên viên về chính trị, thì vì là có 9 ứng viên thành ra số tham gia bầu cử sẽ vào khoảng 10,000 đến 12,000 người bỏ phiếu, và đương nhiên là vì có 4 ứng viên người Việt nên không ai có thể nói là lấy được trọn 3,300 phiếu, tức những cử tri được coi là likely voters hay những cử tri nhiều phần sẽ tham gia bỏ phiếu thì là 3,300, còn cái số ghi danh là 7,700. Trừ trường hợp có một người nào giỏi khủng khiếp mới có thể huy động được 7,700 người Việt đi bỏ phiếu, đó phải là trường hợp của một “super candidate” (siêu ứng viên), để có thể được 7,700 cử tri người Việt ghi danh cùng tham gia bỏ phiếu. Đương nhiên là nếu 7,700 người Việt ghi danh, đồng bỏ phiếu cho một người đó thì không còn vòng sơ bộ nữa, mà coi như là thắng luôn trong một lần bầu thôi. Vì như quý vị biết vòng sơ bộ là vào ngày 7 tháng Tư, và runoff election là vào ngày 23 tháng 6, không tới hai tháng sau đó. Nếu quả tình có một người Việt nào motivate được, thúc đẩy được cử tri người Việt tham gia đông đảo trong lần bầu cử này, vì nếu không thắng được ngay trong vòng sơ bộ thì cũng giúp cho người ứng viên đó trở thành ứng viên hàng đầu trong vòng sơ bộ. Một lần nữa quan trọng là làm sao người cử tri ý thức được là họ phải tham gia bỏ phiếu, và ngay cả những người nào có quốc tịch rồi nhưng chưa ghi danh thì cũng nên ghi danh để có thể gia tăng số 7,700 lên 8,000 hoặc lên 9,000. Đó sẽ là cái vinh dự của cộng đồng người Việt nếu mà làm được cái điều đó.

NGUYỄN VẠN BÌNH:  Trong cuộc tranh cử này anh có được sự “endorse” của ông Sam Liccardo với nghị viên Nguyễn Tâm không?

NGUYỄN MẠNH: Cho đến nay chính thức thì chưa có. Nhưng mà có thể trong một tương lai gần đây thì sẽ có một cái “endorsement” chính thức hiện vẫn còn phải chờ xem ở thời điểm thuận lợi nào. Riêng Sam Liccardo thì muốn chờ xem kết quả bầu sơ bộ ngã ngũ ra sao rồi mới có quyết định trợ nhận endorse cho ai sau khi sơ bộ hoàn tất.

NGUYỄN VẠN BÌNH:  Còn anh Nguyễn Tâm?

NGUYỄN MẠNH: Như tôi trình bầy khi nãy thì có thể trong một ngày gần đây.

PHẠM LỄ: Thưa anh hiện nay đó là 2 ứng viên cùng một phe với Sam Liccardo là anh Diệp Thế Lân và anh. Luật sư Diệp thế lân trong phiên họp ở tiệm cà phê trên đường The Alameda cho biết đã dấn thân rất nhiều vận động cho ông Sam Liccardo trong cuộc tranh cử vừa qua. Bên này thì mọi người biết là anh đã soạn thảo bản 10 điều cam kết và đó là lý do tại sao ông Sam Liccardo không dứt khoát. Nhưng mà đặc biệt là với luật sư Nguyễn Tâm, là nghị viên Việt Nam trúng cử kỳ vừa rồi mà lại không có lập trường dứt khoát ủng hộ cho một người nghị viên nào. Tôi thấy cũng đúng thôi là bởi vì còn tới 4, 5 con gà và có con gà đứng về phe Nguyễn Ngọc Tiên thì làm sao mà ông Nguyễn Tâm ông ủng hộ được. Nếu bây giờ đặt anh là một người nghị viên trong tương lai, mà anh phải giải quyết vấn đề endorse hay yểm trợ cho 01 người ứng viên thứ 03. Như tại nam California, một cái hội đồng thành phố Garden Grove hoặc là Westminster, có tới 3 người là Việt Nam, thì thí dụ anh là nghị viên thứ hai, bây giớ có một người của khu vực 8  chẳng hạn trong tương lai người Việt Nam ra ứng cử  và trong đó cũng có 4 ,5 người Việt Nam ra tranh cử thì anh có dứt khoát lập trường là anh sẽ endorse một người nào hay không.

NGUYỄN MẠNH: Câu hỏi của anh như thế nào thưa anh?

PHẠM LỄ: Cái câu hỏi của tôi đặt ra là hiện nay có 4 ứng viên người Việt Nam, mà cái người nghị viên Việt Nam hiện tại là ông Nguyễn Tâm, ông ta không có trực tiếp hay khẳng định rõ ràng endorse cho anh hay cho Diệp Thế Lân hoặc người nào cả. Như vậy trong tương lai nếu anh là một nghị viên thì anh có một cái lập trường dứt khoát ngay lúc đầu hay không hay lại cũng phải chờ vào run off rồi mới quyết định?

NGUYỄN MẠNH: Cái đó là cái quyết định của từng người một trong vấn đề chính trị. Một phần nữa còn tuỳ theo quan điểm là lập trường của người làm cái quyết định endorse đó và quan điểm có phủ hợp với lại ứng viên mà họ định endorse hay không. Với lại theo cái triển vọng thắng hay thua nữa. Cũng có nhiều yếu tố để đi đến kết luận đó. Tôi chỉ có thể trả lời một cách tổng quát là đương nhiên là nếu anh ủng hộ ai và anh thấy ứng viên đó là xứng đáng, và người đó có khả năng để thắng, đó là những yếu tố mà bất cứ ai cũng phải cứu xét trước khi quyết định việc endorse.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Tôi xin được  góp ý tiếp theo là như thế này. thực ra thì nghị viên Nguyễn Tâm cho đến nay vẫn chưa có một lời endorse công khai chính thức nào. Tuy nhiên nếu mình quan sát trong những sinh hoạt vừa rồi, thí dụ trong cái chương trình nhạc hội tạ ơn đời tạ ơn cử tri vừa rồi của ông Nguyễn Tâm, thì ông có mời anh Mạnh lên như là một nhà bảo trợ viên một phần cho cái nhạc hội đó, và cũng có những lời giới thiệu cũng khá gọi là trang trọng. Nhưng mà sau đó vào lúc 3 giờ tức giờ chính thức của anh Nguyễn Mạnh để chính thức công bố ra tranh cử thì lúc đầu nghe nói là có luật sư Tâm phát biểu nhưng giờ chót thì lại không có thấy, thì không biết là như thế nào, anh có thể trả lời hay không?

NGUYỄN MẠNH: Cái đó thì tôi xin dành cho luật sư Nguyễn Tâm trả lời. Tôi không trực tiếp biết được vấn đề đó. Nhưng mà dẫu sao tôi với anh Tâm vẫn là 2 người bạn, và nếu đắc cử, tôi sẽ có cơ hội làm việc với anh Tâm một cách dễ dàng. Tất cả cho cái quyền lợi của cộng đồng người Việt.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Đó cũng là câu tôi muốn hỏi thì anh đã trả lời rồi. Anh Nguyễn Vạn Bình, anh có thêm câu hỏi nào nữa không?

NGUYỄN VẠN BÌNH: Anh có thể nói sơ quan về nhiệm vụ của người nghị viên trong thành phố làm gì và với cái kiến thức của anh về luật pháp sẽ giúp như thế nào trong cái vai trò đó?

NGUYỄN MẠNH: Thứ nhất, kiến thức về luật pháp nó có lợi trong nhiều khía cạnh vì vai trò của hội đồng thành phố quyết định về nhiều vấn đề quan trọng và nếu có kiến thức về luật pháp thì đương nhiên vẫn có lợi hơn là không có vì có thể hiểu rõ vấn đề hơn. Người nghị viên bao giờ cũng có nghĩa vụ đối với người cử tri đã bầu ra họ, với cư dân trong đơn vị của họ. Nhiệm vụ chính là làm sao đáp ứng được tất cả những cái nguyện vọng, những cái quan tâm của người cử tri, họ giữ nhiệm vụ bảo vệ an ninh an toàn công cộng, đem lại phúc lợi cho người dân. Đó là tổng quát những nét chính về vai trò của người nghị viên, họ phải đại diện cho người dân để tranh đấu cho quyền lợi của người dân và đồng thời tìm mọi cách để thăng tiến cuộc sống của mọi người, trong đơn vị số 4 cũng như trong thành phố San Jose.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Theo dư luận thì trong cuộc tranh cử kỳ này, trong 04 ứng viên gốc Việt, thì cho tới bây giờ anh là cái người có ký cam kết thay vì hứa hẹn. Nhưng mà anh lại có quá nhiều cam kết đối với họ. Anh có tới 09 điều cam kết. Đối với một số người thì họ rất là hoan nghinh, họ yên tâm  hơn là chỉ hứa hẹn. Nhưng mà cũng có một số người họ nói là ông cam kết nhiều quá thì làm sao mà ông làm cho hết vì thế anh làm sao để có thể đưa ra  những ưu tiên như thứ nhất trung tâm cộng đồng, thứ hai là tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, thứ ba là vường văn hoá Việt và nói chung như là gia tăng nhân số người Việt trong City Hall hay là làm sao giúp đỡ thương gia Việt Nam có nhiều contract với thành phố, phi trường v.v... Cái nào cũng tốt cả, nói thẳng là như vậy. Người ta nói rằng ông Mạnh chỉ cần thuực hiện phân nửa những điều này không thôi đã là good rồi, thành ra anh có thể một cách cụ thể đặt ưu tiên, và trong những cái cam kết đó anh cảm thấy là cái nào là ưu tiên anh thực hiện ngay được?

NGUYỄN MẠNH: Thay vì dùng chữ ưu tiên, cho tôi xin thay đổi chút xíu là cái điều nào quan trọng. Theo như tôi điều quan trọng nhất là mình cần tranh đấu để có 2 người Việt trong hội đồng thành phố. 2 nghị viên trong hội đồng thành phố sẽ giúp làm gia tăng được tiếng nói, gia tăng được ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng trên các quyết định của thành phố, đó là 2 điều quan trọng nhất. Nếu có 2 nghị viên trong hội đồng thành phố thì đương nhiên cái quyền lực của người Việt ở đây sẽ khác hẳn. Nó không còn ở cái vị thế như tôi nói ngay từ đầu là tối ngày cứ đi xin xỏ để người ta cho hay không cho, làm hay không làm. Và mình cảm thấy là đã bị người ta phũ phàng trong một thời gian quá lâu rồi. Bây giờ nếu mà cộng đồng mình ý thức được, cử tri người Việt, cử tri đơn vị 04 ý thức được đêåcó được nghị viên người Việt thứ hai trong hội đồng thành phố thì đó là một việc làm rất là ý nghĩa và xứng đáng. Đó là điều quan trọng nhất. 2 người nghị viên trong hội đồng thành phố muốn bộ mặt của thành phố, của công quyền phải phản ảnh trung thực cái sắc dân. Không thể nào chúng ta có 10% dân số, hơn 100,000 dân mà mà toàn thể trong toà thị chính chỉ có khoảng 50 người nói được tiếng Việt. Đó là điều rất là bất công. Nói thẳng là không công bằng, không tốt cho cộng đồng của mình. Không ai tranh đấu cho quyền lợi cuả người Việt bằng chính người Việt. Nếu mà số lượng nhân viên trong thành phố trong các uỷ ban trong các hội đồng trong các cơ quan sở bộ của thành phố mà là người nói được tiếng Việt thì đương nhiên họ sẽ bảo vệ cho quyền lợi của người Việt.  Nói thí dụ như các tổ chức truyền thông người Việt tại sao lại không được đảm nhân việc phổ biến thông tin của thành phố mà lại rơi vào tay những tổ chức khác mà không đi vào truyền thông của người Việt? Thì đương nhiên nếu có người Việt trong thành phố thì người Việt sẽ tìm cách bảo vệ cho người Việt. Tất cả điều quan trọng là tập thể cộng đồng người Việt phải được phản ảnh trung thực trong hội đồng thành phố, tức là “fair representation” hay đại diện cân xứng, thì cáo quyền lợi của mình mới được bảo vệ. Đối với tôi cái đó là quan trọng nhất. Tất cả những thứ còn lại từ trung tâm sinh hoạt cộng đồng, vườn văn hoá rồi vấn đề làm sao tranh đấu để cóbusiness của người Việt trong phi trường, trong khu vực Downtown như là trước đây, thì tự nhiên nó tới thôi. 2 người nghị viên ở đó họ quyết định họ có thể quyết định bao nhiêu việc, họ có thể bargain, thương lượng trao đổi với hội đồng thành phố, là nếu quý vị muốn chúng tôi bỏ phiếu đứng về phía quý vị thì hãy đồng ý. Đó là một sự thương lượng thôi. Và hai nữa chúng ta phải biết rằng anh Tâm là người Việt, tôi là người Việt, có cùng quan tâm cùng thao thức phục vụ cho cộng đồng người Việt, và người thị trưởng cũng đã ký 10 điều cam kết dó, thì 03 người như vậy nếu mà đông tâm nhất chí để làm thì không phải là tôi cam kết quá nhiều, tôi chỉ cam kết vừa đủ, phản ảnh vừa đủ những cái nguyện vọng của cộng đồng, xứng đáng để được những điều đó. Nay chúng ta có một thị trưởng và 2 nghị viên người Việt thì tôi nghĩ nó phải làm được không có gì là quá nhiều.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Trước khi chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay thì tôi có một câu hỏi sau cùng là trong buổi nói chuyện hôm nay thì anh Mạnh có đề cập tới vấn đề fairness và công bằng, nhưng mà một khác anh cũng thừa nhận là anh có lợi thế hơn các ứng cử viên gốc Việt khác là anh làm truyền thông đã 30 năm. Đài Việt Nam Tự Do đã tổ chức nhiều cuộc hội luận, và ngay cả hôm nay mặc dù là anh tạo cơ hội cho các nhà báo truyền thông khác hỏi anh, chất vấn anh nhưng nó vẫn là một lợi thế của anh, vậy thì nó không được công bằng với các ứng viên gốc Việt còn lại, vậy thì anh giải quyết vấn đề đó như thế nào?

NGUYỄN MẠNH: Tôi là người có chủ trương làm việc công khai, cởi mở và công bằng, thì tất cả các ứng viên người Việt khác cũng có thể lên ngồi đây, trả lời các câu hỏi của các thành viên trong ban Thời Luận và báo chí người Việt, “welcome” không có gì trở ngại. Đối với tôi thì không thành vấn đề.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Tức là anh sẵn sàng cung cấp “air times”, có tính tiền cho các ứng viên khác không?

NGUYỄN MẠNH: Trên căn bản về tin tức thì đương nhiên không bao giờ tính tiền trong vấn đề tin tức cả.  Còn trên căn bản về quảng cáo thì đương nhiên, bắt buộc (tính tiền).

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Thì nếu một buổi hội luận như thế này?

NGUYỄN MẠNH: Thì đó là một chương trình tin tức và được xếp loại như là một chương trình tin tức, có bản chất và giá trị như một chương trình về tin tức chứ không phải là quảng cáo.

HUỲNH LƯƠNG THIỆN: Cám ơn anh.  Rất tiếc là thời gian có giới hạn và chúng tôi nghĩ là chúng ta đã trao đổi khá đầy đủ trong buổi hội luận hôm nay. Cám hơn anh Nguyễn Vạn Bình, anh Mỹ Lợi và anh Phạm Lễ. Và thưa quý vị, quý vị nhớ cho là vào ngày 7 tháng 03 sắp tới là phiếu bầu cử sẽ được gởi ra, phiếu khiếm diện sẽ được gởi ra, quý vị chịu khó điền vào và gởi đi. Và nếu quý vị không có thời giờ thì ngày 7 tháng tư là ngày bầu cử. Xin quý vị quan tâm để chúng ta có thêm một nghị viên thứ hai vào được hội đồng thành phố. Một lần nữa chúng tôi xin thành thật cám ơn quý vị.

NGUYỄN MẠNH: Cho tôi được nói một câu thật ngắn rằng nhiều người hỏi tôi rằng tại sao tôi lại can đảm dấn thân tranh cử, mấy chục năm không ra tranh cử mà giờ đây lại quyết định ra tranh cử. Thì tôi chỉ xin một điều như vầy, là qua tất cả những cái trải nghiệm mà mình quan sát thấy như là một nhà báo, một người làm truyền thông, thì tôi thấy đây là một cái cơ hội mà cộng đồng người Việt chúng ta có thể vươn lên được, đạt được tất cả những nguyện vọng của mình từ bấy lâu nay một cách cụ thể chứ không phải chứ không phải chỉ bằng đấu tranh thỉnh nguyện, yêu cầu, kêu gọi, đòi hỏi này kia. Đây là mình làm việc một cách cụ thể. Thì nếu mà tôi có can đảm  dấn thân, thì tôi cũng mong là tất cả người Việt, cử tri người Việt trong đơn vị số 4 xin hãy can đảm dấn thân bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới. Việc quý vị “can đảm” tham gia bỏ phiếu, “dấn thân” bỏ phiếu sẽ xây dựng sức mạnh chính trị cụ thể nhất, trực tiếp nhất  cho cộng đồng của chúng ta. Tôi tha thiết kêu gọi nếu những ai đã ghi danh bầu cử, xin vui lòng tham gia bỏ phiếu đông đảo, đến ngày bầu cử, đến thời điểm bầu cử xin chịu khó đến bỏ phiếu. Còn những ai đã vào quốc tịch nhưng chưa ghi danh bầu cử, xin vui lòng ghi danh càng sớm càng tốt 2 tuần lễ trước ngày bầu, quý vị vẫn có thể ghi danh kịp đêå được bỏ phiếu. Một lần nữa chúng ta hãy cùng dấn thân tạo dựng sức mạnh chính trị cho người Việt tại vùng này. Xin cám ơn.

Một lần nữa thay mặt anh em trong ban Thời Luận chúng tôi xin cám ơn tất cả quý khán thính giả đã lắng nghe buổi nói chuyện ngày hôm nay và xin quý vị nhớ cho ngày 7 tháng 03 phiếu khiếm diện sẽ được gởi tới nhà và quý vị có thể bầu liền  và ngày 7 tháng 04 là ngày đi bầu. Xin cám ơn.