VŨ LINH - BÀI 154: NƯỚC MỸ ĐI VỀ ĐÂU?
BÀI 154: NƯỚC MỸ ĐI VỀ ĐÂU?
Vũ Linh - Nguồn: Diễn Đàn Trái Chiều
Cuộc bầu tổng thống năm nay đã diễn ra cách đây một tháng hai ngày, tính tới ngày số DĐTC này ra mắt. Mà vẫn chưa ai biết ai sẽ giơ tay tuyên thệ đầu năm tới.
Thông thường thì tối ngày bầu cử là ta đã có kết quả ngay rồi. Năm nay thì đến giờ này cả nước vẫn mù tịt.
Tại sao lại có chuyện rắc rối như vậy?
Thứ nhất, phải nói ngay, bầu cử Mỹ, nhất là bầu cử tổng thống, càng ngày càng rắc rối, càng nhiều luật lệ, càng nhiều cử tri, càng nhiều phân hóa, càng nhiều gian lận và ngay cả các ứng cử viên cũng càng ngày càng… bác bỏ luật chơi.
Nhìn lại lịch sử cận đại để xem vài kinh nghiệm.
Năm 1960, thượng nghị sĩ John Kennedy thắng PTT Nixon khít nút, qua hơn 100.000 phiếu của tiểu bang Illinois. Mà tiểu bang này lại nổi tiếng là tiểu bang ‘ma giáo’ nhất Mỹ, vừa là thủ đô của mafia Mỹ, vừa là thủ đô của chính trị gian trá mánh mung nhất nước luôn. Khi đó, TNS Kennedy bị nghi ngờ thắng nhờ thống đốc tiểu bang và thị trưởng Chicago thông đồng cùng với các nghiệp đoàn để tráo phiếu, gian lận gì đó, và phe CH đòi kiểm tra, đếm phiếu lại và thưa kiện. Ông Nixon phủ quyết, tuyên bố nhìn nhận ông Kennedy đã đắc cử. Ông Nixon giải thích thưa kiện, tranh cãi sẽ giảm uy tín của tổng thống, bất kể ai là người thắng cử, sẽ khiến tổng thống khó làm việc và đất nước thêm chia rẽ. Ông chấp nhận thua keo này, bày keo khác. Kết quả ông Kennedy đắc cử. Tám năm sau, ông Nixon ‘bày keo khác’, đắc cử tổng thống thật.
Bốn thập niên sau, tình hình thay đổi hẳn.
Năm 2000, PTT Al Gore thua khít nút thống đốc Bush con tại Florida. Mới đầu, ông chấp nhận thua, gọi điện thoại cho ông Bush, chúc mừng ông này. Nhưng ngay sau đó, nghe lời dụ khị của các phụ tá và cố vấn, gọi điện thoại trở lại, rút lại lời chịu thua và chúc mừng, cho biết sẽ đòi đếm phiếu lại, rồi thưa kiện.
Cuộc bầu cử này đi vào lịch sử khi cuộc chiến kéo dài 37 ngày. Mỗi bên tung ra lực lượng cả trăm siêu luật sư đổ xuống Florida, thưa kiện liên tục hết vụ này tới vụ khác, các tòa sơ thẩm và cả Tối cao Pháp Viện tiểu bang thụ lý ngày đêm, ra phán quyềt gần như mỗi ngày. Báo chí loan tin kiểm phiếu, đếm phiếu không ngừng, thiên hạ học hỏi được cả triệu chuyện về các hình thức bầu bán, lá phiếu,… Lần đầu tiên nghe đến các chuyện như ‘hanging chad’, tức là các phiếu bầu bằng cách bấm lỗ, lủng ba góc hay hai góc hay một góc hay chỉ bị lõm. Khi nào thì là hợp lệ? Đếm đi đếm lại, đếm tới đếm lui cho tới khi còn hai ngày nữa là hạn chót tiểu bang Florida phải xác nhận kết quả theo Hiến Pháp. Đến khi đó, Tối Cao Pháp Viện liên bang mới can thiệp, ra lệnh ngưng đếm phiếu và bộ trưởng Nội Vụ Florida công bố và xác nhận kết quả đếm phiếu ngay. TĐ Bush hơn PTT Gore 537 phiếu, chiếm được Florida, được đúng 271 phiếu cử tri đoàn và đắc cử.
PTT Gore tuyên bố ông không nhìn nhận ông Bush thắng cử, nhưng miễn cưỡng chấp nhận phán quyết của TCPV. Sau đó, trong suốt tám năm của TT Bush con, ông Gore, cay đắng công kích TT Bush đủ chuyện. Được mấy ông cấp tiến bắc Âu an ủi, cho giải Nobel Hòa Bình vì có công cảnh giác trái đất sẽ bốc cháy năm 2016.
Gần hai thập niên sau, năm 2016, trái đất không bốc cháy, nhưng cuộc bầu năm đó thì lại bốc cháy đùng đùng, gặp rắc rối, nhưng là loại rắc rối mới, với hậu quả lâu dài tai hại hơn gấp bội.
Trong vụ Kennedy-Nixon, sau bầu cử, hai đảng và cả dân chúng quên ngay những tranh cãi, cùng bắt tay làm việc cho đất nước. Trong vụ Gore-Bush, cũng đã có sự hợp tác giữa hai đảng sau bầu cử tuy cá nhân ông Gore tiếp tục làu bàu và báo chí tuy không mê mẩn ông Bush chút nào nhưng cũng chỉ lảm nhảm chỉ trích như thường lệ, không có gì quá đáng. Nhất là vài tháng sau, xẩy ra vụ 9-11, khiến cả nước Mỹ đoàn kết lại sau lưng TT Bush.
Nhưng qua năm 2016, tình hình biến thể, sa sút trầm trọng với những hậu quả long trời lở đất.
Một ngày sau kết quả bầu cử, hai dân biểu DC đã mau mắn đòi đàn hặc ông Trump vì tội đã lừa gạt dân để được đắc cử. Bà ứng cử viên của Đảng Xanh -Green Party- được đâu 1% phiếu, hô hoán gian lận tranh cử, đòi đếm phiếu lại tại ba tiểu bang then chốt nhất vùng Đại Hồ. Được ngay bà Hillary ủng hộ. Đảng DC đòi bỏ thủ tục cử tri đoàn bầu tổng thống vì bà Hillary được nhiều phiếu phổ thông hơn. Rồi quay qua, hăm dọa, dụ dỗ các cử tri đoàn bỏ phiếu cho bà Hillary bất chấp kết quả của tiểu bang. Ngày tân TT Trump tuyên thệ nhậm chức, phần lớn dân biểu DC phá lệ, tẩy chay không tham dự, không nhìn nhận tổng thống tức là không nhìn nhận kết quả bầu cử, trong khi nửa triệu người xuống đường hô hoán “Not My President”.
Nhưng những chuyện đó chỉ là những món khai vị. Kinh hoàng và tai hại hơn cả là suốt bốn năm sau là bốn năm chiến tranh nóng không ngừng nghỉ. Tuyệt đối đã không có một sự hợp tác nào giữa bên thua cuộc với bên thắng cuộc. Bên thua cuộc thề chống đối tới cùng, bằng mọi cách. Điển hình là những điều tra cuội về thông đồng với Nga, đàn hặc cuội vì đổi chác với Ukraine, xen kẽ với cả mấy chục vụ thưa kiện cá nhân TT Trump rồi kiện thưa hầu như tất cả quyết định, sắc lệnh của ông, đặc biệt là trong chính sách di dân, cản di dân lậu và cản khủng bố thâm nhập. Chưa kể việc giết nhau tận tình trong vấn đề bổ nhiệm nhận sự, kinh hoàng hơn cả là vụ bổ nhiệm thẩm phán Brett Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện.
Không có một quyết định nào của ông được chấp nhận chứ đừng nói tới ủng hộ, trong khi tất cả không chừa đều bị công kích, bóp méo xuyên tạc để có cớ chửi bới hay bôi bác. Thậm chí, quyết định giảm thuế cả nước cũng bị bóp méo, xuyên tạc đủ cách và chống đối tàn bạo. Nhiều người tay chià ra nhận tiền giảm thuế miệng la hét… ít quá, sao Bill Gates được giảm thuế cả triệu mà tôi chỉ được giảm có vài trăm? Không ai chịu hiểu Bill Gates đóng thuế cả chục triệu trong khi họ đóng thuế có vài ngàn. Thậm chí, việc TT Trump tạo ra cả triệu việc làm cho dân cũng bị bóp méo để chê bai và công kích.
TTDC vứt trách nhiệm thông tin trung thực vào thùng rác để biến thành công cụ tuyên truyền chống Trump của đảng DC.
Nói về quan hệ cực xấu giữa TT Trump và TTDC, dĩ nhiên những người ghét Trump mau mắn đổ hết tội lên đầu ông Trump, tố tổng thống đã coi truyền thông như kẻ thù, đã tìm cách đánh nhà báo thẳng thừng, không tôn trọng trách nhiệm thông tin ‘thiêng liêng của đệ tứ quyền’. Cái này đúng là xảo ngôn chính hiệu con nai vàng! Sự thật là gì? Ai thực sự đã ‘khai chiến’?
Năm 2016, câu chuyện vớ vẩn ông Trump trước đó cả chục năm đã bù khú, bốc phét với một nhà báo họ nhà Bush trong phút giải lao, chẳng ai bị chết cũng chẳng ai bị đụng tới chân lông, bị anh nhà báo gian manh này lén thu âm rồi bung ra ngay trong mùa tranh cử, đã bị truyền thông khai thác tận tình, thêm đủ loại mắm muối cho mặn mà, dùng để đánh Trump tơi bời ngay từ khi chưa có bầu cử. Có lẽ vì cái tội Trump đã dám hạ Jeb Bush.
Như vậy, ai khai chiến? Sao lại trách ông Trump đã không tôn trọng ‘đệ tứ quyền’? Công tâm mà nói, khi toàn thể TTDC miệt thị, bôi bác đánh Trump chết bỏ, loan tin và bình luận chống TT Trump tới hơn 90% ngay từ khi ông Trump chưa đắc cử tổng thống thì sao lại có thể đòi hỏi Trump phải tôn trọng các nhà báo gian manh phe đảng?
Trong suốt bốn năm qua, ta thấy gì ngoài những công kích tàn bạo và láo lếu nhất. Cho dù tất cả đều là những cục kẹo cao su được nhai đi nhai lại dù hết chất đường từ khuya rồi.
Những luận cứ ‘đường mòn’ nghe đến nhàm tai vẫn được nhắc đi nhắc lại, viết tới viết lui, nhất là trong đám các cụ DUT nghèo nàn trí tưởng tượng. Kiểu như Trump lơ là và bất tài để cả chục triệu người bị nhiễm dịch, cả mấy trăm ngàn người chết, Trump kỳ thị đưa đến nổi loạn của dân da đen, Trump tàn phá kinh tế đưa đến 20% dân Mỹ bị thất nghiệp, Trump mắc nợ tới 27.000 tỷ, Trump bị TC đánh nát người, Trump bị mắc bẫy cậu Ấm Ủn,…
Đây là những luận cứ đã được DĐTC này chứng minh là loại bóp méo, xuyên tạc, phịa,… không biết bao nhiêu lần. Thây kệ! Goebbels của Hitler, bậc thầy của tuyên truyền nhồi sọ, đã dạy “một điều nói láo cứ lập đi lập mãi, cuối cùng sẽ có người tin”, phải không? Nhất là trong đám cử tri DUT cuồng tín, tất cả bất chấp sự thật, chỉ muốn nghe những chuyện ‘thuận nhĩ’ thôi.
Đưa đến cuộc bầu bán lịch sử năm nay. Tất cả các đê đập bảo vệ thể chế dân chủ và các cuộc bầu cử bị phá vỡ hoàn toàn.
Mọi chuyện còn đang trong vòng tranh cãi thưa kiện, cho đến giờ này vẫn chưa rõ ai thắng ai thua, ai sẽ giơ tay tuyên thệ đầu năm tới.
Chỉ biết một số chuyện rõ ràng:
- Chưa bao giờ tình trạng gian lận bầu cử lộ liễu như bây giờ, từ những gian lận bất hợp pháp như tráo phiếu, phiếu ma, mất phiếu, phiếu quên đếm, ‘trục trặc kỹ thuật’ của các máy bầu cử,… cho đến những gian lận tương đối ‘hợp pháp’ hơn như tiểu bang giờ chót thay đổi luật lệ bầu cử, TTDC mở thăm dò cuội, tung fake news hàng loạt,…
- Chưa bao giờ fake news lộng hành như bây giờ, với đủ loại tin quái lạ nhất, những thuyết âm mưu vô lý nhất mà chẳng ai kiểm chứng được, được các chuyên gia quậy và các trang mạng quá khích, cực đoan nhất, từ cực tả tới cực hữu tung ra rồi được các cử tri cuồng mê cuồng chống tiếp tay phổ biến ào ào. Cả nước chìm đắm trong hỏa mù tin giả tin thật.
- Chưa bao giờ các hộp thư emails lại tràn ngập emails như bây giờ. Ai cũng muốn lên tiếng, khen, chê, tung hô, chửi bới như bão tuyết. Ai cũng muốn có ý kiến. Ai cũng muốn cả nước biết ý kiến của mình.
Một cụ DUT (Dị Ứng Trump) đặt câu hỏi “Liệu Trump có đáng để đánh đổi những gì quý giá nhất của bạn không?”. Có một cách khác để đặt câu hỏi này: “Liệu Biden có đáng để chấp nhận là tổng thống bất kể gian lận cỡ nào không?”. Một người đãng trí mà trong suốt nửa thế kỷ sự nghiệp chính trị đã chẳng làm gì, chẳng để lại một dấu ấn gì, và chuyên môn lấy quyết định sai? Lại là một thứ con tin của TC sau khi cha con đã bị đấm mõm cả trăm triệu.
https://diendantraichieu.blogspot.com/2020/08/bai-139-toi-khong-ua-cu-biden.html
Một cụ (bà?) DUT tên là ĐN viết rất tếu: “Vì đó [TTDC Mỹ] là một nền báo chí quy cũ, chuyên nghiệp, truyền thống nhất mà tôi may mắn được tiếp cận trong 40 năm làm báo ở Mỹ. Từ cách làm tin cho đến cách viết những bài quan điểm, bình luận, giải trí, báo chí truyền thông Hoa Kỳ có những quy luật vô cùng nghiêm túc, dù thành văn hay bất thành văn”.
Vậy sao? Bà này từ VN qua Mỹ, chuyển từ báo VC qua báo Mỹ nên ngỡ ngàng cũng không lạ. Cái khó hiểu là trong "40 năm làm báo ở Mỹ", bà "tiếp cận" được bao nhiêu "nền báo chí" đề dám khẳng định nền báo chí Mỹ là nhất? Nhất so với cái gì?
Hãy đọc nhận định của chính thống đốc DC của New York Andrew Cuomo, một người chưa bao giờ thân thiện với TT Trump: “truyền thông đã đi quá xa, mất tính chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng tổng thống và cái chức vị tổng thống, đã hỏi TT Trump những câu hỏi đầy thành kiến”.
Muốn khiếu nại, xin hỏi ông Cuomo.
https://www.yahoo.com/lifestyle/cuomo-defends-trump-against-unprofessional-134627352.html
Tôi cũng xin có một câu hỏi: như vậy theo cụ DUT này, có phải là tất cả những gì TTDC Mỹ viết về miền Nam VN (quan nhát, lính hèn, xã hội toàn đĩ điếm và ăn mày,…), về VC (những chiến sĩ dép râu của tự do và nhân bản) hồi trước 75 đều đúng hết sao?
Thật ra, muốn hiểu rõ các cụ DUT rất dễ: chỉ cần xem cách dịch tiếng Anh qua tiếng Việt của các cụ thì biết ngay. Một thí dụ cụ thể là câu dịch của một cụ DUT nặng tên là ĐN vừa nêu trên:
Đây là câu tuyên bố của TT Trump, nguyên văn tiếng Anh khi trả lời một câu hỏi của nhà báo Lesley Stahl: “I need to discredit you so that when you say negative things about me, no one will believe you”.
Đây là nguyên văn câu dịch: “Ông chỉ cần làm mất uy tín của chúng mày thì lần tới khi tụi bây khui điều không tốt về ông thì không ai tin chúng mày nữa”.
Đúng là một cách dịch thô bỉ nhất của dân vô học. Xưng “ông”, gọi người đối thoại là “chúng mày”, “tụi bây”? Thằng nhóc đánh giầy ít học nhất khu tây ba-lô mới ăn nói như vậy. Chỉ một câu dịch này cũng nói lên đầy đủ tư cách, giáo dục, và tính gian trá của quý cụ DUT, khỏi tranh cãi làm gì cho mất thời giờ.
Muốn biết thêm? Xin chia sẻ với quý vị chuyện nữa. Kẻ này thường nhận được emails sỉ vả của nhiều cụ DUT nặng, gần như mỗi ngày. Họ gọi tôi là “tay điếm VL”, “thằng léo VL”,… Đó là ngôn ngữ của hạng người nào?
Ấy vậy, chứ cái đám đó lúc nào cũng cao ngạo, hểnh mủi sỉ vả dân ủng hộ TT Trump là fan cuồng, côn đồ, vô học, nhất là … dốt tiếng Anh.
Ủa? Dân Việt mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, nhất là những ông lính trước đây chỉ có một nghề là cầm súng bảo vệ đất nước chống CS xâm lăng, họ dốt tiếng Anh là cái tội từ hồi nào? Những anh chị tỵ nạn được bố mẹ hy sinh mọi thứ để chúng có học, trở thành trí thức, tiếng Anh giỏi hơn một chút là có quyền miệt thị bố mẹ, chú bác dốt tiếng Anh từ hồi nào? Ai cho chúng ăn học để chúng giỏi tiếng Anh? Mà nghĩ cho cùng, giỏi tiếng Anh thì đã hơn ai? Giỏi tiếng Anh có nâng tư cách, phẩm giá con người không?
Cứ đọc vài mẫu tin của nhóm Tố Sảng, là nhóm phần đông tự đấm ngực nhận là trí thức, giỏi tiếng Anh, giỏi đủ thứ,… thì biết ngay nhân cách của chúng. Đây là một tin mà nhờ giỏi tiếng Anh, nhóm Tố Sảng đã thu thập được và phổ biến lại cho thiên hạ: "Trump hãm hiếp bé gái 13 tuổi vì nó giống con gái hắn". Kiểu này, kẻ này thấy dốt tiếng Anh khỏe hơn nhiều, khỏi phải đọc loại tin bệnh hoạn này.
Các cụ DUT cũng hùng hổ sỉ vả những người mà họ gọi là “YouTuber bán miệng nuôi thân” khi lên YouTube hoan hô TT Trump. Ủa, vậy chứ mấy ông lãnh lương để lên SBTN làm nghề sỉ vả TT Trump thì là gì? Có phải cũng là “bán miệng nuôi thân” không? Khác nhau điểm nào? SBTN cũng sống bằng số người coi thôi. Không ai coi, SBTN cũng chết và các ông bình loạn gia chuyên nghiệp của SBTN cũng ngáp thôi.
Cái khả năng và hiểu biết của các cụ DUT cũng được minh chứng khá rõ qua những bài công kích TT Trump và phe CH, hay bênh vực cụ Biden và phe DC.
Một thí dụ tiêu biểu về cách ‘phản bác’.
Luật sư Giuliani, ra trước một số dân biểu Pennsylvania, tố cáo phe Biden gian lận bầu cử. Ông đưa ra danh sách một loạt quân hạt -counties- đã có số người bầu cao hơn số người ghi danh (phiếu bầu ma), mà ông Giuliani cho biết nằm trong tiểu bang Michigan, trong khi đó là những quận của Minnesota.
Phe ta công kích, miệt thị ông Giuliani đã nhầm lẫn Michigan với Minnesota. Cái sai lầm của ông Giuliani xuất phát từ việc tên cả hai tiểu bang đều bắt đầu bằng MI, do đó ông Giuliani đã sơ ý lộn. (Michigan=MI; Minnesota: MN)
Kẻ này có vài nhận xét:
- Các cụ DUT không phân biệt được cái gì là chuyện quan trọng, cái gì là chi tiết vớ vẩn. Cái quan trọng trong tố giác của ông Giuliani là trong số phiếu bầu đã có quá nhiều phiếu ma, chứng minh đã có gian lận quy mô. Các cụ không cãi được điểm này, đành phải bắt bẻ chi tiết vặt vãnh là tiểu bang Michigan hay Minnesota, cho dù tên các counties đều đúng hết. Thứ nhì, các cụ mau mắn bắt bẻ ông Giuliani về chi tiết này, nhưng trước đây, chưa bao giờ dám một lần nào viết về cả ngàn câu nói nhầm của cụ Biden.
- Ngay cả tác giả (vẫn là cụ bà ĐN!) cũng viết ‘nhầm’: đây là hình chụp nguyên văn một câu trong bài:
Một thí dụ cụ thể khác của cái nhìn hạn hẹp của đám DUT.
DĐTC tuần rồi có viết tin về ông Giuliani điều trần “trước quốc hội Pennsylvania”, nêu ra những thắc mắc kiểu như 1,8 triệu phiếu bầu bằng thư được gửi cho cử tri, nhưng lại nhận được lại 2,5 triệu phiếu, với 700.000 phiếu từ trên trời rơi xuống, mà trong đó chỉ có 3.200 phiếu cho TT Trump, còn lại là cho cụ Biden hết. Đây là loại tỷ lệ mà chỉ có cụ Trọng Lú hay Cậu Ấm Ủn mới xào nấu ra được, bây giờ vô tình để lọt công thức ra cho đảng DC Pennsylvania mượn xài. Đó là điểm căn bản cần nhìn cho kỹ.
Nhưng một cụ DUT đã email cho kẻ này, sỉ vả “tay điếm VL tung fake news”, vì đây là chuyện ông Giuliani điều trần trước một số dân biểu CH tại một khách sạn, chứ không phải điều trần trước quốc hội.
Vẫn là chuyện không phân biệt đâu là chuyện quan trọng, đâu là chi tiết vớ vẩn. Bắt bẻ chi tiết vụn “không phải là họp trong tòa nhà quốc hội mà là trong khách sạn”, mà tuyệt đối không dám giải thích chuyện 700.000 phiếu từ trên trời rơi xuống, trong đó tất cả đều ghi tên cụ Biden hết, trừ có đúng hơn 3.000 phiếu cho TT Trump.
Khó trách được các cụ này khi khả năng ‘phản bác’ của họ đến vậy là hết, không thể đòi hỏi hơn vậy.
Nhìn vào tương lai, không ai có thể không lo cho thể chế DC Mỹ sẽ thoái hóa như thế nào. Theo cái đà suy thoái này thì cuộc bầu cử năm 2024 và sau đó sẽ ra sao? Tất cả các cuộc bầu cử Mỹ có thể sẽ mất giá trị, sẽ có gian lận đủ kiểu vì tin là gian giỏi chùi mép kỹ thì thắng, bị thưa kiện, tranh cãi liên tu bất tận, để rồi bên nào thắng cũng không còn chính danh, bên thua không nhìn nhận nữa, khoan nói tới chuyện hợp tác sau này.
Cái chuyện đáng lo nhất là thể chế chính trị Mỹ hoàn toàn dựa trên bầu cử. Nếu mà bầu cử bị chi phối bởi gian lận, mất hết giá trị, mất chính danh, không ai tin tưởng và chấp nhận nữa thì chính trị Mỹ sẽ đi về đâu? Nước Mỹ sẽ đi về đâu? Tổng thống đắc cử nhờ gian lận thì uy tín sẽ như thế nào?
Nếu muốn có tư tưởng lạc quan, thì có thể hy vọng cuộc bầu cử năm nay sẽ là bài học lớn để các nhà làm luật trong tương lai cứu xét lại và tu chính luật bầu cử, thiết lập những vòng đai kiên cố nhất chẳng những chống can dự của ngoại bang mà còn chống mọi mánh khoé gian lận trong nội bộ, từ cả hai chính đảng hay từ các chính quyền tiểu bang hay địa phương.
Đi xuống một bực thấp hơn, truyền thông Mỹ cũng đã đánh mất hoàn toàn niềm tin của quần chúng khi họ tự nguyện biến thành công cụ tuyên truyền chính trị của một phe chống phe kia.
Cái chân thứ hai của thể chế dân chủ Mỹ là dân trí, tức là sự hiểu biết của người dân qua cái gọi là đệ tứ quyền. Mà khi truyền thông mất tính khách quan trung thực, thì người dân tìm hiểu sự thật bằng cách nào? Dân trí làm sao còn? Mất dân trí thì người dân lấy quyết định như thế nào?
Như vừa viết ở trên, nếu muốn có tư tưởng lạc quan, thì có thể hy vọng những nhà báo lương thiện, có lương tâm, sẽ học được kinh nghiệm của bốn năm qua để tự nhìn lại, khôi phục lại chức năng trung thực thiêng liêng của đệ tứ quyền.
Cuối cùng, nếu muốn có tư tưởng lạc quan, thì cũng có thể hy vọng người dân nói chung tự kềm chế, bớt quá khích, bớt cuồng hơn, nhìn vào quyền lợi đất nước nhiều hơn là nhìn vào identity politics tức là chính trị dựa trên thích ghét cá nhân.
Hy vọng thì dễ thôi. Dễ đến độ… hoang tưởng chăng?
Trump ra đâu năm 2014???
Một thí dụ cụ thể khác của cái nhìn hạn hẹp của đám DUT.
DĐTC tuần rồi có viết tin về ông Giuliani điều trần “trước quốc hội Pennsylvania”, nêu ra những thắc mắc kiểu như 1,8 triệu phiếu bầu bằng thư được gửi cho cử tri, nhưng lại nhận được lại 2,5 triệu phiếu, với 700.000 phiếu từ trên trời rơi xuống, mà trong đó chỉ có 3.200 phiếu cho TT Trump, còn lại là cho cụ Biden hết. Đây là loại tỷ lệ mà chỉ có cụ Trọng Lú hay Cậu Ấm Ủn mới xào nấu ra được, bây giờ vô tình để lọt công thức ra cho đảng DC Pennsylvania mượn xài. Đó là điểm căn bản cần nhìn cho kỹ.
Nhưng một cụ DUT đã email cho kẻ này, sỉ vả “tay điếm VL tung fake news”, vì đây là chuyện ông Giuliani điều trần trước một số dân biểu CH tại một khách sạn, chứ không phải điều trần trước quốc hội.
Vẫn là chuyện không phân biệt đâu là chuyện quan trọng, đâu là chi tiết vớ vẩn. Bắt bẻ chi tiết vụn “không phải là họp trong tòa nhà quốc hội mà là trong khách sạn”, mà tuyệt đối không dám giải thích chuyện 700.000 phiếu từ trên trời rơi xuống, trong đó tất cả đều ghi tên cụ Biden hết, trừ có đúng hơn 3.000 phiếu cho TT Trump.
Khó trách được các cụ này khi khả năng ‘phản bác’ của họ đến vậy là hết, không thể đòi hỏi hơn vậy.
Nhìn vào tương lai, không ai có thể không lo cho thể chế DC Mỹ sẽ thoái hóa như thế nào. Theo cái đà suy thoái này thì cuộc bầu cử năm 2024 và sau đó sẽ ra sao? Tất cả các cuộc bầu cử Mỹ có thể sẽ mất giá trị, sẽ có gian lận đủ kiểu vì tin là gian giỏi chùi mép kỹ thì thắng, bị thưa kiện, tranh cãi liên tu bất tận, để rồi bên nào thắng cũng không còn chính danh, bên thua không nhìn nhận nữa, khoan nói tới chuyện hợp tác sau này.
Cái chuyện đáng lo nhất là thể chế chính trị Mỹ hoàn toàn dựa trên bầu cử. Nếu mà bầu cử bị chi phối bởi gian lận, mất hết giá trị, mất chính danh, không ai tin tưởng và chấp nhận nữa thì chính trị Mỹ sẽ đi về đâu? Nước Mỹ sẽ đi về đâu? Tổng thống đắc cử nhờ gian lận thì uy tín sẽ như thế nào?
Nếu muốn có tư tưởng lạc quan, thì có thể hy vọng cuộc bầu cử năm nay sẽ là bài học lớn để các nhà làm luật trong tương lai cứu xét lại và tu chính luật bầu cử, thiết lập những vòng đai kiên cố nhất chẳng những chống can dự của ngoại bang mà còn chống mọi mánh khoé gian lận trong nội bộ, từ cả hai chính đảng hay từ các chính quyền tiểu bang hay địa phương.
Đi xuống một bực thấp hơn, truyền thông Mỹ cũng đã đánh mất hoàn toàn niềm tin của quần chúng khi họ tự nguyện biến thành công cụ tuyên truyền chính trị của một phe chống phe kia.
Cái chân thứ hai của thể chế dân chủ Mỹ là dân trí, tức là sự hiểu biết của người dân qua cái gọi là đệ tứ quyền. Mà khi truyền thông mất tính khách quan trung thực, thì người dân tìm hiểu sự thật bằng cách nào? Dân trí làm sao còn? Mất dân trí thì người dân lấy quyết định như thế nào?
Như vừa viết ở trên, nếu muốn có tư tưởng lạc quan, thì có thể hy vọng những nhà báo lương thiện, có lương tâm, sẽ học được kinh nghiệm của bốn năm qua để tự nhìn lại, khôi phục lại chức năng trung thực thiêng liêng của đệ tứ quyền.
Cuối cùng, nếu muốn có tư tưởng lạc quan, thì cũng có thể hy vọng người dân nói chung tự kềm chế, bớt quá khích, bớt cuồng hơn, nhìn vào quyền lợi đất nước nhiều hơn là nhìn vào identity politics tức là chính trị dựa trên thích ghét cá nhân.
Hy vọng thì dễ thôi. Dễ đến độ… hoang tưởng chăng?