Đức, Bộ Ngoại giao mời đại sứ Trung Cộng (China) để thảo luận về luật an ninh
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào tháng 6 (Proteste in Hongkong im Juni) |
Đức, Bộ Ngoại giao mời đại sứ Trung Cộng (China) để thảo luận về luật an ninh
* Lê Ngọc Châu
Dẫn nhập: Chính trị là một đề tài rất phức tạp, đa diện vì khi đề cập đến chính trị có thể mỗi người có quan điểm khác nhau tuy cùng nhìn về một dữ kiện nào đó. Những gì sẽ xảy ra trong tương lai khó ai biết rõ được vì hứa hẹn (để dụ dỗ người khác hoặc đó cũng có thể là một chiến thuật nhất thời để đạt mục đích) là một chuyện và thực tế sau khi nắm quyền trong tay lại là chuyện khác. Hãy nhìn về Việt Nam với số phận của thành phần thứ ba/ của Mặt Trận QGTNGPMNVN sau khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thì rõ. Các chuyên gia biểu tình đòi dân chủ, chống tham nhũng thời VNCH từ sau 30.4. 1975 họ có dám công khai biểu tình chống lại chế độ mới như họ đã từng làm liên tục dưới chế độ VNCH mà họ cho là thiếu dân chủ không.? Một chế độ mới NẾU tốt thì một người bình thường cũng tự hỏi tại sao người dân đã liều chết bỏ nước ra đi tìm Tự Do và cho đến nay nếu có cơ hội thì họ "quay lưng ngay với quê hương" của họ .? Một dẫn chứng rất cụ thể: "Dân DDR (cộng sản Đông Đức) đâu ai trốn chạy khi Tây Đức là "người thắng cuộc" trong sự thống nhất nước Đức hầu như không đổ máu .?" Hỏi tức là trả lời vậy .! Ngoài ra, lặp lại là riêng người viết tránh tranh cãi không cần thiết bởi lý do đơn giản, ai cũng có quyền viết quan điểm nhưng đề nghị với dẫn chứng cụ thể và đọc giả là những người (tạm gọi) nhận định và phê bình.
Trước khi Anh Quốc trao cho China, một thỏa ước đã ký kết nhưng rõ ràng theo tin truyền thông thì China thay đổi ban hành ngay luật an ninh mới cho Hồng Kông sau khi tiếp nhận .! Các cuộc theo dõi … đã xảy ra và các nhà dân chủ, tranh đấu cho Hồng Kông trong quá khứ hiện đang sống trong phập phồng lo sợ.
Mỹ, Anh, Úc, Gia Nã Đại và ngay cả New Zealand là một nước nhỏ cũng bày tỏ rõ ràng lập trường chính trị của họ đối với Bác Kinh/China. Nếu ai đó bảo rằng hiện các quốc gia này "hùa, chay theo China" thì thú thật tôi hết ý kiến. Vậy thì chẳng lẽ những nước im lặng … lại thật sự "chống Bắc Kinh ư ?".
Đừng quên, Nhân Quyền là một chuyện nhưng thương maị, bang giao kinh tế lại là chuyện khác. EU làm ăn với China nên khó ăn nói là chuyện dễ hiểu. Đức chẳng khác gì vì bà Merkel từng đem phái đoàn thương gia gộc của Đức cùng với Bộ Kinh tế sang China hay ký hợp đồng thương mại hàng chục tỷ Euro ngay tại Bá Linh/Đức. Có ai cho nước Đức hay EU hàng trăm tỷ mà họ nhận được từ China qua các hiệp ước thương mại (?) vì vậy đừng ngạc nhiên qua lời phát biểu sau đây, xin trích dẫn: "Chính trị gia về chính sách đối ngoại của CDU, Norbert Roettgen cũng đã yêu cầu chính phủ Đức có lập trường rõ ràng đối với China (Trung Cộng). Cho đến nay, điều này chỉ mang lại "tối thiểu" những gì dân chủ và pháp quyền phải cung cấp, ông nói. Đó là một sai lầm khi tính đến quá nhiều lợi ích kinh tế (sic).
Mời đọc bản tin ở dưới và nhường sự nhận định lại cho mỗi đọc giả (LNC).
***
Chính phủ Đức đã "phản ứng" luật an ninh China cho Hồng Kông bằng cách mời đại sứ China tới một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Đức, Miguel Berger một lần nữa giải thích vị trí của chính phủ liên bang Đức, từ Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Sáu. Chính phủ liên bang Đức đã nhiều lần bị cáo buộc là quá "thận trọng" về luật pháp của Bắc Kinh. Canada và Úc đã đình chỉ, trong đó có các thỏa thuận dẫn độ của họ với Hồng Kông như một dấu hiệu của sự chỉ trích.
Chính phủ Đức, cùng với các đối tác EU, đã bày tỏ một số lo ngại rằng luật pháp sẽ làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự chủ rộng rãi của Khu vực hành chính đặc biệt và nó sẽ có tác động tiêu cực đến sự độc lập của tư pháp và quy tắc của pháp luật, Bộ Ngoại Giao cho biết thêm.
Theo quan điểm của các phê bình gia, luật an ninh mới của Trung Cộng là sự cắt giảm mạnh nhất trong tình trạng bán tự trị của Hồng Kông cho đến nay và đang can thiệp ồ ạt vào quyền tự trị của nước này. Luật pháp cho phép chính quyền China trấn áp tất cả mọi hoạt động mà họ coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Chính phủ Đức đã bị cáo buộc "phản ứng thận trọng" với sự ra đời của luật an ninh. Trong khi các quốc gia khác từ lâu đã hành động về các sự kiện ở Hồng Kông, "EU và Đức vẫn còn đang tự đánh mất mình bằng những từ ngữ khó nghe và luôn cảnh báo như vậy", chủ tịch Ủy ban Nhân quyền tại Bundestag, Gyde Jensen (FDP) chỉ trích. Trong số những điều khác, bà ta đã kêu gọi giúp các nhà hoạt động chính trị bị theo dõi, bị đàn áp để họ dễ dàng vào Đức và EU hơn và cho họ tị nạn mà không cần thủ tục hành chánh.
Chính trị gia về chính sách đối ngoại của CDU, Norbert Roettgen cũng đã yêu cầu chính phủ Đức có lập trường rõ ràng đối với China (Trung Cộng). Cho đến nay, điều này chỉ mang lại "tối thiểu" những gì dân chủ và pháp quyền phải cung cấp, ông nói. Đó là một sai lầm khi tính đến quá nhiều lợi ích kinh tế.
Hoa Kỳ, Úc, Canada và Vương quốc Anh đã phản ứng với các sự kiện ở Hồng Kông bằng các biện pháp rõ ràng, gây bất mãn từ Bắc Kinh. Úc tuyên bố sẽ đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Đặc khu hành chính Trung Cộng. Đối với khoảng 10.000 cư dân Hồng Kông sống ở Úc, thị thực làm việc hoặc sinh viên sẽ được gia hạn tổng quát (pauschal / flat-rate) trong thời gian năm năm. Sau đó, đường dẫn đến tình trạng thường trú nhân nên được mở cho họ.
Canada cũng đã đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông và ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự. Chính phủ Anh đã cung cấp cho hơn ba triệu người Hồng Kông một lộ trình đơn giản hóa để trở thành công dân Anh.
Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật trừng phạt chống lại bất cứ ai "phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông". New Zealand cũng đã công bố thẩm xét lại mối quan hệ của họ với Hồng Kông.
Với luật an ninh mới, Bắc Kinh đã đáp trả các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài hàng tháng và đôi khi dữ dội của phong trào dân chủ năm ngoái tại thuộc địa cũ của Anh. Theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống", đô thị tài chính đã được cấp quyền đặc biệt trong 50 năm khi được bàn giao cho China vào năm 1997, trong đó bao gồm quyền Tự Do Ngôn Luận và Hội Họp.
* Lê Ngọc Châu (Nam Đức, chuyển ngữ & tóm lược chiều 11.07.2020)
- Theo AFP • 10. Tháng 7 năm 2020