BÀI HỌC HỒNG KÔNG - Thư cho con của Ông Giáo Già
Bài Học Hồng Kông
Ngày 18 tháng 9 năm 2019
H,
Đọc
bộ “Tây Du Ký Diễn Nghĩa” Giáo sư
Nguyễn Ngọc Huy đã“Nhận định về những ưu
nhược điểm của các nhơn vật trong tác phẩm, ngay cả Tam Tạng, kể cả con ngựa,
Giáo sư Huy nhận thấy ‘bốn thầy trò Tam Tạng phải đi chung nhau mới đến được
tây phương’. Nếu so sánh việc Tam Tạng đi thỉnh kinh với việc tranh đấu chống cộng,
mọi người cần phải có tinh thần cởi mở, dung nạp những phần tử bị cho là không
hoàn mỹ thì mới có thể đi đến thành công”.
Rất tiếc, lúc sanh tiền Giáo sưđã không
có thì giờđể diễn giải từng chi tiết, và viết thành một tác phẩm, như nhiều tác
phẩmkhác có giá trị của một bài học, như “Lục
Súc Tranh Công”, “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung”…Tuy
nhiên, Giáo Già rất thích thú nghe Giáo sư kể chuyện “Tôn Ngộ Không đã lừa được Ba La Sát để mượn được cây Quạt Ba Tiêu để dập
tắt Hỏa Diệm Sơn, giúp phái đoàn Đường Tăng tiếp tục hành trình thỉnh kinh”.
Chuyện kểrằng:“Thầy trò Đường Tăng đi tới Hoả Diệm Sơn, ngọn núi này lửa ngút cao
quanh năm không tắt. Muốn qua được đó, phải có quạt Ba Tiêu dập lửa, của công
chúa Thiết Phiến. Ngộ Không tới động Ba Tiêu mượn quạt, nào ngờ lại gặp oan
gia: Công chúa Thiết Phiến chính là mẫu thân của Hồng Hài Nhi, vì thương xót
con trai nên căm hận Tôn Ngộ Không đến tận xương tuỷ. Bà ta không những không
cho mượn quạt mà còn quạt cho Ngộ Không bay xa hơn năm ngàn dặm, rơi xuống núi
Tiểu Tu Di. Linh Cát Bồ Tát ở đó liền tặng một viên ‘Định phong đơn’ giúp Ngộ
Không đi mượn quạt. Lần này, công chúa Thiết Phiến không tài nào quạt bay được
Ngộ Không, đành lui vào động rồi đóng chặt cửa lại.Ngộ Không nghĩ ra mưu kế hoá
ra con bồ hong bay vào chén trà mà Bà La Sát uống. Vào trong bụng, Ngộ
Không hiện ra hình nhỏ, dùng cây thiết bảng đập phá ngũ tạng ruột gan của Bà La
Sát. Cuối cùng bà này đau quá phải chịu thua cho mượn cây quạt Ba Tiêu để quạt
dập tắt Hỏa Diệm Sơn tiếp tục hành trình thỉnh kinh…”
Trước vấn nạn Hồng Kông giữa lòng
Trung Cộng, tuy chưa có những biến động gần đây, trước đó, lúc sanh tiền,Giáo
sư Huy đã phân tích cho rằng Hồng Kông là một tiềm ẩn cực kỳ nguy hiểm cho
Trung Cộng và đưa ra câu chuyện trong Tây Du Ký để nói đến việc Bà La Sát (còn
gọi là Thiết Phiến Công Chúa với cây quạt Ba Tiêu) võ công tưởng chừng vô
địch và đã đánh bại Tôn Ngộ Không tơi bời, nhưng cuối cùng phải ôm bụng đau, chịu
thua Tôn Ngộ Không,cho mượn cây Quạt Ba Tiêu dập tắt Hỏa Diệm Sơn,để phái đoànĐường
Tăng tiếp tục hành trình thỉnh kinh.
Nhìn vào Hồng Kông, từ khi tiếp nhậnlãnh
địa này từtay Anh Quốc, Trung cộng đã mau chóng biến vùng đất này thành lãnh thổ
cai trị theo chủ trương “đảng cử dân bầu” như bản quyền Hoa lục. Nhưng sau thời
gian ngắn do người dân Hồng Kông quen sống đời tự do như thời được cai trị bởi
Anh Quốc, nhứt là có sự cam kết của Trung cộng khi tiếp nhận lãnh địa này, người
dân Hồng Kông đã có sự phản kháng theo tinh thần tự do dân chủ pháp trị, họđã tổ
chức một cuộc biểu tình lên đến 200.000 người tham dự, năm 1924, gây chấn động
dư luận thế giới, làm nhà cầm quyền Hoa lục bàng hoàng.
Nhìn lại hiện trạng Hồng Kông với những
biến chuyển dồn dập trong hơn 3 tháng qua, chẳng những những cuộc biểu tình liên
tiếp từ 2 triệu người ban đầu của ngày 26/9/2014, và kéo dài 79 ngày, nhưng cuối
cùng họ thất bại, vì bịchánh quyền tay sai Hồng Kông chụp mũ, kết tội là
muốn nổi loạn lật đỗ chánh phủ, và cũng vì thủ thuật truy tìm người lãnh đạo để
tìm cách thương lượng rồi bắt giữ và cầm tù, nhưĐới Diệu Bình (Benny Tai, phó
giáo sư, khoa Luật, đại học Hồng Kông), Ivan Long và Joshua Wong…, tất cả đều bị
bỏ tù với tư cách là thủ lĩnh chính trị.Khi đó thế giới đã ngưỡng mộ các nhơn vật
lãnh đạo cuộc biểu tình, nhưng sự ngưỡng mộ không cứu được họ khỏi các án tù.
Đến5 năm sau, năm 2019,hồi tháng 4 vừa
qua,khi luật dẫn độđược đưa
ra cơ quan lập pháp Hong Kong thảo luận và chờthông qua.Tuy đây mới chỉ là dự
luật, chưa phải là luật vì chưa được cơ quan lập pháp Hong Kong thông qua.Nhưng
nếu
được thông qua nó sẽ phá hoại nền tư pháp độc lập cũng như tự do
của Hong Kong. Mục đích của nó là sửa đổi hai đạo luật
hiện hành đang điều chỉnh việc dẫn độ và hỗ trợ tư pháp giữa Hong Kong và các
nơi khác.Đó là:
1. Pháp lệnh về tội phạm đào tẩu;
2. Pháp lệnh về tương trợ tư pháp
trong lĩnh vực hình sự.
Giới luật sư Hong Kong cho rằng nếu dự
luật dẫn độ được thông qua, Trung cộng có thể dùng nó để trả thù các công dân
nước ngoài làm việc hoặc du lịch ở Hong Kong cóđiều gì khiến Trung cộng không hài
lòng. Nhân viên người Mỹ, làm việc trong các tổ chức nhân quyền quốc tế có văn
phòng ở Hong Kong như Ân xá Quốc tế (Amnesty International), có thể là nạn nhân
sớm của luật dẫn độ. Nhà báo, học giả, nghiên cứu viên nước ngoài ở Hong Kong…
cũng gặp rủi ro tương tự.
Do đó, người dân Hồng Kong quyết liệt phản đối luật dẫn độ. Hành động phản đối
cụ thể nhứt cũng làbiểu tình.Cuộc biểu
tình vào ngày 16 tháng 6 đã thu hút 2 triệu người theo ban tổ chức[xem hình]; rồi
tiếp tục lên hơn 2 triệu người… Theo hãng tin Reuter ước tình từ những người tổ
chức biểu tình cho biết thìcon số người tham gia biểu tình lớn hơn con số
500.000 người biểu tình hồi năm 2003 phản đối chính phủ có kế hoạch thắt chặt
luật an ninh quốc gia.
Lần nầy, phong trào đòi hỏi dân
chủ cho Hồng Kông khôn ngoan hơn, họ đã yêu cầu truyền thông báo chí không nên
gọi cuộc phản kháng của họ là một cuộc
cách mạng, họ cũng không có lãnh tụ điều
khiển các cuộc biểu tình, tức biểu tình có lãnh đạo nhưng không có lãnh tụ.
Mục tiêu trước nhứt là phải thu hồi Dự
luật Dẫn Độ lại và mục tiêu sau cùng là cùng nhau tôn trọng thực thi Thoả Ước
Hồng Kông 1984 với căn bản là 1 quốc gia 2 chế độ (nhất quốc lưỡng chế) để Hồng
Kông được hưởng quyền bầu cử tự do như
đã quy định [xem phụđính 1].
Nhờ đó những cuộc biểu tình chống dẫn độ,
cho dùở bất cứđịa điểm nào cũng đều không có lãnh tụ lãnh đạo nên chúng đều được
tiến hành ngoạn mục.
Còn nhớ, Dự luật lần đầu tiên được đề
xuất bởi Bộ trưởng An ninh Lý Gia Siêu vào
tháng 2 năm 2019. Biểu tình chống lại dự luật bắt đầu vào tháng 3 và tháng 4,
sau đó leo thang vào tháng 6.Hàng trăm ngàn người đã tuần hành trong một cuộc
biểu tình phản đối dự luật vào ngày 9 tháng 6.Cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng
6, ngày dự luật sẽ
được thảo luận lần thứ hai ở Hội đồng Lập pháp, đánh dấu
sự leo thang bạo lực mạnh mẽ. Cảnh sát chống bạo động đã triển khai hơi cay và đạn cao su chống
lại người biểu tình. Sau đó, các cuộc điều tra về hành vi của cảnh sát và
trách nhiệm cao hơn đối với hành động của họ trở thành một phần của yêu cầu biểu
tình. Một cuộc tuần hành lớn hơn đã xảy ra vào ngày 16 tháng 6. Vào
ngày 1 tháng 7, hàng trăm ngàn người đã tham gia vào diễu hành tháng 7 hàng năm. Một
phần của những người biểu tình này đã tách ra khỏi cuộc tuần hành và đột nhập
vào Tổ hợp Hội đồng Lập pháp, phá hoại các biểu tượng chính quyền trung ương.
Các cuộc biểu tình đã tiếp diễn suốt
mùa hè, leo thang thành các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội, giữa cảnh sát, các
nhà hoạt động, thành viên Hội Tam Hoàng, phe Kiến chế và cư dân địa phương ở hơn 20
khu phố khác nhau trong khu vực.Ngày 21 tháng 7 đánh dấu cuộc đụng độ Nguyên Lãng chống
lại và đánh đập người biểu tình và những người trong ga tàu. Các hành động của
cảnh sát sau đó đã thu hút 1,7 triệu người biểu tình lên án sự tàn bạo của cảnh
sát vào ngày 18 tháng 8.Lấy cảm hứng từ Con đường Baltic, ước tính 210.000 người đã tham gia vào sự kiện
"Con đường Hồng Kông" để
tạo ra một chuỗi người dài 50km [xem hình và phụđính 1A].
1. Kêu gọi một
cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát;
2. Trả tự do
cho những người biểu tình bị bắt giữ;
3. Rút lại
đặc điểm chính thức gọi các cuộc biểu tình là "bạo loạn"; và
Theo cuộc thăm dò được Đại học Hồng Kông tiến
hành, 66% số người Hồng Kông được hỏi đã phản đối dẫn độ người Hồng Kông sang Đại
lục để xét xử, 46% số người được hỏi có ý định di cư sang nước khác nếu dự luật
dẫn độ được thông qua. Một cuộc khảo sát khác do Đại học Trung Hoa ở Hồng
Kông thực hiện, người Hồng Kông tin rằng:
·
Lực lượng cảnh sát; và
·
Chính phủ Bắc Kinh là thủ phạm chính của cuộc
khủng hoảng này.
Tất cả lại khiến ngày 4 tháng 9, Đặc
Khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rút lại dự luật dẫn độ.
Bản
quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTruyền
hình Hong Kong tối 04/09 đưa tin bà Lam rút dự luật dẫn độ về TQ.
Việc rút loại hoàn toàn dự luật là
một trong năm đòi hỏi chính của người biểu tình, họ cũng đòi hỏi các quyền
dân chủ đầy đủ.
Trong một bài phát biểu trên truyền
hình hôm thứ Tư, bà Lam cũng thông báo rằng hai quan chức cao cấp sẽ tham gia
cuộc điều tra đang diễn ra về hành động của cảnh sát trong các cuộc biểu
tình.Phải có cuộc điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát ra tay tàn nhẫn với
người biểu tình cũng là một yêu cầu khác của các nhà hoạt động.
Theo Reuters, vào đầu
mùa Hè này, bà Carrie Lam từng gửi chính quyền Trung Quốc một đề xuất, trong đó
đánh giá tình hình bất ổn ở Hong Kong, đồng thời đề xuất việc chấp thuận một số
yêu cầu từ người biểu tình và cho rằng việc này có thể xoa dịu khủng hoảng
chính trị tại đây. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc sau đó đã từ chối đề xuất
của bà.
Năm đề xuất của người biểu tình, được
nêu trong một báo cáo mà Reuters được tiếp cận, gồm:
1. Bãi bỏ
hoàn toàn dự luật dẫn độ;
2. Điều tra độc
lập về việc cảnh sát dùng bạo lực tấn công người biểu tình;
3. Bầu cử tự
do dân chủ cho Hong Kong;
4. Bỏ thuật
ngữ 'bạo động' khi mô tả về các cuộc biểu tình ở Hong Kong;
5. Bãi bỏ các
cáo buộc đối với những người biểu tình hiện đang bị bắt giữ.
Trong một ghi âm bị rò rỉ hồi đầu tuần,
bà Lam nói 'nếu có lựa chọn, tôi sẽ từ chức'.Bà
cũng nói hiện nay bà không dám đi đâu, kể cả đi cắt tóc hay mua sắm.
Sau đó, trong một cuộc họp báo, bà Lam
cho hay bà chưa từng thảo luận việc từ chức với chính phủ Trung Quốc và 'từ chức hay không là lựa chọn của tôi'.
Trong lúc đó, người biểu tình càng lúc càng bình tỉnh trực diện với mọi đàn áp
của cảnh sát và nhà cầm quyền Hồng Kong. Các học sinh, sinh viên trên khắp Hồng
Kông cũng đã nắm tay nhau sau các cuộc biểu tình tạo thành những chuỗi người
dài ngoằn ngoèo trên đường phố bên ngoài trường học [xem hìnhđăng trên VOA cảnh học sinh nắm tay nối thành hàng dài bên
ngoài Trường Trung học St. Paul ở Hong Kong, ngày 9 tháng 9, 2019].
Hàng trăm học sinh sinh viên ở Hong
Kong hôm 10/9 tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình bao gồm bãi khóa và nắm tay
thành hàng dài khi năm học mới bắt đầu, trong bối cảnh các cuộc biểu tình rầm rộ
suốt mùa hè trên đường phố giờ lan ra các trường học ở lãnh thổ bán tự trị này
của Trung Quốc.
Sau nhiều tháng từ chối nhượng bộ, Trưởng
Đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam tuần trước loan báo rút lại toàn bộ dự
luật gây tranh cãi, nhưng người biểu tình xem hành động của bà là quá
ít ỏi và muộn màng.
Tuyên bố sau một hội nghị tại trường đại
học Columbia, New York, Hoàng Chi Phong nói: « Cần phải đưa thêm một điều khoản về nhân quyền vào các cuộc đàm phán
thương mại và đưa các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào chương trình nghị sự. Nhất
là khi một trung tâm quốc tế (như Hồng Kông) bị những luật khẩn cấp tương tự
như thiết quân luật đe dọa hay trước nguy cơ gởi quân đội sang ». Sinh
viên 22 tuổi này nói thêm: « Nếu
Trung Quốc không muốn bảo vệ quyền tự do kinh tế của Hồng Kông, điều này sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. »
Vào ngày 17/09/2019, Hoàng Chi Phong đến
Whasington để gặp thượng nghị sĩ Marco Rubio, một người vẫn chỉ trích gay gắt
chế độ Bắc Kinh. Ông Rubio sẽ ra điều trần trước một ủy ban của Quốc Hội Mỹ. Trong
khi đó, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cùng ngày
17/09/2019 loan báo sẽ mở ra các phiên đối thoại với người dân ngay từ tuần tới, đồng
thời nhắc nhở cần chấm dứt bạo lực.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói với báo
chí: «Xã hội Hồng Kông đang chồng chất
nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và cả chính trị», và bà hy vọng các
hình thức đối thoại khác nhau sẽ làm dịu bớt tình hình.Tuy nhiên bà Lâm
nhấn mạnh «đối thoại không có nghĩa là không trấn áp, diệt trừ bạo lực luôn là ưu
tiên».
Trước đó, hôm 16/9, cảnh sát Hồng Kông
thông báo câu lưu 89 người vào cuối tuần, sau vụ tấn công bằng bom xăng
và gạch vào hai cảnh sát tối Chủ Nhật.
Kể từ khi khởi đầu phong trào phản
kháng, đã có gần 1.500 người bị câu lưu, theo Reuters. Các vụ đụng độ giữa
người biểu tình và những nhóm thân Trung Quốc cũng diễn ra. Trang web độc lập
Hong Kong Free Press đăng nhiều hình ảnh và video cho thấy các đối tượng thân Bắc
Kinh tấn công, đe dọa người biểu tình bằng dao, gậy sắt, ghế xếp ở trạm metro
North Point, giật điện thoại của các nhà báo.
AP cho biết thêm, bà Lâm Trịnh Nguyệt
Nga cũng than phiền việc các công ty truyền thông quốc tế từ chối giúp đánh
bóng lại hình ảnh của Hồng Kông.Các công ty này đáp trả là « chưa đến lúc
». Hãng tin Mỹ nhắc lại hồi đấu tháng, sau thông báo rút lại dự luật dẫn độ,
chính quyền Hồng Kông đã mua hẳn một trang quảng cáo lớn trên Australian
Financial Review của Úc.Tuần rồi Hồng Kông cũng cho đăng quảng cáo trên tờ
báo uy tín Le Monde của Pháp.
Về mặt quảng bá, phe phản kháng làm rất
tốt với nhiều hình thức tranh thủ sự ủng hộ của thế giới như:
·
Biểu tình trước các lãnh sự quán Anh, Mỹ;
·
Tuần hành với các lá cờ của nhiều quốc gia kêu
gọi cùng xuống đường ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông ngày 29/9 tới…
Riêng lãnh tụ sinh viên Hồng Kông
Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) sau khi sang Đài Loan và có những cuộc tiếp xúc rất
thành công tại Đức, hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ. Trên Twitter, trả lời về việc
những người thân Bắc Kinh tụ tập phản đối cuộc nói chuyện của anh ở đại học
Columbia (New York), người đứng đầu đảng Demosisto nói: «Cứ để mặc cho họ trải nghiệm việc biểu tình,
một quyền mà họ không có được tại Hoa lục». [xem phụđính 3]
Theo tạp chí Mỹ The
Atlantic hôm 15/9, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio, một trong những
nhà bảo trợ dự luật về nhân quyền và dân chủ Hồng Kông, rất hy vọng sẽ được Quốc
Hội nhanh chóng thông qua và tổng thống Mỹ phê chuẩn. Tờ báo dẫn lời ông Marco
Rubio cho biết ông đã có nói chuyện riêng với Donald Trump về dự luật này, và
ông Trump không phản đối.
Wong cũng hi vọng Quốc hội Mỹ sẽ thông
qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, vốn sẽ yêu cầu chính quyền Hong
Kong phải lý giải vì sao nó xứng đáng được Washington đối xử đặc biệt trong nhiều
thập kỷ qua, bao gồm các đặc quyền thương mại và kinh doanh. Dự luật cũng có
nghĩa là các quan chức ở Trung Quốc và Hong Kongg, những người xem nhẹ quyền tự
trị của thành phố có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt.Thượng nghị sĩ
Dân chủ Hoa Kỳ Chuck Schumer cho biết hồi đầu tháng rằng đó sẽ là ưu tiên hàng
đầu của Đảng Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ trong phiên họp mới, bắt đầu vào thứ
Hai. Trong khi đó Trung Quốc đã cáo buộc các cường quốc nước ngoài, đặc biệt là
Hoa Kỳ và Anh, đã thúc đẩy tình trạng bất ổn.
Các cuộc biểu tình mới nhất, thường
liên quan đến các cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát, đã làm sôi sục Hong Kong
hơn ba tháng qua. Hàng triệu người đã xuống đường, sân bay thậm chí phải đóng cửa
trong hai ngày.
Những yêu cầu của người biểu tình bao
gồm một cuộc điều tra độc lập về những gì họ mô tả là sự tàn bạo của cảnh sát
và quyền bầu cử phổ quát.
Bản
quyền hình ảnhREUTERSImage captionAgnes Chow (trái) và Joshua Wong (phải) sau
khi được tại ngoại hôm 30/8
Vào thứ Bảy, 14/9 có xảy ra một số cuộc
đụng độ ở khu vực Vịnh Kowloon. Nhưng tình trạng bất ổn là không đáng kể so với
những tuần trước khi những người biểu tình tấn công Văn phòng lập pháp, biểu tượng
cho sự cai trị của Trung Quốc, phá hoại các trạm tàu điện ngầm và đốt cháy đường
phố. Cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng.
Trong khi đó, Agnes Chow [xem hình bên trái], người bị bắt cùng với Joshua Wong
[bên phải] và cũng được tại ngoại, vừa bay sang Đức. Chow sẽ gặp gỡ các chính
khách quốc tế thảo luận về các yếu tố tác động Đài Loan, Hong Kong và Trung Quốc,
theo như trên Facebook của cô.Agnes tham gia tích cực vào các phong trào
dân chủ như kể trên cùng với Joshua Wong và trở thành
Phó Tổng Thư Ký của đảng Demosisto. Nói tiếng Anh, Quảng Đông và tiếng Nhật,
năm 2018 Agnes Chow buộc phải từ bỏ quốc tịch Anh theo luật định để
ra tranh cử vào Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông (LegCo) nhưng lại bị ủy
ban bầu cử loại bỏ…
Tình hình Hồng Kong diễn biến không ngừng,
chưa biết bao giờ sẽ kết thúc. Nhưng cho dù kết thúc thế nào, tất cảđều là những
bài học quý giá cho những nhàđấu tranh, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam, đang như
biểu tượng Tôn Ngộ Không quậy phá tưng bừng trong bụng Bà La Sát [hình ảnh tượng
trưng của Nguyễn Phú Trọng vàĐảng Cộng Sản Việt Nam], mà ngày Bà La Sát chịu
thua chắc không xa hơn long mong đợi của toàn dân Việt Nam.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại
gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Hong Kong: Phong trào biểu tình có
lãnh đạo hay không?
Tina Hà
Giangbbcvietnamese.com
7 giờ trước
BBC 8/22/2019
Phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ ở
Hong Kong được cho là không có người lãnh đạo, từ những đợt biểu tình nhỏ cho tới
những cuộc xuống đường thu hút hàng triệu người, trong các tình huống hỗn loạn
và bạo động, cũng như những cuộc tuần hành ôn hòa.
Không ít người trong giới phân tích chỉ
ra giới hạn của chiến thuật ''không lãnh đạo'' trong phong trào đấu tranh của
người dân Hong Kong.
Những người này cho rằng trong tình trạng
không người lãnh đạo, thì không sớm thì muộn, hành động quá khích của một thiểu
số cực đoan sẽ làm tổn hại uy tín chung của cả triệu người ôn hòa bày tỏ chính
kiến, làm tập thể mất đi hậu thuẫn của quần chúng.
Nhận định này không phải vô căn cớ.
Tuy đa số các cuộc biểu tình tại Hong
Kong diễn ra trong ôn hòa trật tự, tình trạng xô xát giữa người biểu tình và
Hong Kong đã xảy ra ngày càng nhiều, lên đến đỉnh điểm hôm 13/8/2019, khi sân
bay quốc tế Hong Kong bị các cuộc biểu tình lớn làm tê liệt, phải đóng cửa hai
ngày liên tiếp.
Sau khi chính quyền giới hạn sinh hoạt
của giới biểu tình và sân bay Hong Kong được mở cửa lại hôm 14/8, sự bế tắc trầm
trọng làm thế giới nín thở theo dõi, nhất là khi người biểu tình không có dấu
hiệu nao núng trước việc Trung Quốc rầm rộ đưa quân tới biên giới Hong Kong, động
thái được cho là chuẩn bị thẳng tay đàn áp của Bắc Kinh.
Hôm Chủ Nhật 18/8, khi mặc cho cho mưa
to gió lớn, bất chấp không được phép, hơn 1,7 triệu người Hong Kong, con số do
các nhà tổ chức đưa ra, xuống đường trong ôn hòa không có đụng độ nào, thì cả
Hong Kong thở phào nhẹ nhõm.
Câu hỏi được đặt ra là, vẫn trong
khuôn khổ hoạt động ''không lãnh đạo'' ấy, ai đã làm gì, và làm thế nào để đột
nhiên kêu gọi tất cả những người biểu tình cực đoan trước đây ứng xử khác đi,
tránh được những đụng độ căng thẳng?
Tôi tình cờ nhận được một tài liệu
Google Doc do kênh trên ứng dụng chat Telegram có tên 'Kwan Kung Temple -
Hongkongers' Press Room' (Phòng tin Đền Quan Công của người Hong Kong) gửi đến.
Cánh cửa dẫn vào những ngóc ngách của
giới hoạt động Hong Kong bỗng từ từ hé mở.
Image captionGoogle Doc cho thấy các sự
kiện chống luật dẫn độ đã được lên lịch cho đến trung tuần tháng Chín
Nơi chia sẻ tin (chat room) trên
Telegram
Tài liệu này là thời khóa biểu của
các sự kiện chống luật dẫn độ được lên lịch từ giờ cho đến hết tháng Chín, do
các tình nguyện viên của kênh này thiết lập và phổ biến.
Tài liệu cũng có phần ghi chép tỉ mỉ kết
quả những cuộc biểu tình trong quá khứ, kể từ khi phong trào chống dự luật dẫn
độ bùng nổ vào đầu tháng Sáu.
Thời khóa biểu cho thấy phong trào đấu
tranh của Hong Kong được nhiều thành phần trong xã hội tham gia việc đòi hỏi
chính quyền phải đáp ứng năm yêu cầu căn bản mà người dân đã đưa ra từ hơn hai
tháng nay.
Sau đây là vài ví dụ trích thời
khóa biểu của 'chat room' này:
Thứ Tư 21/8: Sinh hoạt của MTR
Non-Cooperation Movement, kêu gọi sự đình công của nhân viên tàu điện ngầm MRT,
với lưu ý: ''Nếu chính quyền không đáp ứng trước ngày 2/9, nhóm tổ chức sẽ kêu
gọi đình công mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày.''
Thứ Năm 22/8: Cuộc biểu tình Hong Kong
Secondary School Students, kêu gọi tham dự của học sinh, với lưu ý: ''không cần
mặc đồng phục nhưng ban tổ chức khuyên mọi người nên đeo mặt nạ''.
Thứ Sáu, 23/8, 12 giờ trưa: Cuộc xuống
đường ''Demonstration of the Accountants'' của giới kế toán, với lưu ý: ''Cảnh
sát đã được thông báo theo luật định.''
Thứ Sáu, 23/8, 7 giờ tối: Cuộc biểu
tình Rally of the Christians của các tín đồ Thiên Chúa Giáo, với lưu ý: 'Đang
chờ kết quả giấy xin phép''.
Và còn nhiều cuộc biểu tình khác nữa
đã được lên lịch trước cả một tháng.
Sau khi hoàn tất vài thủ tục chứng thực
mình là nhà báo, tôi được tiếp xúc với một tình nguyện viên của Kwan Kung
Temple Hongkongers' Press Room, qua một tài khoản Telegram riêng của người này.
Tự giới thiệu tên là Qwan, tình nguyện
viên trên cho biết Kwan Kung Temple Hongkongers' Press Room mới được nhóm thiết
kế hôm 5/8 và khởi động một ngày sau đó.
"Chúng tôi muốn phổ biến tin về
phong trào biểu tình Hong Kong một cách đa dạng và chính xác, và dịch ra Anh ngữ
các thông cáo báo chí, để cung cấp cho các cơ quan truyền thông địa phương và
quốc tế.'' Qwan nói, và giải thích thêm:
''Nhóm tụi tôi khoảng 100 người thay
nhau làm việc ngày đêm. Ngoài cung cấp tin, tụi tôi còn giúp các phóng viên báo
chí tìm đối tượng phỏng vấn qua những ''virtual rooms'' [phòng ảo]. Nếu bạn có
nhu cầu phỏng vấn gì, cứ gửi vào chat room một yêu cầu, chúng tôi sẽ qua mạng
lưới của phong trào tìm đối tượng đáp ứng nhu cầu của quý vị."
Tuy mới thiết lập được hơn hai tuần, đến
sáng ngày 22/8, Kwan Kung Temple Hongkongers' Press Room đã có được 5,614 người
ghi danh tham gia và hơn 90 yêu cầu phỏng vấn.
Yêu cầu phỏng vấn số IR 084 viết:
''Cơ quan truyền thông quốc tế, cần phỏng
vấn những người tham dự biểu tình trong vai trò hậu cần. Muốn tìm hiểu cụ thể
công việc hỗ trợ biểu tình của họ như vận chuyển công cụ, thiết kế poster, cũng
như đánh giá của họ về tương lai của phong trào. Hình thức phỏng vấn: Video. Có
thể đeo mặt nạ và dùng tên giả. Xin liên lạc…''
Yêu cầu phỏng vấn số IR 087 viết:
''Cần tiếp xúc và phỏng vấn nhiều người
Hong Kong từng tham dự biểu tình, ít nhất là từ ngày 9/6, và đã tham dự những
cuộc xuống đường then chốt từ đó đến nay, cũng như dự tính sẽ tiếp tục biểu
tình. Chúng tôi muốn làm một phim tài liệu dài 60 phút có tiềm năng tạo ảnh hưởng
quốc tế về Hong Kong. Cần người tham dự biểu tình nam và nữ đứng ở chiến tuyến,
người biểu tình ôn hòa, và học sinh biểu tình. Chúng tôi sẽ tiếp xúc đối tượng
qua phôn trước, rồi sau đó qua Telegram hay WhatsApp. Có thể ẩn danh hay không,
tùy trường hợp.''
Bản quyền
hình ảnh SOPA IMAGES Image caption Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật rất ôn hòa
khác xa với các cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo
động những tuần gần đây
Từ kênh 'Kwan Kung Temple -
Hongkongers' Press Room' tôi liên lạc được với một tình nguyện viên xưng tên là
England Hermit, thuộc phòng tin 'Hong Kong Protest Press Liason Group', và vào
đó xem sinh hoạt
của họ.
'Hong Kong Protest Press Liason Group'
có quy trình đòi hỏi nhà báo phải chứng minh thân thế kỹ hơn, và đặc biệt chỉ
phục vụ cho giới báo chí.
Tại đây các phóng viên, đa số từ nước
ngoài, có thể yêu cầu được giúp đỡ, như nhờ tìm thêm hay kiểm chứng thông tin,
giải đáp thắc mắc, hay hỏi cách liên lạc với các tổ chức hoặc đối tượng phỏng vấn,
thậm chí những cơ quan hay cơ sở địa phương.
Một nhóm khoảng 25 tình nguyện viên
thay phiên nhau phục vụ trên 100 nhà báo đã ghi danh tham gia. Mọi yêu cầu đều
được phòng tin cố gắng đáp ứng, miễn là yêu cầu nhắm vào mục đích tường trình về
hoạt động của phong trào.
England Hermit cho biết tình trạng biểu
tình kéo dài đã khiến ngày càng có nhiều nhóm tương tự như thế mọc lên:
''Những nhóm như thế này đều sinh hoạt
tự túc, nhờ vào các tình nguyện viên, mỗi nhóm tập trung vào những gì họ có thể
làm tốt nhất để hỗ trợ toàn bộ phong trào.''
Theo England Hermit, phòng tin Hong
Kong Protest Press Liason Group trước đó có tên 'General Strike Press Liason
Group', được thiết lập vào đầu tháng Tám, với mục đích kêu gọi mọi người tham
gia cuộc tổng đình công ngày 5/8. Nhưng sau ngày đình công, đã đổi tên vì muốn
tiếp tục hỗ trợ phong trào đấu tranh có viễn cảnh sẽ còn kéo dài.
Diễn đàn LIHKG (連登)
Nhắc đến cuộc đình công thu hút hàng
chục ngàn công nhân viên thuộc đủ mọi ngành hôm 5/8, thì không thể không nhắc đến
Diễn đàn LIHKG (連登).
''Nghỉ làm, bạn có thể mất việc,
nhưng nếu không nghỉ làm, bạn sẽ mất Hong Kong và mất quê nhà! Tự do không tự
nhiên mà có, tôi năn nỉ các bạn, hãy cùng nhau đòi lại Hong Kong!''
Đó là lời kêu gọi đình công được một
thành viên đăng trên diễn đàn LIHKG, công cụ chính của phong trào đấu tranh
'không lãnh đạo' của người biểu tình, khoảng một tuần trước ngày đình công.
Lời kêu gọi này nhanh chóng được
11,000 người bỏ phiếu đồng thuận, và nhờ đó giữ được vị trí ở trang đầu của diễn
đàn, tiếp tục lôi cuốn sự chú ý.
Kết quả là hôm 5/8 Hong Kong xảy ra cuộc
tổng đình công khiến thành phố hoàn toàn tê liệt, lần đầu tiên trong vòng 50
năm.
Ra mắt năm 2016 và thường được gọi là
phiên bản Reddit của Hong Kong, LIHKG là một diễn đàn đa thể loại, hoạt động bằng
tiếng Trung phồn thể.
LIHKG được ưa chuộng vì diễn đàn này
là nơi ẩn náu an toàn cho những người dân Hong Kong không dám ra mặt chống
chính quyền, nhưng vẫn muốn tham gia đấu tranh và hoạt động chính trị.
Với hơn 300,000 người ghi danh tham dự
(con số này gia tăng hàng giờ), LIHKG là nơi những cuộc thảo luận về bước kế tiếp
của phong trào biểu tình liên tục diễn ra. Tại đây, thành viên đưa ra đề nghị
hoặc chủ đề cần bàn thảo. Mọi đề nghị sẽ được bỏ phiếu đồng thuận (upvote) hoặc
chống (downvote) bởi các thành viên khác.
Đề nghị hay nhất, hay chính xác hơn,
được nhiều phiếu đồng huận nhất, sẽ xuất hiện trên trang đầu của diễn đàn, và
có triển vọng trở thành bước đi kế tiếp của phong trào.
Từ diễn đàn chính này, chương trình
hành động sẽ tràn qua các nền tảng khác như những phòng tin trên Telegram nói
trên, hoặc trên Facebook, và Instagram v.v… và từng nhóm tình nguyện viên sẽ
đóng góp công sức theo khả năng của họ.
Trở lại với câu hỏi ai đã làm gì và
làm thế nào mà sau nhiều tuần xung đột đã khiến cho cuộc diễn hành 1,7 triệu
người bỗng nhiên diễn ra hết sức ôn hòa hôm 18/8, câu trả lời là quyết định tập
thể đó đến từ diễn đàn LIHKG.
Hai tình nguyện viên Qwan và England
Hermit, cùng là thành viên của diễn đàn LIHKG như đa số thành viên các nhóm nhỏ
khác, cho tôi biết họ chứng kiến những cuộc thảo luận trong diễn đàn này LIHKG
về các sự kiện xảy ra tuần lễ trước đó.
''Đa số thành viên đồng ý là việc chiếm
giữ sân bay đã vượt quá ranh giới của một cuộc biểu tình bất bạo động, ngay cả
trong mắt của truyền thông ngoại quốc, giới sẵn có thiện cảm với mục tiêu của
phong trào.'' England Hermit kể lại.
Trong khi đó, Qwan cho biết ngay sau
những cuộc thảo luận, một bản văn được phổ biến trong diễn đàn vào rạng sáng thứ
Tư, vài giờ sau khi sân bay bị đóng cửa thêm một ngày nữa.
''Chúng ta phải thừa nhận hành động của
nhóm tại sân bay quốc tế Hong Kong tối hôm trước là quá bốc đồng. Chúng ta phải
quyết tâm dũng cảm đối mặt với những sai sót của mình. Chúng ta phải chân thành
xin lỗi những người dân đã luôn ủng hộ phong trào,'' văn bản viết.
Và thế là ngay trong ngày hôm sau, nhiều
thanh niên thiếu nữ đã mang những áp phích và tờ rơi xin lỗi hành khách và người
dân Hong Kong nói chung đến rải ở một góc của sân bay, cũng như phổ biến những
áp phích này trên mạng lưới internet.
Và cứ thế phong trào đấu tranh 'không
lãnh đạo' tiếp tục hoạt động.
Theo AFP, trong cuộc biểu tình hôm thứ
Bảy, trên một cây cột ở gần ga tàu điện ngầm một người biểu tình nào đó đã phun
lên dòng chữ “Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng”. Một bà mẹ hai con tham gia
biểu tình nói rằng: “ Bây giờ hoặc không bao giờ đối với Hồng Kông. Chúng tôi bảo
vệ quyền hội họp cho thế hệ tiếp theo ở Hồng Kông”.
“Nói với chúng tôi đừng phản kháng
không khác gì nói rằng chúng tôi hãy ngừng thở. Tôi nhận thấy đấu tranh vì dân
chủ là nhiệm vụ của mình. Có thể chúng tôi thắng, có thể chúng tôi thua. Nhưng
chúng tôi chiến đấu”, Eric, một sinh viên 22 tuổi, trong cuộc biểu tình hôm thứ
Bảy, cho biết. Cũng theo The Guardian, vào ngày Chủ nhật, hàng ngàn người Hồng
Kông đã tràn vào sân bay quốc tế, trong khi nhiều người khác tập trung xung
quanh sân bay, họ dừng hàng rào chắn và hô vang khẩu hiệu “Giải phóng Hồng
Kông, cách mạng ngay bây giờ”. Nhằm cản trở người dân tới sân bay, nhà chức
trách đặc khu đã cấm các dịch vụ tàu điện ngầm cùng các tuyến xe bus đi tới khu
vực này
Rút kinh nghiệm từ các cuộc biểu tình
trong phong trào Ô năm 2014, khi nhiều thủ lĩnh của phong trào này đã bị bắt và
xử tù. Các cuộc biểu tình lần này ở Hồng Kông được xem là không có người lãnh đạo,
người biểu tình thông tin với nhau kế hoạch xuống đường thông qua các nhóm chat
trên Telegram.
Thất bại ở phong trào Ô đã mang lại
cho người biểu tình Hồng Kông rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, triết lý
“hãy như nước” của Lý Tiểu Long đang được những người biểu tình vận dụng thành
thục. Nước mềm mại, có thể len lỏi và thay đổi hình dạng để lưu chuyển cũng như
phản công, đây là những gì mà người Hồng Kông thể hiện trong suốt gần 100 ngày
biểu tình qua.
Trở lại với kế hoạch phong tỏa Internet
của giới chức Hồng Kông để cắt liên lạc giữa những người biểu tình, ông
Leonhard Weese, một nhà nghiên cứu bảo mật công nghệ độc lập, nói với HKFP rằng
tự do Internet là nền tảng cho nền kinh tế của hòn đảo, bên cạnh tự do về nguồn
lực tài chính, hàng hóa và con người. Vì thế nếu chính quyền đặc khu hạn chế
Internet sẽ làm tê liệt các tập đoàn lớn, và các sàn giao dịch chứng khoán, đó
là điều mà giới chức hòn đảo và chính quyền Trung Quốc không muốn.
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng rất khó để
chính quyền Trung Quốc tái thực hiện một Thiên An Môn thứ hai ở Hồng Kông, vì
sau 30 năm truyền thông đã phát triển mạnh mẽ, nếu có điều gì đó xảy ra thì Bắc
Kinh sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế, đặc biệt
là Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó các học sinh, sinh viên
năm 1989 gần như chỉ tập trung biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn nên dễ bị
quân đội vây giáp và đàn áp, nhưng người biểu tình Hồng Kông cho thấy họ không
chỉ tuần hành tại một nơi, nếu cảnh sát đàn áp một cuộc biểu tình ở đâu đó thì
ngay lập tức một cuộc biểu tình ở một địa điểm khác sẽ được kích hoạt.
Ông Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu châu Á của Quỹ Di sản nói rằng khó có Thiên An Môn thứ hai vì Bắc
Kinh đang phải đối mặt với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có quan điểm cứng
rắn với chính quyến Trung Quốc hơn rất nhiều so với chính quyền Mỹ hồi năm
1989, khi Tổng thống Bush (cha) đang làm chủ Nhà Trắng
Có thể nói Bắc Kinh đang phải đối mặt
với các cuộc biểu tình “vô hình” khi không biết được lãnh đạo biểu tình là ai,
và người biểu tình sẽ làm gì tiếp theo. Cùng với sức ép từ Hoa Kỳ và thế giới tự
do, chính quyền Trung Quốc sẽ rất khó để tìm ra lời giải cho vấn đề Hồng Kông với
cách tiếp cận bạo lực.
Những nhóm hỗ trợ khác
Ngoài diễn đàn LIHKG và những phòng
tin trên Telegram, phong trào đấu tranh của người dân Hong Kong còn được nhiều
nhóm hỗ trợ khác tiếp tay.
''Mọi thứ đều rất hữu cơ. Bất cứ ai
cũng có thể thiết lập ra một hai nhóm để làm bất cứ điều gì vào bất cứ lúc nào,
tùy theo khả năng hay sở thích, để hỗ trợ mục đích chung. Tụi tôi không cần phải
xin phép ai hoặc đăng ký ở bất cứ đâu. Mấy đứa bạn tôi cũng hoạt động trên
Telegram, nhưng chúng thuộc nhóm thiết kế áp phích.'' Qwan kể.
Một trong những nhóm thiết kế Qwan nói
đến có tên 'Anti-Extradition Promo Channel' tụ họp những người chuyên thiết kế
áp phích, tờ rơi, hay infographics, bằng nhiều thứ tiếng, để cổ động phong
trào, giúp quần chúng hiểu rõ mục đích đấu tranh của người dân Hong Kong, hay tố
cáo những hành động họ cho là phạm luật của chính quyền Hong Kong và chính quyền
Bắc Kinh.
Tính đến chiều 20/8, kênh
Anti-Extradition Promo Channel, có 17,576 người theo dõi, và tùy theo tình
hình, có ngày gửi ra khoảng vài chục áp phích, tờ rơi hay inforgraphics mới.
Bản quyền hình ảnh ANTI-EXTRADITION
PROMO CHANNELImage captionInfographics do nhóm Anti-Extradition Promo Channel
thiết kế
Nhóm Fight for Freedom - Stand with
Hong Kong, trong khi đó, hoạt động qua nhiều nền tảng khác nhau gồm Facebook,
Twitter và website riêng, là nhóm chuyên viết và thiết kế các trang quảng cáo
cho phong trào.
Bản
quyền hình ảnh STAND WITH HONG KONG Image caption Quảng cáo do đăng trên tờ
Global and Mail kêu gọi mọi người ký thỉnh nguyện thư yêu cầu sự hỗ trợ của
chính phủ Anh do nhóm Stand with Hong Kong thiết kế
Fight for Freedom - Stand with Hong
Kong hoạt động chặt chẽ với nhóm chuyên gây quỹ từ cộng đồng (crowdfunding) để
có tiền chi trả chi phí quảng cáo, với cuộc vận động gần đây nhất thu được hơn
hai triệu đôla chỉ trong vài giờ.
Theo trang Facebook của Fight for
Freedom - Stand with Hong Kong, sáng hôm 19/8 một lá thư ngỏ do nhóm soạn và
thiết kế đã được đăng tải cùng một lúc trên 11 tờ báo lớn trên thế giới, với
thông điệp chung, nhưng lời kêu gọi được điều chỉnh để thích hợp với từng đối
tượng độc giả.
Nhóm 全民罷買日 Bye Buy Day HK, với hơn 1000 thành
viên và khoảng 50 tình nguyện viên, chủ trương kêu gọi người Hong Kong không
tiêu tiền trong hai ngày thứ Sáu và Chủ Nhật hàng tuần, với mục đích dần dà tạo
áp lực kinh tế lên chính quyền, cũng tạo cơ hội an toàn nhất và tiết kiệm nhất
cho những người ủng hộ phong trào không thể hay ngại không tham dự biểu tình.
Bản quyền hình ảnhBYE BUY HKImage
captionMột áp phích của nhóm Bye Buy HK
Một đại diện dấu tên của nhóm nói với
BBC:
''Nếu người tiêu dùng có thể được trao
quyền bày tỏ ý kiến chính trị của họ với chính phủ qua việc tiêu dùng có chủ ý,
chính phủ sẽ cảm thấy áp lực phải đáp ứng nhu cầu của họ. Xét cho cùng, mọi
chính phủ đều quan tâm đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, với Hong Kong đặc biệt
quan tâm đến doanh số bán lẻ, du lịch và giá bất động sản, và việc người dân bớt
mua bán dần dà sẽ ảnh hưởng kinh tế''.
"Mặt khác, chúng tôi cũng khuyến
khích người tiêu dùng khi cần mua sắm thì nên ủng hộ những cửa hàng nhỏ tại địa
phương, thay vì mua hàng của những hệ thống buôn bán lớn, thường có khuynh hướng
ủng hộ Bắc Kinh,'' người đại diện nói thêm.Và còn nhiều những nhóm khác cung ứng
những gì cần thiết để hỗ trợ phong trào.
Lợi thế và nguy cơ
Có lẽ không có phương cách đấu tranh
nào là hoàn hảo, nhưng chủ trương 'không lãnh đạo' mang lại một số lợi thế nhất
định.
Trước hết, mô hình 'không lãnh đạo'
giúp phong trào không bị tàn lụi khi một vài lãnh đạo bị bắt.
Vào thời điểm cuộc diễn hành 2 triệu
người hôm 16/6, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ hơn 100 người. Cho đến nay, khoảng
750 người biểu tình đã bị bắt, nhưng phong trào vẫn hoạt động mạnh, vì không
đóng góp của riêng cá nhân nào là then chốt.
Thứ hai, việc trưng cầu dân ý qua các
diễn đàn giúp những ý kiến hay được ủng hộ và thực hiện, khiến phong trào không
chỉ tận dụng được trí não của một vài người, mà trí não của cả một tập thể.
Về điểm này, cụm từ 'không lãnh đạo'
chưa chắc đã mô tả đúng phương cách đấu tranh của họ, mà có lẽ phải nói đây là
phong trào có một mạng lưới nhiều nhà
lãnh đạo tản quyền mới chính xác hơn.
Lịch sử cho thấy các phong trào đấu
tranh bền vững trên thế giới thường có một mạng lưới kết hợp rất nhiều nhóm nhỏ
và nhiều tầng lớp lãnh đạo, như thế lãnh đạo của của các nhóm chỉ được giới hoạt
động biết đến, và không dễ bị chính quyền điểm mặt.
Thứ ba, mô hình 'không lãnh đạo' tước
đi nhiều quyền lực của giới cầm quyền, khiến cho họ khó đối phó hơn, vì đơn giản
là không thể điểm mặt, bắt bớ hay giam cầm tất cả mọi người.
Sở dĩ Hong Kong đã có thể huy động một
lúc hai triệu người xuống đường như hôm 16/6 và 1,7 triệu người hôm 18/8 (theo
con số của các nhà tổ chức), không phải vì phong trào không có lãnh đạo, mà vì
phong trào là một tập thể có nhiều lãnh
đạo tản quyền, trong đó có Mặt trận Nhân quyền Dân sự (gồm 50 nhóm khác
nhau), các Đoàn thể Sinh viên Học sinh, công đoàn Lao động, Công đoàn Sinh
viên, Công đoàn Lao động, Hội các bà mẹ, và hàng trăm những nhóm sinh hoạt trên
các nền tảng truyền thông xã hội nói trên.
Người biểu tình Hong Kong cho đến nay
đã thành công vì mô thức lãnh đạo tản quyền khiến mọi người tham gia đều được
trao quyền.
Họ không chỉ đi biểu tình, mà còn tùy
theo sở trường và hoàn cảnh, phối hợp nỗ lực để cung ứng những thứ cần thiết,
như ô dù, mặt nạ, thực phẩm, nước uống, rào chắn, cung cấp thông tin về các
nguy cơ như sự hiện diện của cảnh sát, dịch vụ tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, cố
vấn tâm lý, giao tiếp v.v...
Quan trọng hơn, họ thành công vì có một
mục đích chung, đi kèm với thấu hiểu sâu sắc về tinh thần dân chủ, biết tôn trọng
sự khác biệt, không đả kích nhau, ngay cả khi có những khuynh hướng đấu tranh
khác biệt, nhờ thế tránh được chia rẽ khiến phong trào bị suy yếu.
Đương nhiên, nguy cơ lúc nào cũng rình
rập một phong trào 'không lãnh đạo' vẫn là luôn luôn phải đối diện với một tình
huống khó khăn do một thiểu số quá khích hoạt động tùy hứng gây ra, và tình
hình có thể chuyển từ ôn hòa qua bạo động trong vài tích tắc.
Trong trường hợp đó, thái độ đặt mục
đích chung lên hết, và đồng lòng điều chỉnh kịp thời như chúng ta đã thấy cách
đây hơn một tuần là điều tối quan trọng.
Chưa biết phương thức đấu tranh 'không
lãnh đạo' cuối cùng có giúp người biểu tình Hong Kong đạt được kết quả mong muốn
không, nhưng có lẽ ngày nào mọi người còn chia sẻ một một mục đích chung, thì
ngày đó phong trào còn có thể tồn tại.
Gia tăng phản
kháng:
Một chiến lược
mới để Hồng Kông "thắng" Trung Cộng?
I/ Tiếp tục gia tăng phản kháng tại Hồng Kông?
Sau khi "chịu thua"
rút lại Dự luật Dẫn Độ, phía thế lực tay sai Trung Cộng hy vọng rằng "xí
gạt" được Phong trào Dân Chủ Hồng Kông (Phong trào DCHK) sẽ hài lòng và sẽ
đưa đến quyết định chấp nhận ngừng tranh đấu. Nhưng họ đã lầm lẫn, vì ngay sau
đó Phong trào DCHK tuyên bố tiếp tục tranh đấu để đạt thêm 4 mục tiêu còn
lại bao gồm:
1) điều tra độc lập hành động
đàn áp người biểu tình của cảnh sát;
2) trả tự do cho những người
biểu tình bị bắt;
3) ngừng gọi các biểu tình là nổi
loạn;
4) quyền được bầu cử tự do
toàn diện cho người dân Hồng Kông.
Một trong những lý do khiến
cho Phong trào DCHK cứng rắn đối phó với chính quyền tay sai Hồng Kông của bà Đặc
khu trưởng Hồng Kông - bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) - là kinh nghiệm
đau thương trong cuộc nói chuyện hoà giải vào dịp phản kháng năm 2014. Phong
trào DCHK tiết lộ vạch rõ thủ đoạn hứa hẹn, rồi lại lường gạt của chính quyền
này để đưa đến kết quả cuối cùng là 3 trong 4 nhân vât của Phong trào
DCHK tham dự cuộc đối thoại đều bị bắt vào tù đầy, mà trong đó có nhà tranh đấu
trẻ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chi-fung). Ý thức được điểm quan trọng này cho
nên Phong trào DCHK không muốn bị "thua" trước trò lường gạt "nuốt"
lời hứa cho cuộc phản kháng hiện nay bằng cách tiếp tục gia tăng phản kháng tại
Hồng Kông để đạt được các mục tiêu cuối cùng.
II/ So sánh giữa cuộc phản kháng năm 2014 và năm nay 2019
1/ Từ "cuộc cách mạng ô
dù" năm 2014 ...
Nhìn trở lại vào thời điểm năm
2014, Phong trào DCHK đã huy động được đến 200.000 người tham dự biểu
tình phản kháng đòi dân chủ cho Hồng Kông, mà được mệnh danh là "cuộc cách
mạng ô dù".
Đây quả là con số khổng lồ vì
tổng số dân Hồng Kông chỉ có khoảng 7,5 triệu mà thôi. Mặc dù đông đảo và kéo
dài dến 79 ngày liên tiếp, thế lực tay sai Trung Cộng không hề chịu
"thua" để nhượng bộ điều gì cả.
2/ …đến "cuộc phản kháng
toàn diện năm nay 2019"
Nhưng trong "cuộc phản
kháng toàn diện năm nay 2019" con số người dân tham dự biểu tình lên đến 2
triệu người. Gấp 10 lần!.Nếu loại trừ trẻ em và người già cả bịnh hoạn phải ở
nhà, thì với con số 2 triệu người này nói lên tính cách "toàn diện" của
cuộc biểu tình phản kháng.
III/ Một chiến lược mới để Hồng Kông "thắng" Trung Cộng?
Sau khi thất bại vào năm 2014,
Phong trào DCHK không nãn chí và nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong từng tuyên bố
rằng chúng tôi sẽ quay trở lại. Trong 5 năm (2014 - 2019) họ đã có thì giờ nghiền
ngẫm suy nghĩ tìm ra được một chiến lược mới để có thể "thắng" Trung
Cộng. Mà họ quả nhiên đã "thắng" vì lần đầu tiên trong lịch sử Trung
Cộng, nhà cầm quyền Bắc Kinh phải chịu "lùi bước" chấp nhận thu hồi Dự
luật Dẫn Độ lại (xem Nguồn 2 phía dưới).
1/ Tránh làm cho dân chúng sợ hãi
Kinh nghiệm lịch sữ cho thấy tất
cả các chánh quyền độc tài chỉ tồn tại được vì dân chúng sợ hãi không dám phản
kháng. Một lỗi lầm then chốt là cuộc phản kháng năm 2014 "được" truyền
thông báo chí vinh danh là "cuộc cách mạng ô dù".
Chính danh xưng "cách mạng"
đã khiến cho chánh quyền tay sai Hồng Kông chụp mũ kết tội là muốn nổi loạn lật
đỗ chánh phủ. Điều này làm e ngại cho dân chúng Hồng Kông vì họ không muốn vướng
vào vòng tù đầy.
Lần này Phong trào DCHK khôn
ngoan hơn nên đã yêu cầu truyền thông báo chí không nên gọi cuộc phản kháng này
là cuộc cách mạng. Mục tiêu trước nhứt là phải thu hồi Dự luật Dẫn Độ lại và mục
tiêu sau cùng là cùng nhau tôn trọng thực thi Thoả Ước Hồng Kông 1984 với căn bản
là 1 quốc gia 2 chế độ (nhất quốc lưỡng chế) để Hồng Kông được hưởng quyền bầu
cử tự do như đã quy định (xem Nguồn 3 phía dưới).
Cho nên không gì ngạc nhiên
khi Phong trào DCHK cương quyết đòi hỏi chính quyền tay sai Hồng Kông ngừng
gọi các biểu tình là nổi loạn.
2/ Tạo khí thế đoàn kết trong dân chúng
Phong trào DCHK đã sáng suốt
tiến hành làm xong một bản nhạc mới cho toàn dân Hồng Kông xử dụng có biểu tượng
như một bản quốc ca.
Phải công nhận họ có một sáng
kiến tuyệt vời khi kêu gọi mọi người chung sức góp ý hoàn thành bản nhạc đặc biệt
này với tên là "Vinh quang cho Hồng Kông" / “Glory to
Hong Kong” (xem Nguồn 4 phía dưới).
Một điều rất hi hữu & cảm
động là tất cả các thành viên ban nhạc đều mặc quần áo màu đen, đội nón bảo hộ
và mặt nạ chống lựu đạn cay. Chỉ thời gian ngắn ngủi đã có hàng triệu người vào
xem trong youtube và nhờ vậy Phong trào DCHK nhận được cảm tình & ủng hộ ở
khắp nơi trên thế giới, kể cả Trung Hoa lục địa.
3/ Vận động quốc tế yểm trợ cho Hồng Kông được tự do
Phong trào Hồng Kông biết rằng
hai triệu người Hồng Kông, hay ngay cả toàn dân Hồng Kông 7,5 triệu, cũng không
thể chống cự lại sức mạnh của Bắc Kinh. Do đó họ đi tìm đồng minh của thế giới
tự do khắp nơi. Chuyện này đang được Phong trào DCHK thực hiện:
a) Họ đã đi khắp nơi để
đẩy cuộc đấu tranh này lên dư luận & diễn đàn cho toàn thế giới biết rõ bộ
mặt thực của chế độ độc tài Trung Cộng.
b) Nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi
Phong đã đến Đài Loan, Đức và Mỹ để vận động dân chúng và chánh quyền quốc gia
này ủng hộ cuộc đấu tranh của họ.
Phong trào DCHK đặc biệt
chú trọng đến 3 quốc gia này vì tầm quan trọng chiến lược đối với cuộc tranh đấu
chống Bắc Kinh.
- Về phía Đài Loan, đảng cầm quyền Dân Tiến với TT Thái Anh Văn có chủ trương
chống Trung Cộng rõ rệt và đang đứng trước cuộc bầu cử rất quan trọng vào năm tới.
Chính vì vậy họ không bỏ cơ hội tích cực giúp đở phong trào phản kháng Hồng
Kông.Nhứt là Trung Cộng còn vướng vào khủng hoảng Hồng Kông thì khó lòng dám
dùng võ lực tấn công Đài Loan như thường rêu rao đe dọa từ mấy chục năm qua.
Ngoài ra, Đài Loan được Phong trào DCHK coi là căn cứ hậu cần vững chắc tiếp tế
tài chánh & tham mưu cho và sẵn sàng là nơi trú thân khi lỡ bị thất bại.
- Về phía Đức là quốc gia đứng đầu Liên
Âu nên có tiếng nói ảnh hưởng mạnh mẽ tại Âu Châu và không quá e sợ Trung Cộng
như các quốc gia nhỏ bé khác. Bằng chứng là khi nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi
Phong đến thủ đô Berlin vào ngày thì hầu hết các nhân vật quan trọng Đức đều đến
tiếp đón và phát biểu ủng hộ cuộc tranh đấu dân chủ Hồng Kông.
Tại sao vậy ?
Bởi lẽ dân tộc Đức có truyền
thống đam mê chính trị và từng trãi qua thời kỳ bị đàn áp khiếp đảm bởi các chế
độ độc tài, nên họ rất thông cảm với tâm tình của dân chúng Hồng Kông trước nạn
kềm kẹp của Trung Cộng
Đích thân Ngoại trưởng Heiko
Maas đã đến bắt tay nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong và trò chuyện rất thân mật
để bắn tín hiệu cho Trung Cộng biết rõ nước Đức ủng hộ cuộc tranh đấu dân chủ ở
Hồng Kông [xem hình].
- Về phía Hoa Kỳ đã thay đổi chánh sách đối phó với Trung Cộng. Thay vì hợp
tác làm ăn thương mại như hồi trước, thì nay Mỹ coi Trung Cộng như một đối thủ
nguy hiểm đễ sẵn sàng trừ khử. Ai cũng rõ chỉ Mỹ mới đủ sức ngăn chận được giấc
mộng của Trung Cộng muốn làm bá chủ hoàn cầu. Cho nên không gì ngạc nhiên
khi dân chúng Hồng Kông đã trưng biểu ngữ & quốc kỳ Mỹ mong được TT Mỹ
"giải phóng" khỏi vòng kềm kẹp của Trung Cộng.
IV/ Kết Luận
Nhìn thấy hình ảnh cả 2 triệu
người dân Hồng Kông "xuống đường" tranh đấu cho tự do dân chủ, đã khiến
gợi nhớ đến hình ảnh cả triệu người dân Đông Đức cũng can đảm hành động tương tự
trước đây 30 năm.
Một "phép mầu nhiệm chính
trị" đã xảy ra: chỉ 5 ngày sau đó chế độ cộng sản Đông Đức "chịu
thua" cho mở cửa Bức Tường Ô Nhục Berlin vào ngày 9.11/1989 để dân chúng
Đông Đức và Tây Đức được tự do qua lại.
Chính lúc đó là khởi điểm báo
hiệu sự sụp đỗ của Đế quốc Cộng sản Liên Sô và quả thực 2 năm sau Liên Sô chính
thức "biến mất" vào ngày 25.12/1991. Một đế quốc từng kiểm soát ảnh
hưởng trên một nửa thế giới !.
Chính vì vậy các thành viên của
Phong trào DCHK và dân chúng Hồng Kông lấy giai đoạn lịch sử này làm kim chỉ
nam. Biết đâu chế độ Trung Cộng quá tàn ác (còn hơn cả Liên Sô!) cũng không
thoát ra khỏi vòng nhân quả.
Riêng về VN chúng ta với đa số
đều ngưỡng mộ nhìn về phong trào biểu tình phản kháng Hồng Kông và kinh ngạc thấy
tuổi trẻ đã vận động cả 2 triệu người xuống đường tranh đấu rất ôn hoà và trật
tự. Tuổi trẻ đã hy sinh thật nhiều liên tiếp gần 4 tháng qua qua. Dù bị khủng bố
dù mõi mệt họ vẫn không đầu hàng làm tay sai cho giặc
Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ
Hồng Kông sẽ thành công tạo được một "phép mầu nhiệm chính trị" như
trước đây 30 năm và như vậy VN chúng ta không còn sợ Đại Hoạ Mất Nước vào tay
Trung Cộng nữa.
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
14 Tháng 09, 2019
Tham khảo:
Nguồn 1: Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải lo
sợ cho tánh mạng của mình và thú nhận đã sai lầm
Nguồn 2: Trung Cộng đã chịu "lùi bước" tại Hồng Kông
Nguồn 3: Thoả Ước Hồng Kông 1984 với căn bản là 1 quốc gia 2
chế độ (nhất quốc lưỡng chế)
Nguồn 4: Video bài hát “quốc ca” mới của Hồng Kông - “Vinh
quang cho Hồng Kông” - làm xúc động người dân thế giới
Nguồn 5: Cuộc biểu tình then chốt với khoảng 1 triệu người
tham dự một cách ôn hoà vào ngày 4.11/1989 tại công trường
Alexanderplatz chống chính quyền cộng sãn Đông Đức
Hong Kong: Tại
Sao Họ Không Sợ Hãi?
21/08/2019
Gần ba tháng trôi qua trên
vùng đất đang thấm đẫm không ngừng những câu chuyện vừa đáng ngạc nhiên lẫn
thán phục về sự minh mẫn, sáng tạo lẫn kiên trì và không hề sợ hãi của người
Hong Kong đang làm cho cả thế giới tròn mắt thán phục. Hong Kong đang trực diện
với sức mạnh lớn gấp ngàn lần từ đại lục, nơi hoàng đế cộng sản Tập Cận Bình
đang trị vì với chủ trương không bao giờ nhượng bộ trước bất cứ thử thách nào
xâm hại quyền lợi của chế độ.
Hong Kong bé nhỏ nhưng không tầm
thường, bởi mỗi lần xuống đường nó tập trung được hầu như toàn thể người dân
trên phần đất nhỏ bé này. Họ lần lượt thay nhau lên tiếng cho mơ ước chung:
thoát ra khỏi quy chế một quốc gia hai chế độ, thứ lý thuyết chỉ có trên giấy tờ
và thực tế tuy chưa tới 50 năm nhưng đại lục đã thọc bàn tay thô bạo vào vùng đất
này, vốn thừa hưởng thứ tự do thật sự chứ không phải từ bùa chú mà Đảng Cộng sản
Trung Quốc ban phát cho nhân dân trong nhiều chục năm qua.
Xuống đường biểu tình là sinh
hoạt chỉ xảy ra trong các nước có một nền dân chủ thực sự.Hong Kong tuy bị trả
lại cho Trung Quốc nhưng vẫn được sinh hoạt dân chủ như khi chưa trao trả.Nó được
quyền duy trì hệ thống kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản trong khi phần
còn lại là Trung Quốc đại lục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.Theo đề nghị này
của Đặng Tiểu Bình, Hong Kong có thể tiếp tục hệ thống chính trị riêng, các vấn
đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả các hiệp định thương mại và văn
hóa với nước ngoài.
Cuộc xuống đường chống lại Luật
Dẫn độ là mồi lửa châm vào sự sợ hãi sẽ bị đối xử như con dân của một nước cộng
sản khiến người Hong Kong quên hết những nỗi sợ khác nằm ngay trong thực tại. Họ
có thể bị đàn áp khốc liệt, bị đánh đập, giam cầm thậm chí mất mạng trong đám
đông mà họ là một thành viên… tuy nhiên tất cả những nỗi sợ ấy nếu so với phải
bị sống dưới chế độ cộng sản thì cái sợ thứ hai đáng suy nghĩ hơn.Hong Kong thừa
hưởng văn minh, tiện nghi và tư duy của thế giới dân chủ.Người dân được mở mắt
hàng ngày và sự so sánh giữa hai chế độ cộng sản và dân chủ không còn gì nghi
ngờ đối với họ nữa.
Những chàng trai, cô gái vừa
bước vào đại học được những người rất trẻ đi trước dẫn dắt vào cuộc chiến trường
kỳ này với niềm tin sắt đá vào kết quả cuối cùng. Có xem những video clip từ
các cuộc họp báo của sinh viên Hong Kong mới thấy hết tầm cỡ thật sự của họ. Vững
vàng, hiểu biết rộng rãi về quyền hạn của người dân, không khoan nhượng trước
những áp lực từ phía chính quyền đặc khu hay từ đại lục. Họ không có cử chỉ, lời
nói đao to búa lớn không hề lên giọng chỉ có ta là chân lý nhưng qua biện giải
của họ người ta thấy toát lên hửng hực lòng tin vào sức mạnh của nhân dân, thứ
duy nhất có thề chống lại cường quyền dù đó là cường quyền cộng sản.
Nhưng nếu chỉ một mình họ thì
câu chuyện sẽ không thể tiếp diễn như ngày đầu tiên, khi ít nhất 1 triệu người
cùng nhau kề vai hô vang một tiếng nói chung. Bên cạnh họ là cả xã hội Hong
Kong, ngoại trừ cảnh sát và chính quyền đang nhận chỉ thị từ đại lục.
Ngày 14 tháng 6 khoảng 6.000
bà mẹ đã tham gia cuộc biểu tình ngồi trong ba giờ tại Vườn Chater ở Trung
tâm.Các bà mẹ kêu gọi Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức và chính phủ phải rút lại dự
luật Dẫn độ. Họ giương cao những tấm bảng lên án sự tàn bạo của cảnh sát, như
"đừng bắn những đứa trẻ của chúng tôi."
Ba tuần sau ngày 15 tháng 7
hơn 8.000 người cao tuổi lại tập trung tại chỗ cũ làm cuộc tuần hành lần thứ
hai nhằm ủng hộ con cháu của họ tiếp tục xuống đường chống lại dự luật Dẫn độ với
những biểu ngữ có nội dung "Hãy ủng hộ những người trẻ tuổi. Hãy bảo vệ Hồng
Kong".
Ngày 26 tháng 7 hàng trăm người
tổ chức biểu tình ngồi tại phi trường quốc tế Hong Kong trong đó đa số là nhân
viên của các hãng hàng không và Hiệp hội tiếp viên hàng không Cathay Pacific. Cảng
vụ hàng không đã loại bỏ một số ghế để cung cấp thêm không gian cho người biểu
tình.
Vào đêm 1 tháng 8, hàng trăm
nhân viên từ 80 tổ chức tài chính khác nhau đã tham gia vào một cuộc biểu tình
tại Chater Garden ở Kim Chung về các vụ việc được cho là cảnh sát thông đồng với
các băng đảng xã hội đen và yêu cầu tôn trọng luật pháp. Ít nhất 700 công nhân
ngành tài chính đã đăng tải hình ảnh thẻ nhân viên để ủng hộ cuộc tổng đình
công toàn thành phố.
Ngày 2 tháng 8, khoảng 1.000
chuyên gia y tế đã tổ chức một cuộc mít tinh tại Edinburgh Place, Trung Hoàn.
Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Hong Kong chỉ trích các vụ bắt giữ đồng thời lên tiếng
về việc cảnh sát sử dụng quá nhiều hơi cay đối với các nhà hoạt động dân chủ.
Trong cùng ngày, hàng ngàn công chức Hong Kong tập hợp để ủng hộ những người biểu
tình.
Ngày 7 tháng 8, các luật sư
Hong Kong tổ chức một cuộc tuần hành trong im lặng để ủng hộ những người biểu
tình phản đối chính quyền.
Tối ngày 8 tháng 8, khoảng
1.200 người Công giáo đã tổ chức một cuộc diễu hành dưới ánh nến qua Trung Hoàn
trước khi kết thúc bên ngoài Tòa án phúc thẩm. Cuộc tuần hành do bốn tổ chức
Kitô giáo tổ chức,
Ngày 12 tháng 8, khoảng 100
chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đông Pamela Youde Nethersole ở Chai Wan biểu tình
chống lại sự lạm quyền của cảnh sát khi một người phụ nữ bị bắn vào mắt và bị
thương nặng. Nhân viên y tế giơ biểu ngữ có dòng chữ "Cảnh sát Hong Kong
đang cố giết người dân Hong Kong”
Ngày 16 tháng 8, cuộc biểu
tình được đặt tên "Ủng hộ Hồng Kông, quyền lực cho nhân dân" do nhóm
đại diện sinh viên từ 12 trường đại học tổ chức diễn ra tại công viên Chater
Garden ở khu vực trung tâm Hong Kong
Ngày 17 tháng 8, hàng ngàn
giáo viên, nhân viên ngành giáo dục xuống đường bày tỏ quan ngại về sự an toàn
của học sinh. Theo hãng tin Aljazeera, họ tràn xuống cao tốc, vào trung tâm
Hong Kong, vừa đi vừa hô vang: "Hãy bảo vệ thế hệ học sinh tiếp theo của
Hong Kong"!
Tất cả những cộng hưởng ấy làm
cho Hong Kong sinh động và rực sáng. Thế giới của 7 triệu con người ấy lan tỏa
khắp nơi và làm cho người trẻ Hong Kong thêm niềm tin vào sự tranh đấu của họ.
Hong Kong là một ngoại lệ hiếm hoi khi biểu tình không phải là những đám đông hỗn
loạn và thiếu kiểm soát, mặc dù đại lục cố gắng mang những thành phần bất hảo
vào phá rối nhưng tai mắt của người biểu tình đã nhanh chóng phát hiện và cô lập
chúng.
Theo
South China Morning Post cho biết ngày 18 tháng 8 cuộc tuần hành của 1
triệu 700 ngàn người dưới những chiếc dù đầy mà sắc của người dân Hong Kong đã
làm cho thế giới thấy rằng chí có sự kinh hoàng khi nghĩ tới phải sống trong thế
giới cộng sản mới đủ khả năng làm cho người dân Hong Kong sợ hãi tới mức phải
chấp nhận hy sinh những gì họ hiện có. Dĩ nhiên cái giá phải trả cho một nền tự
do dân chủ thật sự không hề nhỏ nhưng hiện tượng Hong Kong không những đánh động
người cộng sản phải xem xét lại chính mình mà nó còn là tiếng chuông cảnh tỉnh
thế giới Tây phương về sự nguy hiểm vô hình của Cộng sản chỉ phát hiện ra nó
khi phải sống cùng chứ không phải nhìn từ xa như các tòa đại sứ từng làm.
Dân Hồng Kông Không Khuất Phục Trước
"Hoàng Đế" Tập Cận Bình
RFIĐăng ngày 09-08-2019 Sửa đổi ngày
09-08-2019 12:34
Hoàng
Chi Phong (Joshua Wong), 22 tuổi, cựu thủ lĩnh Phong trào Dù Vàng 2014. Ảnh chụp
ngày 07/08/2019 tại Hồng Kông. Christophe Paget / RFI
« Tức nước vỡ bờ », từ phong trào phản
đối dự luật dẫn độ sang Hoa lục cách đây hai tháng, hiện người dân Hồng Kông
đòi lại những quyền cơ bản mà đáng lẽ họ tiếp tục được hưởng cho đến năm 2049
theo mô hình « một quốc gia, hai chế độ ».
Phong trào thu hút đủ mọi tầng lớp
tham gia, từ giới luật sư, ngân hàng đến công chức, lần lượt xuống đường ủng hộ
những đòi hỏi của người dân, mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình quy tụ hơn 2 triệu người hôm 16/06/2019 và cuộc tổng đình công hôm 05/08.
Tuy nhiên, mức độ bạo lực trong những vụ đụng độ giữa người biểu
tình và cảnh sát cũng đã vượt qua sức tưởng tượng. Điều này khác hẳn với phong
trào Dù Vàng năm 2014 mà Hoàng Chi
Phong (Joshua Wong), một trong những thủ lĩnh sinh viên vừa được
ra khỏi tù hôm 17/06, sau khi thi hành xong hai án tù năm 2017 và 2018. Vừa ra
khỏi tù, nhà hoạt động chính trị 22 tuổi đã lên tiếng kêu gọi đặc khu trưởng Hồng
Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức.
Đặc phái viên Christophe Paget của đài
RFI
đã gặp và phỏng vấn Hoàng Chi Phong tại
Hồng Kông.
RFI
: Hoàng
Chi Phong, anh ra tù cách đây hai tháng khi mà các cuộc biểu tình đã bắt đầu.
Hiện tại, anh tham gia phong trào như thế nào ?
Hoàng
Chi Phong : Tôi tham gia phần lớn các cuộc biểu tình. Cùng với đảng
Demosisto (đảng Dân Chủ), chúng tôi tổ chức hỗ trợ pháp lý bằng cách phối hợp với
học sinh trung học. Ngoài ra, chúng tôi quyên góp tiền (crowdfunding) và cũng tổ
chức tập hợp trong cuộc tổng đình công vào thứ Hai vừa qua (05/08).
Đây là đợt tổng đình công lớn nhất kể
từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, qua đó người dân Hồng Kông chứng
tỏ nhiệt huyết và quyết tâm của họ. Nhưng đó sẽ không phải là cuộc tổng đình
công cuối cùng. Tôi nghĩ là sẽ còn có một cuộc tổng đình công khác trong một hoặc
hai tháng nữa.
Giữa làn sóng biểu tình hiện nay và
phong trào của anh cách đây 5 năm có những điểm gì khác ?
Cách đây 5 năm, chúng tôi yêu cầu tổ
chức bầu cử tự do và chúng tôi đã phải đối mặt với chủ tịch Tập Cận Bình. Ngày
nay, chúng tôi cũng yêu cầu bầu cử tự do và chúng tôi phải đương đầu với hoàng
đế Tập.
Chúng tôi hoàn toàn biết rõ về chính
sách hà khắc của chủ tịch Trung Quốc mà chúng tôi đang phải chịu.
Ngoài
ra, phong trào này không có thủ lĩnh, và đây là một điểm tích cực.Chính quyền
Bắc Kinh không thể nhắm đến bất kỳ ai.
Họ không thể ngăn chặn phong trào bằng
việc lôi ra pháp luật một người đứng đầu.Chính nhờ điểm này mà phong trào kéo
dài được từ hai tháng nay để trở thành « mùa Hè của bất bình ».
Đới Diệu Bình (Benny Tai, phó giáo sư,
khoa Luật, đại học Hồng Kông), Ivan Long và tôi đều bị bỏ tù với tư cách là thủ
lĩnh chính trị, nhưng lần này phong trào không hề có người đứng đầu, mà chỉ có những nhà điều phối giúp người dân tiếp
tục đấu tranh.
Phong trào Dù Vàng chủ yếu là sinh
viên, nhưng giờ người ta có cảm giác là mọi tầng lớp xã hội đều tham gia. Vậy
đâu là lý do ?
Điều này là nhờ vào thế hệ hậu chiến (« babyboom ») và thế
hệ Millennials (còn gọi là « thế hệ Y », những người sinh ra từ khoảng năm 1980
đến đầu thập niên 2000). Chúng tôi ý thức rất rõ về tầm quan trọng của cuộc đấu
tranh vì dân chủ. Trên tổng số 500 người
bị bắt trong vòng hai tháng gần đây, người trẻ nhất chỉ mới 13 tuổi và người
già nhất là 63 tuổi.
Việc có nhiều thế hệ tham gia là điều
rất quan trọng, cho thấy sự đa dạng và đoàn kết của người dân Hồng Kông. Họ
không tin vào chính phủ Bắc Kinh do Tập Cận Bình lãnh đạo. Họ hoàn toàn hiểu rằng
có được bầu cử tự do quan trọng như thế
nào đối với tất cả chúng tôi.
RFI:Phải chăng
trong vòng 5 năm, người dân Hồng Kông đã mất niềm tin vào Bắc Kinh?
Hoàng
Chí Phong: Từ hàng loạt sự kiện như các nghị sĩ bị mất ghế, các nhà hoạt động
bị cầm tù, các nhà xuất bản bị bắt cóc, một thông tín viên nước ngoài bị trục
xuất khỏi Hồng Kông, chúng tôi hiểu rằng mô hình « một quốc gia, hai chế độ » đã bị xói mòn để trở thành « một quốc gia, một chế độ ».
Ông Tập Cận Bình đã thay đổi chế độ để
trở thành hoàng đế. Với việc sửa đổi Hiến Pháp mà ông cho thông qua để xóa quy
định về số nhiệm kỳ chủ tịch, ông Tập sẽ tiếp tục tại vị ở Trung Quốc trong 5,
10, 15 hoặc 20 năm nữa. Chính điểm này đã làm chúng tôi ý thức được tình hình
và cũng làm chúng tôi sợ.
Chính phủ Hồng Kồng phải được chính
người dân Hồng Kông công minh bầu lên, chứ không phải do những người bị Bắc
Kinh giật dây.
Những cuộc biểu tình hiện nay cũng bạo
lực hơn phong trào Dù Vàng. Có những cảnh khó mà hình dung ra được cách đây 5
năm.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay
1.800 lần trong hai tháng vừa qua, so với 18 lần khi diễn ra phong trào Dù
Vàng. Tình hình hiện nay khác hoàn toàn. Cảnh sát Hồng Kông đã dùng đến vũ khí
sát thương. Cảnh sát chống bạo động đóng trên nóc nhiều tòa nhà cao tầng ở
trung tâm Hồng Kông và bắn đạn hơi cay, đạn cao su từ tầng 14 để ngăn đoàn người
biểu tình. Họ thực sự triển khai cả một lực lượng đông đảo quá mức và có khả
năng gây chết người. Họ thi hành lệnh từ Bắc Kinh để làm nao núng người biểu
tình. Nhưng khí thế vẫn còn đó và phong trào vẫn tiếp tục !
Phong
trào Dù Vàng kéo dài hơn hai tháng mà không xảy ra bạo lực, trong khi lần
này, người biểu tình đã tấn công và làm hư hại trụ sở Nghị Viện, ngoài ra, nhiều
sở cảnh sát cũng bị nhắm đến.
Nhiều người bị bắn đạn cao su, trong
khi chúng tôi chỉ là những người biểu tình ôn hòa. Và người ta lại coi đó là
chuyện bình thường. Thật điên rồ, thật kinh khủng ! Người dân phẫn nộ và họ hy
vọng lấy lại quyền được bầu ra chính phủ của riêng họ.
Ngày 16/06, hai triệu người trên tổng số 7,5 triệu dân Hồng Kông
đã tham gia một cuộc tuần hành. Điều này cho thấy rõ mong muốn của chúng tôi có
được bầu cử tự do. Nhưng chính phủ hoàn toàn lờ đi cuộc tuần hành của người
dân. Không ai muốn cuối tuần nào cũng đi biểu tình cả, nhưng điều này đã xảy
ra.
Nhiều người biểu tình nhắm vào các trụ
sở cảnh sát, các tòa nhà của chính phủ để cho thấy rằng đó không phải là những
nơi đại diện cho tiếng nói của người dân. Cánh cửa thoát khỏi khủng hoảng không
phụ thuộc vào người biểu tình, mà phụ thuộc vào việc chính phủ đừng tiếp tục nấp
sau lực lượng chống bạo động và không làm gì cả.
RFI: Tại sao bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không rút hẳn
dự luật dẫn độ?
Hoàng
Chí Phong: Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ là con rối trong tay Bắc Kinh và chế
độ Cộng Sản. Bất kể quyết định nào của
bà đều phải phụ thuộc vào Quốc vụ viện. Vì thế mà chúng tôi cần có bầu cử tự
do, người điều hành đặc khu không được là con rối của Bắc Kinh.
RFI:Câu hỏi
quan trọng khác :Liệu Bắc Kinh có sẽ điều quân đến Hồng Kông?
Hoàng
Chí Phong: Chính quyền Bắc Kinh không thể điều Quân đội Giải phóng Nhân dân
Trung Hoa đến Hồng Kông. Nếu họ làm, thì
kinh tế và phát triển sẽ sụp đổ. Và cái giá mà các nhà lãnh đạo tài chính
thân Bắc Kinh ở Hồng Kông phải trả sẽ vô cùng lớn. Chính vì thế, họ sẽ không
bao giờ làm điều đó.
RFI: Vậy thì đâu là giải pháp thoát khỏi khủng
hoảng cho Bắc Kinh?
Hoàng
Chí Phong: Chánh quyền Hồng Kong phải:
·
Xóa dự luật dẫn độ,
·
Chấp nhận một ủy ban điều tra độc lập về tình
trạng bạo lực của cảnh sát và
·
Để người dân Hồng Kông được bầu cử tự do.
Chính quyền phải tước huân chương Bắc
đẩu Bội tinh đã trao cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Chúng tôi vừa đăng bản kiến
nghị về vấn đề này trên mạng Twitter. Người dân cần phải hành động. Bà Lâm Trịnh
Nguyệt Nga không xứng đáng nhận danh hiệu này khi bà điều cảnh sát chống bạo động
trấn áp người biểu tình và không màng đến mong muốn được bầu cử tự do của người
dân. Điều mà chúng tôi yêu cầu, đó là một quyền mà người dân châu Âu được hưởng
từ thế kỷ trước. Vậy mà chúng tôi vẫn còn phải đấu tranh để có được quyền đó.