Matt Mahan

ads header

Breaking News

Thông Điệp Từ Buổi Ra Mắt Sách Trần Văn Thạch Ở San Jose

Quan khách và BTC chụp hình lưu niệm sau khi kết thúc chương trình ra mắt sách Trần văn Thạch.
Thư Cho Con
Giáo Già
(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Thông Điệp Từ Buổi Ra Mắt Sách Trần Văn Thạch Ở San Jose

Ngày 25 tháng 10 năm 2018

H,

Vào hồi 1.30PM ngày hôm nay, Thứ Bảy 20/10/2018, khoảng 150 quan khách đã đến tham dự buổi ra mắt sách Trần văn Thạch, cây bút chống bạo quyền và áp bức, do Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy tổ chức tại Hội Trường Trung tâm Văn Hoá Việt Mỹ trên đường Lucrettia Ave., thành phố San José, Bắc California. Khách tham dự gồm đủ mọi thành phần, có người đến từ xa như San Francisco, Sacramento, Elk Grove…

Được MC Phạm Trần Mỹ Linh [xem hình] mời phát biểu khai mạc buổi ra mắt sách, Giáo sư Trần Minh Xuân [xem hình bên dưới] thay mặt ban tổ chức cho rằng buổi lễ ra mắt sách hôm nay nhằm mục đích gởi về quốc nội thông điệp nói về một trong những bằng chứng “trả lại sự thật cho lịch sử đã bị Việt cộng bóp méo từ lâu”. Nó cũng là “cáo trạng nói lên tội ác của CSVN”.Đồng thời, nó cũng là thông điệp cho thấy sự gian ác của Việt cộng đối với những nhà yêu nước “chống bạo quyền áp bức” dân tộc, không theo “Cộng sản Đệ tam” của Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu… Nó giải tỏa những ngộ nhận về “Đệ tứ quốc tế”, về những người yêu nước bị “Cộng sản đệ tam” tận diệt như Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu… Nó cũng nhắn cho bọn tay sai của Việt cộng tìm cách xuyên tạc buổi ra mắt sách là đem sách của “cộng sản đệ tứ” rao bán ở hải ngoại.

Ra mắt tác phẩm Trần Văn Thạch cũng là thông điệp gởi cho đồng bào hải ngoại về tấm gương đoàn kết, đấu tranh công khai hợp pháp, bất bạo động… mà một phần tư thế kỷ sau cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông cũng làm tương tự, mà chúng ta đã từng chiêm nghiệm qua tác phẩm “Di Cảo Giáo Sư Nguyễn Văn Bông” được Mekongtynan tái bản lần thứ ba năm 2009… Và cho tới nay sau hơn 70 năm cả nước bị độc đảng độc tài Cộng Sản cai trị nhiều trí thức yêu nước, đặc biệt là tuổi trẻ, đang nối bước đấu tranh chống bạo quyền áp bức.Con người đấu tranh chống bạo quyền áp bức Trần Văn Thạch được Việt Nam Cộng Hòa vinh danh bằng cách đặc tên đường và điều lý thú được ghi nhận trong tác phẩmlà bà Phan Thi Trọng Tuyến, người dịch các bài văn của tác giả Trần Văn Thạch đã cho biết: “hầu như ngày nào bà cũng đi trên con đường Trần Văn Thạch, ngang chợ Tân Định…”

Theo diễn giả,lời phát biểu khai mạc buổi lễ không cho phép ông làm “giai nhân”. Xin hiểu “giai nhân” ở đây không phải là “người đẹp” mà mà “nói dai”, nên ông phải kết thúc bằng lời trân trọng cám ơn quý vị quan khách đã lắng nghe, long trọng khai mạc buổi lễ, và kính mời cô Phạm Trần Mỹ Linh vàông Nguyễn Trung Cao bắt đầu buổi lễ.

Nhưng trước khi bắt đầu giới thiệu Giáo sư Ngô Đức Diễm giới thiệu tác phẩm “Trần Văn Thạch Cây bút chống bạo quyền áp bức”, MC Nguyễn Trung Cao đã giới thiệu Thiền sư Thích Không Chiếu, trưởng nam của ông Trần Văn Thạch, có món quà thân tặng Nghị viên Luật sư Nguyễn Tâm, người đã cho ban tổ chức sử dụng miễn phí Trung Tâm Văn Hóa Việt Mỹ, đó là tác phẩm “Trần Văn Thạch cây bút chống bạo quyền áp bức” [xem hình].

Bắt đầu giới thiệu tác phẩm, Giáo sư Ngô Đức Diễm [xem hình] gọi đây “Dấu Chân Lịch Sử Bi Hùng.” Đây là một tập biên khảo dày 506 trang gồm 6 chương và phần Phụ Lục, ghi dấu cuộc tìm kiếm rất công phu một nhân vật lịch sử với quyết tâm dùng ngòi bút chống lại bạo quyền và áp bức. Đối tượng tìm kiếm là Trần Văn Thạch, một nhà đấu tranh thuộc nhóm Đệ Tứ, và người đi tìm  là Trần Mỹ Châu, ái nữ của nhân vật chính, đã lạc mất lối đi của người cha thân yêu từ buổi thiếu thời.

Đệ Tứ thể hiện lòng yêu nước chân chính, yêu quốc gia dân tộc, chứ không đồng hóa yêu nước với “yêu xã hội chủ nghĩa” như Đệ Tam.
Đệ Tứ theo đuổi lý tưởng dân chủ tự do thực sự trong khi Đệ Tam chủ trương độc tài toàn trị, bóp chết tự do dân chủ.
Đệ Tứ coi cuộc tranh đấu là nỗ lực chung của toàn dân, chứ không tôn sùng cá nhân như Đệ Tam, tiêu biểu như Tố Hữu tôn thờ Stalin:
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Đệ Tứ chủ trương tranh đấu ôn hòa bất bạo động, khác với Đệ Tam chủ trương sắt máu “giết giết nữa bàn tay không ngưng nghỉ...”

Theo Giáo sư Diễm cuộc đấu tranh của Trần Văn Thạch và nhóm Đệ Tứ nhắm vào 2 đối tượng, một là thực dân Pháp, hai là cộng sản Đệ Tam.

Điều đáng nói là qua tác phẩm “Trần Văn Thạch, Cây Bút chống bạo quyền áp bức” chúng ta đã rút tỉa được những bài học lịch sử thật qúy giá, “ôn cố nhi tri tân”:

1. Thứ nhất là bài học về lòng yêu nước thể hiện trong lý tưởng đấu tranh cho nền độc lập và hạnh phúc toàn dân. Ông Thạch viết: “Chỉ cần chúng tôi có một trái tim và một chút lương tri là đủ để để chúng tôi mong muốn đất nước chúng tôi được độc lập tự do…”... Với lòng yêu nước thiết tha đó, Trần Văn Thạch đã đi vào lịch sử với con đường mang tên Trần Văn Thạch dưới thời chính phủ Việt nam Cộng Hoà...
2. Thứ hai là bài học về sự tri thức chính trị…Ông đã sớm nhận ra bộ mặt thật của cộng sản Đệ Tam, và quyết chống lại chế độ phản bội bất nhân đó. Kết qủa, ông đã bị thủ tiêu bởi chính tay những người đã từng là đồng chí một thời!...
3. Thứ ba là bài học về đấu tranh cách mạng. Đâu có áp bức và bất công thì đó có đấu tranh cách mạng. Trần Văn Thạch đã chống lại thực dân Pháp tàn ác, bất nhân… Ông cũng chống lại chính sách bạo trị bất nhân của cộng sản Đệ Tam, với khẩu hiệu “Trí Phú Địa Hào đào tận gốc trốc tận rễ”  hay “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”.
4. Thứ tư là bài học về tự cường tự lập. Mỗi quốc gia đều đặt quyền lợi nước mình trên hết, nên dân Việt không thể trông chờ hay ỷ lại vào ngoại bang, mà phải tự mình đứng vững và vươn lên. Ông Thạch đã viết trên Diễn Đàn Đông Dương: “Hỡi dân tộc An Nam, đừng chờ ai hết, tương lai dân tộc tùy thuộc ở chính dân tộc An Nam mà thôi!”

Như bài học kết thúc, Trần Văn Thạch đã nhấn mạnh vai trò quần chúng đối với chính quyền, như thể nước đưa thuyền đi và cũng có thể nhận chìm thuyền bất cứ lúc nào.“Chừng nào mà chính phủ còn được dư luận quần chúng ủng hộ, thì chừng đó họ còn đứng vững. Ngày nào mà dư luận không thích họ nữa, thì coi như ngày đó họ đã chết...” Đây hẳn là lời cảnh cáo chế độ cộng sản Việt Nam hôm nay đang mất chỗ đứng trong lòng dân tộc, và tất nhiên đang tuột dốc trên đà tự diệt… Chắc chắn nơi chín suối, Trần Văn Thạch sẽ mỉm cười nhớ lời tiên tri của Nguyễn Chí Thiện “Khi đất trời gió nổi.Tàn hung ơi! Bão lửa! Trốn vào đâu?Bám vào đâu?”

Được giới thiệu lên diễn dàn tiếp lời Giáo sư NgôĐức Diễm, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, qua giọng nói hung hồn, đi tìm cuộc đấu tranh của nhàđấu tranh chống bạo quyền áp bức Trần Văn Thạch qua bước chân không mệt mỏi của người con gái út Trần Diễm Châu,trải dài qua những nguồn tài liệu được lưu trử trên khắc thế giới, đặc biệt làở các thư viện và Việt Nam thời Pháp thuộc, với những sử gia tên tuổi, những chứng liệu và chứng nhân đáng tin cậy.

Không chỉ một mình Trần Diễm Châu đi tìm dấu chân cha, mà cô còn có sự góp công góp sức của nhà văn nữPhan Thị Trọng Tuyến, người đặc trách dịch các bài viết của ông Trần Văn Thạch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt rất điêu luyện. Chính côTrần Diễm Châu đã tiết lộ: “Chị lùng lục khắp các thư viện, hỏi han các sử gia trên thế giới. Chị theo dõi từng bước đi của cha, kiếm tìm từng bài trong những tờ báo cũ, như những mẩu đời ngắn gọn với những con số cho biết ngày tháng, như một thứ nhật ký, những mảnh ghép rời rạc mục nát...”

Qua những nỗ lực phi thường và qua sự cộng tác “hết mình” của Phan Thị trọng Tuyến độc giả sách Trần Văn Thạch dễ dàng có cái nhìnthấu đáo về lòng yêu nước của Trần Văn Thạch vànhững nhà ái quốc thuộc nhóm đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Hồ Hữu Tường…

Qua nét bút Trần Mỹ Châu, cuộc đi tìm người cha coi như bị “thất lạc” từ lâu là cuộc truy tầm lịch sử. Nó cho thấyTrần Văn Thạch là một nhà trí thức miền Nam, sang Pháp du học tại Đại học Toulouse năm 1926. Ông đã tham gia phong trào trí thức chống chế độ thuộc địa, gồm nhiều khuynh hướng…

Sau khi trở về nước tiếp tục tranh đấu chống chính sách đô hộ của thực dân, Trần Văn Thạch bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo cùng một số đồng chí, sống đời lao tù thật ác nghiệt… Nhưngông Thạch không chết vì thực dân, mà lại chết thảm trong tay cộng sản Đệ Tam, những kẻ đã từng cùng ông một thời hợp tác tranh đấu…

Đi sâu vào tác phẩm, chúng ta sẽ nhận thức rõ ràng lý tưởng, chủ trương đường lối và phương thức cũng như đối tượng đấu tranh của nhóm Trotskist nói chung và Trần Văn Thạch nói riêng.Về lý tưởng đấu tranh thì phái Troskist quyết chống lại áp bức và bạo quyền nhằm thực hiện độc lập tự do và dân chủ.Về phương thức đấu tranh, thì có sự phối hợp giữa mặt trận truyền thông báo chí và hoạt động nghị trường với chủ truơng đấu tranh ôn hòa bất bạo động, như tác phẩm đã khẳng định: “Thạch lúc nào cũng chủ trương tranh đấu công khai hợp pháp, ôn hòa bất bạo động, trên báo chí, tại nghị trường để nhân dân có quyền tự do dân chủ căn bản, để công nhân nông dân và lao động không bị bóc lột, để  dân nghèo được phúc lợi xã hội, để quần chúng không bị thực dân, tư sản quan lại hà hiếp..”VềTruyền thông thì tờ La Lutte được coi là cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Trotskist.Trên diễn đàn nầy, Trần Văn Thạch đã tạo được uy tín và niềm tin quần chúng, như bà Phương Lan Bùi Thế Mỹ đã viết: “Trên văn đàn La Lutte, Thạch được ngưỡng mộ, chính trường, cách mạng. Thạch được nhiều nguời kính mến, tôn sùng. Họ thường đến báo quán La Lutte ở số 99 đường Lagrandere để được biết mặt Thạch, tiếp xúc với Thạch là một vinh hạnh cho họ nhiều...”

Tác phẩm Trần Văn Thạch đã làm sáng tỏ khuynh hướng chính trị của Thạch là thể hiện lòng yêu nước chân chính, yêu quốc gia dân tộc. Theo bước chân đi tìm tung tích chacủa Trần Mỹ Châu, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng đã thấy Thiền sư Thích Không Chiếu màông đã theo lời MC Nguyễn Trung Cao nói là “Rũáo chinh nhân tựa cửa thiền”. Hãy nghe Đại táTrần Văn Tự kể lại trong chương 3, dưới tiêu đề ‘Thương Nhớ Cha” như sau: “Dì Ba tiếp một người khách lạ.cả hai nói chuyện thì thào, tôi không nghe rõ được. Chỉ thấy dì thỉnh thoảng lấy khăn lau nuớc mắt. Cuối cùng khách cũng đứng dậy cáo từ nói: Em xin chị cho em gửi lại cái đồng hồ và cặp mắt kiếng của anh Thạch để làm kỷ niệm. Còn quyển sổ tay xin gửi lại chị. Ra khỏi đây, em sẽ đi biệt vô âm tín. Xin chị đừng tìm...”Người đưa tin rồi ra đi biệt vô âm tín là một tù nhân bị nhốt chung với Trần Văn Thạch, cho biết Việt Minh đã bắt và thủ tiêu ông cùng lúc với nhiều người khác..

Cuộc tìm kiếm lịch sử của Trần Mỹ Châu thật đáng ca ngợi. Ái nữ của Trần Văn Thạch đã tìm thấy vết chân của người cha như một nét son trong dòng sử Việt; và tác phẩm “Trần Văn Thạchcây bút chống bạo quyền áp bức” rọi sáng những góc tối của truyền thống đấu tranh của những nhà yêu nước tưởng bị lãng quên của dân tộc. Buổi ra mắt sách được đoàn Du Ca Bắc Cali phụ trách phần chào cờ và văn nghệ góp vui với những nhạc phẩm đấu tranh sống động [xem hình], cùng giọng ngâm thơ của cô Như Hà.

Bước sang phần giới thiệu các nhận vật trong cộng đồng phát biểu, gồm Cựu ĐT Vũ Văn Lộc;  anh Nguyễn Xuân Hiệp, đại diện Dân biểu Ro Khanna; Bà Trương Vân Lan; Bà Diệp Tố Lan Hội Trưởng Hội Đồng Hương Phan Rang… Tất cảđã không tiếc lời ca ngợi giá trị của tác phẩm, ca ngợi 10 năm đi tìm vết chân cha của người con út Trần Mỹ Châu…

Riêng ông Hoài Sơn [xem hình] đãđặc biệt khiến hội trường thích thútheo dõi những nhân vật đấu tranh chống bạo quyền áp bức, những con người quốc gia yêu nước, bên cạnh những người cộng sản đệ tam gian ác tiêu diệt những người đệ tứ và không theo cộng sản.

Cóđiểm lý thú là cựu Dân biểu Việt Nam Cộng Hòa Luật sư Trần Minh Nhựt [xem hình]đã hung hồn lên án cộng sản đệ tam đã tàn sát người yêu nước nhưng không yêu xã hội chủ nghĩa như bọn chúng. Ông cũng ca ngợi ông Trần Văn Thạch là môt chánh khách yêu nước nhưng cũng là cây bút sắc bén chống lại áp bức đô hộ của Thực dân Pháp.Suốt đời ông tranh đấu bằng tiếng nói và ngòi bút rất hữu hiệu, khiến cho nhà cầm quyền Pháp nể phục.Ông kêu gọi thanh niên có tinh thần yêu nước tham gia chính trị, tranh đấu cho Dân quyền bằng báo chí, hội họp và tham gia bầu cử nghiệp đoàn.Đặc biệt ông nổi tiếng với mục “Les Petits Clous” (những cây đinh nhỏ). Mục này châm biếm chỉ trích chánh sách cai trị, những nhân vật cầm quyền một cách chua cay mà tế nhị với bút pháp tinh vi nhẹ nhàng nhưng nhức nhối khiến cho kẻ nào bị châm biếm thấy như bịđinh đóng vào người.Vì thời gian dành cho ông phát biểu có giới hạn nên ông xin ban tổ chức cho ông thêm 2 phút để nhận xét vềđề tài của cuốn sách. Thay vì “Trần Văn Thạch cây bút chống bạo quyền áp bức” nên sửa lạl là “Trần Văn Thạch người yêu nước nồng nạn chống bạo quyền áp bức”.Ông vui miệng nói theo lời Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng Tỳ kheo Thích Không Chiếu đã “Rũ ái chinh nhân dựa cửa thiền”, nhưng không thấy Tỳ kheo mặc áo dà; lại thấy ông mặc “áo vàng”, màu cờ của Quốc gia Việt Nam.

Một diễn giảđặc biệt khác làông chủ báo Mõ Huỳnh Lương Thiện [xem hình] đã cầm cuốn sách đưa lên cho mọi người thấy và nói rằng cuốn sách này giá thị trường có thể là 20, 30, 40 đồng hoặc hơn thế nữa, nhưng con cháu ông Trần Văn Thạch đã in ra để kính biếu mọi người tham dự buổi lễ như một thông điệp gởi tới mọi người tấm gương yêu nước nồng nàn bị Việt cộng sát hại. Ông cũng nói thêm là giá trị cuốn sách còn lớn hơn nữa qua thời gian quan khách dành tham dự buỗi lễ từđầu đến cuối; không thấy ai trong 150 người có mặt từđầu ra về.

Tiếp đến, Giáo sư Trần Minh Xuân cho biết: Hôm nay, ngày 20-10-2018, đúng ngày giỗ của ông Trần Văn Thạch nên ông kính mời người con trưởng là Thiền sư Thích Không Chiếu đến trước di ảnh giữa 2 bình bông tưởng niệm cha mình. Nhưng trước khi mời Thiền sưđến trước di ảnh người quá cố Giáo sư Xuân đã nói tới bài thơ “Ngày Tang Yên Báy” in trong cuốn “Thơ Hồn Việt” của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, được tái bản nhiều lần ở hải ngoại, trong bài thơ có câu “Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên” 13 anh hùng liệt sĩ trước máy chém của thực dân Pháp,lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930, trên một bãi cỏ rộng, với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ, mà bây giờ nhớ lại Giáo Già còn “lạnh mình”… Bây giờ Giáo Già thấy “Tử Thần” đang nghiêng mình “kính cẩn ghi tên anh hùng Trần Văn Thạch vào bia người tuẫn quốc”.Sau đó Giáo sư Xuân kính mời Thiền sưđến niệm trước di ảnh thân phụ.Theo đó thiền sưđã nghiêm chỉnh chấp tay tưởng niệm thân phụ.

Sau đóThiền sư bước lên diễn đàn chậm rãi nói: “Cộng sản là vô gia đính, vôtổ quốc, vô tôn giáo. Nhưng dân tộc Việt Nam đã hơn 4 ngàn năm, vẫn tồn tại… Vấn đề là thời gian. Thời gian sẽ cho thấy dân tộc Việt Nam sẽ trường tồn…”

Vấn đềđược đặt ra khiến Giáo Già nhớ lại lịch sử VN đãbị nhiều hỏa mù từ những người công sản nên bị bóp méo và thiên lệch sự thật.Nhiều sử gia Tây phương cũng xác định điều này từ lâu và gần đây một số nhà khảo sát lịch sử gốc Việt cũng lên tiếng về lịch sử VN bị bóp méo sự thật.Nhiệm vụ của dân tộc VN là làm rõ những thiên lệch ấy. Và hôm nay sách của cô Tiến sĩ Trần Mỹ Châu viết về cha mình đã góp phần không nhỏ trong việc soi sáng lịch sửđó.

Sách Trần Văn Thạch do đó là tài liệu, và Trần Văn Thạch là nhân chứng lịch sử, để cho thế giới và Hậu duệ VN biết được những danh nhân, những nhà ái quốc, những người có tinh thần quốc gia, để lấy đó làm tấm gương noi theo và biết được Cộng sản là gì, tại sao ông cha ta phải bỏ nước ra đi?Và tại sao “Thông điệp Trần Văn Thạch” gởi cho hơn 90 triệu đồng bào quốc nội và nhiều triệu đồng bào ở hải ngoại hiệu nghiệm.Cho đến nay cuộc đấu tranh ở cả quốc nội lẫn hải ngoại vẫn liên tục xảy diễn không ngừng cho dù họ có bịđàn áp cũng không ngừng.

Điển hình là ngày 4/9, Công an tỉnh Đồng Tháp và Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt giam ông Huỳnh Trương Ca, một blogger phản ảnh các vấn đề xã hội, với cáo buộc “kích động, chống phá nhà nước,” theo điều 117 Bộ luật hình sự, vì kêu gọi người dân xuống đường biểu tình vào dịp lễ Quốc khánh 2/9.Trong thông điệp phát đi hôm 16/8, ông Ca kêu gọi xuống đường biểu tình một cách ôn hòa vào ngày 4/9 để đòi các quyền hiến định của người dân.Trong một video clip được phát trực tiếp trên Facebook hôm 16/8, ông Ca nói, dù ông bị an ninh bố ráp và khủng bố tinh thần trong thời gian gần đây nhưng ông và các blogger khác quyết tâm phát động phong trào khai hiến, đòi quyền làm người như đã quy định tại điều 25 của Hiến Pháp năm 2013: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

Trong cuộc hội luận mới đây trên một đài Phát thanh Việt ngữ ở Houston, người điều hợp đã cho biết nhà cầm quyền đã tăng cường tối đa các biện pháp trấn áp trước và trong ngày lễ 2-9 khiến không có cuộc biểu tình nào của quần chúng nhân dân dự trù trước đó diễn ra được.Nhưng đó chỉ là tạm thời của hình ảnh “một con én không làm được mùa xuân”.Trái lại “một con én có thể liên kết nhiều con én thành đàn én”; để rồi sau đó “đàn én làm thành mùa xuân dân tộc”.Lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc,chống xâm lược Phương Bắc kéo dài hàng ngàn năm và chống xâm lược Phương Tây kéo dài gần 100 năm, đã chứng mình rằng những con én lẽ loi không bao giờ cô độc; bao giờ chúng cũng biết kết bầy làm thành đàn én, làm thành mùa xuân dân tộc.

Đúng như lời Thiền sư Thích Không Chiếu nói “Vấn đề chỉ là thời gian”.Đúng vậy, thời gian trôi qua từ thời anh hùng Trần Văn Thạch bị Việt cộng thảm sát chưa đầy 1 thế kỷ con én Trần Văn Thạch đã kết được con én Nguyễn Văn Bông, nóxuất hiện kết đoàn với con én Nguyễn Ngọc Huy và những đồng nghiệp, những môn sinh ưu tú của ông…

Đến bây giờ người ta thấy vô số những con én kết đoàn xuất hiện, khiến Việt cộng run tay đàn áp, vừa run tay vừa lùi từng bước một, khiến bản án 10 năm chúng dành cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ như một “giấc ngủ trưa”; vìTòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo quy kết “tuyên truyền chống nhà nước” ở phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 30/11/2017 chỉkhông đầy 1 năm sau, do sự can thiệp của quốc tế, Việt cộng phải trả tự do cho bà, chúng còn bị bắt buộc phải cho cảđại gia đình bà gồm mẹ và 2 con [4 người] sang đến Mỹđêm 17/10/2018 (giờ Mỹ) [xem hình đông đảo đồng bào tiếp đón bà ở phi trường Houston]. BàNguyễn Ngọc Như Quỳnh nói với báo giới khi vừa đặt chân xuống sân bay George Bush tại thành phố Houston, Texas: "Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho việc gặp gia đình nhưng vẫn sốc khi con trai và con gái ôm tôi trên máy bay... Chúng tôi đã chờ đợi hai năm trời rồi... Tôi không cô đơn và những tiếng nói tự do không bao giờ lạc lõng".

Trường hợp điển hình khác nữa là trước đó, ngày 3 tháng 2 năm 2007, công an đã khám xét văn phòng luật sư Thiên Ân trong khi luật sư Lê Thị Công Nhân (cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài) đang giúp cho một số sinh viên tìm hiểu về nhân quyền, tịch thu các tài liệu. Đến ngày 6 tháng 3 năm 2007, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân.

Ngày 11 tháng 5, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên án Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam. Ngày 27/11, tòa án phúc thẩm giảm bản án xuống 1 năm còn 4 năm về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", nhưng vẫn giữ thời gian quản chế 4 năm. Trước vấn nạn này nhân vật bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương nói: "Những hoạt động của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân là những hành động rất dũng cảm, trí tuệ, và họ đúng là những con người anh hùng. Bởi vì vấn đề dân chủ và vấn đề nhân quyền hiện nay là vấn đề bức xúc của nhân dân Việt Nam. Thế mà có những người rất trẻ như luật sư Nguyễn Văn Đài, như luật sư Lê Thị Công Nhân (27 tuổi) dám nói ra những vấn đề sự thật như vậy, lột trần tất cả những vi phạm nhân quyền và dân chủ của đảng Cộng sản và của chính phủ Việt Nam này ra; cho nên tôi hoàn toàn ủng hộ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân".

Ngày 16.12.2015 luật sư Nguyễn Văn Đài một lần nữa bị khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Ông bị bắt trên đường đi gặp đoàn đối thoại nhân quyền EU, tổ chức buổi nói chuyện với trưởng các nhóm xã hội dân sự và các nhà hoạt động, sau khi đã nói chuyện với chính quyền Việt Nam vào ngày hôm trước.

Ngày 22.2.2016, nghị sĩ Marie-Luise Dött, Phát ngôn viên về Chính sách Môi sinh và Xây dựng của Khối Nghị sĩ Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo Đức (CDU/CSU) trong Quốc hội Liên bang Đức, đã chính thức tuyên bố báo chí nhận bảo trợ quốc hội cho Luật sư Nguyễn văn Đài, nhà bảo vệ nhân quyền bất bạo động bị giam giữ từ ngày 16/12/2015 theo lời yêu cầu của tổ chức nhân quyền Veto! Human Rights Defenders‘ Network. Bà đã gặp ông Đài tại Hà Nội vào tháng 8 năm ngoái cùng với phái đoàn đại biểu nhóm CDU/CSU của quốc hội Đức trong chuyến sang thăm Việt Nam. Cũng gặp ông Đài vào lúc đó là ông Volker Kauder, chủ tịch nhóm liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức, cũng đã lên án khe khắt vụ bắt giam ông Đài. Ông nghi ngờ là, vụ bắt giam này là để dập tắc một tiếng nói phê phán, nó cho thấy là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam từ trước tới giờ vẫn chưa thể chấp nhận được.

Ngày 10 tháng 4 năm 2017, bà Vũ Minh Khánh, vợ của ông Đài cho biết: "Tính đến 16/4/2017, chồng tôi đã bị tạm giam tròn 16 tháng, sau ba lần gia hạn lệnh tạm giam mà chưa công bố kết luận điều tra, cũng như không cho các luật sư tiếp xúc. Bên cạnh đó, chồng tôi còn bị biệt giam.Về phần tôi đến nay, chỉ được thăm gặp chồng hai lần, tháng 10/2016 và tháng 1/2017.Anh ấy nói với tôi rằng anh gặp rất nhiều áp lực trong tù."

Ngày 5 tháng 4 năm 2018, Nguyễn Văn Đài bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử tù 15 năm tù, 5 năm quản chế với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Tòa án cho rằng Nguyễn Văn Đài chưa nhận thức được hành vi phạm tội, không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bản thân lại có tiền án về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên cần áp dụng mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác trong vụ án.

Tuy đang bị Việt Nam khởi tố, tạm giam, ông Đài được tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải Nhân quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Đức vào ngày 5 tháng 4 năm 2017. Ngày 10 tháng 4 năm 2017, bà Vũ Minh Khánh, vợ của ông Đài đã bị chặn tại sân bay Nội Bài với lý do "bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội" khi định bay sang Weimar để nhận giải thay chồng.

Nhưng, sau đó, vào đêm 7/6/2018Luật Sư Nguyễn Văn Đài được VC chorời khỏi nhà tù Hà Nội, rồi cùng vợ là bà Nguyễn thị Minh Khánh, và cộng sự viên Lê Thu Hà [cũng bị VC giam trong tù] lên đường sang Cộng Hòa Liên bang Đức tị nạn, bất kể bản án còn… dài. Từ Beilstein, thành phố Stuttgart, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Luật sự Nguyễn văn Đài kể lại: “Quá trình tôi ra khỏi nhà tù Việt nam là một quá trình rất lâu dài vì tôi bị bắt từ ngày 16/12/2015, mà mãi đến tận ngày 7/6/2018 mới ra khỏi nhà tù Việt Nam, tức là gần 2,5 năm bị giam trong tù. Trong quá trình tạm giam thì từ ngày 12/5/2016 thì an ninh Việt Nam đã vào trại giam thuyết phục để tôi đi định cư ở Úc. Nhưng lúc đó 2 tháng liền vợ tôi không vào thăm, sợ vợ tôi có vấn đề về sức khỏe, nên tôi yêu cầu họ cũng cấp thông tin về tình trạng sức khỏe vợ tôi rồi tôi mới quyết định có đi hay không.Sau này tôi mới biết vợ tôi đang đi vận động quốc tế vì vậy họ không đáp ứng yêu cầu của tôi, việc đó không thành công.”

Mặc dù đã được các quốc gia Úc, Mỹ nhận cho đi định cư, thế nhưng, luật sư Nguyễn văn Đài vẫn chọn nước Đức để bắt đầu lại cuộc sống và tiếp tục cuộc đấu tranh, ông cho biết lý do:“Đến nước Đức không phải là để mưu cầu cuộc sống tốt cho bản thân mình mà mình đến nước Đức để có nhiều thời gian hơn, điều kiện đấu tranh tốt hơn cho đồng bào của mình trong nước. Nếu mình đến nước khác thì mình phải mưu cầu cuộc sống, phải đi làm, đi lao động phục vụ cuộc sống thì mình sẽ không còn tâm trí, không còn thời gian để dành cho những anh em của mình trong nước nữa.”

Trả lời câu hỏi làm thế nào để có thể tiếp tục đấu tranh cho dân chủ Việt Nam một cách hiệu quả khi không còn nằm trong chính cuộc chiến đó, luật sư Nguyễn văn Đài cho đài RFA biết một chi tiết mà ông cho là khá bất ngờ làm cho ông có thêm động lực: “Từ lúc đến Đức thì tôi cũng đã kịp liên lạc với các anh em và đã hỏi anh em là việc họ bắt những người lãnh đạo của Hội Anh Em Dân Chủ và xử một mức án rất là cao thì các anh em có sợ hay không ? Họ nói rằng họ không có sợ và họ chỉ hỏi rằng kinh nghiệm của anh trong tù như thế nào? Tôi hỏi: Tại sao anh em không hỏi cuộc sống của anh ở nước Đức thế nào? Họ bảo là: Không, bọn em chưa cần biết điều đấy, bọn em đang bị chính quyền truy đuổi cho nên bọn em có thể bị bắt bất cứ lúc nào nên bọn em cần kinh nghiệm của anh để nếu khi nào không may bị bắt thì bọn em có kinh nghiệm đối phó với cơ quan anh ninh Việt Nam thôi chứ họ không có ý định rời khỏi Việt Nam, thì đối với tôi đây là điều khích lệ tôi rất là nhiều. Tôi rất cảm động với sự kiên cường của anh em trong nước và tôi cũng đã kịp hướng dẫn anh em làm sao có thể hoạt động hiệu quả hơn và an toàn hơn.”

Có luồng dư luận cho rằng, ra đến hải ngoại, vai trò của những người hoạt động dân chủ tị nạn sẽ mờ nhạt đi rất nhiều khi không còn phải đối diện với thực tế trong chế độ độc tài, luật sư Nguyễn văn Đài cho rằng trường hợp của ông sẽ khác: “Tôi từng sống ở nước ngoài và đi nước ngoài rất nhiều lần. Cái khác biệt của tôi là tôi có tổ chức của tôi. Hội Anh Em Dân Chủ đã đâm rể, đã có cơ bản trong nước dù thời gian vừa qua họ đánh phá rất mạnh, nhưng dù sao, anh em trong nước vẫn còn và trong suốt nhiều năm hoạt động, từ khi tôi ra tù sau bản án đầu tiên thì tôi đã có kết nối rất nhiều với các xã hội dân sự trong nước. Cái mà mình có duy trì được không là mối quan hệ giữa mình với trong nước và mối quan hệ giữa mình với các tổ chức quốc tế.Một thuận lợi nữa là khi trong nước thì tôi cũng đã có những mối quan hệ quốc tế rất là nhiều và đã từng được sự ủng hộ của họ về mọi mặt, bây giờ mình tiếp nối mối quan hệ đó.Điều đó sẽ đem lại hiệu quả trong nước và những kiến thức của tôi vẫn giúp đỡ cho anh em trong nước rất là nhiều. Cho nên tôi tin rằng tôi sẽ có những khác biệt với những người đi trước và sẽ góp phần vào sự thành công trong việc đem lại Tự do, Dân chủ cho Việt Nam.”

Về tình hình sứ khỏe hiện tại ông cho biết: “Trước đây sức khỏa tôi rất là tệ: tôi bị bệnh đại tràng, bệnh dạ dày, bệnh đau lưng, lở ngứa hai gan bàn chân. Từ khi sáng đây, môi trường sống rất tốt, ăn uống không phải lo ô nhiễm về thức ăn, được sự quan tâm, yêu mến của những người Việt Nam tại Đức cũng như sự thăm hỏi của đồng bào khắp nơi gửi về. Khi tôi vào FB tôi thấy tất cả những lời chúc mừng cho gia đình đã thoát khỏi ngục tù cộng sản thì tôi vô cùng cảm động.Nhưng việc đó như những viên thuốc thần tiên làm cho tôi phục hồi sức khỏe rất nhanh.Cả hai vợ chồng tôi đều phục hồi sức khỏe tốt và lúc nào cũng đầy đủ năng lượng để tiếp tục cuộc đấu tranh cho cuộc đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam.”

Cuối cùng, luật sư Nguyễn văn Đài gửi lời cám ơn đến với những cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đang dấn thân cho công cuộc đấu tranh dành Tự do Dân chủ cho Việt Nam! “Trước hết tôi vẫn phải cám ơn đồng bào, anh em trong nước rất là nhiều, tôi có xem clip họ gửi cho tôi xem khi họ đến thăm gia đình tôi. Tôi rất làm cảm động bởi sự quan tâm, giúp đỡ của những anh em đã không quên tôi khi tôi trong hoàn cảnh khó khăn, họ đã động viên tôi rất nhiều, điều đó giúp tôi rất là vững vàng, rất là tin tưởng và rất là tự hào về những gì mà tôi đã làm cho đất nước này, dân tộc này. Và lời tôi nhắn gửi đến anh em là: Yên tâm, tôi không bao giờ quên ai cả, tôi sẽ làm tất cả những gì đó để ủng hộ, giúp đỡ cho anh em đứng vững vàng và tiếp tục con đường đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của mình, con đường chính nghĩa của mình nhằm đem lại Tự do, Dân chủ cho tất cả người dân Việt Nam”

Từđó, mọi người đã thấy hầu nhưlúc nào Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng có mặt trong các buổi đấu tranh chống VC.Điển hình làNguyễn Văn Đài có mặt tại 1 buổi văn nghệ ở München tháng 7 năm 2018, quyên tiền cho những người biểu tình bị đàn áp [xem hình trang trước].

Cũng vậy,Luật sưNguyễn Văn Đài cũng có mặt vàphát biểu trong một cuộc biểu tình chống Luật đặc khu và Luật An ninh mạng đối diện tòa lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt ngày 4.8.2018 [xem hình].Luật sư Nguyễn văn Đài nói: Tôi sẽ không bao giờ quên anh em!

Về Luật an ninh mạngmọi người đều thấy sắp tới đây nósẽ bịt miệng người dân trong nước và ngăn cản sự trao đổi thông tin, Luật sư Nguyễn văn Đài đưa ra giải pháp: “Bây giờ phải nhờ đến vai trò của người Việt hải ngoại. Trước đây, khi các anh quay các clip thì các anh chị em có thể tải trực tiếp lên mạng Facebook của họ. Để bảo đảm cho các anh em trong nước thì chúng ta phải qua một khâu trung gian, tức là chuyển tải ra bên ngoài, và người Việt hải ngoại phải đóng vai trò đẩy thông tin đó lên quốc tế và đẩy thông tin đó trở về trong nước, để đảm bảo cho trong nước an toàn hơn, đó là sứ mệnh của chúng ta ở hải ngoại.”

Cũng từđó, mọi người hẵn thấy đãkhông ngừng có những con én kết đoàn, nếu chưa thành đàn én mang mùa xuân về cho dân tộc thìít nhứt nó cũng mang niềm tin thời gian chắc không xa hơn lòng mong được của dân tộc. Nếu chẳng may có những con én bị nạn, bị biến thành những “xác én” thì những con én tình nguyện dấn thân hy sinh làm “những xác én”, như Trần Văn Thạch, thì những“xác én” của các anh hùng hào kiệt và người dân chắc chắn sẽđem lại “Mùa xuân cho Dân tộc”…[xem phụđính].

Hẹn con thư sau,
Giáo Già

------------------------------------------------
Phụđính
Những xác én sẽ làm nên mùa Xuân dân tộc
16/10/2018
Thiện Ý

Như mọi người đã biết, trong mấy tháng gần đây, đảng và nhà cầm quyền của chế độ độc tài toàn trị “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đã liên tục đưa ra xét xử và kết án nặng nề những nhà bất đồng chính kiến và nhân dân chỉ vì các hoạt động ôn hòa đấu tranh cho các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền được biểu tỏ trên thực địa hay trên mạng truyền thông. Thế nhưng bị đảng và nhà cầm quyền coi là vi phạm Bộ luật Hình sự của chế độ cũng như Luật An ninh mạng mới được quốc hội của đảng CS thông qua, dù bị nhân dân chống đối quyết liệt và chưa có hiêu lực chấp hành cho tới đầu năm tới 2019.

Sự thể này cho thấy từ đây, ngoài công cụ pháp lý là “Bộ Luật hình sự” để nhà cầm quyền trấn áp các hoạt động thể hiện các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền trên thực địa; nay tăng cường thêm “Luật An ninh mạng” là công cụ pháp lý để “bịt miệng, siết cổ” nhân dân trên lãnh vục truyền thông trên mạng.

Hệ quả thực tế đúng như tuyên bố hôm 09/10 vừa qua của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, trong đó có đoạn viết “Xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và những bản án nặng nề đối với các nhà hoạt động ôn hòa từ đầu năm 2016 đến nay hết sức đáng lo ngại. Từ đầu năm 2018 đến nay, Việt Nam đã kết án hơn 30 nhà hoạt động ôn hòa, tăng đáng kể so với năm ngoái.”

Tuyên bố này nhằm bày tỏ quan ngại của Hoa Kỳ về hành động mới nhất của nhà cầm quyền Việt Nam xử phạt các nhà hoạt động thuộc “Liên minh Dân tộc Việt Nam” hôm 05/10. Theo đó, Tòa án thành phố HCM đã tuyên phạt ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù, và Phan Trung 8 năm tù.

Ngoài ra, chiến Dịch NOW! (Now Campaign), một chương trình có sự tham gia của 14 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế cho biết chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong điều kiện tương tự, tăng hơn 80 người so với con số 165 vào tháng 11 năm 2017, khi chiến dịch được khởi xướng. Tổ chức Now Campaign cũng nói rằng Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người hoạt động bị giam cầm, chỉ sau Myanmar.

Trong chín tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, và kết án 33 người hoạt động với tổng cộng mức án 225.5 năm tù và 56 năm quản chế, theo NOW Campaign.

Ngoài ra, Việt Nam đã kết án 60 người tham gia các cuộc biểu tình hồi giữa tháng 6 để phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế, với tổng cộng 113 năm và 5 tháng tù và tổng cộng 89 tháng quản chế. Có 148 tù nhân lương tâm thuộc sắc tộc Kinh và 75 người Thượng từ Tây Nguyên, hai người thuộc sắc tộc Khmer Krom.[Xem hình cuộc biểu tình chống 2 dự luật, Đặc Khu Kinh Tế và An Ninh Mạng bị bạo quyền Việt cộng trấn áp].

Vẫn theo NOW Compaign, để đối phó với sự bất mãn xã hội ngày càng gia tăng và trấn áp giới bất đồng chính kiến, chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp hà khắc, bao gồm kết án nhiều người bất đồng kính kiến với những bản án nặng nề, bắt giữ nhiều blogger và cáo buộc họ với những cáo buộc chính trị, và sử dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn các cuộc biểu tình trên đường phố. Chỉ riêng từ ngày 1/7 đến ngày 30/9 năm nay, Việt Nam đã bắt giữ 19 nhà hoạt động và blogger. 10 người trong số họ bị buộc tội theo cáo buộc trong Bộ Luật Hình sự, trong khi các cáo buộc chống lại 9 người còn lại vẫn chưa được công bố, mới nhất là vụ bắt giữ blogger Hoàng Thị Thu Vang vào ngày 14/9 với cáo buộc “Phá rối an ninh” ở thành phố HCM

Vào tháng 4 năm nay, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết có ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam ở Việt Nam, đa số phải sống trong các điều kiện tệ hại và bị ngược đãi.Ông James Gomez, Giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á tuyên bố: “Việt Nam là một trong những nhà tù giam giữ nhiều nhà tranh đấu hòa bình nhất Đông Nam Á – một danh hiệu đáng xấu hổ. Cả 97 tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết được là những con người can đảm, đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền. Điều tệ hại nhất là con số này có thể thấp hơn so với thực tế.”

Sau đây có thể liệt kê một số vụ án điển hình cho điều mà bản Tuyên bố của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như sự ghi nhận của chiến dịch NOW, và Tổ chức Ân xá Quốc tế về sự gia tăng cường độ và mức độ đàn áp dân chủ, tước đoạt các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền trên thực địa cũng như trên mạng của nhà cầm quyền CS Việt Nam.

1.- Ngày 27/9/2018. Facebooker Bùi Mạnh Đồng bị Tòa án ở Cần Thơ kết án 2 năm 6 tháng tù, cho là vì đăng tải những thông tin và hình ảnh ‘xuyên tạc’ các lãnh đạo Đảng và Nhà nước.Ông Đồng, 40 tuổi, bị kết án với tội danh ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 331 của Bộ Luật hình sự 2015, theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN).Đây là người thứ hai ở Cần Thơ nhận án tù trong tuần này vì đăng tải những thông tin mà chính quyền cho là nhằm bôi nhọ Đảng và Nhà nước trên Facebook.

2.-Hôm 26/9, một tòa án ở tỉnh Bình Thuận đã tuyên phạt mức án gần 50 năm tù đối với 15 người với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ do tham gia vào đợt biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và Luật An ninh Mạng vào tháng 6, theo hãng tin Reuters.

3.- Hôm 24/9, một tòa án ở Cần Thơ đã phạt blogger Đoàn Khánh Vinh Quang 27 tháng tù vì đăng tải thông tin xúc phạm đảng cộng sản, chính phủ Việt Nam (giống như tội “phạm húy” hay “khi Quân” thời phong kiến), và kêu gọi biểu tình.Hãng tin Reuters cho biết nhà hoạt động Đoàn Khánh Vinh Quang, 42 tuổi, chủ tài khoản “Quang Đoàn” trên Facebook, bị phạt tù 27 tháng với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

4.- Với cùng tội danh như ông Quang, hôm 22/9, một tòa án ở Cần Thơ tuyên phạt Nguyễn Hồng Nguyên, 38 tuổi, và Trương Đình Khang, 26 tuổi, hai năm tù giam và một năm tù giam.Ông Nguyên, chủ tài khoản Facebook “Nguyên Hồng Nguyễn (Bồ Công Anh)” và bà Khang, chủ tài khoản Facebook “Hồ Mai Chi,” bị cáo buộc là đã soạn thảo, đăng và chia sẻ những bài viết, hình ảnh và video “có nội dung nói xấu, bôi nhọ lãnh tụ vô sản quốc tế, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

5.-Một tòa án ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hôm 18/9 tuyên án tù hai người vì tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu hồi tháng 6.Ông Tạ Thành Duy, 47 tuổi, và ông Nguyễn Văn Ý, 32 tuổi, bị tuyên cùng mức án 1 năm 3 tháng tù giam về tội “gây rối trật tự công cộng” khi tham gia cuộc biểu tình diễn ra ở Nha Trang vào ngày 10/6.

6.-Ngày 4/9, Công an tỉnh Đồng Tháp và Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt giam ông Huỳnh Trương Ca, một blogger phản ánh các vấn đề xã hội, với cáo buộc “kích động, chống phá nhà nước,” theo điều 117 Bộ luật hình sự. và kêu gọi người dân xuống đường biểu tình vào dịp lễ Quốc khánh 2/9.Trong một video clip được phát trực tiếp trên Facebook hôm 16/8, ông Ca nói, dù ông bị an ninh bố ráp và khủng bố tinh thần trong thời gian gần đây nhưng ông và các blogger khác quyết tâm phát động phong trào khai hiến, đòi quyền làm người như đã quy định tại điều 25 của Hiến Pháp năm 2013: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Trong thông điệp phát đi hôm 16/8, ông Ca kêu gọi xuống đường biểu tình một cách ôn hòa vào ngày 4/9 để đòi các quyền hiến định của người dân.

7.-Một tòa án ở tỉnh Đồng Nai hôm 30/7 tuyên án tù từ 8 tháng đến 1 năm 6 tháng đối với 15 người biểu tình chống hai dự luật gây tranh cãi hồi đầu tháng 6 là “Đặc khu hành chánh kinh tế” và “An ninh mạng”. Nhà chức trách khép những người này vào tội “gây rối trật tự công cộng”.Tin cho hay, bị cáo nhận bản án cao nhất là Nguyễn Duy Quang, 35 tuổi, ngụ ở huyện Thống Nhất trong tỉnh. Mức án cao thứ nhì, 1 năm 4 tháng tù, được tuyên cho Phạm Ngọc Hạnh, 45 tuổi, sống tại thành phố Biên Hòa. 13 người còn lại nhận mức án từ 8 - 10 tháng tù.

8.- Hôm 23/7, 10 người khác đã bị tòa án huyện Tuy phong tuyên án tổng cộng 27 năm tù giam vì tham gia bạo động tại thị trấn Phan Rí Cửa, theo VTC News.Trước đó, ngày 12/7, Tòa án tỉnh Bình Thuận tuyên các án tù lên tới 2 năm rưỡi đối với sáu người tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu.

Những vụ án điển hình trên đây cho thấy, đảng và nhà cầm quyền của chế độ độc tài toàn trị hiện nay đã và đang điên cuồng gia tăng cường độ và mức độ trấn áp mọi tiếng nói bất đồng chính kiến của người dân; dù đó chỉ là sự thể hiện ôn hòa các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền đã được chính Hiến pháp của chế độ qui định.

Trong cuộc hội luận mới đây trên một đài Phát thanh Việt ngữ ở Houston, người điều hợp đã nêu ra tình hình thực tế trên, với sự kiện diển hình là nhà cầm quyền đã tăng cường tối đa các biện pháp trấn áp trước và trong ngày lễ 2-9 khiến không có cuộc biểu tình nào của quần chúng nhân dân dự trù trước đó diễn ra được, để nêu câu hỏi với người viết: “Với kinh nghiệm của một người từng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền bị bắt cầm tù trong nước, đánh giá thế nào về việc nhà cầm quyền tăng cường các biện pháp trấn áp đối với cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của quần chúng và tinh thần của các nhà đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước?”.

Sau đây là câu trả lời của chúng tôi: Các biện pháp trấn áp bằng các công cụ bạo lực để bảo vệ chế độ như quân đội, công an,luật pháp, Tòa án, nhà tù, pháp trường… trong một chế độ độc tài toàn trị như chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (ngụy cộng hòa, dân chủ, ngụy giai cấp vô sản) hiện nay:

1.- Đối với cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của quần chúng nhân dân, thì mọi biện pháp trấn áp dù tinh vi, tàn bạo đến đâu, cũng chỉ có hiệu quả nhất thời.Tỷ như việc tăng cường các công cụ đàn áp bằng bạo lực trước và trong ngày 2-9 vừa qua, chỉ làm cho các cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân tạm thời không nổ ra, để tránh tổn thất, bảo toàn lực lương đấu tranh. Nhưng không thể tiêu diệt được các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục nổ ra trong tương lai, khi cần và có thời cơ, với cường độ mạnh hơn, phạm vi mở rộng hơn. Bởi vì nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình là mâu thuẫn đối kháng(một mất, một còn) ngày càng sâu sắc giữa nhân dân (đòi quyền làm chủ và các quyền tự do, nhân quyền) với nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS (bác đoạt quyền làm chủ, các quyền tự do, nhân quyền) vẫn chưa giải quyết. Nghĩa là ngày nào còn tồn tại trên đất nước ta một chế độ độc tài đảng trị CS, “thiết lập bằng bạo lực (cướp chính quyền), duy trì bằng bạo lực (bằng các công cụ độc tài ngụy giai cấp vô sản, trấn áp nhân dân), thì nhân dân bị tước đoạt quyền làm chủ, bị áp bức, bóc lột sẽ tiếp tục vùng lên đấu tranh cho tới khi nào giành lại tất cả các quyền của mình.

2.- Đối với tinh thần của các nhà đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, từ kinh nghiệm bản thân cũng như của những nhà đấu tranh cho những lý tưởng cao cả trên khắp thế giới, từ cổ chí kim, chúng tôi cho rằng mọi biện pháp trấn áp của nhà cầm quyền dù tàn bạo (xỉ nhục, khủng bố, tra tấn…) và nghiệt ngã đến đâu (hành hạ, bỏ đói khát, để chết vì bệnh tật trong nhà tù…)cũng không thể hủy diệt được tinh thần và các hoạt động đấu tranh kiên cường của họ và không giảm số lượng những người kế tục.

Bởi vì, một khi dấn thân vào con đường đấu tranh vì nhân dân, vì đất nước và dân tộc, hầu hết các nhà đấu tranh cho dân chủ hôm nay, đều có ít nhiều bản lãnh, vượt qua sự sợ hãi , chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ cá nhân, hạnh phúc gia đình.

Chính vì vậy và nhờ vậy, khi phải đương đầu với cường quyền, tương quan lực lượng không cân sức; dẫu ở thế yếu và dù biết rằng con đường đấu tranh còn dài, mục tiêu tối hậu có khi cả đời mình chưa đạt được, như “một con én không làm nổi mùa xuân”, có thể bị cường quyền nghiền nát như “một xác én”. Thế nhưng họ vẫn kiên trì, tình nguyện làm “một xác én”, với niềm tin mãnh liệt là đã góp phần cùng “những xác én khác làm nên Mùa Xuân Dân Tộc”.

Lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc,chống xâm lược Phương Bắc kéo dài hàng ngàn năm và chống xâm lược Phương Tây kéo dài gần 100 năm, đã chứng mình rằng, nếu không có sự tình nguyện dấn thân hy sinh làm “những xác én” của các anh hùng hào kiệt và nhân dân, thì làm sao đánh duổi được cường quyền xâm lược,đem lại “Mùa xuân cho Dân tộc”…Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân Miền Nam, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực từng khẳng định đại ý “Bao giờ quân xâm lược Pháp nhổ hết cỏ Nước Nam, thì mới hết người dân Nam chống Pháp”. Trước khi cùng 12 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng bước lên máy chém của thực dân Pháp, anh hùng Nguyễn Thái Học cũng từng kêu gọi mọi người “chấp nhận cái chết cho Tổ Quốc quyết sinh”.

Ngay nay cũng vậy, nếu ai cũng nghĩ rằng “Con én không làm nổi mùa xuân” khi đứng trước cường quyền độc tài toàn trị cộng sản, không dám dấn thân đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước, tình nguyện hy sinh và chấp nhận làm “những xác én” lót đường cho các thế hệ mai sau tiếp nối để tạo dựng “mùa xuân cho dân tộc”.

Viết đến đây chúng tôi liên tưởng đến bài hát “Đảng đã cho ta mùa Xuân” có nội dung và mục đích tuyên truyền ca ngợi công lao của đảng cộng sản Việt Nam. Bài hát thể hiện hai nghịch lý: Một là tác giả bài Viết là Phạm Tuyên, con của Thượng thư Phạm Quỳnh, đã bị Việt Minh cộng sản giết vì bị kết tội “Việt gian” sau khi cướp đưiợc chính quyền trong biến cố Tháng 8 năm 1945. Vậy mà đã tình nguyện hay phải viết (để tồn tại) một bài viết ca ngợi chính kẻ đã giết cha mình. Hai là tên và nội dung bài viết hoàn toàn trái với sự thật: Thực tế, đảng cộng sản Việt Nam đã không cho “Ta” (là quần chúng nhân dân Việt Nam?) “Mùa Xuân”, mà “Đảng” đã chỉ cho “Ta” (nhân dân ta, đất nước ta) những “Mùa Đông băng giá, nghiệt ngã và buồn thảm !”.

Vậy thì, trong hiện trạng Việt Nam cũng đang cần “nhiều xác én” đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, để làm tiêu vong từng bước chế độ độc tài toàn trị “Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa”, tạo dựng “mùa Xuân cho Dân Tộc” là một đất nước phải có “chế độ dân chủ pháp trị” đích thực, làm tiền đề đoàn kết toàn lực quốc gia, tập trung cao độ mọi tiềm năng nhân dân trong nước và người Việt hải ngoại để xây dựng và phát triển toàn diện đất nước đến phú cường và văn minh tiến bộ. Từ đó và nhờ đó mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam sẽ được sống trong “Độc lập-Tự Do-Hạnh phúc” thực sự; chứ không còn là khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị của đảng Cộng sản Việt Nam (giả danh, giả hiệu) như bấy lâu nay. Phải không ạ, thưa quý độc giả thân mến!

Thiện Ý
Houston, ngày 12-10-2018