Matt Mahan

ads header

Breaking News

Đỗ Thông Minh: Việc Cải Tiến Chữ Viết

PGS. TS Bùi Hiền – tác giả công trình nghiên cứu cải cách Tiếng Việt gây tranh cãi. 
Việc Cải Tiến Chữ Viết
Đỗ Thông Minh tổng hợp một số thông tin rời và góp ý.

PGS.TS Bùi Hiền, 83 tuổi, nói về cải cách Tiếng Việt. Tham luận đưa ra trong hội thảo tại Quy Nhơn vào tháng 9/2017 và in trong sách “Ngôn Ngữ Ở VN - Hội Nhập Và Phát Triển tập 1” do nxb Dân Trí phát hành.

Ngày 28/11/2017, trên VTV3, GS Bùi Hiền nói về vấn đề này, như chữ “cha” và “tra” phát âm giống nhau (đó là giới hạn của người Bắc nói chung)… lấy ngữ âm thủ đô Hà Nội làm chuẩn (không có nghĩa là đúng hết, vẫn phải phối hợp và dung nhận cái đúng của tiếng Trung hay Nam nếu có.)…? Cho chữ “c” mang âm “chờ”…GS Bùi Hiền muốn phải học và đọc “ca” thành “cha” hay “tra”... sẽ phát sinh 2 cách đọc cũ là “ca” và mới nếu được chấp thuận là “cha” hay “tra”, kết quả sẽ phát sinh dùng lộn xộn những chữ kiểu này hàng 100 năm...
https://www.youtube.com/watch?v=SyOlMHwxanM

PGS Bùi Hiền nói chữ viết hiện nay không đi liền âm thanh trong khi chính ông đưa ra nhiều thay đổi vi phạm điều này.
Có nhiều ký tự gượng ép, không dựa theo âm quen thuộc như“đ” thành “d”, “kh” thành “x”, “ng” thành “q”, “th” thành “w”…

Tìm cách ký âm lại tiếng Việt (phần chữ viết hữu hình chứ không phải phần âm mang tính vô hình), tại 1 số chỗ rất gượng gạo vì không dựa theo âm vị của ký tự!

Dùng j như trong jac-ket.
Theo đó, 38 còn 31 ký tự nguyên âm và phụ âm (kể cả phụ âm kép). Thực ra bảng mẫu tự tiếng Việt chỉ có 29 ký tự (vậy theo GS Bùi Hiền là thêm 4 ký tự f, j, w, và z thành 33 ký tự).

GS Bùi Hiền cho hay đã nghiên cứu mấy chục năm nhưng lại nói đề án chưa hoàn chỉnh, đang ghi nhận ý kiến… còn vấn đề nguyên âm nữa, ông chưa đưa ra (sẽ được đưa ra vào tháng 3/2018). Ông nói mọi người chưa đọc hết công trình của ông, truyền thông đưa ra sớm quá, chưa đúng cách… Nói thế là không nhìn thẳng vào đề án do chính mình đưa ra, vì không ai bàn về cách đưa, dư luận chỉ chú trọng nội dung được đưa ra. Chính ông là người đưa ra, chứ không phải truyền thông tự ý đưa ra.
Ông nói về việc viết sai chính tả lối ký âm hiện nay, thì có gì bảo đảm lối viết mới sẽ không sai chính tả!? Là con người ai cũng có thể sai, viết sai chính tả là 1 trong những cái sai đó.

Lối dùng chữ “f” thay cho “ph”, “k” thay cho “c”, “ng” thay cho “ngh”, “z” thay cho “d” và “gi” đã thấy trong cuốn “Đường Kách Mệnh”, di chúc của HCM…, chưa kể đôi khi chữ “cách” và “tốt” không dấu sắc, hay có 2 lối viết “kách mệnh và kach mệnh, quốc và quôc”…
https://baotintuc.vn/chinh-tri/ky-niem-90-nam-xuat-ban-sach-duong-kach-menh-kim-chi-nam-cho-cach-mang-viet-nam-20170426172445070.htm
https://www.google.co.jp/search?q=b%C3%BAt+t%C3%ADch+h%E1%BB%93+ch%C3%AD+minh&tbm=isch&source=iu&ictx=1&fir=TwuPKiwE0uM_xM%253A%252CVuvY0gh1rhkpVM%252C_&usg=__-aK4RfM3bjbb0MNHe4vn_SYDeek%3D&sa=X&ved=0ahUKEwjIy_3F8ujXAhXHoJQKHdj3Dd4Q9QEIKjAA#imgrc=TwuPKiwE0uM_xM

Ý tưởng“cải thiện” luôn tốt, nhưng nếu hành động thiếu suy nghĩ thì thành “cải ác” như trường hợp này thì “cải tiến” thành “cải lùi”!

Tình trạng chữ viết Quốc Ngữ hiện nay có thể coi như hoàn chỉnh tới 99%, không có khuyết điểm quá trầm trọng như GS Bùi Hiền nêu ra. So với việc học chữ Hán của Trung Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản… thời gian học viết cơ bản của họ tốn gấp tới khoảng 5, 10 lần Việt Nam.

GS Bùi Hiền đã quá gượng ép khi đưa ra tiền đề chỉ dùng 1 phụ âm (Chữ viết dạng La Tinh của thế giới dùng 2, 3 phụ âm là chuyện rất thường, có khi tới 4 phụ âm như tên tài tử, có thời làm Thống Đốc California, HK là“Schwarzenegger”.), dẫn đến hệ quả là chữ viết tiếng Việt thành “què quặt”, cả nước thành “mù chữ”, in sách… mới tốn kém biết bao.

Nếu có đưa ra thêm cải tiến về nguyên âm nữa thì chắc sẽ còn rối và bị phản đối nhiều hơn nữa!
Một đề án phản nguyên tắc căn bản của ngữ âm (như “đ” thành “d”, “kh” thành “x”, “ng” thành “q”, “th” thành “w”…), không thể coi là công trình nghiên cứu “khoa học và nghiêm túc”.

Hướng đi đã sai thì chắc chắn dù GS Bùi Hiền có dù chủ quan nghĩ là 1 sáng kiến lớn, dù tiếp tục cố gắng đến đâu cũng chỉ tiếp tục đi sâu vào sai lầm và phi hiện thực!

Không thể lấy 1 số rất hiếm hoi ý tưởng đột phá bị đả phá trong quá khứ sau được coi là đúng để biện minh cho đề án này. GS Bùi Hiền chỉ nói đến cái lợi mà dường như không hề biết đến cái hại cực kỳ to lớn hơn. Ở đây rõ ràng lợi bất cập hại!

Tóm lại, không việc gì phải quan tâm hay lo âu nhiều đền đề án này, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo cũng đã lên tiếng không có dự định nào về việc cải tiến chữ viết.

Ngày 30/11/2017, Bộ GD&ĐT đã phải lên tiếng về đề xuất cải tiến bảng chữ cái - Tin Tức VTV24
Không có thẩm quyền và không có dự án nào về việc cải tiến chữ viết.

https://www.youtube.com/watch?v=OBNcNJMpNoo

VTV1 ngày 30/11/2017 nhân họp thường kỳ Chính Phủ
PGS.TS BÙI HIỀN. CHÍNH PHỦ KHÔNG CÓ CHỦ TRƯƠNG CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ.
Bộ GD-ĐT sẽ không sử dụng đề án của GS Bùi Hiền.

Đây là khẳng định của BT GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ theo yêu cầu của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Phó TT Nguyễn Đức Đam khẳng định: Chính Phủ không có chủ trương cải tiến chữ Quốc Ngữ.
https://www.youtube.com/watch?v=8VLG7dQp8-Q

Thế nên, dù tác giả GS Bùi Hiền có lùi bước hay không lùi bước thì đề án cũng không kết quả, vì vô bổ nên tự nó sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng! Có điều, nếu GS Bùi Hiền ngưng ngay thì đỡ khổ tâm cho ông và khỏi làm phiền dư luận!

Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_m%E1%BA%ABu_t%E1%BB%B1_ng%E1%BB%AF_%C3%A2m_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF

Bài 06: Cách đọc Bảng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA
https://www.youtube.com/watch?v=iOt2cU_e6Po

Âu Châu đã La Tinh hóa các ngôn ngữ Đông Á như tiếng Hoa, Nhật… trước khi La Tinh hóa tiếng Việt, nhưng do yếu tố đặc thù của các ngôn ngữ này, dạng viết bằng La Tinh chỉ để học đàm thoại lúc đầu, không chuyên sâu được (Tiếng Việt là tiếng duy nhất thuộc hệ chữ Hán đổi sang La Tinh mà vẫn chính thức dùng được.).

Có tin thời thương nhân Nhật Bản tới Hội An cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 mang theo các tài liệu bằng chữ La Tinh đã gợi ý thêm cho việc đẩy mạnh La Tinh hóa tiếng Việt?

Hiện tại VN vẫn có khoảng 5% người mù chữ!

Ai cũng có thể biết trước đây, lúc đầu rất khó khăn trong việc ký âm tiếng Việt, vì tiếng Việt thuộc hàng ngôn ngữ phong phú nhất về âm, ước lượng người Việt dùng khoảng 15.000-20.000 âm, chưa kể khoảng 10.000 âm phát được mà chưa dùng làm chữ có nghĩa (Như chữ “nam”, có “nam, nám, nạm”, nhưng chưa dùng tới chữ “nàm, nảm, nãm”.).

Phải mất coi như khoảng 300 năm. Với Tự Điển Việt - Bồ - La in lần đầu tiên năm 1651, người Việt ngày nay đọc phần tiếng Việt chỉ hiểu khoảng 70-80%, nên phải có chú giải.

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93B%E1%BB%93%E2%80%93La

Kinh nghiệm cho thấy nhiều đề án cải tiến chữ viết đến nay đều không thành công vì ngôn ngữ là văn hóa, “quán tính văn hóa” không dễ thay đổi nếu không có lý do chính đáng và động lức cực mạnh như của nhà cầm quyền và xã hội tác động.

Kinh nghiệm cổ động lối viết của HCM cũng đã bị bỏ rơi. 

Chỉ đắc dụng cho cá nhân nghĩ ra lối viết tốc ký của riêng mình, không thể phổ cập xã hội.

Kinh nghiệm đổi “y dài” ra “i ngắn”theo Nghị Định của bà Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn Thị Bình (Đổi “y” thành “i” khi đứng 1 mình hay sau 1 phụ âm như “i, í, li, mi, mĩ, ni, si, sĩ...”, giữ nguyên “i” hay “y” khi đứng sau 1 nguyên âm như “tai - tay, nai - nay, mai - may, thúi - thuý”... , với “i” thì vần nhấn vào nguyên âm đứng trước, với “y” thì vần nhấn vào chính “y”, khi đó miệng hơi bè ra. Tiếng La Mã không nhận ra điều này nên chỉ có “i”, sau đó đã du nhập “y” từ tiếng Greek, tức Hy Lạp, nên đọc là “i-gờ-rếc”, chứ không phài “i-cờ-rếc”.), đã 30-40 năm vẫn chưa xong thế mà GS Bùi Hiền đòi đảo lộn cả hệ thống phụ âm và nguyên âm!

Việc khẳng định “Yên Bái” hay “Yên Báy”, “bánh dày” hay “bánh giày”… mãi vẫn không xong.
Chỉ 3 chữ “Hợp Chủng Quốc” (ngay Đại Tự Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo cũng viết sai) phải sửa thành “Hợp Chúng Quốc” sẽ mất hàng thế kỷ chưa chắc đã xong! Tòa Đại Sứ Mỹ (Hoa Kỳ) tại VN trước đây dùng sai, nay đã sửa lại. Tháng 11/2017 vừa qua, khi CTN Trần Đại Quang nói chuyện với TT Donald Trump đã dùng “Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ”.

Nhân tiện nói về hệ thống đo lường “thập phân” rất tiện lợi, Anh Quốc và Hoa Kỳ biết vậy mà mãi vẫn không thay đổi theo được.

Kinh nghiệm TQ thời Mao Trạch Đông khoảng thập niên 1960 đưa ra chữ Hán giản lược. Tuy coi là “làm được” (Vì chữ Hán truyền thống còn gọi là phồn thể quá phức tạp và uy quyền tuyệt đối của Mao cùng chế độ độc tài toàn trị CSTQ.) nhưng rốt cục tồn tại 2 thứ chữ viết!

Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Việt Nam vẫn dùng chữ Hán cũ phức tạp nhiều nét gọi là “phồn thể”. Việc viết giản lược chữ Hán thì vẫn thấy trong cách viết tháu (thảo thư). Chữ Hán giản lược thời nay gọi là “giản thể” được người Nhật dùng từ lâu, giảm khoảng 30% số nét. Chữ Hán của TQ nay giảm tới khoảng 50-70% số nét, dựa trên 2 nguyên tắc chính là dùng chữ tháu như “ngữ” (語) thành (语), “tuyến”(線) thành (线) và mượn 1 phần hay 1 bộ chữ Hán ít nét có âm tương tự mà bất chấp phải đúng ý như trong giải tự (phân tích ý nghĩa trong cấu trúc của chữ) như “Hán” (漢) thành (汉), “Ức” (億) thành (亿)...

Về việc phát âm lẫn lộn tên và vần của 1 ký tự. Không chỉ TT CSVN Nguyễn Xuân Phúc phát âm sai “CLMV” thành “Cờ Lờ Mờ Vờ”, mà hầu như cả nước phát âm sai từ mấy chục năm nay như “G7” thành “Gờ 7”, “4G” thành “4 Gờ”, “AVG” (Anti-Virus Guard) thành “A Vờ Gờ”, rồi mới đây thì cả “5 km” cũng thành “5 cờ mờ”... Nếu cứ như thế thì “BBC” sẽ thành “Bờ Bờ Cờ”, “VOA” thành “Vờ Ô A”...

Ký tự “a b c” có 2 phần là tên và âm ráp vần, tên vẫn là “a b c”, chỉ khi ráp vần mới có “a b c”(chủ yếu dùng ở miền Nam) hay “a bờ cờ” (dùng ở miền Bắc và nay hầu như cả nước), nhưng khi nói thành tiếng rồi thì không còn âm ráp vần này nữa. Đây là tên thì phải đọc theo tên. Sau vụ ông Phúc, đã có 1 số người lên tiếng mà không biết Bộ Giáo Dục và Đào Tạo làm gì mà suốt thời gian dài qua đã thấy không có ý kiến hay chỉ thị chỉnh sửa!?

Teen code là loại tiếng lóng nay thấy thường dùng trên mạng thì có lẽ thời nào cũng có (mang chút tính nổi loạn của giới trẻ).
“Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ, đư pợn na dwc twng hoa kua! Ko 1 fan twng hoa jo min nen thay zui zui…” - đó là ngôn ngữ mới đã trở thành “mốt” trên mạng chát, tin nhắn điện thoại của nhiều giới trẻ hiện nay.
Nghĩa của câu trên là “Hôm nay là 14/2 đấy bà con ạ, đã bạn nào được tặng hoa chưa! Có một người hâm mộ tăng hoa cho mình nên thấy vui vui”… được viết trên một diễn đàn của một nick name có tên “co_nang_ ngo_ngao”.
http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/giai-ma-ngon-ngu-cua-tuoi-teen-1298309146.htm

Linh Mục Lê Ngọc Thanh nói gì về cải cách Tiếng Việt của PGS Bùi Hiền?
https://www.youtube.com/watch?v=A1tHJv81-y4

Đại diện Bộ GD&ĐT lên tiếng về đề xuất SGK Tiếq Việt của PGS.TS Bùi Hiền
https://www.youtube.com/watch?v=_xkEh_-5NSg

Đề án "Tiếq Việt" của PGS-TS Bùi Hiền chính thức bị nhà cầm quyền TẨY CHAY
https://www.youtube.com/watch?v=n6PjQEGsi-U

10 cái tên cần tránh nếu áp dụng bảng chữ của PGS Bùi Hiền
https://www.youtube.com/watch?v=qiqbd6ASCok

Nghe những phân tích sâu cay về cải tiến chữ viết của 1 thường dân
https://www.youtube.com/watch?v=kOf50moeN_E

Bức tâm thư của một sĩ quan Quân Đội nói với PGS.TS Bùi Hiền về vấn đề cải cách chữ
https://www.youtube.com/watch?v=82JHsVcQKLI

Đi tìm chữ viết của người Việt cổ (khoa đẩu = con nòng nọc)
https://www.youtube.com/watch?v=aC0GdhVQF88

Lịch sử Chữ Quốc Ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=8ZwFOgf42LU

Cha đẻ của chữ quốc ngữ - Alexandre de Rhodes
https://www.youtube.com/watch?v=NcrtmORh7pc

Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX
2015/03/27 に公開
Thu Hằng - rfi
Trong suốt cuối thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XIX, chữ quốc chỉ được dùng trong mục đích truyền giáo. Đây là loại kí tự dùng chữ cái La tinh để ghi lại tiếng nói của người Việt. Công trình này lần lượt được các nhà truyền giáo dòng Tên khởi nguồn và hoàn thiện, từ Gaspard d’Amaral và Antonio Barbosa, hai giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, cho tới Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) hay Pigneaux de Béhaine (cha Bá Đa Lộc), người Pháp.
http://vanhocnghethuatbt.blogspot.com....
https://www.youtube.com/watch?v=MP7ee5oemRQ

“Kệ ai nói gì thì nói, tôi sẽ làm đến cùng” – Tác giả đề xuất cải cách tiếng Việt, ‘Luật giáo dục’ thành ‘Luật záo zụk’ chính thức (cin’ wứk) lên tiếng

26-11-2017
PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt cho biết có nhiều người khi biết ý tưởng này đã phê phán nặng nề và chê ông là người ‘dửng mỡ’.

PGS. TS Bùi Hiền – tác giả công trình nghiên cứu cải cách Tiếng Việt gây tranh cãi. (Ảnh: cpd.vn)
Mới đây, cách viết cải tiến Tiếng Việt mà PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu Phó trường ĐHSP Ngoại Ngữ Hà Nội) đề xuất trong cuốn sách vừa xuất bản gây nhiều tranh cãi.

PGS.TS. Bùi Hiền cho rằng, trải qua gần một thế kỷ đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư.

Theo đó, cách viết Tiếng Việt: “giáo dục” phải viết là “záo zụk”, “nhà nước” là “n’à nướk”, “ngôn ngữ” là “qôn qữ”…

Sáng 25/11, PV VTC News đã phỏng vấn PGS.TS. Bùi Hiền xung quanh những đề xuất đang khiến dư luận xôn xao.

– Công trình nghiên cứu cải cách Tiếng Việt được ông bắt tay thực hiện từ khi nào, thưa ông?

Thực ra, vấn đề này không phải mới. Việc này được tôi bắt tay vào nghiên cứu từ hơn 30 năm về trước. Bây giờ tôi mới đưa ra được một nửa đề án. Tức là mới có một phần về phụ âm, còn nguyên âm tôi chưa đưa ra.

Về nghiên cứu của mình, tôi mới chỉ đưa ra ở khuôn khổ là báo cáo khoa học trong giới ngôn ngữ học để tranh thủ lấy ý kiến từ các đồng nghiệp.
Đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý vì không phải là đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay của Nhà nước mà chỉ là ý kiến của một cá nhân.

– Khi bắt tay vào thực hiện công trình nghiên cứu này, ông có lường trước được những khó khăn, thử thách không?

Trước khi báo cáo khoa học tôi cũng đã nhận được những phản ứng trái chiều cả từ dư luận và đồng nghiệp. Đa số họ thấy Tiếng Việt như thế là tốt lắm rồi, cứ để yên nó như thế thôi, chẳng chết ai.
Ngay trong giới ngôn ngữ học, có nhiều người ủng hộ nhưng cũng có không ít người phản đối ý tưởng của tôi. Đôi khi cũng có những người còn đang đắn đo, suy nghĩ.

Ngoài ra, việc báo chí đưa nghiên cứu chưa hoàn thiện của tôi ra trước công luận hơi vội, khi tôi chưa có sự chuẩn bị kỹ, chưa đưa ra những bản chính thức mà chỉ mới có bản tóm tắt như vậy khiến người ta hiểu không hết nên phản ứng tiêu cực.

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tôi sẽ làm việc này đến cùng, tôi sẽ sớm đưa ra công luận khi đã hoàn thiện nó. PGS. TS Bùi Hiền

Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm tôi lường trước hết được những khó khăn xảy ra. Tôi không giật mình vì chuyện này nhưng để làm cho nó tốt, không mất công, không gây ra xáo trộn trong suy nghĩ của cả xã hội thì chưa nên đưa công trình cải cách của tôi ra xã hội.

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tôi sẽ làm việc này đến cùng. Tôi sẽ sớm đưa ra công luận khi đã hoàn thiện.

Đoạn văn bản sau khi Tiếng Việt được cải cách theo nghiên cứu của PGS. TS Bùi Hiền.
PGS.TS Bùi Hiền cải cách Tiếng Việt: “Tiếq Việt" Khi viết theo kiểu cải tiến sẽ thành:
LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.

– Biết là sẽ gặp nhiều khó khăn, rào cản trong công trình nghiên cứu này nhưng lý do tại sao khiến ông quyết tâm đeo đuổi đến cùng?

Trước hết là gạt bỏ những tập quán cũ đi mà nhìn vào hiện tại, tương lai thì tính khả thi rất lớn. Không như người ta tưởng tượng là giáo dục lại toàn bộ đội ngũ, dạy học từ đầu cho tất cả. Chuyện đó là suy đoán thôi chứ không phải như thế.

Văn bản đầu tiên tôi công bố là trên Tạp chí Giáo dục Đại học cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, năm nào Viện Khoa học Ngôn ngữ, các trường Đại học cũng đề cập vấn đề về Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nhưng chưa tập trung.

Người ta chưa có một đề án chuyên về Tiếng Việt cho nên mỗi người nói một ý.

Phải thấy việc đó là cấp thiết, không thể kéo dài được nữa, nhất là sang đến thời kỳ công nghệ 4.0. Bây giờ tôi và các bạn làm việc hầu như không viết tay nữa mà toàn đánh máy.

Như vậy, chuyện dùng máy tính để truyền đạt ý kiến, tiếng nói của Việt Nam cần phải gọn, ngắn và khoa học. Hiện nay, mấy bộ Vietkey của mình vẫn còn dựa trên cái cũ nên còn nhiều phức tạp.

Trong khi đó, mỗi một giờ, mỗi một phút của chúng ta đều là tiền bạc, công sức, rất quý giá. Việc chúng ta dành quá nhiều thời gian để vật lộn với cách viết cũ thì thật là tốn công.

Tôi đã thử tính, mỗi văn bản nếu chúng ta áp dụng bằng chữ mới có thể tiết kiệm khoảng 8 đến hơn 8%. Có nghĩa là 100 giờ thì tiết tiết kiệm được 8 giờ.

Bởi vậy, cải cách Tiếng Việt hiện tại là vấn đề hết sức cấp thiết đối với công cuộc xây dựng đất nước của chúng ta về mặt văn hóa và giáo dục. Chưa kể việc giáo dục nếu được học chương trình mới, chữ mới có thể tiết kiệm rất nhiều.

Ngoài ra, lỗi chính tả của chúng ta trong các văn bản hiện nay cũng tràn ngập. Bạn muốn biên tập cũng phải tra từ điển, phải làm rất nhiều việc và mất 8% nữa. Nếu áp dụng chữ mới, chúng ta sẽ không phải đi sửa chữa lại lỗi chính tả nữa.

– Có thể nhận thấy rằng, ông rất tâm huyết và quyết tâm thực hiện công trình nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái. Vậy ông suy nghĩ gì khi đọc những bình luận cho rằng công trình nghiên cứu của ông là viển vông, không thực tế và xa vời?

Vừa rồi, dư luận không được chuẩn bị gì cả nên họ hoảng quá và họ phản ứng một cách hơi tiêu cực. Thật ra, việc làm của tôi rất tích cực và thời sự nhưng họ không hiểu được cho nên họ phản ứng tiêu cực. Như vậy nó không lợi cho công việc của khoa học, công việc của xã hội, của văn hóa.

Thậm chí, có người còn nói là sao thời buổi đang khó khăn thế này lại dửng mỡ đưa ra những trò đó. PGS. TS Bùi Hiền

Thậm chí, có người đọc được ý tưởng của tôi còn phê phán nặng nề hơn. Họ nói là sao thời buổi đang khó khăn thế này lại dửng mỡ đưa ra những trò đó.

Nhưng thực tế, nếu bạn đọc kỹ bản nghiên cứu của tôi thì sẽ hiểu lý do cấp thiết vì sao phải cải cách ngôn ngữ, đồng thời là làm thế nào để cải cách được nó.

Nhưng rất tiếc công trình nghiên cứu của tôi vẫn chưa hoàn chỉnh để công bố trước dư luận.

Đến tháng 3/2018, tôi sẽ báo cáo nốt phần sau để cho các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến và góp ý. Tôi sẽ mời báo chí đến dự, nếu các bạn nghe và thấy rằng đó là vấn đề khả thi có thể đưa ra trước công luận để lấy ý kiến.

Xin cảm ơn ông!
Theo VTC News
http://tintuconline1.com/2017/11/26/ke-ai-noi-gi-thi-noi-toi-se-lam-den-cung-tac-gia-de-xuat-cai-cach-tieng-viet-luat-giao-duc-thanh-luat-zao-zuk-chinh-thuc-len-tieng/

Ngày 28/11/2017, PGS -TS BÙI HIỀN ĐÁP TRẢ DƯ LUẬN VỀ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN TIẾNG VIỆT
https://www.youtube.com/watch?v=GNGU2mR4SAA

Ngày 30/11/2017, PGS Bùi Hiển thấy bị tổn thương khi nhiều người chế nhạo chữ viết cải cách
Phó Giáo Sư Bùi Hiển thấy bị tổn thương khi nhiều người chế nhạo chữ viết cải cách. Những ngày qua, việc nhiều người dùng mạng "ném đá hội đồng", thậm chí xúc phạm cá nhân, danh dự PGS. TS Bùi Hiền (83 tuổi) - người bằng cả tuổi ông, tuổi cha mình là không thể chấp nhận được.
https://www.youtube.com/watch?v=2m2RtpUXOTs
GS Trần Xuân Nhĩ: ĐX viết ‘giáo d/ụ/c’ thành ‘záo zụk’: Hãy dừng ngay ném đá

2017/12/01 に公開
Đề xuất này được thực hiện, đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ thống sách vở tài liệu bao đời lưu giữ bây giờ sẽ trở nên vô nghĩa. Chưa nói gì đến kỹ thuật của ngôn ngữ vị này, đưa ra như thế nào nhưng trước mắt chúng ta không vẽ hết được những thiệt hại nó mang lại.
https://www.youtube.com/watch?v=1YxykzCupKU

Ngày 28/11/2017, Tiến Sĩ khoa học ngữ văn Đoàn Hương vì bênh GD Bùi Hiền mà lên VTV3 mắng dân:“Đây là 1 công trình khoa học phải có ý kiến của các nhà khoa học chứ không thể nào 1 cái đám quần chúng không hiểu gì cả ào ào vào ném đá… Đó là đám không văn hóa.”.
Càng đổ dầu vào lửa!
https://www.youtube.com/watch?v=sfDPg-16H0c

Tiến sĩ Đoàn Hương: Họ xuyên tạc các phát ngôn của tôi.
Ngôn ngữ là văn hóa dân tộc, phương tiện giao tiếp mọi người dùng, nếu ai có ý định sửa đổi thì mọi người có quyền lên tiếng chứ không chỉ những nhà khoa học.
Bà lo danh dự cá nhân bị tổn thương mà dám chửi cả quần chúng rộng lớn bao gồm đủ các thành phần!
https://www.youtube.com/watch?v=xao_5Cwr8iM

2017/12/01, TS ĐOÀN HƯƠNG, BÙI HIỀN CHỈ LÀ CON TỐT THÍ
Những người làm nghiên cứu chuyên môn thì ngây thơ tới mức khờ dại, chả hiểu gì về truyền thông cả :)
https://www.youtube.com/watch?v=Plf518KF6Cs

Thầy của TS Đoàn Hương, không chấp nhận phát ngôn "đám quần chúng..." muốn bà xin lỗi.
2017/12/01 に公開
Tiến Sĩ Hà Minh Đức cho hay, dù quá hiểu tính cách mạnh miệng của học trò, nhưng ông vẫn không khỏi ngạc nhiên, khi nghe Đoàn Hương gọi dư luận là, “đám quần chúng”. “Tôi cho rằng, Đoàn Hương nên xin lỗi dư luận, sau phát ngôn lỡ lời này.
https://www.youtube.com/watch?v=A3FHjBGRKKQ

Cải cách 'tiếng Việt' thành 'tiếq Việt' và bình luận từ London
2017/11/26
Chuyên đề Văn hóa cuối tuần của BBC Việt ngữ do Quốc Phương thực hiện có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu ngữ học Đoàn Xuân Kiên từ London, Anh quốc về đề xuất cải cách bảng chữ cái đang gây xôn xao dư luận ở Việt Nam từ 'tiếng Việt' đổi thành 'tiếq Việt'.

Chương trình được phát trực tuyến trên kênh YouTube của BBC Việt ngữ vào lúc 14h45 phút giờ London (tức 21h45 giờ Việt Nam) ngày Chủ nhật 26/11/2017.

Ông Đoàn Xuân Kiên tỏ ra nhất trí với quan điểm của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết được báo chí Việt Nam trích thuật liên quan đề xuất cải cách của tác giả, PGS. TS. Bùi Hiền, được công bố trong một hội thảo cách đây vài tháng.

Trong cuộc phỏng vấn này, và nhân tiện câu chuyện ngôn ngữ, tiếng Việt và văn hóa, ông Đoàn Xuân Kiên cũng đề cập và bình luận một số khía cạnh khác, trong đó có các cuốn từ điển tiếng Việt của cố Giáo sư Nguyễn Lân và công trình phê bình, phản biện của tác giả Hoàng Tuấn Công.

Nhà nghiên cứu ngữ học cũng chia sẻ quan điểm của mình về thái độ khoa học, ứng xử với các công trình và đóng góp của các nhà khoa học lớp trước trong hiện tại và hướng tới tương lai.

Quí vị cũng có thể tham khảo thêm một số bài vở của nhà nghiên cứu Đoàn Xuân Kiên trên BBC Tiếng Việt tại đây:
Tiếng Việt của chúng ta: 'Nhau' hay 'rau'?
http://www.bbc.com/vietnamese/forum
hay:
Tạ Chí Đại Trường một nhân cách trí thức
http://www.bbc.com/vietnamese/forum
https://www.youtube.com/watch?v=OFkCyZD4oJY

ĐB Dương Trung Quốc lên tiếng về việc cải tiến chữ quốc ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=9wpZsOJhKXs

GS Trần Đình Sử thẳng thắn phản bác GS Bùi Hiền "Đề xuất của ông là hủy hoại VH"
https://www.youtube.com/watch?v=6Hhjz8eRS5c

Bảng Mẫu Tự Tiếng Việt vốn đã hay và đủ
Quyên Di

Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt” của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.

Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.

Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”

Đây là những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ:

1. Chữ Quốc Ngữ là một hệ thống ký âm: âm phát ra như thế nào thì dùng những chữ cái (mẫu tự, ký tự) a, b, c, d, đ v.v… để ghi lại âm đó lên trên giấy. Cũng giống như người ta dùng những nốt nhạc do, re, mi, fa, sol, la, si để ghi lại trên giấy âm thanh của một khúc nhạc, một bản nhạc. Điểm này cho thấy chữ Quốc Ngữ và chữ Hoa (chữ Tàu) đặt trên hai nền tảng hoàn toàn khác nhau: chữ Hoa đặt trên nền tảng hình vẽ, hình tượng thế nào thì vẽ ra như thế, đơn giản nét đi rồi cho vào một ô vuông tưởng tượng mà thành ra chữ.

2. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ ghi tiếng nói của cả nước chứ không phải ghi tiếng nói của một miền, một vùng, một thành phố, cho dù thành phố đó là Hà Nội. Khi các nhà truyền giáo sáng tạo chữ Quốc Ngữ, các ông này đã đi khắp tất cả mọi nơi trên đất nước ta: Đàng Trong, Đàng Ngoài, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thu thập các cách phát âm, tổng hợp lại mà ra các âm (thể hiện bằng những chữ cái) và các thanh độ (thể hiện bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.) Khi chỉ dựa vào cách phát âm của một miền, một vùng, một thành phố để làm thành bộ chữ thì thứ chữ ấy không thể được gọi là chữ Quốc Ngữ nữa. Ấy là chưa kể người của một vùng có thể thay đổi cách phát âm, lý do là có sự thay đổi người sinh sống ở vùng ấy. Người Hà Nội trước đây và người Hà Nội bây giờ trong cách phát âm có nhiều điểm không giống nhau.

3. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ có thể nói là duy nhất tại Á châu nằm trong khối chữ viết dùng hệ thống mẫu tự La-tinh. Những thứ chữ khác tại Á châu cũng dùng bảng mẫu tự La-tinh đều chỉ có tính cách thử nghiệm hoặc sử dụng trong phạm vi hạn hẹp, hầu như chỉ có tính cách phiên âm mà thôi. Đã gọi là nằm trong một hệ thống thì cách phát âm qua ký hiệu là các chữ cái phải giống nhau hoặc tương tự. Thí dụ: âm [thờ] được ký âm bằng hai chữ cái T và H: TH. Nhìn ký tự TH, người ta phát âm được là [thờ]. Nếu đổi đi, dùng ký tự W để ghi âm [thờ] thì tự mình tách ra khỏi hệ thống chung, gây rắc rối, khó hiểu chứ không phải là “hội nhập” thế giới. Người dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khi dạy thường phải dùng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ: tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây-ban-nha. Học viên cảm thấy chữ Việt cũng có cách viết tương tự như ngôn ngữ của họ khiến họ cảm thấy dễ học, dễ viết. Đổi TH thành W để ghi âm [thờ] thì học viên chỉ có nước… chết!

4. Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn có (từ thời Alexandre de Rhodes) (1) dựa vào nguyên tắc “đơn giản tối đa” để dễ học, dễ nhớ. Thí dụ: đã có ký tự P và ký tự H, ghép lại thành PH để ký âm [phờ] thì không cần F phải có mặt trong bảng mẫu tự nữa. Vì thế mà trong bảng mẫu tự tiếng Việt không có những chữ cái F, J, W, Z.

5. Tuy đơn giản, bảng mẫu tự này lại rất tinh tế. Cùng là âm [cờ] mà bình thường được ghi bằng ký tự C, lại được ghi bằng ký tự K khi âm [cờ] này đứng trước những âm I, E, Ê vì đây là 3 âm đầu lưỡi, và được ghi bằng ký tự Q(u) khi đứng trước những âm/vần bắt đầu bằng UY (và OA.) (2) Bỏ mất điểm tinh tế này đi, chữ Quốc Ngữ mất đi phần nào nét đặc biệt của nó. Vả lại, nếu đồng hoá, chỉ dùng K cho tất cả các âm [cờ] thì sẽ ra tình trạng hai chữ CỦA và QUẢ được viết giống nhau: KỦA.

6. Chữ Quốc Ngữ có đặc điểm là âm nào phát ra được cũng ghi (viết) được và chỉ có một cách viết đúng mà thôi. Thí dụ: phát âm là [chuyện] với phụ âm [chờ] đứng đầu thì phải viết là CHUYỆN; mà phát âm là [truyện] với phụ âm [trờ] đứng đầu thì phải viết là TRUYỆN. Người Hà Nội có thể phát âm hai âm [chuyện] và [truyện] giống nhau, đều là [chuyện] mà thôi, nhưng tại rất nhiều vùng trên toàn đất nước, đồng bào mình phát âm rất rõ hai âm [chuyện] và [truyện]. Không nên làm nghèo cách phát âm phong phú của người mình.

Tóm lại,

Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng tiêu chuẩn, có 23 chữ cái:
A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y

Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng đầy đủ, có 29 chữ cái:
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

Chúng tôi thấy đây là hai bảng mẫu tự rất đơn giản và đầy đủ, không cần phải cải cách, thêm bớt gì cả.

Còn việc phiên âm những tiếng nước ngoài, trong đó có các ký tự F, J, W, Z lại là một vấn đề khác, chúng tôi không bàn tới ở đây.

Sự “cái tiến” như PGS TS Bùi Hiền đề nghị đã làm méo mó chữ Quốc Ngữ, nếu không muốn nói là ám sát nó, rất nguy hại. Nó khiến người ta hoang mang, tốn thì giờ, tốn công sức. Và nếu vô phúc nó được đem ra áp dụng thì tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy nó tiêu phí rất nhiều năng lực, thì giờ và tiền bạc.

Để tránh sự nguy hại này, chúng tôi đề nghị chúng ta không tiếp tay phổ biến nó, cho dù chỉ là phổ biến để làm trò cười với nhau. Càng làm cho nhau cười, thứ chữ “cải tiến” này càng lan rộng. Các em trẻ tuổi vốn thích nghịch ngợm đã “chế tác” ra đủ các loại chữ viết “bí hiểm” để “chít chát” với nhau, nay gặp được thứ đồ chơi này sẽ đem ra dùng… cho biết. Dùng hoài hoá thiệt. Rốt cuộc, người ta không còn biết đâu là đúng đâu là sai nữa. Bây giờ đã thấy xuất hiện một bộ “Cuyển dổi Tiếq Việt” rồi đó. (3)

Quyên Di

(1) Alexandre de Rhodes không phải là ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Khi đến đất Việt để truyền đạo, ông phải học tiếng Việt qua các sách (chép tay) của các giáo sĩ Bồ-đào-nha đã đến miền đất này trước ông. Nhưng Alexandre de Rhodes đã có công lớn nhất trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ. Ông là tác giả hai tác phẩm chữ Quốc Ngữ đầu tiên, ấn hành tại Rome năm 1651: “Tự Điển Việt-Bồ-La” và “Phép Giảng Tám Ngày.”
(2) Sự thật QUÝ là QU + UÝ, khi viết chúng ta giản lược một chữ U, thành ra QUÝ; QUẢ là QU + OẢ, khi viết chúng ta giản lược chữ O, thành ra QUẢ. Hiện tượng này cũng tương tự như GIÊNG là GI + IÊNG, khi viết chúng ta giản lược một chữ I thành ra GIÊNG. Có thể một số vị không đồng ý với cách giải thích này.
(3) Chúng tôi không mất thì giờ ghi lại tất cả những thay đổi, thêm bớt vào bảng mẫu tự tiếng Việt của PGS TS Bùi Hiền mà ông gọi là “cải tiến”. Tiếp tay phổ biến chúng làm gì! Chúng tôi cũng không tiếp tục thảo luận về vấn đề “cải tiến chữ Việt” trên trang Facebook này. Không ích gì! Ngoại giả, không ai cấm vấn đề “cải tiến chữ Việt” được trình bày và thảo luận trong các cuộc hội thảo ngôn ngữ.

BỘ CHUYỂN ĐỔI TIẾNG VIỆT kiểu BÙI HIỀN - The most unique Vietnamese translation
Của Phan An tại Đức
https://tieqviet.surge.sh/
http://f5s.me/cong-cu-chuyen-chu-tieng-viet-thanh-tieq-viet-online/
https://www.youtube.com/watch?v=TE4g1Hkk9YM