Bác Sĩ Hippocrates
Bác Sĩ Hippocrates. (1881 Young Persons' Cyclopedia of Persons and Places) |
BS Nguyễn Ý-Đức
Với sự thăng hoa của văn minh Hy Lạp, bệnh không phải do thần linh hoặc tội lỗi nhưng mà là sự mất quân bình trong cơ thể.
Lý thuyết về bốn khí chất đều lấy sự hành nghề y làm căn bản. Cũng giống như người Trung Hoa và Ấn Độ, người Hy Lạp cũng tin ở sự cân bằng. Thực vậy, toàn bộ văn minh của họ có thể thấy ở sự đối xứng. Khi bốn khí rối loạn thì hậu quả là bệnh, người Hy Lạp nói vậy.
Người Hành Nghề và Cách Điều Trị
Các bác sĩ thường đi từ nơi này tới nơi khác – và cuộc du lịch của họ được coi như một dịch bệnh - nhưng một số có văn phòng tại thị trấn. Không làm chủ đất đai, họ không có địa vị trong xã hội, nhưng họ là những nhân vật đáng kính trọng.
Họ nhấn mạnh về sạch sẽ và khám các vết thương với ống thông. Khi hỏi bệnh nhân một cách chăm chú về các triệu chứng bệnh, họ tìm kiếm xem đời sống bệnh nhân ra sao mà lại ảnh hưởng lên sức khỏe. Họ băng vết thương với dược thảo và hỗn hợp kim loại, dấm, rượu và các chất này đều được khử trùng. Họ cũng dùng dây chặn máu động mạch và cách nghe với tai ghé sát vào ngực, những kỹ thuật mà qua thời kỳ văn minh Hy Lạp đã mất đi cho tới thế kỷ thứ 15. Nhưng quan hệ nhất là các bác sĩ tin tưởng rằng họ không phải là trọng tài giữa thần thánh và con người nhưng là đầy tớ của dân bị bệnh.
Nhưng một số công việc của họ lại rất đáng tiếc. Những vết thương bị băng bó rất chặt, và sự mưng mủ được coi như rất công hiệu để loại trừ đàm là những chất tiết không mầu hoặc chất tiết mầu trắng không kể sữa và tinh khí. Nhiều khi bệnh nhân chảy máu, các bác sĩ đều tự mình làm họ chảy máu nơi khác để loại trừ chất lỏng và máu có dư. Sau cùng họ có thể làm cho sạch ruột, giúp cho ói hoặc tiêu chảy mà một số chất có thể làm chết người. Cuối cùng là một chế độ dinh dưỡng rất khắt khe để ngăn chất lỏng.
Lòng tin tưởng vào bốn chất lỏng và dùng cách làm cho chảy mủ cũng như đỉa kéo dài hơn 2000 năm cho đến khi nguyên nhân của bệnh được biết rõ.
Bác sĩ Hippocrates
Vị bác sĩ nổi danh nhất của thời cổ Hy Lạp là Hippocrates (400 BC – trước Công Nguyên). Một y sĩ và giải phẫu gia (mặc dù chỉ thực hiện các tiểu giải phẫu như mổ trĩ và cắt thịt dư), ông trở thành hiệu trưởng của trường y và lãnh đạo ở đảo Aegean tại Cos. Công trình của ông và học trò đều được ghi trong bộ sách Hippocratic Corpus gồm trên 70 cuốn gồm các mục như chi tiết về lịch sử bệnh tới các suy luận về y khoa, cách hành nghề y, vai trò của điều kiện xung quanh lên sức khỏe, kinh phong (thường được biết là ‘bệnh thiêng liêng’) và các điều tiên lượng bệnh.
Chính việc nhấn mạnh vào điểm cuối đã khiến trường y của Hippocrates không giống với các trường y khác cùng thời. Trong khi các bác sĩ không thuộc trường phái Hippocrates chỉ nêu ra các triệu chứng và nêu ra cách đoán bệnh thì các bác sĩ theo Hippocrates lại đi một bước xa hơn là tiên đoán bệnh – một kỹ thuật can đảm và an ủi cho những người mà mình chăm sóc.
Lời thề Hippocrates
Sau đây là lời thề được coi như do Hippocrates viết và bất cứ một bác sĩ nào khi ra trường đều phải đọc.
Tôi thề phải thực hiện, đến hết khả năng và sự phán đoán của tôi, giao ước này:
• Tôi sẽ tôn trọng những thành quả khoa học của các thầy thuốc đi trước, và sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình cho những người tiếp nối.
• Tôi sẽ ứng dụng, vì lợi ích của người bệnh, tất cả các biện pháp khi cần thiết, tránh sa vào việc điều trị thái quá và điều trị theo chủ nghĩa hư vô.
• Tôi sẽ luôn nhớ rằng nghệ thuật của việc chữa bệnh hay của khoa học, cần sự ấm áp, cảm thông, và sự hiểu biết, điều đó có thể lớn hơn con dao của bác sĩ phẫu thuật hoặc thuốc của người dược sĩ.
• Tôi sẽ không xấu hổ khi nói rằng "Tôi không biết", cũng sẽ không ngần ngại hỏi ý kiến của các đồng nghiệp khi các kỹ năng của họ cần thiết cho việc phục hồi của bệnh nhân.
• Tôi sẽ tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân, không được tiết lộ các vấn đề của họ. Quan trọng hơn, tôi không thể quyết định được sự sống và cái chết. Trên hết, tôi không thể đóng vai trò của Chúa trời.
• Tôi sẽ luôn nhớ rằng mình không phải điều trị một cơn sốt, hay sự phát triển của khối u, mà là đang điều trị một người đang mắc bệnh, tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến gia đình người đó và sự ổn định của nền kinh tế. Trách nhiệm của tôi bao gồm những vấn đề liên quan, để chăm sóc đầy đủ cho người bệnh.
• Tôi sẽ tìm mọi cách để phòng bệnh bất cứ khi nào tôi có thể nhưng tôi sẽ luôn luôn tìm kiếm một phương hướng chữa cho tất cả các bệnh.
• Tôi luôn nhớ rằng mình vẫn là một thành viên của xã hội, với những nghĩa vụ đặc biệt cho đồng bào của tôi, tâm trí và thể xác tôi cũng như các bệnh tật.
Nếu tôi không vi phạm lời thề này, tôi sẽ được tận hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng khi còn sống và nhớ đến mãi về sau. Tôi sẽ luôn làm việc để giữ gìn các truyền thống của điều mà tôi đã chọn và tôi sẽ có thể trải nghiệm niềm vui của việc cứu chữa những người tìm kiếm sự giúp đỡ của tôi.
Đền Y Học
Các bác sĩ Hy Lạp đều công nhận khía cạnh tinh thần của lành bệnh: khi mọi phương tiện đều thất bại thì họ rất sung sướng khi bệnh nhân của mình tham dự vào một trong những ngôi đền asklepieia - nơi hỗ trợ cho các bác sĩ, Asklepios, và các con gái Hygeia (sức khỏe) và Panacea (lành bệnh). Asklepios thường có một con rắn đi theo và đó cũng là dấu hiệu tượng trưng cho y học.
Khách hành hương tới đền đều thư dãn giữa khung cảnh xinh đẹp và đọc những điều ghi trên cột đá kể lại thành công kỳ diệu của thượng đế. Rồi ban đêm họ sẽ nằm trong hành lang đã được thánh hóa, nơi này thần Asklepios sẽ xuất hiện trong khi họ ngủ để ban cho họ những liều thuốc hoặc giải phẫu họ.
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, Tuổi Ất Hợi, Nguyên quán Hải Dương. Hiện đang cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.
Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa tại Đại Học Y - Dược Sài Gòn năm 1963. Hành nghề Y Khoa Gia Đình, tại Việt Nam và Hoa Kỳ gần 50 năm. Hiện đã về hưu và đang định cư tại Hoa Kỳ.
Tác giả của nhiều sách và bài viết tiếng Việt về sức khỏe, dinh dưỡng và những vấn đề y tế xã hội đã được in, phát hành ở Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hợp tác với chương trình phát thanh VOA, RFI, RFA, Việt Nam Hải Ngoại, VietRadio, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio Canada, và truyền hình trong ngoài nước như O 2TV, Vietface TV, Vietv, CMG TV, báo như Tuần Báo Trẻ, Người Việt, Việt Vùng Vịnh, Thời Báo, Bút Việt, Á Châu Thời Báo, Thằng Mõ, Hướng Đi… Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam Canada và YKHOANET thực hiện để phổ biến các tin tức y học, nâng cao sức khỏe dân chúng.