Matt Mahan

ads header

Breaking News

Vì sao ban lãnh đạo VN bằng mọi giá bảo vệ Formosa Hà Tĩnh?

Người dân bị đánh đổ máu trong cuộc biểu phản đối Fomosa gây thảm họa cho môi trường biển VN  - Ảnh: Nguyễn Hoàng Vi
Vì sao ban lãnh đạo Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ Formosa Hà Tĩnh?
Kami

Dư luận xã hội lâu nay vẫn đặt câu hỏi vì sao và lý do gì, nhà đầu tư Formosa đã nhận được những ưu đãi vô cùng lớn từ nhà nước Việt nam? Đến nay, thông qua qua việc xử lý các vấn đề xung quanh vụ việc này thời gian qua đã cho thấy, ban lãnh đạo Đảng CSVN hôm nay, bằng mọi giá quyết tâm bảo vệ lợi ích của Formasa Hà Tĩnh mà quên đi lợi ích của dân chúng.


Sự cố biển nhiễm độc trên diện rộng ở 4 tỉnh Bắc Trung bộ do Formosa Hà Tĩnh gây ra, thực sự là thảm họa đối với Việt Nam. Thảm họa này đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người ở 4 tỉnh Bắc Trung bộ; đã huỷ diệt sinh thái và môi trường biển; làm tê liệt các hoạt động kinh doanh du lịch. Về thiệt hại kinh tế, theo tính toán của các nhà khoa học thì, chi phí để khắc phục toàn diện các hậu quả do sự cố này có thể lên tới 1.000 tỷ USD.

Tuy vậy, thông qua qua việc xử lý các vấn đề xung quanh vụ việc này thời gian qua đã cho thấy, ban lãnh đạo Đảng CSVN hôm nay, đã chọn chỗ đứng bên phía Formosa - là thủ phạm cũng như kẻ thù của nhân dân miền Trung, bằng mọi giá quyết tâm bảo vệ lợi ích của Formasa Hà Tĩnh mà quên đi lợi ích của dân chúng.

Mối nghi ngờ?

Dư luận xã hội lâu nay vẫn đặt câu hỏi vì sao và ký do gì, trong quá trình đầu tư của Formosa Hà Tĩnh tại Vũng Áng, nhà đầu tư Formosa đã nhận được những ưu đãi vô cùng lớn từ nhà nước Việt nam?

Đó là thủ tục cấp giấy phép đầu tư nhanh nhất, với các chính sách hỗ trợ ở mức cao nhất, thậm chí vượt khung quy định, đây là điều chưa từng có trong tiền lệ. Cụ thể:

Formosa Hà Tĩnh được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh “phá lệ” cho thuê một diện tích hơn 3.300 ha với thời hạn lên tới 70 năm cho dù quy định chỉ cho phép cho thuê tối đa 50 năm, và còn được miễn tiền thuê đất 15 năm với tổng tiền tương đương hơn 96,22 tỷ đồng. Không chỉ có thế, Formosa  Hà tĩnh còn nhận hàng loạt ưu đãi đặc biệt về thuế, cụ thể: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu đi vào sản xuất; giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo; và chỉ phải đóng thuế thu nhập 10% trong 50 năm còn lại (trong khi các doanh nghiệp trong nước phải đóng ở mức 22%); trong trường hợp nếu lỗ thì Formosa được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tài sản cố định; miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo....

Về vốn kinh doanh thì Dự án Formosa được nâng mức cấp tín dụng lên 4 lần vốn tự có (8 tỷUSD) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn "ưu ái" chấp thuận cấp cho Hà Tĩnh gần 300 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ dự án xây nhà ở cho công nhân Trung Quốc tại dự án Formosa Hà Tĩnh.

Sau khi xảy ra sự cố ô nhiễm biển, thay vì nhà nước cần công bố sớm nguyên nhân và thủ phạm để có các đối sách phù hợp, nhằm ngăn chặn hậu quả của sự cố môi trường này và trấn an người dân, thì phải sau gần 90 ngày Chính phủ Việt nam mới hoàn tất việc đó. Theo các nhà quan sát, sự chậm trễ và lúng túng trong việc công bố kết quả của thảm họa môi trường biển mất thời gian tới gần 3 tháng là để Chính phủ có thể mặc cả với Formosa Hà tĩnh để đi đến những mặc cả có lợi nhất cho nhà đầu tư Formosa.

Việc Chính phủ lại phải vội vàng chấp nhận thỏa thuận với Formosa Hà Tĩnh trong khi chưa đánh giá được tổng số mức độ thiệt hại. đã chấp nhận số tiền đền bù của Formosa là 500 triệu USD và chưa kể đến việc không khởi tố hình sự đối với Formosa Hà Tĩnh càng khiến người ta nghi ngờ về động cơ.

Đạo diễn và kịch bản của ai?

Việc dự án đầu tư của Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh có bàn tay của Trung Quốc là điều chắc chắn. Đây là một sự cấu kết, thông đồng giữa một nhóm lợi ích trong ban lãnh đạo Việt Nam với chính quyền Bắc Kinh, thông qua vỏ bọc là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, với mục đích tư lợi về mọi mặt, kể cả chính trị. Và quan trọng hơn cả là dự án Formosa Hà Tĩnh được tiến hành theo kịch bản do phía Trung Quốc dàn dựng và đạo diễn.

Nếu như biết rằng, về mặt tài chính, toàn bộ số vốn đầu tư của Tập đoàn Formosa cho dự án Formosa Hà Tĩnh chỉ vẻn vẹn có mấy trăm triệu USD, trong khi toàn bộ tổng số vốn đầu tư vào dự án này theo kế hoạch tại thời điểm hiện tại là 10 tỷ USD và trong tương lai là 16 tỷ USD đều là tiền của phía Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc yêu cầu Formosa chỉ cần đứng ra làm đại diện (bình phong) trên danh nghĩa để đầu tư vào các dự án ở Vũng Áng, Hà Tĩnh và chỉ cần bỏ chút ít vốn tượng trưng gọi là. Với điều kiện Formosa phải  sử dụng lao động, máy móc,công nghệ và sử dụng những công ty của Trung Quốc làm nhà thầu tại Vũng Áng. (Kịch bản này đã và đang xảy ra tương tự với Tôn Hoa Sen, một vở cũ diễn lại).

Chính vì thế, ngoài 2 tỷ USD của Formosa đầu tư trên danh nghĩa (trong số đó có tới 65%  tiền của TQ), và số 8 tỷ USD mà Formosa Hà Tĩnh vay từ các ngân hàng Việt Nam thì cũng từ khoản tín dụng 16 tỷ USD của Trung Quốc cho Chính phủ Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi. Với cam kết phải cho Formosa vay để thực hiện dự án ở Hà Tĩnh. Điều này càng được sáng tỏ hơn khi biết rằng, đứng đằng sau dự án Formosa Hà Tĩnh là Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Quốc MCC (Metallurgical Corporation of China Ltd) dưới lớp vỏ , một doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu của nhà nước của Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh.

Việc Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội - ông Hà Ngọc Chiến khẳng định “Dự án (Formosa Hà Tĩnh) được cấp phép tới 70 năm trên một diện tích rất lớn, ở địa bàn rất nhạy cảm. Hiện nay chúng ta thấy gần như Formosa do Trung Quốc điều hành là chính. Cần làm rõ các nguyên nhân chủ quan của chúng ta để có giải pháp khắc phục.” đã xác nhận điều nói trên.

Vậy tại sao Trung Quốc dám bỏ một khoản tiển khổng lồ như vậy để đầu tư vào dự án tại Vũng Áng Hà Tĩnh như vậy, nhằm mục đích gì?

Tai họa tiềm ẩn

Từ lâu, mối đe dọa của Formosa Hà Tĩnh đối với chủ quyền quốc gia đã được các chuyên gia và các tướng lĩnh quân đội đã nhiều lần cảnh báo về tầm quan trọng của khu vực Vũng Áng, đây được coi là một ví trí chiến lược nhạy cảm về an ninh quốc gia. Vì địa điểm này nằm đối diện và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc chỉ khoảng vài trăm km. Đó là chưa kể đến về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km, đây là khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, nếu có việc kết nối con đường này với Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải nam là điều hết sức nguy hiểm. Địa điểm Vũng Áng sẽ có nguy cơ bị chia cắt nếu khi chiến tranh trên Biển Đông xảy ra.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy đã đánh giá rằng, "Hầu hết các nhà khoa học và giới nghiên cứu (trong và ngoài nước) đều cho rằng dự án Formosa “lợi bất cập hại”, và là một “tử huyệt” của Việt Nam. Nó không những gây ra một thảm họa môi trường lớn, mà còn có thể gây ra một thảm họa lớn về an ninh quốc phòng. Nó đang làm cho kinh tế suy thoái nhanh hơn, và làm cho chính trị phân hóa mạnh hơn, trong khi lỗ hổng về an ninh và quốc phòng ngày càng lớn và nguy hiểm hơn.".

Ngày 11/7/2016 vừa qua, phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đại tướng Đỗ Bá Tỵ phó Chủ tịch Quốc hội đã cảnh báo rằng “vụ việc Formosa còn là vấn đề tiềm ẩn lâu dài…không chỉ đơn giản về kinh tế mà còn gắn với quốc phòng an ninh…”.

Tuy nhiên, các cảnh báo đó đã bị một số các thế lực trong Đảng đã bỏ qua, vì sự trục lợi cũng lợi ích cá nhân của một số nhân vật lãnh đạo cao cấp, Formosa Hà tĩnh vẫn được chấp thuận cho phép đầu tư tại vị trí hết sức nhạy cảm này.

Nếu biết rằng thủ đoạn trong kinh doanh của người Trung quốc luôn dùng thủ đoạn hối lộ để đạt được điều họ muốn và đây là điều quan chức Việt nam lại rất thích. Chính vì thế, vì sao Chính phủ Việt nam lựa chọn các dự án đấu tư từ phía Trung Quốc với tỷ lệ rất cao, cho dù về giá cả không rẻ hơn; công nghệ thì lạc hậu và đặc biệt là có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá, Bộ Tài chính đã có nhận xét về việc đầu tư của nhà thầu Trung Quốc là: “Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN  không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN  trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ.”. Do vậy câu trả lời là, khoản lại quả - "hoa hồng %" bằng tiền hoặc hiện vật rất hậu hĩnh, có thể lên đến 30% như điều mà TS Lê Đăng Doanh đã từng khẳng định.

Tạm kết

Từ đó cho thấy, việc dư luận xã hội có tin đồn cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận một bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nặng 50 kg bằng vàng ròng - nguyên chất từ Tập đoàn Formosa là hoàn toàn có cơ sở. Đó là một món quà quá nhỏ mà họ dùng để hối lộ Tổng Bí thư Trọng để phục vụ cho một tham vọng lớn như vậy thì Bắc Kinh đâu có tiếc. Hơn nữa, Tổng Bí thư Trọng là người "trong sạch" mà nhận bằng ấy, thì những đồng chí không trong sạch thì nhận tới cỡ nào? Còn chuyện đồng chí nào cũng có nhiều là chuyện đương nhiên, khỏi phải bàn.

Chính vì thế mà, ban lãnh đạo Việt Nam hôm nay, vì lợi ích trước mắt họ đã bỏ qua mọi nguy cơ mất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ. Họ đã đứng về phía các nhà đầu tư Trung Quốc và bằng mọi giá họ đang quyết tâm bảo vệ quyền lợi của thế lực này. Có nghĩa rằng, họ đã chính thức tuyên chiến không chỉ với người dân 4 tỉnh miền Trung, mà họ còn tuyên chiến với toàn thể những người Việt Nam yêu chuộng công lý và sự thật.

Ngày 11/10/2016

 © Kami