Matt Mahan

ads header

Breaking News

Cử tri địa hạt 27 chọn mặt gửi vàng, chọn Ash Kalra

Những ủng hộ viên của một số tổ chức và cá nhân kêu gọi bầu phiếu cho ƯCV Ash Kalra trong một buổi gây quỹ cho Ash
CỬ TRI ĐỊA HẠT 27 CHỌN MẶT GỬI VÀNG, CHỌN ASH KALRA.
Nguyễn thị Quảng Bình

Trong cuộc bầu cử Dân Biểu Tiểu Bang California địa hạt 27, có những vấn đề liên quan đến cuộc sống của cư dân tại vùng Silicon Valley nói chung và khu vực 27 nói riêng mà hai ứng cử viên Ash Kalra một nghị viên gốc Ấn và Madison Nguyễn gốc Việt đã có cách nhìn và hướng giải quyết khác nhau ra sao. Thiết tưởng cử tri người Việt chúng ta cần biết để dồn phiếu cho một người xứng đáng nhất, đầy đủ khả năng nhất để đại diện chúng ta ở thủ phủ Sacramento.

Sau đây là những lãnh vực được người mình quan tâm nhất mà người viết muốn trình bày cùng quý đồng hương:

1- Đại diện cho người Mỹ gốc Việt.
2- Công ăn việc làm, quyền lợi người lao động.
3- Giáo dục.
4- Nhà ở.
5- An toàn công cộng.

1 Tại sao chúng ta không chọn một người Việt đại diện cho mình trong Quốc hội Tiểu bang Cali. 


Madison đã làm gì cho người Việt tại San Jose trong gần 10 năm qua? Vụ Little Saigon đã chứng tỏ bà không có khả năng giải quyết những bất đồng, không biết đối thoại, không biết thúc đẩy tạo cơ hội làm việc chung để tìm cách tương nhượng cho sự việc được ổn thỏa. Thay vì làm cầu nối tạo sự thông cảm và hiểu biết giữa chính quyền thành phố và cộng đồng VN thì Madison tạo ra ác cảm, gây nên sự chia rẽ, khiến anh em bè bạn hoặc người cùng một tổ chức chống đối lẫn nhau, đẩy đồng hương vào thế phải đối đầu với Hội đồng Thành phố. Một chuyện nhỏ như vậy mà vụng về non kém làm tan nát cộng đồng San Jose thì làm sao chúng ta có thể tin tưởng bà sẽ đại diện hữu hiệu cho chúng ta ở Sacramento. Làm sao bà có thể thương thuyết để giành quyền lợi về cho địa hạt 27 khi phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ những thành phố lớn hơn như Los Angeles, San Diego…

Ông Ash Kalra là một luật sư từng làm Public Defender, luật sư chính phủ giúp cho người nghèo không có khả năng chi trả. Giúp cho người nghiện xì ke ma túy có cơ hội làm lại cuộc đời. Ông tạo được cảm tình với nhiều sắc dân trong thành phố, siêng năng đến gặp gỡ cư dân gốc thiểu số trong các dịp lễ hội, ông tham dự và bảo trợ nhiều sinh hoạt văn hóa của các bạn trẻ VN . Là Nghị Viên khu vực 2 trong 8 năm qua Ash chưa từng bị dân chúng trong vùng cũng như trong thành phố phản đối như đồng hương của Madison luôn phản đối bà. Ông đã cùng Giám Sát Viên Cortese vận động cho bảng chỉ đường vào khu Little Saigon được CALTRAN dựng lên trên xa lộ 101 và 280. Ông là người tích cực hoạt động cho một môi trường trong sạch và bảo tồn thiên nhiên cùng những động vật hoang dã.

2- Công ăn việc làm. Jobs.

Người Việt chúng ta một số là công chức trong nhiều lãnh vực, một số là chủ nhân các cơ sở thương mại và dịch vụ nhỏ, phần đông làm trong các hãng xưởng, cửa tiệm, nhà hàng, tiệm làm móng tay, các nghề kinh doanh tự do. ….Nói chung thành phần lao động cũng chiếm đa số trong khi nhà cửa và mức sống ở vùng Silicon Valley này đắt đỏ vô cùng khiến cuộc sống người nghèo càng thêm vất vả . Vậy bà Madison Nguyễn đã làm gì để giúp đỡ những người cần được giúp đỡ và bảo vệ nhất? Bà cùng với đa số Nghị viên trong Hội đồng Thành phố San Jose quyết liệt chống việc tăng lương tối thiểu lên 15 đồng một giờ. Trong khi đó Nghị Viên Ash Kalra ủng hộ người lao động. Ông đề nghị những luật để bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong các tiệm làm móng tay mà đa số là phụ nữ Việt Nam, những luật bảo vệ quyền lợi người lao động không bị chèn ép đối xử bất công bởi giới chủ nhân. Ông được sự ủng hộ của Nghiệp Đoàn Giáo Chức gồm những thầy cô, các nhà quản trị trường học của con em chúng ta mà lãnh vực giáo dục được người Việt chúng ta luôn quan tâm.

3- Giáo dục công cộng- Pulbic Education.

•  Ash: Nâng cấp ĐH Cộng Đồng và Virtual UC. Madison: Đòi xây Đại Học mới mấy chục tỷ đồng. 

Bà Madison đưa ra hứa hẹn sẽ vận động xây ở vùng Silicon Valley một trường đại học trong hệ thống đại học công lập University of California gọi tắt là UC để con em vùng San Jose không phải đi học xa ở các trường nổi tiếng như UC Berkeley hoặc UC Davis, hay đi xa hơn như UC LA hoặc UC Sandiego..Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Hệ thống UC đã có 9 trường rải rác trên tiểu bang Cali, trường thứ 10 là mới nhất tức UC Merced từ khi phôi thai cho đến lúc khai giảng phải mất hơn một thập niên mà đến nay vẫn chưa hoàn thiện, trường dự tính có sĩ số sinh viên là 20,000 nhưng nay chỉ có trên 6000 vì thiếu tiền không xây thêm trường lớp (buildings) được. Hệ thống UC đang thiếu hụt ngân sách đến nỗi bà President hệ thống UC là cựu bộ trưởng Nội An Janet Napolitano đưa đề nghị tăng học phí mỗi năm 5%. Vì không đủ tiền điều hành nên các trường UC phải mời gọi thu hút sinh viên ngoại quốc vì các sinh viên này phải đóng rất nhiều tiền, còn sinh viên của tiểu bang Cali trả ít hơn. . Một điều đáng chú ý là từ tháng 2 năm 2015 dân biểu tiểu bang Cali vùng Glendale là ông Mike Gatto với sự hỗ trợ của ba dân biểu khác đã đệ trình lên Hạ Viện và được Tiểu Ban Giáo Dục Cao Đẳng Hạ Viện thông qua năm 2015 Dự luật AB 1483 đề nghị mở thêm một trường UC tương tự như trường Đại học Bách khoa Cal Poly là trường tư, với địa điểm hoặc vùng Los Angeles hoặc Silicon Valley tùy theo có tìm được khu đất thích hợp không. Dân Biêu Gatto cho rằng ngân sách California đang thặng dư nên dự luật cũng yêu cầu tiểu bang cấp phát 50 triệu Mỹ kim cho việc này. Trước tình trạng khó khăn mà UC đang phải đối mặt, chính Dân Biểu Mike Gatto phải công nhận rằng có nhiều trở ngại cho việc xây một trường UC mới. Văn phòng phân tích Legislative Analyst’s Office phải có cuộc nghiên cứu tìm hiểu rồi phúc trình lên cơ quan lập pháp (Legislature) trước hoặc vào ngày 1 tháng 1 năm 2017. (Như vậy Madison không phải là người đầu tiên đặt vấn đề xây trường UC ở Silicon Valley, bà chỉ “té nước theo mưa” mà thôi)

Trong khi đó ông Ash Kalra hiểu rõ những khó khăn của trường UC, ông thấy rằng vấn đề đối với sinh viên là các trường UC cho sinh viên ngoại quốc theo học nhiều quá khiến sinh viên của tiểu bang nhà bị cắt bớt không được thâu nhận dù là sinh viên có thành tích học tập tốt. Nếu đắc cử ông sẽ đề nghị giới hạn con số sinh viên từ các tiểu bang hoặc các nước khác được nhận vào UC. Vấn đề thứ hai nữa là vùng Sillicon Valley đặc biệt San Jose không còn đất trống để xây một trường đại học quy mô tầm cỡ. Nội việc xây nhà ở để đáp ứng nhu cầu cư dân là cả một vấn đề, xây trường thì phải có ký túc xá sinh viên. Càng thu hút người đến nhiều thì giá thuê nhà phải gia tăng vì cung ít cầu nhiều làm khổ thêm cho người dân San Jose nữa. Theo ông Ash Kalra nên để tiền tu bổ các trường Đại học Cộng Đồng hiện có trong vùng , bổ sung đội ngũ giáo sư giảng dạy, gia tăng các môn học huấn luyện kỹ năng thích hợp với thời đại công nghệ thông tin, nếu cần tăng trợ giúp tài chánh để sinh viên có thể theo học hai năm đầu trước khi chuyển lên trường đại học 4 năm.

Ông cũng đề nghị lập trường đại học gọi là Virtual University dùng công nghệ thông tin tân tiến chứ không cần tiêu tốn mấy chục tỷ đô la xây cất trường học.

• Ash ủng hộ trường công lập. Madison ủng hộ Charter School. 

Charter School là trường cũng nhận tài trợ từ tiểu bang hoặc liên bang nhưng không nằm trong hệ thống các học khu của trường công, không bị ràng buộc bởi những luật lệ mà trường công lập phải theo. Loại trường này có Hội Đồng Quản Trị Govern Board gồm những thầy cô, những người đầu tư và phụ huynh học sinh. Một số cha mẹ là những người không bằng lòng hệ thống trường công lập là nơi đa số con em chúng ta theo học. Họ không thích trường công đông học sinh, thuộc đủ loại thành phần trong xã hội, có các em tàn tật bệnh hoạn… Khi mở ra một trường charter school ở đâu thì dĩ nhiên những nhà khá giả vùng đó sẽ cho con em theo học. Phải công nhận trường công có những trường kém nhưng dân nghèo đâu có nhiều lựa chọn. Con em VN chúng ta đa số vẫn học trường công và các em vẫn thành công trên đường sự nghiệp. Vấn đề là tiểu bang tài trợ trường học dựa theo sĩ số học sinh theo học. Tiểu bang tính ra đổ đồng mỗi em bao nhiêu tiền và nhân lên để cung cấp cho nhà trường . Khi học sinh giảm đi thì tiền ít lại. Số tiền đó phải chuyển qua trường Charter. Trường công nào đã yếu kém thì bị bớt ngân sách sẽ yếu hơn nữa, các chương trình bị cắt giảm, thầy cô bớt đi, sinh hoạt học đường, học cụ không đầy đủ. Ash không muốn charter school, ông cho rằng nên củng cố, nâng cao trình độ trường công cho con em mọi người được theo học.

4- Vấn đề nhà ở. Housing.

Bà Madison Nguyễn thường khoe khoang rằng bà tạo được cả ngàn căn nhà cho người có thu nhập thấp. Sự thật đó là thành quả của Cơ Quan Tái Phát Triển Thành Phố Redevelopment Agency gọi tắt là RDA, cơ quan này có những dự án ngắn hạn, dài hạn để phát triển, xây dựng lại bộ mặt thành phố San Jose, đặc biệt chú trọng những khu vực yếu kém. Dạo Madison đắc cử cơ quan này đang hoạt động mạnh nhất với nhiều dự án phát triển hoặc chỉnh trang nhà cửa, đường xá, công viên…Chỉ mấy năm sau thành phố bị thâm hụt ngân sách phải cắt giảm chi tiêu, cơ quan RDA cũng bị dẹp luôn. Là Nghị viên khu vực có những dự án đó dĩ nhiên bà tham gia cắt băng khánh thành rồi tự cho là do công lao của mình luôn. Việc sửa sang đường xá khang trang cũng là kết quả làm việc của RDA nhưng bà Madison cũng vơ vào luôn.

Ông Ash Kalra không khoe khoang ồn ào nhưng đã đưa ra những đề nghị giúp người dân có thể làm chủ được căn nhà, thực hiện giấc mơ American Dream. Qua sự làm việc với những định chế tài chánh như nhà bank hoặc credit union đã giúp cho một số thầy cô giáo mua được nhà ở. Ông cũng thúc đẩy đóng góp ý kiến với những cơ quan chính phủ cấp thành phố và quận hạt để có những chương trình giúp giảm bớt vấn nạn vô gia cư đang làm điên đầu những người có trách nhiệm

5- An Toàn Công Cộng. Public Safety.

Madison từng đứng đầu Mayoral Gang Prevention Task Force nhưng thành phố SJ ngày càng có nhiều tội ác, con số án mạng tăng cao, vì thế bà chẳng hề nhắc nhở gì đến thời gian đó.

Có lẽ chúng ta đều biết rằng thành phố San Jose hiện thiếu hụt cảnh sát một cách trầm trọng, là thành phố đứng hàng thứ 10 trên nước Mỹ với dân số cả triệu người nhưng nhân số cảnh sát thua xa các thành phố nhỏ hơn.Madison đã cùng ông Chuck Reed nỗ lực vận động đưa Measure B lên phiếu bầu tốn hàng trăm ngàn đô la, nhằm cắt giảm lương và bổng lộc của nhân viên thành phố để giảm thâm thủng ngân sách. Các nhân viên cảnh sát bất bình, họ bỏ đi làm cho những thành phố nhỏ hơn, dân ít hơn, nhưng lương bổng tốt hơn San Jose, học viện cảnh sát cũng thiếu người theo học hoặc học xong ra trường thì nhận việc ở nơi khác. Hậu quả là tội ác gia tăng, người dân khi cần sự giúp đỡ của nhân viên công lực phải chờ đợi lâu hơn hoặc đơn giản là cảnh sát không đến vì lực lượng bị phân tán mỏng, không đủ người làm. Cái Measure B này rốt cuộc bị Công đoàn Lao động thưa ra tòa, tốn kém hàng triện đồng của dân thọ thuế và dằng dai mãi, ông Thị Trưởng Sam Licardo là người từng cùng Madison bỏ phiếu vói ông Chuck Reed nay đã phải ngưng không thi hành Measure B để thương lượng lại và tìm sự thỏa hiệp với Công đoàn để cứu vãn tình hình. Ông Kalra chống luật trên nhưng ủng hộ việc cải cách sự điều hành Sở Cảnh Sát San Jose để có thể phục vụ hữu hiệu hơn và ít lãng phí hơn.

6- Vận Động Cho Nhân Quyền Việt Nam

• Madison hoãn Nghị Quyết Cờ Vàng, phản đối tên Little Saigon vì yêu cầu của đại gia đỏ từ VN theo Scott Herhold SJMN, hoãn Nghị Quyết không tiếp đón phái đoàn cộng sản VN.

• Ash là thành viên Human Right Committee của thành phố San Jose. Bà Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Joe Lofgren endorse Ash Kalra.


Bà Madison Nguyễn từng gửi điện thư vào văn phòng Phó Thị Trưởng Dave Cortese đòi hoãn lại cuộc biểu quyết công nhận Lá Cờ Vàng Quốc Gia, bà từng phản đối tên Little Saigon vì nó có âm hưởng chống cộng, bà cùng đồng viện ngăn chận ông Kansen Chu đưa nghị quyết không tiếp đón phái đoàn cộng sản VN ra Hội ĐồngThành Phố lần thứ nhất. Khi ông Sam Licardo ra tranh cử Thị Trưởng vì nhu cầu mới đưa Nghị quyết ra lần thứ hai và bà Madison mới bỏ phiếu tán thành. Trong khi đó ông Ash Kalra là một người Mỹ gốc Ấn Độ là thành viên trong Ủy Ban Nhân Quyền Human Rights Committee của thành phố San Jose. Sự quan tâm về các vấn đề Nhân Quyền của ông Kalra đã khiến bà Dân Biểu Liên Bang Joe Lofgren, một vị Dân Biểu Quốc Hội kỳ cựu đã luôn lên tiếng trước diễn đàn Quốc Hội cũng như viết thư cho Tổng Thống, cho các cấp thẩm quyền để lên án về sự vi phạm nhân quyền của csVN, đã lên tiếng khen ngợi và chính thức ủng hộ Ash Kalra cho chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang địa hạt 27.

Nguyện Vọng của Cộng Đồng VN ở San Jose: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng và Vườn Văn Hóa Việt

Việc chính của một Nghị Viên là tìm cách tạo điều kiên cho cuộc sống của cử tri mình được tốt đep hơn, như giúp cho người dân trong khu vực có thể làm chủ căn nhà hay tiền thuê mướn đừng tăng cao quá, được thông tin đầy đủ về cơ hội tìm việc làm trong các lãnh vực, tiểu thương được xin giấy phép dễ dàng hơn ít mất thì giờ hơn, giúp cho đồng hương có nhiều cơ hội cạnh tranh lành mạnh và công bằng với dân bản xứ, giúp cho những nguyện vọng chánh đáng của đồng hương nếu nguyện vọng đó không đi ngược lại hoặc làm tổn hại thành phố hoặc các sắc dân khác. Nguyện vọng của người dân khu vực 7 nói riêng và cộng đồng VN nói chung là muốn có một Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, và một Vườn Truyền Thống Việt. Madison đã hứa hẹn rất nhiều khi ra tranh cử nhưng kết quả là gì?!!!Hai việc trong tầm tay mà cả gần 10 năm không làm được thì còn giúp được gì nữa. Mọi hứa hẹn của bà Madison chỉ là bánh vẽ mà thôi.

Tưởng cũng nên nói sơ qua về 2 nhóm ủng hộ, endorse Madison và đóng góp rất nhiều tiền:

Charter School là nhóm tỷ phú, triệu phú đang vận động ráo riết và quyết liệt để lập thêm rất nhiều trường charter school. Họ rất giàu có nên đóng góp tiền triệu, tiền trăm ngàn qua Charter School Advocate Independent Expenditure, không bị giới hạn số tiền đóng góp- họ endorse , trả chi phí in và gửi mailers đến nhà cử tri và dưới nhiều hình thức khác (nên quý vị nhận được vô số flyer là vì nguồn tài trợ quá dồi dào như vậy) bên cạnh những nhóm đặc quyền đặc lợi khác

California Appartment Association: không muốn bị ràng buộc bởi luật giới hạn gia tăng tiền mướn apartment hàng năm. Hiệp hội những chủ nhân khu phố này là những người giàu có ủng hộ Madison để có đồng minh đánh bại bất cứ luật nào không có lợi cho họ.

Quý vị cử tri thấy bây giờ Madison mang nợ rất nhiều phe nhóm special interest, họ quyết tâm đổ rất nhiều tiền cho Madison. Nếu Madison có đắc cử thì cũng là chuyện không lạ, đắc cử xong phải lo trả nợ bằng những hành động, đưa ra những luật lệ thuận lợi cho công việc của các nhóm trên, dù có làm tổn hại cử tri chắc chắn bà cũng mặc kệ. Lúc bấy giờ quý cử tri có hối hận thì đã muộn, như những cử tri khu vực 7 năm nào vậy.

Nguyễn thị Quảng Bình

TB. Nếu có thì giờ sẽ viết thêm về việc xây trường Đại học và charter schools.